Khởi thuỷ triết học ở phương Tây có ý nghĩa là yêu thích sự thông thái. Philos(Greek)
= theo đuổi, Sophos (Greek) = khôn ngoan.Triết học mang nghĩa là Theo đuổi sự khôn
ngoan. Ở thời điểm triết học ra đời thì khoa học theo nghĩa là một hình thái ý thức xã
hội phản ánh hiện thực khách quan (bằng hệ thống chân lý về thế giới được diễn đạt
bằng các khái niệm, giả thuyết, học thuyết,nguyên lý. thông qua hoạt động nghiên cứu
khoa học đặc thù) vẫn còn chưa xuất hiện.
Trong quá trình phát triển, triết học ngày một đa dạng, phức tạp hơn và thường xuyên
biến đổi, có thâm nhập trao đổi qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác: khoa học,
nghệ thuật, mỹ học, tôn giáo Chúng ta có thể nói đến mối quan hệ qua lại giữa khoa
học và triết học nhưng có nhiều sách báo, học giả quan điểm đồng nhất chúng với nhau,
có nghĩa là: Triết học chính là Khoa học. Chúng ta thường gặp những phát biểu nhưsau
về triết học: “triết học là ngành khoa học về tự nhiên, xã hội, tư duy. “
“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này
là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và
những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết
học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
A. Quan điểm coi Triết học không phải là Khoa học cho rằng triết
29 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Liệu triết học có phải là khoa học không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ldthieu sưu tầm 1
Liệu triết học có phải là khoa học không?
Ở mỗi thời, mỗi trường phái triết học đều có những quan điểm khác nhau về triết
học.
Khởi thuỷ triết học ở phương Tây có ý nghĩa là yêu thích sự thông thái. Philos (Greek)
= theo đuổi, Sophos (Greek) = khôn ngoan. Triết học mang nghĩa là Theo đuổi sự khôn
ngoan. Ở thời điểm triết học ra đời thì khoa học theo nghĩa là một hình thái ý thức xã
hội phản ánh hiện thực khách quan (bằng hệ thống chân lý về thế giới được diễn đạt
bằng các khái niệm, giả thuyết, học thuyết, nguyên lý... thông qua hoạt động nghiên cứu
khoa học đặc thù) vẫn còn chưa xuất hiện.
Trong quá trình phát triển, triết học ngày một đa dạng, phức tạp hơn và thường xuyên
biến đổi, có thâm nhập trao đổi qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác: khoa học,
nghệ thuật, mỹ học, tôn giáo… Chúng ta có thể nói đến mối quan hệ qua lại giữa khoa
học và triết học nhưng có nhiều sách báo, học giả quan điểm đồng nhất chúng với nhau,
có nghĩa là: Triết học chính là Khoa học. Chúng ta thường gặp những phát biểu như sau
về triết học: “triết học là ngành khoa học về tự nhiên, xã hội, tư duy... “
“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này
là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và
những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết
học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
A. Quan điểm coi Triết học không phải là Khoa học cho rằng triết học chưa bao giờ và
sẽ chẳng bao giờ là khoa học cả.
Việc đồng nhất Triết học là khoa học của khoa học hay là như một ngành khoa học nào
đó cũng cần phải xem xét lại. Quan điểm này dựa trên 7 đặc điểm khác biệt cơ bản giữa
triết học và khoa học:
1. Ở mức độ này hay khác thì tất cả các kết luận của khoa học phải được chứng minh
nhờ các sự kiện, quan sát và thực nghiệm. Nhưng triết học lại thờ ơ với việc xác nhận
này.
2. Các khẳng định khoa học được kiểm tra một cách kinh nghiệm và có thể bác bỏ bởi
thí nghiệm. Nhưng những khẳng định của triết học không được kiểm tra và không bị
bác bỏ.
3. Trong mỗi khoa học thường tồn tại một lý luận cơ bản mà ở thời kỳ nhất định phần
lớn các nhà khoa học đều ủng hộ lý luận ấy. Ngược lại triết học không có lý luận thống
trị mà đa trường phái, đa trào lưu, đa xu hướng.
4. Khoa học sử dụng một cách rộng rãi sự quan sát, đo lường và thực nghiệm. Nó
thường hướng đến quy nạp và dựa vào sự khái quát hoá. Nhà triết học thì không , làm
Ldthieu sưu tầm 2
quan sát/thí nghiệm, thu thập các sự kiện. Anh ta sử dụng phương pháp tiên đề kiểu
toán học, tiên đề không cần những luận chứng thực tế như thực nghiệm.
