Tóm tắt
Đình làng là hình ảnh tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam. Thời quân chủ chuyên chế, đình làng thực
hiện 3 chức năng là: hành chính, tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, đình làng chủ yếu thực hiện chức năng
tôn giáo (tức là nơi thờ thành hoàng làng). Theo quan niệm của người dân, để bảo vệ an toàn cho khu
vực tôn nghiêm, người ta thường đặt ở cửa ra vào nơi thờ cúng những con vật thiêng. Trong vài năm
gần đây do thiếu hiểu biết về linh vật, người dân đã đem cúng tiến hoặc tiếp nhận cả những linh vật
không thuộc linh vật Việt và còn được gọi là linh vật ngoại lai. Bài viết nhằm xác định linh vật Việt tại
các ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Linh vật Việt trong các đình được xếp hạng di tích quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5Số 32 (Tháng 6 - 2020)
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Đặt vấn đề
Hiện nay, trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố của cả nước, trong đó có thành phố Hà Nội, đã xuất hiện một
số linh vật lạ trước cửa ra vào hoặc trước cửa
các đơn nguyên kiến trúc đầu tiên của các di
tích tín ngưỡng - tôn giáo. Các linh vật lạ này
không chỉ xuất hiện ở các công trình kiến trúc
tôn giáo mà còn xuất hiện cả ở cổng các cơ
quan công sở, đơn vị, nơi công cộng. Trước thực
trạng trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã
có Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL ngày
08/08/2014 gửi các Ban, Bộ, ngành, các Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành, các
cơ quan, đơn vị về việc không sử dụng biểu
tượng, sản phẩm, linh vật lạ không phù hợp
với thuần phong mỹ tục Việt Nam tại các khu
di tích, đình, chùa, công sở cơ quan, đơn vị, nơi
công cộng [1].
Việc loại bỏ linh vật không phù hợp với
thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi các di
tích tôn giáo - tín ngưỡng trên cả nước cũng
như trên địa bàn thành phố Hà Nội đang là vấn
đề rất nhạy cảm, cần giải quyết khéo léo và
cần làm quyết liệt hơn. Xuất phát từ nhu cầu
thực tế nói trên, nhóm nghiên cứu của Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội đã đề xuất và thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Bộ:
“Nghiên cứu phân loại linh vật Việt trong các di
LINH VẬT VIỆT TRONG CÁC ĐÌNH ĐƯỢC XẾP HẠNG
DI TÍCH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN TIẾN*
NGUYỄN THỊ KIM THÌN**
Tóm tắt
Đình làng là hình ảnh tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam. Thời quân chủ chuyên chế, đình làng thực
hiện 3 chức năng là: hành chính, tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, đình làng chủ yếu thực hiện chức năng
tôn giáo (tức là nơi thờ thành hoàng làng). Theo quan niệm của người dân, để bảo vệ an toàn cho khu
vực tôn nghiêm, người ta thường đặt ở cửa ra vào nơi thờ cúng những con vật thiêng. Trong vài năm
gần đây do thiếu hiểu biết về linh vật, người dân đã đem cúng tiến hoặc tiếp nhận cả những linh vật
không thuộc linh vật Việt và còn được gọi là linh vật ngoại lai. Bài viết nhằm xác định linh vật Việt tại
các ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Từ khóa: Linh vật, đình làng, di tích, Hà Nội
Abstract
Communal houses are typical images in every Vietnamese village. During the absolute monarchy,
the communal house had 3 functions: administration, religion and culture. Nowadays, the communal
house is mainly carrying out religious functions (the place of worshiping tutelary gods). According to
the folk beliefs, people often place mascots at the entrance to protect the places of worship. In recent
years, due to a lack of knowledge about the mascots, people have been offering and receiving non-
Vietnamese mascots, also called nonnative mascots. The article aims to identify Vietnamese mascots
in communal house that have been recognized as national monuments in Hanoi city.
