Roy Thomson, sinh ngày 5.6.1894 tại Toronto, Canada, trong
một gia đình nghèo. Bố ông là thợ cắt tóc với mức thu nhập không
nuôi nổi gia đình. Tuổi thơ của cậu bé Thomson phải trải qua cuộc
sống khổ cực nghèo khó, lên 10 tuổi cậu phải nghỉ học khi vừa học
hết tiểu học để mưu sinh.
Năm 20 tuổi (1914), ông tình nguyện gia nhập quân đội, khi
đó chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra, nhưng quân đội không
nhận vì thị lực kém. Quá thất vọng, Thomson đến Manitoba mua đất làm vườn nhưng
cũng thất bại. Sau đó chàng thanh niên trẻ quay về Toronto, nơi anh làm đủ thứ nghề bao
gồm việc bán hàng rong. Không có điều kiện đi học đầy đủ nhưng ông được biết đến như
là con “mọt sách”, người ta tìm thấy lẫn trong đống hàng rong của ông nhiều cuốn sách
rất cũ mượn được của ai đó và thường say sưa đọc vào những lúc rảnh rỗi.
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử tập đoàn Roy Thomson, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử tập đoàn Roy Thomson
Roy Thomson
(5.6.1894 – 4.8.1976)
1. Cuộc đời
Roy Thomson, sinh ngày 5.6.1894 tại Toronto, Canada, trong
một gia đình nghèo. Bố ông là thợ cắt tóc với mức thu nhập không
nuôi nổi gia đình. Tuổi thơ của cậu bé Thomson phải trải qua cuộc
sống khổ cực nghèo khó, lên 10 tuổi cậu phải nghỉ học khi vừa học
hết tiểu học để mưu sinh.
Năm 20 tuổi (1914), ông tình nguyện gia nhập quân đội, khi
đó chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra, nhưng quân đội không
nhận vì thị lực kém. Quá thất vọng, Thomson đến Manitoba mua đất làm vườn nhưng
cũng thất bại. Sau đó chàng thanh niên trẻ quay về Toronto, nơi anh làm đủ thứ nghề bao
gồm việc bán hàng rong. Không có điều kiện đi học đầy đủ nhưng ông được biết đến như
là con “mọt sách”, người ta tìm thấy lẫn trong đống hàng rong của ông nhiều cuốn sách
rất cũ mượn được của ai đó và thường say sưa đọc vào những lúc rảnh rỗi.
2. Sự nghiệp
Bán phụ tùng ô tô
Từ việc bán hàng rong ông đã dành dụm và mở cho mình một của hàng riêng. Vào
năm 1920, cùng với người anh trai, Roy Thomson đã mở một cửa hàng kinh doanh phụ
tùng ô tô với chủng loại đa dạng vì ông nghĩ rằng linh kiện ôtô rất mau hư. Sau một thời
gian cửa hàng không những nổi tiếng ở Toronto mà lan sang các vùng lân cận. Hai năm
sau, doanh thu của cửa hàng anh em ông lên đến 700.000 USD.
Bán radio và mua đài phát sóng
Năm 1930, vì việc buôn bán không còn
thuận lợi nên ông đã đến thành phố Ottawa mở
một cửa hàng đại lý bán radio cho hãng Forest
Crosley. Tuy nhiên, việc kinh doanh radio không
thuận lợi vào mùa đông, qua tìm hiểu cuối cùng
Roy Thomson đã tìm được nguyên nhân là do sóng
đài radio địa phương rất kém vào mùa đông. Từ
đó, ông nảy ra ý định tự thành lập đài phát thanh
riêng để nâng cao chất lượng phát sóng cho dù tới
thời điểm bấy giờ ông không hề có một chút kiến
thức gì về lĩnh vực phát sóng.
Một chiếc radio những năm 1930
Năm 1931, Roy Thomson thành lập một đài radio riêng cho vùng North Bay thuộc
Toronto, toàn bộ thiết bị của đài, ông phải mua bằng tiền vay ngân hàng. Trong thời gian
đầu ông không cải thiện nội dung chương trình mà chỉ cải thiện về khâu phát sóng, một
thời gian sau, đài phát thanh này rất được chuộng.