5. Trong khoa học luôn tồn tại các vấn đề mọi người thừa nhận và cùng khám phá. Còn
triết học không có những vấn đề được thừa nhận chung.
6. Mỗi khoa học cụ thể đều có ngôn ngữ đặc thù của ngành mình. Ngôn ngữ chung tạo
khả năng trao đổi và thể hiện các kết quả giữa các khoa học gia. Thế còn ngôn ngữ triết
học lại không xác định. Mỗi triết gia đều muốn đưa nội dung riêng, ý nghĩa riêng của
những thuật ngữ quen thuộc vào khái niệm của mình.
7. Khoa học đem lại cho chúng ta chân lý nghĩa là phản ánh tương ứng hiện thực trong
hình thức các khái niệm, định luật và lý luận khoa học. Triết học lại không chỉ phản ánh
hiện thực mà còn mô tả việc cải tạo thực tiễn - nên làm thế nào để tốt đẹp hơn... Không
thể đặt một mệnh đề triết học vào các sự kiện thực nghiệm với mục đích khẳng định
hay bác bỏ nó.
Theo quan điểm này triết học không phải chỉ là khoa học mà nó là hệ thống hoàn chỉnh
các quan điểm về thế giới, về vị trí của mình ở trong thế giới và xã hội. Nét đặc trưng
của thế giới quan là ở chỗ cùng với một số khái niệm về thế giới, nó bao hàm cả trong
mình mối quan hệ với thế giới, sự đánh giá thế giới từ luận điểm của các giá trị, lý
tưởng nào đó...
Những mối quan hệ thế giới quan và sự đánh giá luôn luôn là chủ quan, chúng được xác
định bởi những đặc điểm của người mang thế giới quan, bởi vị trí và quyền lợi của
người đó trong xã hội... Vậy triết học luôn mang tính cá nhân.
Nếu theo cách nhìn như vậy thì triết gia phải thấy rõ điều quan trọng mô tả được thế
giới quan của cá nhân mình. Chúng ta cũng nhìn triết học như lịch sử vận động thế giới
quan của các cá nhân. Chúng ta không phải chỉ tìm kiếm những giá trị chung mà hình
thành và thể hiện sự nhìn nhận riêng với thế giới, mối quan hệ cá nhân với thế giới...
Quan điểm này giải thích được vấn đề tại sao các quan điểm của cá nhân là khoa học
gia hay những người không liên quan đến hoạt động khoa học lại vẫn được coi là quan
điểm có “mang tính triết học”. Đó là bởi những quan điểm ấy đóng góp hình thành nên
hệ thống hoàn chỉnh các quan điểm về thế giới cho một cá nhân hay cộng đồng.
Khi đã coi triết học không phải là khoa học, việc còn lại là chúng ta xem xét mối quan
hệ giữa chúng với nhau. Có quan điểm cho rằng đó là loại quan hệ chủ thể - khách thể
đối lập nhau. Các ngành khoa học như vật lý, hoá học… thể hiện nhân tố đối lập giữa
chủ thể và khách thể, sự nhận thức của chúng tất yếu phải loại trừ cái chủ thể trong tri
thức. Ngược lại, dù có những sự khác nhau, các học thuyết triết học đều thể hiện nhân
tố đồng nhất chủ thể và khách thể.
“Thế giới nhập vào trong cấu trúc của tự ý thức với tư cách là khách thể của chính sự
đồng nhất của ý thức”. Bởi thế trong sự nhìn nhận triết học, thế giới gắn bó bên trong
Ldthieu sưu tầm 3
với ý thức, cùng với nó tạo nên một chỉnh thể duy nhất thể hiện sự thống nhất bên trong
của con người và tự nhiên. Chỉnh thể này tạo nên nội dung của khái niệm tồn tại. Với tư
cách là nhân tố của chỉnh thể này, thế giới là đối tượng nhận thức của triết học.
B. Quan điểm ngược lại thì coi Triết học là khoa học, đã là Triết học thì phải mang tính
khoa học
Chính Mác và Ăngen đã đặt cơ sở cho triết học khoa học bằng nhận thức duy vật lịch
sử. “Nhận thức duy vật quá trình lịch sử làm cho triết học của chủ nghĩa Mác trở thành
một khoa học chân chính”.