Keywords: Mascots, communal house, ancient monuments, Hanoi
* PGS.TS, Khoa Di sản văn hóa, Trường ĐHVHHN
** ThS., Khoa Di sản văn hóa, Trường ĐHVHHN
Số 32 (Tháng 6 - 2020)6
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tích tôn giáo - tín ngưỡng xếp hạng cấp quốc gia
trên địa bàn thành phố Hà Nội” [4]. Nghiên cứu
đề cập tới việc phân tích đặc điểm, hình dáng
bên ngoài và giá trị tâm linh, giá trị biểu tượng
của linh vật Việt, đồng thời so sánh, phân biệt
các linh vật lạ, thường gọi là ngoại lai, với linh
vật Việt vốn đã xuất hiện ít nhất từ thời Lý -
Trần, nhằm nâng cao sự hiểu biết của người
dân, thợ thủ công, các nhà sản xuất, và thậm
chí cả các cán bộ quản lý ở các di tích để không
chế tác sản xuất, cũng như có cơ sở giải thích
và không tiếp nhận việc cúng tiến, đưa vào các
di tích những linh vật không phù hợp thuần
phong mỹ tục Việt Nam. Trong khuôn khổ bài
viết, chúng tôi chỉ giới thiệu một phần nhỏ là
linh vật Việt trong các ngôi đình làng đã được
xếp hạng di tích quốc gia ở Hà Nội.
Như chúng ta đã biết, đình là ngôi nhà công
cộng của cộng đồng làng xã Việt Nam, nơi đây
thực hiện 3 chức năng: hành chính, tôn giáo và
văn hóa. Vì vậy, có thể coi đình là một tòa thị
chính, một nhà thờ họ và một nhà văn hóa của
làng xã Việt Nam. Ngôi đình là biểu tượng cho
cộng đồng làng xã Việt Nam, là một yếu tố hữu
hình của văn hóa làng, một trong những nơi bảo
tồn bền vững nhất của văn hóa làng Việt Nam.
Đình xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ? Đây
là một câu hỏi chưa có sự trả lời chắc chắn.
Hiện nay, ở các làng quê Việt Nam còn tồn tại
một số ngôi đình làng được cho là có niên đại
sớm, ví dụ như: đình Lỗ Hạnh (huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang), đình Tây Đằng (huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội), đình Phù Lưu (xã Tân Hồng,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Các ngôi đình
này đều có niên đại thế kỷ XVI [2]. Như vậy, có
thể nghĩ rằng, niên đại sớm nhất của các linh
vật có trong khuôn viên các ngôi đình cũng chỉ
ở vào khoảng thế kỷ XVI và không có linh vật
nào ở các ngôi đình làng hiện nay có niên đại
sớm hơn niên đại này.
Tính đến năm 2015, thành phố Hà Nội có
499 ngôi đình được Nhà nước xếp hạng di tích
cấp quốc gia, trong đó, 194 ngôi đình có linh
vật Việt. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận
thấy quận, huyện nào cũng có đình, trong đó
đại đa số có linh vật Việt.
1. Khái niệm và đặc điểm linh vật Việt
Linh vật, trong một khái niệm và phạm vi
rộng, có thể hiểu là người, vật, hoặc con vật
mà theo ngôn ngữ tiếng Việt thường được
hiểu là vật và động vật mang đến sự may mắn,
xua đi tai họa, hoặc có thể dùng để chỉ biểu
tượng mang đến sự may mắn cho một sự kiện
hoặc nhóm người. Và như vậy, linh vật Việt là
những vật và con vật được cộng đồng người
Việt Nam tin là mang đến may mắn, xua trừ
tai họa, chúng là các con vật trong nghệ thuật
tạo hình Việt Nam, do người Việt Nam sáng tạo
nên hoặc qua giao lưu, tiếp biến từ các nền
văn hóa bên ngoài, phản ánh sâu sắc đời sống
tâm linh, văn hóa dân tộc với ý nghĩa mang
đến may mắn, xua trừ hiểm họa.