Một năm sau, ông mở thêm một đài phát thanh địa phương thứ hai mang tên
CKGB ở vùng Timmins. Năm 1933 đài phát thanh thứ ba của Roy Thomson là CJKL ở
vùng Kirkland Lake cũng đi vào hoạt động.
Từ radio sang báo in và truyền hình
Lấy tiền lãi từ việc kinh doanh radio, Roy Thomson mua lại các tờ báo và tạp chí.
Tờ báo đầu tiên mà ông mua lại là tờ báo địa phương Daily Press với giá 5.800USD.
Dưới tay Roy Thomson, tờ báo vốn chỉ xuất bản một tuần một lần đã được cải tiến và đến
năm 1936, tờ này đã được xuất bản hằng ngày.
Năm 1939, ông đã gây chấn động làng báo chí
và cả giới kinh doanh Canada khi dám liều lĩnh bỏ ra
tới 900.000 USD, một số tiền rất lớn lúc bấy giờ, để
mua lại một tờ báo lớn của cả vùng tây nam Canada.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Roy Thomson
lần lượt mua gom nhiều tờ báo khác và trở
thành ông chủ truyền thông có máu mặt và đầy quyền
lực. Đầu những năm 1950, Roy Thomson được chính
thức thừa nhận là người đang chi phối hệ thống báo
chí ở Canada do đang sở hữu hàng chục tờ báo lớn
nhỏ khác nhau. Nhiều tờ báo có nguy cơ phá sản,
được Roy Thomson mua lại và vực dậy.
Không dừng ở những thành công ở Canada,
năm 1952, Roy Thomson mua lại tờ báo nước ngoài
đầu tiên, the Independent of St.Petersburg, Florida,
nâng tổng số tờ báo ông sở hữu lúc bấy giờ lên 13 tờ.
Năm 1953 Thomson để việc điều hành những tờ báo ở Bắc Mỹ cho con trai là
Kenneth Thomson và đến Anh. Tờ báo ở Anh đầu tiên Roy Thomson thâu tóm là tờ the
Scotman, một tờ nhật báo uy tín dành cho người Scotland được thành lập năm 1817 và
đang ở trong tình trạng khủng hoảng tài chính. Sở hữu tờ the Scotman là điều kiện tuyệt
vời cho Roy Thomson mua lại kênh truyền hình the Scottish Television (STV) năm 1954.
Đây là sự kiện bán đài truyền hình cho người nước ngoài đầu tiên trên thế giới.
với những món lợi nhuận khổng lồ từ kênh truyền hình này, Roy Thomson mua thêm
nhiều tờ báo và tạp chí khác ở quốc đảo sương mù này.
Năm 1959, Roy Thomson đã trở thành chủ sở hữu của nhiều tờ báo và tạp chí địa
phương, trong đó có nhiều tờ báo lớn như tờ The Sunday Times, tờ the Times. Trong đó
có 17 tờ báo và tạp chí của tập đoàn truyền thông Anh Lord Kemsley.
Mở rộng sang lĩnh vực xuất bản và tạp chí
Năm 1961, công ty Thomson Publications được thành lập để xuất bản sách và tạp
chí bằng cách mua lại công ty the Illustrated London News. Công ty này không chỉ sở
hữu tạp chí cùng tên và the Tatler mà còn nhà xuất bản sách Michael Joseph.
Tiếp theo đó Thomson Publications còn thâu tóm nhà xuất bản giáo dục Thomas
Nelson & Sons và nhà xuất bản truyện tranh George Rainbird, nhà xuất bản sách kinh
doanh Hamish Hamilton, và Derwent Publications về lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.
