Liệu pháp Gestalt

Frederick Saloman (Fritz) Perls xuất thân là một nhà phân tâm người Đức, năm 1933 cùng vợ rời quê sang Hà Lan, sau đó di cư sang Nam Phi, thành lập ở đó Viện nghiên cứu về Phân tâm học. Năm 1942, họ xuất bản quyển sách với tên gọi là Liệu pháp Gestalt. Vợ ông, Laura Perls, cũng là người đồng sáng lập trường phái trị liệu Gestalt và cùng ông viết tác phẩm Ego, Hunger and Aggression (Cái Tôi, Sự Khao khát và Hung tính).

ppt23 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Liệu pháp Gestalt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TLH GESTALT TLH Gestalt – trường phái TLH Đức đầu TK 20, do May Wertheimer, Wolfgang Kohler và Kurt Koffka sáng lập. Họ đi ngược lại xu hướng chung của TLH thời đó tìm hiểu các trải nghiệm của con người bằng cách chia cắt chúng thành ra những thành phần riêng lẻ. TLH Gestalt chủ trương rằng những thành phần cấu thành các trải nghiệm của con người không thể được khảo sát một cách riêng lẻ, mà phải được xem xét đưới dạng những “tổng thể”. Gestalt - tiếng Đức - nghĩa là “một tổng thể hợp nhất với các tính chất không đơn thuần được tạo nên bởi tổng số các thành phần và các tương tác giữa các thành phần ấy”. Liệu pháp GestaltFrederick Saloman (Fritz) Perls xuất thân là một nhà phân tâm người Đức, năm 1933 cùng vợ rời quê sang Hà Lan, sau đó di cư sang Nam Phi, thành lập ở đó Viện nghiên cứu về Phân tâm học. Năm 1942, họ xuất bản quyển sách với tên gọi là Liệu pháp Gestalt. Vợ ông, Laura Perls, cũng là người đồng sáng lập trường phái trị liệu Gestalt và cùng ông viết tác phẩm Ego, Hunger and Aggression (Cái Tôi, Sự Khao khát và Hung tính). Fritz PerlsLaura PerlsKhi Nam Phi chuyển sang chế độ độc tài & phân biệt chủng tộc, hai vợ chồng rời nước này sang Hoa Kỳ năm 1946, thành lập tại N.Y. nhóm nghiên cứu tâm lý trị liệu dựa trên nền tảng học thuyết mới của Perls & chịu ảnh hưởng bởi các phương pháp phân tích của Wilheim Reich, Harry Stack Sullivan và Karen Horney. Những nhà sáng lập trường phái trị liệu Gestalt cùng với các đồ đệ của Sullivan, Horney và Reich đã chống lại khuynh hướng phân tâm học cổ điển của Freud. Quan điểm xuất phátChú trọng tính hoàn chỉnh, nhất quán trong nhận thức, tình cảm và hành động cá nhân.Mọi hành vi ứng xử của con người đều xuất phát từ tổng thể cuộc sống của họ trên cả 2 mặt chủ quan & khách quan.Con người luôn mong muốn trở nên hoàn thiện, tìm được sự nhất quán trong đời sống của mình. Cần tìm ý nghĩa sự hoàn thiện ngay trong từng thời điểm sống (here and now). Cá nhân là một tổng thể phức hợp đa diện, cuộc sống là một quà tặng.Công thức chủ yếu Hiện tại = Kinh nghiệm = Ý thức = Thực tếKỹ thuậtNhững bài tập thực nghiệm: Đối thoại, sắm vaiThảo luận về giấc mơ cùng một chủ đề (có thể liên quan đến vấn đề hiện tại).Kỹ thuật chiếc ghế trống.Phương pháp được áp dụng ở đây là “nhận biết (ngộ) thông qua tiếp xúc đối thoại” (awareness through dialogic contact). Liệu pháp Gestalt xem xét Trường (field) trong một tổng thể, nhấn mạnh “tiến trình” (tức là quá trình phát triển hoặc các hành động diễn tiến theo thời gian) hơn là chỉ quan tâm đến những trạng thái tĩnh tại. Như liệu pháp có khuynh hướng “hiện sinh” (experiential), liệu pháp Gestalt nhấn mạnh đến sự hiện hữu đúng như những gì con