Có rất nhiều con thú (hiểu theo nghĩa rộng
là cả chim và thú) xuất hiện trong các di tích
tôn giáo - tín ngưỡng trên địa bàn thành phố
Hà Nội, nhưng không phải tất cả chúng đều là
linh vật Việt. Theo định nghĩa linh vật Việt, các
con thú xuất hiện trong các di tích tôn giáo -
tín ngưỡng được coi là linh vật khi và chỉ khi
chúng chứa đựng niềm tin tâm linh của người
Việt là mang đến may mắn, xua đi tai họa cho
di tích và đem lại sự yên ổn, an bình cho những
người đến với di tích.
Linh vật Việt có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đó phải là những tạo hình (tượng)
của những con vật mà theo quan niệm của
người Việt là con vật linh. Theo Đinh Hồng
Hải, các con vật linh thường gắn với các huyền
thoại, truyền thuyết và liên quan đến tôn giáo -
tín ngưỡng gắn với đời sống văn hóa tinh thần
của con người như rồng, hạc, nghê... Các con
vật linh này có thể đã tồn tại trong văn hóa
Việt Nam từ thời văn hóa Đông Sơn (như bò/
bò tót), hoặc được du nhập vào Việt Nam sau
này như tỳ hưu nhưng đã được Việt hóa trở
thành những biểu tượng đặc trưng trong văn
hóa truyền thống Việt Nam [3].
Mặc dù hệ thống các con vật linh trong văn
hóa truyền thống Việt Nam vô cùng phong
phú, chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên,
với đặc điểm này cũng có thể xác định được
ngay một số linh vật không phải là linh vật
Việt. Ví dụ: Con chuột túi là linh vật đặc trưng
của Úc, con gà Gô loa là linh vật biểu tượng của
Pháp, con bướm là linh vật của Đan Mạch
Thứ hai, tượng con vật đó phải được tạo
tác theo phong cách, dáng vẻ được hình
7Số 32 (Tháng 6 - 2020)
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
thành trong tâm thức của người Việt, phù
hợp với thuần phong mỹ tục và bản sắc văn
hóa Việt Nam. Ví dụ: Nhìn một tượng sư tử
chúng ta phải nhận thấy được con sư tử trong
tâm linh người Việt, chứ không phải gợi cho
chúng ta đến một con sư tử dữ tợn của một
đất nước khác. Cũng như vậy, rồng được coi
là con vật linh của nhiều dân tộc, nhiều đất
nước, tuy nhiên, do lối sống mỗi
nước có những hình tượng con rồng
khác nhau, nên chỉ những con rồng
có phong cách tạo tác kiểu Việt Nam
mới đích thực là con rồng Việt.
Qua điều tra khảo sát thực tế,
chúng tôi thấy số linh vật Việt hiện có
ở các di tích chủ yếu là các con rồng,
nghê, lân, voi, chó và một số con vật
khác. Linh vật ngoại lai hiện có trong
các di tích tôn giáo - tín ngưỡng
trong thời gian gần đây chủ yếu là
sư tử1. Số linh vật có mặt trong các
di tích đình được xếp hạng cấp quốc
gia không đều nhau, cả về số lượng,
chủng loại linh vật và kiểu dáng.
2. Số lượng linh vật Việt trong các
di tích đình ở Hà Nội
Trên địa bàn của 30 đơn vị hành
chính quận, huyện thị xã trên địa
bàn thành phố Hà Nội tại 194 đình
làng được xếp hạng di tích cấp quốc
gia năm 2015 có hiện diện linh vật
Việt với số lượng là 619 (không tính
những linh vật là phù điêu, được
trang trí trên trụ biểu, trên nóc mái,
trong nội thất và trên các đồ thờ
cúng). Như vậy, trung bình mỗi địa
bàn quận, huyện có khoảng 23 linh
vật Việt tại đình làng, trung bình mỗi
đình có khoảng 3 - 4 linh vật Việt.