Triết học có mặt ở trong các tư tưởng bao trùm cả thời đại và sẽ là phi lý khi giả định
nó bước qua thời đại ngày nay - thời đại mà tính duy lý khoa học được xem xét như chỉ
số của tinh thần. Vậy thời đại của chúng ta phải có triết học mang tính khoa học.
Chúng ta có thói quen coi khoa học là những tri thức phổ biến, khách quan và không
mang tính cá nhân. Nhưng đồng nhất tính khoa học với tính phổ biến, chúng ta cũng có
thể phủ nhận tính khoa học với các khoa học về hệ thống đang phát triển chừng nào mỗi
hệ thống như thể là đơn nhất và tuân theo những quy luật hoạt động và phát triển đặc
thù của riêng mình. Chúng ta cũng không thể nào phủ nhận dấu ấn của cá nhân, người
sáng tạo trong các hệ thống triết học.
Khi nói rằng thực tiễn lịch sử xã hội là tiêu chuẩn khách quan của tính chân lý trong
khoa học và triết học thì cần hiểu thực tiễn trong tính chỉnh thể và sự phát triển của nó.
Tính chân lý là cần thiết nhưng vẫn là tiêu chuẩn chưa đầy đủ của tính khoa học. “Vật
lý học hiện đại đã chỉ ra rằng khoa học luôn chứa đựng cả nhân tố chủ quan. Tri thức
của khoa học tự nhiên cũng không thoát khỏi quan hệ đánh giá, dù rằng ở đây quan hệ
này giữ vai trò nhỏ hơn trong các khoa học xã hội và triết học”
Vậy, triết học thuộc về kiểu khoa học khác mà chỉ bắt đầu được chúng ta suy nghĩ và
cho đến nay chưa hiểu đến cùng. Khoa học kiểu này là khoa học về các khách thể mang
tính cá biệt... Mục đích của triết học là mong muốn hài hoà thế giới tinh thần của cá
nhân với thế giới bên ngoài, là sự tìm kiếm phương thức hài hoà này,,,
C. Quan điểm khác trung hoà quan điểm về quan hệ giữa triết học với khoa học và
quan điểm coi triết học là khoa học như sau: “Triết học vừa là khoa học và vừa không
là khoa học”.
Triết học là một sự hỗn tạp, nó cần thiết để cân bằng giữa khoa học và không khoa học,
bởi nhiệm vụ của nó là gỡ bỏ cái ranh giới ấy!
Đã từ lâu, chúng ta đã xem xét triết học dưới cả 2 dạng tồn tại của nó: như một hình
thái ý thức xã hội và như một khoa học. Vậy nên chúng ta chuyển sang tìm hiểu mối
quan hệ giữa khoa học với các hình thái ý thức xã hội khác nhau, trong đó có triết học.
Ldthieu sưu tầm 4
Khoa học có thể lấy bất kỳ hiện tượng nào đó của hiện thực vật chất hay tinh thần thành
đối tượng nghiên cứu của mình. Nó nghiên cứu những vấn đề đạo đức, thẩm mỹ và
những vấn đề khác của xã hội thuộc về lĩnh vực tinh thần. Nó nghiên cứu cả chính quá
trình sáng tạo khoa học nghĩa là nghiên cứu cả chính bản thân mình.
Vậy thì cớ gì nó không nghiên cứu những vấn đề triết học trong đó có những vấn đề
thuộc về thế giới quan. Ngay đến đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo có phải là khoa học đâu.
Nhưng điều đó đâu có phủ nhận sự tồn tại của đạo đức học, mỹ học và thần học…
Nhưng khác với các khoa học này, khoa học triết học không có một cái tên chuyên biệt
để phân biệt nó với triết học như một hình thái ý thức xã hội và là đối tượng nghiên cứu
của nó. Bởi lẽ sự hình thành triết học như một khoa học theo thời gian gần như trùng
với sự hình thành triết học với tư cách một hình thái ý thức xã hội. Vì thế khoa học triết
học không có tên riêng mà trộn với hình thái ý thức xã hội tương ứng. Nó cũng giải
thích vì sao từ lâu người ta đồng nhất Khoa học với Triết học.