Chưa dừng lại, Thomson Punlications còn cho ra đời nhiều tờ báo và tạp chí khác
bao gồm các lĩnh vực tiêu dùng và kinh doanh ở Anh, Australia và Nam Phi. Chẳng hạn,
ông đã thành lập hai tạp chí mới Family Circle and Living, chuyên cung cấp cho hệ
thống siêu thị và in tạp chí màu the Sunday Times.
Năm 1966, hai nhà xuất bản có tên tuổi là Thomas Nelson và Michael Joseph cũng
bị ông trùm Roy Thomson thâu tóm.
Để tiện cho việc phát triển tập đoàn của mình, năm 1964 Roy Thomson chính thức
đổi sang quốc tịch Anh và chấp nhận một ghế trong thượng viện quốc hội Anh hay còn
gọi là viện quý tộc với tước hiệu Lord Thomson of Fleet, một vinh dự với sự đỡ đầu của
thủ tướng Harold Macmillan.
Trong những năm sau đó, Roy Thomson mở rộng đế chế truyền thông của ông bao
gồm hơn 200 tờ báo ở Canada, Hoa Kỳ và Anh Quốc và mở rộng ra một số quốc gia
khác.
Du lịch
Từ báo in, truyền hình, sách và tạp chí, Thomson
mở rộng đế chế của mình sang lĩnh vực du lịch vào năm
1965, thời điểm mà du lịch nước ngoài mới bắt đầu rộ
lên ở Anh. Roy Thomson mua ba công ty lữ hành và
một hãng hàng không nhỏ Britannia Airways để thành lập nền tảng cho Thomson Travel.
Sau thời gian ban đầu kiếm được khá nhiều lợi nhuận, công ty này bắt đầu bước
vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt vào đầu những năm 1970 và đánh bại nhiều đối thủ.
Nhờ tái cấu trúc lại cách quản lí và các chính sách tổ chức cũng như thương mại,
Thomson Travel đã trở thành một trong những công ty du lịch lớn nhất Anh Quốc.
Năm 1972, tập đoàn Thomson giới thiệu dịch vụ Yellow Pages ở Anh, đây là một
dự án kinh doanh lợi nhuận lâu dài.
Dầu khí
Từ những năm 1971, Thomson bắt đầu tiến vào lĩnh
vực kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất khi nó liên
doanh với các công ty Occidential Petrolium, Getty Oil, và
Allied Chemical. Thomson là đối tác độc quyền với những
công ty này trong việc khai thác dầu ở vùng biển Bắc Mỹ.
Trong vòng một thập niên, từ vốn cổ phần ban đầu chỉ 5
triệu đô la cộng với nhiều khoản vay ngân hàng đầu tư vào
lĩnh vực này. Lợi nhuận kinh doanh của tổ chức quốc tế Thomson tăng từ US$20 triệu
năm 1971 lên US$190 triệu vào năm 1977.
Năm 1976, Roy Thomson qua đời tại London ngày 4.8.1976. Vào ngày ông mất,
người con trai duy nhất của ông Kenneth Roy Thomson trở thành chủ tịch của Tổng
Công ty Thomson, một tổ chức truyền thông khổng lồ trị giá US$750 triệu.
Kenneth Thomson
Với tài năng của mình, Kenneth Thomson phát triển
Thomson Corporation ngày càng hùng mạnh. Giới truyền
thông Canada và khu vực châu Mỹ hầu như đều biết đến tập
đoàn báo chí, truyền thông khổng lồ Thomson Corporation
của dòng họ Thomson.
Trên cương vị là Chủ tịch Tập đoàn Thomson Corporation hơn 30 năm, Kenneth
Thomson đã giành hơn nửa đời mình để đưa Thomson Corporation từ một công ty hạng
trung vươn lên thành 1 trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ truyền
thông khu vực Bắc Mỹ và thế giới.
Cùng với những thành công đã đạt được trong sự nghiệp kinh doanh, Kenneth Thomson
cũng đã tiến lên ngôi vị người có số tài sản cá nhân lớn nhất Canada. Năm 2006, Kenneth
Thomson mất, khối tài sản cá nhân của ông để lại ước tính đã lên tới hơn 19 tỷ USD.