Đình có nhiều linh vật Việt nhất là
đình Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) với
12 linh vật, các đình có từ 10 đến
11 linh vật là đình Hoàng Mai (quận
Hoàng Mai) với 11 linh vật, đình Sài
Đồng, đình Tư Đình (quận Long Biên)
và đình làng Nhật Tân (quận Tây Hồ)
cùng có mỗi đình 10 linh vật (Bảng 1).
Qua Bảng 1, có thể thấy, trên địa bàn thành
phố Hà Nội, các quận huyện Bắc Từ Liêm, Long
Biên, Gia Lâm, Đống Đa, Thanh Trì,... có số
lượng linh vật Việt trong các di tích đình làng
cao nhất; các quận, huyện Bắc Từ Liêm, Đống
Đa, Long Biên, Tây Hồ có tỷ lệ linh vật Việt/đình
cao nhất. Những địa bàn ít di tích đình làng
có linh vật Việt, cũng như ít linh vật Việt là các
quận, huyện Ba Vì, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,
STT Quận/Huyện Số lượng
đình có linh
vật Việt
Số lượng
linh vật
Việt
Tỷ lệ trung
bình linh
vật Việt/
đình
1 Ba Đình 5 14 2,8
2 Ba Vì 2 5 2,5
3 Bắc Từ Liêm 15 65 4,4
4 Cầu Giấy 4 10 2,5
5 Chương Mỹ 6 14 2,3
6 Đan Phượng 9 25 2,8
7 Đông Anh 10 24 2,4
8 Đống Đa 5 30 6,0
9 Gia Lâm 11 43 3,9
10 Hà Đông 4 8 2,0
11 Hai Bà Trưng 1 4 4,0
12 Hoài Đức 12 30 2,5
13 Hoàn Kiếm 4 8 2,0
14 Hoàng Mai 8 30 3,7
15 Long Biên 8 38 4,7
16 Mỹ Đức 2 4 2,0
17 Nam Từ Liêm 6 20 3,3
18 Phú Xuyên 8 20 2,5
19 Phúc Thọ 5 18 3,6
20 Quốc Oai 8 30 3.7
21 Sóc Sơn 1 2 2,0
22 Tây Hồ 4 18 4,5
23 Thạch Thất 6 14 2,3
24 Thanh Oai 13 31 2,4
25 Thanh Trì 14 45 3,2
26 Thanh Xuân 6 14 2,3
27 Thường Tín 8 24 3.0
28 Ứng Hòa 9 31 3,4
Tổng cộng 194 619 3,2
Bảng 1. Sự phân bố linh vật Việt
tại các di tích đình theo địa bàn quận, huyện ở Hà Nội
Số 32 (Tháng 6 - 2020)8
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Hà Đông, Mỹ Đức, Sóc Sơn. Hai địa bàn không
thấy có linh vật Việt tại đình làng (không tính
đến các linh vật trong nội thất và đồ thờ cúng)
là thị xã Sơn Tây và huyện Mê Linh.
3. Cơ cấu linh vật Việt trong các di tích đình
ở Hà Nội
Theo kết quả thống kê về phân bố các loại
linh vật trên địa bàn Hà Nội [4], trong tổng số
các di tích tôn giáo - tín ngưỡng trên địa bàn
thành phố Hà Nội được xếp hạng cấp quốc gia
tính đến năm 2015 có 419 di tích với 1.602 linh
vật Việt thuộc 26 loại. Trong đó, di tích đình
làng có số lượng 194, chiếm tỷ trọng 46% về
số di tích tôn giáo - tín ngưỡng được xếp hạng
cấp quốc gia năm 2015 có linh vật Việt, nhưng
số lượng linh vật Việt trong các đình là 619, chỉ
chiếm tỷ trọng 38%, và số lượng chủng loại chỉ
có khoảng một nửa so với tổng số các chủng
loại có mặt tại các di tích tôn giáo - tín ngưỡng
(Bảng 2 và Biểu đồ 1).