Sự khác biệt có thể phân biệt là hình thái triết học của ý thức xã hội (có thể gọi với một
cái tên khác là triết lý) chính là sự hướng ra ngoài, là quá trình thấu hiểu của triết học về
thế giới – thế giới quan. Còn khoa học triết học (vẫn thường dùng với cái tên truyền
thống là triết học) - đó là sự phản tư triết học hướng đến bản thân mình (đến thế giới
quan) hoàn thành vai trò phương pháp luận và là “sự tự nhận thức” của xã hội.
Vậy đấy, thế còn bạn nghĩ sao? Triết học có là khoa học chăng?
Nếu ta nhận thức được rằng, triết học có những yếu tố không mang tính khoa học thì nó
sẽ giúp ta thoát khỏi tình trạng giáo điều trong suy tư triết học, tạo điều kiện cho sự phát
triển tự do, sáng tạo tri thức triết học. Ngoài phương diện về nhận thức luận ra, triết học
còn chứa đựng cả phương diện đánh giá mang tính cá nhân. Giá trị học thể hiện vai trò
của tác giả trong việc biện minh, tiếp nhận các quan điểm, các hệ thống triết học khác
nhau đối với cá nhân.
Về nguồn gốc triết học Việt Nam
TS. Trần Văn Khánh
Tạp chí Triết học
Theo chúng tôi, cần phải khẳng định rằng, Việt Nam có triết học. Về nguồn gốc nhận
thức, ngay từ thời kỳ Đông Sơn, nhận thức của người Việt đã đạt đến trình độ tư duy
trừu tượng và thực tế, đã có sự hình thành những mầm mống của triết học. Nguồn gốc
xã hội của triết học Việt Nam có nét đặc thù riêng - không gắn với sự phân chia giai
cấp trong xã hội, mà chủ yếu gắn với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để giành
và giữ vững độc lập của dân tộc. Bắt đầu từ khi nước ta bước vào thời kỳ xây dựng
quốc gia độc lập (thế kỷ X), những tư tưởng triết học về xã hội, về thực tiễn giữ vai trò
trung tâm và xuyên suốt cho đến sau này. Triết học Việt Nam tiếp tục được kế thừa, bổ
sung, phát triển và đặc biệt đã tỏa sáng rực rỡ trong tư tưởng triết học của Hồ Chí
Minh.
Ldthieu sưu tầm 5
Mặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1),
song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận -
đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự
tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
Trả lời câu hỏi trên có ý nghĩa rất quan trọng: Bởi lẽ, đó là sự hiểu biết những thông
điệp quan trọng nhất, hiểu biết cái thuộc về cội nguồn của sức mạnh, về vật chất và tinh
thần mà nhờ nó, dân tộc ta trường tồn và phát triển. không phải ngẫu nhiên mà hiện
nay, các nước, các đối tác nước ngoài khi quan hệ làm ăn với nước ta lại thường nói
nhiều về triết lý trong kinh doanh, triết lý của sự phát triển… Trong quá trình toàn cầu
hoá, khu vực hoá hiện nay, cần tìm ra những thông điệp ấy, tìm cái thuộc về "linh hồn"
của toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử dân tộc để khẳng định mình cũng như tạo
nội lực trong hội nhập và phát triển!
Với câu hỏi: Việt Nam có triết học không ? Về cơ bản có hai quan điểm khác nhau:
Thứ nhất, Việt Nam không có triết học.
Ở quan điểm này, các nhà lý luận cho rằng, Việt Nam không có các nhà triết học, không
có các trường phái triết học cũng như không có các tác phẩm triết học. Vấn đề cơ bản
của triết học, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình.... chưa được đặt ra và giải
quyết. Nếu có những tư tưởng triết học nào đó, thì nó cũng hoà lẫn trong văn, sử hoặc
tôn giáo. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng, người Việt Nam chỉ biết tiếp thu, sao
chép những tư tưởng từ bên ngoài và sử dụng cho phù hợp với thực tế đất nước, chứ
không có sáng tạo gì thêm.