người có thể trải nghiệm được, không dùng cách thức lý giải trừu tượng. Họ tin vào khả năng thay đổi, tự điều chỉnh và tự bình phục của con người , thông qua việc tiếp xúc giữa người với người và khả năng nội thị (insight). Mục đíchGiúp thân chủ đạt được sự tự chủ và tăng trưởng thông qua tự nhận biết về bản thân. Nhà trị liệu có vai trò hướng dẫn sự nhận biết này bằng cách hiện diện một cách tích cực với sự quan tâm, nhiệt tình, chân thực, sống động và đầy sáng tạo, chia sẻ với thân chủ những gì họ quan sát được và phản hồi lại những cảm nhận mà họ có được từ thân chủ. Nhà trị liệu Gestalt hiện diện như một con người thực sự, vì thế sự nhận biết bản thân có thể xảy ra trong bối cảnh có sự tương tác thực sự giữa người với người. Mục đích của liệu pháp Gestalt là giúp TC có sự nhận biết về bản thân. Việc này bao gồm cả những nhận biết có tính vi mô về một nội dung cụ thể nào đó, và cả khả năng nhận biết về tiến trình nhận biết, đồng thời sử dụng khả năng nhận biết có trọng điểm và các thực nghiệm hiện tượng học để tập trung, làm rõ và thử áp dụng những hành vi mới. Sự nhận biết này có nghĩa là hiểu biết được những gì mà một người đang lựa chọn để làm và vì thế người ấy có khả năng nhận trách nhiệm về việc làm đó. Thay đổi chỉ xảy ra khi một người thể hiện con người mà anh ta thực sự là, chứ không phải khi anh ta cố gắng trở thành con người mà anh ta chưa là. Sự thay đổi không xảy ra khi có một sự cố gắng ép buộc của bản thân đương sự (hoặc bởi người khác) nhằm thay đổi bản thân mình; thay đổi chỉ xảy ra khi một con người dành thòi gian và công sức của mình để trở thành con người mà mình đang là – tức là đương sự phải đầu tư đầy đủ vào vị thế hiện tại của mình. TC lúc đầu chú ý đến việc giải quyết vấn đề & làm giảm nhẹ triệu chứng. Nhà tham vấn tập trung giúp TC trở nên tự lực, tự tìm thấy cách thức riêng giải quyết vấn đề, giảm nhẹ triệu chứng. Mục đích tham vấn là ‘‘giúp TC có những công cụ’’ để giải quyết vấn đề, tăng cường khả năng tự tổ chức lại cuộc sống. Giúp TC gia tăng khả năng tự lực, tự điều chỉnh. Trọng tâm tham vấn sẽ chuyển dần sang những chủ đề khái quát hơn liên quan đến nhân cách của TC. Lĩnh hội được các kỹ năng trong giai đoạn đầu, TC có thể thực hiện những khám phá sâu hơn về nhân cách của họ. Quan điểm chủ đạoCon người có thể thay đổi được khi họ tự nhận thức về mình tốt hơn. Khi TC nhận thức đúng đắn về chính bản thân, họ sẽ có nhận thức đúng đắn về thực tế.Mục tiêu của liệu pháp: Làm cho TC nhận ra họ đang cảm nhận gì, làm gì, điều gì đang diễn ra bây giờ và ở đây trong MQH tương tác với người khác, từ đó TC có trách nhiệm với những gì họ nghĩ, họ cảm nhận, họ hành động.Nhiệm vụ nhà tham vấnTập trung vào cảm xúc, nhận thức của TC tại thời điểm hiện tại, những thông điệp cơ thể, những tránh né của họ  làm thế nào để những cảm nhận bên trong phù hợp với biểu hiện cơ thể bên ngoài  tạo nên chỉnh thể sinh lý – tâm lý thống nhất trong con người thân chủ. Các khái niệm cơ bảnBây giờ: Không có gì khác ngoài “Bây giờ”, vì quá khứ thì đã qua, tương lai thì chưa tới. Chỉ có hiện tại mới có ý nghĩa thực sự với con người. Trong tham vấn cần giúp TC xác lập tương tác với thời điểm hiện tại. Sử dụng câu hỏi “Điều gì” & “Như thế nào ”, VD: Điều gì đang thực sự