Căn cứ số liệu từ các Bảng 1, 2 và Biểu đồ 1,
có thể thấy rằng, linh vật trong các đình làng
chủ yếu là các loài vật được hình thành trong
tưởng tượng, như rồng và rồng cách điệu 247
con, nghê và kỳ lân 186 con. Ngược lại, những
con vật bình thường, hiền lành và gần với đời
thường như chó, gà, cóc, khỉ, lợn, mèo, chuột,
trâu, hươu rất ít, thậm chí hầu như vắng bóng
trong các di tích đình làng. Phải chăng do tính
tôn nghiêm bởi chức năng việc làng của đình
từ xa xưa mà người ta ngại đưa những con vật
đời thường vào đây.
4. Chất liệu, kích thước, vị trí bài trí và niên đại
linh vật Việt trong các di tích đình ở Hà Nội
Chất liệu
Khảo sát 619 linh vật Việt tại 194 di tích đình
được xếp hạng cấp quốc gia cho thấy: 91% số
linh vật (560 linh vật) là được làm bằng đá và
xi măng, trong đó linh vật bằng đá chiếm 57%,
bằng xi măng chiếm 34%. Có một đôi voi được
làm bằng đá ong tại đình Trúc Động (huyện
Thạch Thất). Loại hình bằng đá ong này hay
bắt gặp tại khu vực Hà Tây cũ, có thể do cấu tạo
địa chất nên vùng này có sẵn nguồn nguyên
liệu đá ong. Số linh vật còn lại chưa đến 10%
được làm bằng các nguyên liệu khác như đất,
đất nện, gốm, sứ, gỗ
Kích thước
Các linh vật Việt có kích thước khác nhau,
tuy nhiên đa số có kích thước không quá nhỏ,
do là những linh vật được bài trí bên ngoài
không gian nội thất của di tích. Linh vật rồng
thành bậc có kích thước thông thường với
chiều dài khoảng trên dưới 2m, chiều ngang
khoảng 18 - 25cm và chiều cao khoảng 1m.
Rất ít rồng có chiều dài trên 3m. Những rồng
có kích thước chiều dài lớn thường là rồng
thành bậc từ ngoài vào di tích, được tạo tác
theo kiểu cách điệu là chỉ có họa tiết ở hai đầu,
như rồng thành bậc lên tam quan ở đình So
(huyện Quốc Oai) dài 8,9m, rồng cách điệu ở
đình Mậu Hòa (huyện Hoài Đức) có chiều dài
thành bậc xấp xỉ 10m, rồng thành bậc hay còn
gọi là rồng trơn ở đình Kim Liên (quận Đống
Đa) cũng có chiều dài trên 4m. Rồng có chiều
dài khoảng 1m chỉ có 6 đôi, trong đó có 2 đôi
rồng cách điệu ở chân nghi môn đình Chèm
(quận Bắc Từ Liêm) có chiều dài 97cm, chiều
rộng 15cm, chiều cao 35cm, có niên đại Lê
Trung Hưng - Nguyễn.
Các loại linh vật khác như: voi, hổ, chó, sư
tử, nhất là những con bằng đá và xi măng, đa
số có kích thước gần như con vật thật ở ngoài
Số TT Tên linh vật Số lượng
1 Rồng 247
Trong đó rồng cách điệu 32
2 Nghê 184
3 Voi 84
4 Chó 17
5 Hổ 10
6 Ngựa 21
7 Rùa 12
8 Hạc 14
9 Sư tử 9
05 loại khác gồm 21
10 Cá chép 12
11 Cóc 4
12 Chuột 1
13 Kỳ lân 2
14 Sấu 2
Tổng cộng 619
Bảng 2. Cơ cấu linh vật Việt
trong các di tích đình ở Hà Nội
9Số 32 (Tháng 6 - 2020)
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
đời. Số những con vật có kích thước nhỏ dưới
50cm rất ít.