Thứ hai, Việt Nam có triết học.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm này. Mặc dù, ở Việt Nam không có các triết gia lỗi lạc,
không có các trường phái triết học tiêu biểu. Vấn đề cơ bản của triết học, duy vật, duy
tâm, khả tri, bất khả tri hay biện chứng và siêu hình… cũng chưa được đặt ra một cách
rõ ràng và sáng tỏ. Song, khi đặt vấn đề rằng, phải có các triết gia, phải đưa ra và giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học…. mới xét tới một dân tộc nào đó có triết học hay
không, thì e rằng đó là cách xem xét không biện chứng. Bởi vì, khi xét nguồn gốc nhận
thức và nguồn gốc xã hội về sự ra đời của triết học, cũng như xem xét các chức năng cơ
bản của triết học, như chức năng thế giới quan, chức năng phương pháp luận, chức năng
nhân sinh quan của triết học thì Việt Nam hoàn toàn có triết học. Vấn đề đặt ra ở đây là,
sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của triết học Việt Nam thông qua những hình thức đặc
thù như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi chỉ bước đầu đi vào tìm hiểu về nguồn
gốc ra đời của nền triết học nước ta.
Như chúng ta đã biết, triết học ra đời với hai nguồn gốc: nguồn gốc nhận thức và nguồn
gốc xã hội.
1. Về nguồn gốc nhận thức
Ldthieu sưu tầm 6
Triết học với tiêu chí như là một hệ thống những tri thức chung nhất của con người về
tự nhiên, xã hội và tư duy chỉ ra đời khi nhận thức của con người đạt tới một giới hạn
nhất định. Đó là ở trình độ nhận thức lý luận. Điều đó cũng có nghĩa là khi ngôn ngữ đã
phát triển tới giai đoạn có chữ viết.
Ở Việt Nam, theo các nhà khoa học, cách nay bốn nghìn năm, vào thời kỳ Tiền Đông
Sơn, thông qua các mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, mà trước hết là hoạt động sản
xuất, nhận thức của cư dân người Việt đã đạt đến trình độ tư duy trừu tượng. Những
nhận thức này được biểu hiện thông qua kỹ thuật chế tác công cụ lao động bằng đá và
bằng kim loại. "Do đó, chúng ta phải đánh giá cao hoạt động tư duy trừu tượng của cư
dân Tiền Đông Sơn, mà trong một chừng mực nào đó, có thể gọi là tư duy khoa học của
họ. Chính thứ tư duy chính xác đó được phát triển nhờ hoạt động sản xuất, nhưng nó lại
có tác động ngược lại một cách tích cực với kỹ thuật sản xuất"(2). Theo suy đoán, từ thời
kỳ Đông Sơn về sau, đã hình thành các huyền thoại, hơn nữa có quan điểm còn cho
rằng thời kỳ này cũng bắt đầu xuất hiện một hệ thống thần thoại khá ổn định (3). Như
vậy, ở thời kỳ Đông Sơn, nước ta đã hình thành và phát triển những mầm mống của
triết học, "tiền triết học" hay nói như Nguyễn Đăng Thục là "ngụ ý triết học", "là triết
học bình dân"(4). Những mầm mống của triết học ấy chính là nguồn vật liệu phong phú
mà con người Việt Nam trực tiếp tích luỹ được từ hoạt động thực tiễn của mình để sau
đó, khi có chữ viết, cùng với việc kế thừa có phê phán và chọn lọc những tư tưởng triết
học Trung Quốc và triết học Ấn Độ, cũng như triết học phương Tây về sau, nền triết
học Việt Nam đã tồn tại và phát triển, gắn với thực tiễn khắc nghiệt dựng nước và giữ
nước của dân tộc và do đó, đã tạo nên những sắc thái riêng của mình.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, nền sản xuất nước ta cho tới nay vẫn là một nền
sản xuất nhỏ, có nguồn gốc xa xưa từ chế độ công xã nông thôn kéo dài hàng ngàn năm
và sự ảnh hưởng tiêu cực của nó tới nhận thức của dân tộc ta là không nhỏ. Những tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, thói quen cục bộ, địa phương, tư tưởng đẳng cấp, địa vị, vô chính
phủ, mê tín dị đoan cùng những phong tục, tập quán lạc hậu khác chính là vật cản đối
với nhận thức lý luận. Đúng như C.Mác đã chỉ rõ: "Những công xã ấy đã hạn chế lý trí
của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất, làm cho nó trở thành một công cụ
ngoan ngoãn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nô lệ của cái quy tắc cổ
truyền, tước đoạt nó mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động lịch sử”(5).