Hiện nay, từ đầu mối được đặt tại Toronto, Canada, Thomson Corporation đã vươn ra
hoạt động ở trên hơn 130 quốc gia trong và ngoài khu vực Bắc Mỹ với hơn 50.000 nhân
viên và tổng thu nhập mỗi năm xấp xỉ 9 tỷ USD.
Cho đến nay, tập đoàn truyền thông Thomson Corp. là một trong những tập đoàn kinh tế
lớn nhất của Canada và là một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới với
tổng giá trị được định giá trên thị trường là 30 tỷ USD. Các tờ báo của Thomson
Corporation đã chiếm được tới 57% thị phần báo chí tại Canada.
Thomson Reuters
Vào ngày 15/5/2007, Thomson Corporation chi ra
khoản 17 tỉ USD để mua cổ phiếu của thông tấn
Reuters. Hãng thông tấn này đã đổi tên là Thomson –
Reuters.
Tổng giám đốc điều hành của Thomson Reuters là Tom Glocer (người điều hành cũ
của Reuters). Dù là một công ty Canada nhưng Thomson Reuters được đặt tại trụ sở tại
Stamford, Connecticut, USA, vốn là trụ sở của Reuter trước kia.
David Thomson là chủ tịch của Thomson Reuters. Khi Kenneth chết vào năm 2006,
việc quản lý khối tài sản của gia đình được trao lại cho con trai David K.R. Thomson.
Với tổng tài sản trị giá hơn 19 tỉ USD vào năm 2010, gia đình Thomson là những người
giàu nhất Canada và David Thomson được xếp thứ 20 trong những người giàu nhất thế
giới do tạp chí Forbes bình chọn năm 2010.
3. Tư tưởng của Roy Thomson
Roy Thomson là một người có ý chí, không nản lòng trước khó khăn, đi từng bước
vững chãi từ thấp đến cao. Ông không vì nhà nghèo, mới chỉ học hết tiểu học mà chùn
bước trước những thử thách của cuộc đời. Ở Roy Thosmson, chúng ta nhìn thấy một con
người luôn tìm tòi học hỏi, vượt qua khó khăn, luôn tiến về phía trước.
Ông còn là một người dám nghĩ dám làm, thực hiện những ý tưởng mới lạ, luôn là
người tiên phong trong nhiều lĩnh vực.
Từ những điều phát hiện từ một công việc làm đại lý bán Radio tại một thị trấn xa
xôi hẻo lánh của North Bay. Roy Thomson đã trở thành một trong những ông trùm truyền
thông giàu nhất Canada và khu vực Bắc Mỹ. Phóng viên Suzanne Goldenberg của tờ The
Guardian đã viết trong hồi ký của mình về việc Roy Thomson bán Radio như sau: "Chỉ
những người có sức chịu đựng, lạc quan và nghệ thuật bán hàng giỏi như Roy Thomson
mới dám mua lại đài phát thanh ở North Bay. Bởi vì, đài này đang ở trong điều kiện
khủng hoảng và có thể phá sản vì các máy phát sóng đã cũ và sắp hư hỏng”.
Trong suốt sự nghiệp của Roy Thomson, ta có thể thấy một số tư tưởng và khuynh
hướng theo đuổi của ông trong suốt cuộc đời như sau:
Tự lập đài phát thanh, tập trung ở những nơi xa xôi, phục vụ cho tầng lớp
bình dân
Dám nghĩ dám làm, thực hiện những ý tưởng mới lạ. Cho dù khó khăn đến mấy
cũng cố hoàn thành. Ví dụ như việc phát hiện sóng radio ở North Bay rất yếu, nhất là vào
mùa đông cho nên không bán được máy radio, ông tự vay tiền ngân hàng để lập cho mình
một trạm phát sóng riêng.
Tập trung phát triển hệ thống phát thanh vào những nơi hẻo lánh, xa xôi. Nhờ việc
tận dụng nguồn thu trong việc kinh doanh quảng cáo trên sóng radio, trong thời hạn hai
năm đầu tiên Thomson đã mua thêm các trạm ở Kirkland Lake và Timmins và không
ngừng cải tiến chất lượng phát sóng.