Vị trí bài trí và niên đại
Trong số các linh vật Việt hiện diện ở di tích
đình, rồng là loại hay gặp nhất trên thành bậc
lên đơn nguyên kiến trúc đầu tiên của đình, có
những đôi niên đại sớm khá nổi tiếng như đôi
rồng đá thời Lê ở đình Hà Hồi (huyện Thường
Tín), đôi rồng đá đình Phương Quan (huyện
Hoài Đức) có niên đại thế kỷ XVII - XVIII.
Trên thành bậc hồ nước của đình, ngoài linh
vật rồng, đôi khi còn bắt gặp linh vật cá chép
thành bậc, như đôi cá chép thành bậc hồ nước ở
đình Hào Nam (quận Đống Đa).
Linh vật nghê chủ yếu được bài trí hai bên
cửa hoặc hai bên lối vào di tích và phần nhiều
là theo kiểu thức mặt quay hướng vào nhau như
kiểu nghê đình Đông Khê và đình Đại Phùng
(huyện Đan Phượng). Nghê cũng được bài trí
vị trí thành bậc và có những đôi nghê rất đẹp
và có giá trị về niên đại như đôi nghê đá thành
bậc thế kỷ XIX ở đình Chàng Sơn (huyện Thạch
Thất), nghê thành bậc đình Tây Tựu (quận Bắc
Từ Liêm)... Nghê thường được bài trí theo kiểu
ngồi chầu. Đáng chú ý có 3 đôi nghê cối cửa
được làm bằng gỗ lim ở đình So và đình Ngô Sài
(huyện Quốc Oai), đình làng Đông Ngạc (quận
Bắc Từ Liêm), có niên đại cũ, thế kỷ XIX. Đôi
nghê cối cửa ở đình Ngô Sài được bài trí nằm
dọc theo cửa, mặt nhìn thẳng vào nhau, còn 2
đôi nghê ở đình So và đình làng Đông Ngạc bài
trí nằm ngang cánh cửa, đầu hướng ra ngoài
nhưng mặt vẫn ngoảnh vào nhau.
Hai đôi nghê này có niên đại thế kỷ
XIX và được tạo tác với dáng vẻ vui
tươi rất sinh động.
Có những loại linh vật thường
được bài trí trong sân: voi đứng/
phủ phục chầu hai bên cổng hoặc
trong sân đình như voi nằm phủ
phục trong sân tại đình Trúc Động
(huyện Thạch Thất); voi đứng chầu
trong sân như đôi voi đình Ngô Sài
(huyện Quốc Oai), hay đứng chầu
hai bên cổng ở đình Khương Hạ
(quận Thanh Xuân).
Linh vật chó cũng được bài trí
trong sân, nhưng khác với voi, chó
thường đứng ở góc sân hay sát mép tường
của sân như: chó đá ở đình Lai Xá (huyện Hoài
Đức), chó đá đình Tình Quang (quận Long
Biên), hoặc được bài trí ngay hai bên cổng
lối vào di tích. Có những linh vật có giá trị về
niên đại như: đôi chó đá cổ đeo chuông thế kỷ
XVIII ngồi chầu hai bên cổng ở đình thờ Quận
công Nguyễn Đình Huấn (huyện Gia Lâm), đôi
chó đá đình Hà Hồi (huyện Thường Tín).
Linh vật ngựa thường được bài trí đứng
trong sân như đôi ngựa đá đình Hoàng Mai
(quận Hoàng Mai), đứng hai bên cổng như đôi
ngựa đá ở đình Hòa Mỹ (huyện Phú Xuyên), đôi
khi được bài trí đứng đối diện voi như ở đình
Thuấn Nhuế Nội (huyện Phúc Thọ).