2. Về nguồn gốc xã hội
Gắn liền với nguồn gốc nhận thức là nguồn gốc xã hội. Triết học chỉ xuất hiện khi xã
hội phân chia thành giai cấp, cũng như có sự xuất hiện đội ngũ trí thức. Tuy nhiên, với
quan điểm lịch sử - cụ thể, nguồn gốc xã hội của triết học Việt Nam lại có những nét
đặc thù của nó. Quá trình ra đời của triết học Việt Nam không gắn với sự xuất hiện giai
cấp và đấu tranh giai cấp ở trong nước một cách rõ nét, mà chủ yếu là gắn với công
cuộc chống ngoại xâm để giành và giữ độc lập dân tộc.
Thời kỳ Bắc thuộc bắt đầu bằng sự xâm lược của nhà Hán năm 110 trước công nguyên
cho tới khi Ngô Quyền giành được độc lập vào năm 939. Trong thời gian này, kẻ thù đã
tìm mọi cách để Hán hoá dân tộc ta, về tư tưởng là truyền bá Nho giáo. Những âm mưu
Ldthieu sưu tầm 7
thâm độc này đều bị nhân dân ta kiên quyết chống lại để bảo vệ nền văn hiến của mình.
Cùng với Nho giáo còn có Phật giáo và Đạo giáo cũng được truyền vào nước ta. Sự
tương tác của tam giáo này trên cơ sở những tư tưởng 'triết học của dân tộc Việt Nam,
xuất phát từ thực tiễn quật cường của đất nước, đã từng bước tạo nên tư tưởng triết học
Việt Nam. "Cái quý giá” trong di sản ấy là trình độ nhận thức vững chắc về tự nhiên và
xã hội, về cuộc sống đấu tranh chống thiên tai địch hoạ và mỗi tâm lý có bản sắc riêng
thể hiện trong phong tục, nếp sống và sự ứng xử giữa mọi người. Chủ nghĩa yêu nước,
tinh thần chiến đấu dũng cảm để bảo vệ Tổ quốc và lật đổ ách thống trị của ngoại bang
nhất giải phóng dân tộc như một ngọn lửa cháy trong di sản ấy"(6).
Thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập thịnh vượng (thế kỷ X đến thế kỷ XV) là thời kỳ mà
dân tộc ta đã giành được độc lập, tự chủ bằng xương máu của mình. Những thắng lợi vĩ
đại của công cuộc dựng nước và giữ nước ấy được phản ánh sinh động và rực rỡ trong
đời sống ý thức của dân tộc, trong đó tư tưởng triết học về dân, về con người, về dân
tộc… hay nói chung hơn, những tư tưởng triết học về xã hội, về thực tiễn giữ vai trò là
trung tâm của nó và xuyên suốt về sau.
Triết học Việt Nam tiếp tục được kế thừa, bổ sung và phát triển gắn liền với hoạt động
thực tiễn dựng nước và giữ nước của dân tộc và đỉnh cao của sự phát triển ấy được toả
sáng rực rỡ trong tư tưởng triết học của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Chính những tư tưởng
triết học của Hồ Chí Minh là kim chỉ nam chỉ đạo hệ thống những luận điểm cách mạng
nổi tiếng của Người. Nó quyết định tính đúng đắn của đường lối chiến lược, sách lược
của cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vạch ra, là một trong những
nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam"(7).
Như vậy, xét về nguồn gốc ra đời, triết học Việt Nam hoàn toàn có cơ sở nhận thức và
xã hội của nó. Việc tiếp tục tìm hiểu khái quát để làm rõ những nội dung phong phú,
sâu sắc, trong tính chỉnh thể của nó, thiết nghĩ, đó là trách nhiệm cấp bách của các nhà
lý luận.
Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao
Song Phan
Người Hà Nội
Bà ngoại tôi 85 tuổi dương, cộng với 15 tuổi âm, tính cho đến nay cụ tròn một trăm
tuổi. Sinh thời bà tôi không biết chữ, nhưng lại là một kho tàng ngạn ngữ ca dao như rất
nhiều cụ già khác. Và bà rất ưa thanh sắc.Vì vậy khi cậu tôi lấy vợ bà cụ mủm mỉm
cười, bảo: "Ra đường thấy vợ nhà người.Về nhà thấy cái nợ đời nhà ta".
Cậu tôi cũng gượng cười theo. Lại khi anh con nhà hàng xóm lấy vợ, nghe bảo vợ giàu.
Giàu thì kín khó thấy, chỉ dễ thấy chị ấy gầy gò, mặt bủng, da chì, mắt lại có rất nhiều
vết trắ