Mua lại các tờ báo, tạp chí và đài truyền hình
Thomson luôn có khuynh hướng mua lại các tờ báo và tạp chí. Luôn bắt đầu từ
những tờ báo địa phương gặp khó khăn và vực chúng dậy với tài năng đặc biệt của mình.
Roy Thomson mua tờ báo đầu tiên của ông ở Canada, The Press Timmins, Ontario.
Ngoài những tờ báo nhỏ, có nguy cơ phá sản, Thomson cũng không ngần ngại chi
những số tiền lớn để mua lại những tờ báo lớn, đang hoạt động mạnh. Mặc dù bị chỉ trích
mạnh mẽ và phản đối nhưng ông vẫn quyết tâm thực hiện. Sau khi mua lại các tờ báo,
ông cải thiện lại nội dung, hình thức để phù hợp với tầng lớp bình dân.
Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Thomson, chỉ có khoảng 8 vụ bán
hoặc nhượng quyền (bán Thomson Travel giá 2 tỉ USD năm 1998 ; bán tạp chí Times
năm 1981 vàThomson Media năm 2004) còn lại là các thương vụ mua và thâu tóm.
Mở rộng thị trường sang Châu Âu và Bắc Mỹ
Sau khi sở hữu nhiều tờ báo và trở hành chủ tịch hiệp hội các nhà xuất bản báo
hàng ngày tại Canada. Roy Thomson chuyển tới Scotland để bắt đầu một giai đoạn mới
trong sự nghiệp của ông ở Anh. Những thương vụ nổi tiếng có thể kể ra như: mua đài
truyền hình Scotland (STV) và sau đó là những tờ báo lớn như: Times, The Sunday
Times. Các nhà xuất bản lớn cũng bị Thomson thâu tóm như: Thomas Nelson, Michael
Joseph.
Năm 1978, Thomson Newspaper phát hành hàng ngày tại Mỹ đã đạt mức 1 triệu
bản/kỳ.
Mở rộng lĩnh vực kinh doanh: Xuất bản, du lịch và dầu khí
Trong giai đoạn những năm 60 – 70, Thomson tập trung vào những lĩnh vực hoàn
toàn mới: như xuất bản, du lịch, dầu khí và đã đạt được những thành công nhất định.
Ông cũng bắt đầu bằng việc mua lại các công ty con, bắt đầu là: Illustrated London
News, sau đó là hàng loạt các công ty chuyên xuất bản ra đời phục vụ cho xuất bản sách,
và tạp chí của ông. Hệ thống nhà xuất bản phân phối đền khắp Châu phi, Vương quốc
Anh, và Úc. Ông cũng áp dụng những ý tưởng mới lạ như: phân phối qua hệ thống siêu
thị, xuất bản tạp chí với nhiều màu sắc.
Năm 1972, tập đoàn Thomson xuất bản Yellow pages và thu rất nhiều lợi nhuận từ
việc quảng cáo trên danh bạ. Một bước ngoặt hết sức quan trọng, thể thiện khuynh hướng
và tham vọng của ông ở thị trường Châu Âu, đó là ông đã nhập quốc tịch Anh năm 1964.
Điều này sẽ giúp Thomson dễ dàng hơn trong việc thực hiện tham vọng của mình.
Trong lĩnh vực du lich và dầu khí, Thomson mua lại các công ty và hãng hàng
không nhỏ, trở thành đối tác khai thác dầu khí quan trọng.
Thomson qua đời tại London ngày 4.8.1976. Vào ngày ông mất, người con trai
duy nhất của ông Kenneth Roy Thomson trở thành chủ tịch của Tổng Công ty Thomson.
Tháng 5.2007, tập đoàn Thomson chi ra khoản 17 tỉ USD để mua cổ phiếu của thông tấn
Reuters, hãng thông tấn này đã đổi tên là Thomson – Reuters.
Nhóm 1