Linh vật rùa thường được bài trí trong tư thế
đội bia như rùa đội bia bài trí đứng bên cạnh
rồng thành bậc ở đình Phương Bảng (huyện
Hoài Đức) hoặc tư thế rùa đội hạc đứng chầu
lư hương giữa sân đình ở đình Canh Hoạch
(huyện Thanh Oai). Có rất ít rùa được tạo tác
trong tư thế không đội gì như đôi rùa ở đình
Động Phí (huyện Ứng Hòa) được bài trí trên trụ
cạnh bia tưởng niệm.
Linh vật sư tử ở đình chỉ có 9 con được bài trí
hai bên cổng đình, tư thế nằm phủ phục chầu
hướng vào nhau như 2 sư tử đá đình Đống Vũ
(huyện Ứng Hòa), sư tử ở đình Nhị Châu, đình
Nội thờ Chu Văn An (huyện Thanh Trì), tư thế
ngồi chầu hướng vào nhau trên bệ vào bia
tưởng niệm ở đình Đông Dương (huyện Ứng
Biểu đồ 1. Cơ cấu linh vật Việt trong các di tích đình ở Hà Nội
Số 32 (Tháng 6 - 2020)10
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Hòa). Một con sư tử đá hiện đặt sát góc sân lên
thềm tại đình Hoàng Mai (huyện Hoàng Mai)
có niên đại Nguyễn muộn.
Linh vật hổ có 10 con được bài trí chầu hai
bên cửa vào di tích, hướng mặt vào nhau như
hổ đình Rùa Hạ (huyện Thanh Oai), hổ một con
đen một con vàng ở đình Phú Diễn (huyện
Thanh Trì), hoặc bài trí trong vườn, bên gốc
cây như hổ ở đình Mễ Trì Thượng (quận Nam
Từ Liêm), đình Hạ Hiệp (huyện Phúc Thọ), hay
bài trí trên ban thờ cạnh bát hương như hổ ở
đình Linh Đàm (quận Hoàng Mai).
Các linh vật khác có rất ít và được bố trí rải
rác trong khuôn viên đình, có thể kể đến 4 con
cóc bài trí tại bốn góc thành bờ hồ hay đôi sấu
trên bậc thềm tòa đại đình ở đình Dương Hà
(huyện Gia Lâm) Một số linh vật mới làm,
trong đó rồng thường được làm theo phong
cách Nguyễn và Nguyễn muộn2.
5. Một vài nhận xét
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng số
499 di tích thuộc loại hình di tích đình làng
được xếp hạng cấp quốc gia tính đến năm 2015.
Trong số này, chỉ có 194 di tích đình làng có linh
vật Việt, số đình còn lại (305 di tích) không có
linh vật Việt. Số lượng linh vật Việt được bài trí
ở 28 trên tổng số 30 quận huyện. Chỉ có 2 quận
huyện không có linh vật Việt ở di tích đình làng
là thị xã Sơn Tây và huyện Mê Linh. Tổng số linh
vật Việt ở 194 di tích là 619. Như vậy, nếu tính
trung bình, mỗi quận huyện có khoảng 23 linh
vật Việt và mỗi đình có khoảng 3 - 4 linh vật Việt.
Đình có nhiều linh vật Việt nhất là đình Tây Tựu
(quận Bắc Từ Liêm) với 12 linh vật, các đình có
từ 10 đến 11 linh vật là đình Hoàng Mai (quận
Hoàng Mai) với 11 linh vật, đình Sài Đồng, đình
Tư Đình (huyện Long Biên) và đình làng Nhật
Tân (quận Tây Hồ) với 10 linh vật. Trong số linh
vật được bài trí ở đình làng, linh vật rồng và
rồng cách điệu là có số lượng lớn nhất. Chúng
thường được bài trí ở những nơi trang trọng
nhất trong các di tích (thường là trước cửa ra
vào của các đơn nguyên kiến trúc đầu tiên và
là thành bậc từ sân đình lên tòa đại đình. Trong
kiến trúc đình làng, bao giờ tòa đại đình cũng
là tòa nhà to nhất, đẹp nhất và do đó cũng là
trang trọng nhất). Đứng sau l