xảy ra? Chị đang cảm nhận gì, đang nghĩ gì? vv Những vướng mắc: Những điều không được hoàn thành trong quá khứ, luôn gắn với những cảm xúc không thể hiện ra ngoài (oán giận, đau đớn, thương tiếc, cảm giác tội lỗi, bị bỏ rơi). Những cảm xúc này gắn kết với những ký ức luôn tồn tại trong con người TC.Sự lảng tránh: Cá nhân cố tránh những sự việc được xem như chưa hoàn thành, những cảm xúc không thoải mái, thay vì hành động để thay đổi nó  Khích lệ TC thể hiện ra ngoài những cảm xúc trước đây họ chưa từng thể hiện.Tiếp xúc và sự chống đối lại tiếp xúc: Sự tiếp xúc là cần thiết để cá nhân thay đổi và phát triển. Tương tác được thực hiện qua hành vi nghe, nhìn, động chạm và chuyển động. Nhà tham vấn giúp TC nhận thức tốt hơn cơ thể, cảm xúc của họ trong MQH với MT xung quanh. Sự chấp nhận, sự phóng chiếu, phản ánh ngượcđược xem là sự chống đối tương tác.Năng lượng và sự ngăn cản với năng lượng: Năng lượng bị ngăn cản được xem là một dạng của sự chống đối. Thể hiện qua tư thế co cụm, nhìn đi nơi khác khi nói chuyện Nhiệm vụ của nhà tham vấn là giúp đối tượng tháo bỏ những năng lượng bị hạn chế, biến chúng thành những hành vi thích ứng.Một số kỹ thuật * Nâng cao sự tự nhận thức: Yêu cầu TC nhắm mắt và trải nghiệm những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Giúp TC đi sâu vào những cảm xúc bị dồn nén  TC tự nhận thức những cảm xúc, suy nghĩ của họ  dũng cảm nhìn vào thực tế những gì họ đang làm, đang nghĩ, đang cảm nhận. Chính suy nghĩ, cảm nhận ấy ảnh hưởng đến hành vi, đến tương tác, đến việc thực hiện chức năng của họ. Nhận biết chính mình  Hành động thay đổi bản thân.Kỹ thuậtSử dụng mệnh đề Tôi: Một cơ chế tự vệ là phóng chiếu vấn đề lên người khác. Vì vậy cần khuyến khích TC sử dụng mệnh đề “Tôi” để tăng cường sự tự nhận thức bản thân của TC. Khuyến khích TC tự nhận trách nhiệm về bản thân. Sử dụng mệnh đề Tôi giúp TC tự tin nói về cảm xúc, suy nghĩ của mình hơn thay vì phóng chiếu sang người khác.Kỹ thuật Chiếc ghế trốngYêu cầu TC tưởng tượng một người nào đó – có liên quan đến vấn đề của TC – ngồi trên chiếc ghế trống, khuyến khích họ đối thoại với “người kia”, từ đó khám phá ra vấn đề. Những gì TC nói với “người ngồi trên ghế trống” sẽ cung cấp nhiều thông tin đã bị TC dồn nén, không muốn thể hiện ra. Việc này còn giúp TC nhận thức được họ đang nghĩ gì,cảm nhận như thế nào về người/ vấn đề liên quan. Chuyển các câu hỏi thành câu khẳng địnhCâu hỏi có thể chứa đựng thông điệp nào đó; vì thế cần khuyến khích TC chuyển những câu hỏi do họ đặt ra thành câu khẳng định. Điều này giúp họ suy nghĩ rõ ràng hơn, trực diện với vấn đề họ đang gặp phải, đối mặt với những cảm xúc, hành vi tiêu cực đang tồn tại trong họ.Đánh giá chungLiệu pháp Gestalt đã được áp dụng cho nhiều loại thân chủ khác nhau, có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng tình huống lâm sàng cụ thể. Có thể áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, cặp, nhóm, gia đình, đồng thời cũng có thể áp dụng cho nhiều lứa tuổi khác nhau, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, nhà tham vấn cần phải xác định rõ khuôn khổ hoạt động, các ranh giới nghề nghiệp, phải nhạy cảm với các trải nghiệm của TC, cần được đào tạo tốt và có kinh nghiệm lâm sàng.  
Tài liệu liên quan