Loại thư song ngữ Hán Nôm - Sự bù đắp tri thức cho Hán học Việt Nam thế kỷ XIX

Tóm tắt. Trong cảnh huống xã hội – ngôn ngữ và Hán học Việt Nam từ những năm cuối thế kỉ XVIII đến khoa thi Nho học cuối cùng được tổ chức vào năm Kỷ Mùi (1919), sự ra đời của các bộ sách dạy chữ Hán thông qua chữ Nôm mà chúng ta vẫn quen gọi là những bộ từ điển song ngữ Hán – Nôm đã cho thấy sự thay đổi về nhận thức của các nhà Ngữ văn học đối với Hán học nói chung và cách ứng xử của các nhà Nho với chữ Hán nói riêng. Hướng đến những minh chứng cho nhận định đó, bài viết này của chúng tôi đề cập đến các bộ sách loại thư này từ góc nhìn xem chúng như là một sự bổ cứu cho các tri thức Hán học Việt Nam thế kỉ XIX.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Loại thư song ngữ Hán Nôm - Sự bù đắp tri thức cho Hán học Việt Nam thế kỷ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 115-126 LOẠI THƯ SONG NGỮ HÁN NÔM - SỰ BÙ ĐẮP TRI THỨC CHO HÁN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XIX Hà Đăng Việt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: ha_dang_viet@yahoo.com Tóm tắt. Trong cảnh huống xã hội – ngôn ngữ và Hán học Việt Nam từ những năm cuối thế kỉ XVIII đến khoa thi Nho học cuối cùng được tổ chức vào năm Kỷ Mùi (1919), sự ra đời của các bộ sách dạy chữ Hán thông qua chữ Nôm mà chúng ta vẫn quen gọi là những bộ từ điển song ngữ Hán – Nôm đã cho thấy sự thay đổi về nhận thức của các nhà Ngữ văn học đối với Hán học nói chung và cách ứng xử của các nhà Nho với chữ Hán nói riêng. Hướng đến những minh chứng cho nhận định đó, bài viết này của chúng tôi đề cập đến các bộ sách loại thư này từ góc nhìn xem chúng như là một sự bổ cứu cho các tri thức Hán học Việt Nam thế kỉ XIX. Từ khóa: Loại thư, song ngữ Hán Nôm, Hán học. 1. Mở đầu Thế kỉ XIX, ở Việt Nam xuất hiện nhiều sách thường được coi là những bộ tự điển song ngữ Hán Nôm như: Nhật dụng thường đàm; Nam phương danh vật bị khảo; Đại Nam quốc ngữ; Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca. . . Do được coi là các bộ tự điển Hán Nôm nên chúng chủ yếu được khai thác từ góc nhìn của văn tự học chữ Nôm. Không phủ nhận tính chất song ngữ của các bộ này nhưng cần phải nhấn mạnh rằng mục đích chính cho việc biên soạn sách là để cập nhật và phổ biến những tri thức Hán học theo môn loại trong khuôn khổ cái học “tam tài”, “đa thức”, “cách trí”, trong đó chứa đựng nhiều tri thức đương thời và bản địa. . . Chúng nên được xem là những bộ loại thư song ngữ Hán Nôm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cảnh huống xã hội - ngôn ngữ và Hán học Việt Nam thế kỉ XIX Trong thời phong kiến tự chủ (thế kỉ X - XIX), cảnh huống xã hội, ngôn ngữ Việt Nam luôn tồn tại trạng thái song ngữ Hán - Việt bất bình đẳng. Văn ngôn chữ Hán (Hán văn) có địa vị thượng đẳng, được sử dụng trong các chức năng có tính quyền uy và học thuật như ngôn ngữ viết của mọi hoạt động có tính tổ chức triều nghi, chế độ, quản lí hành 115 Hà Đăng Việt chính nhà nước, ngoại giao, giáo dục, học thuật, sáng tác. Tiếng Việt tuy là ngôn ngữ mẹ đẻ, là công cụ tư duy của người Việt nhưng chỉ là ngôn ngữ thông tục giao tiếp hàng ngày. Ngay cả lúc ngôn ngữ nói ấy cũng được sử dụng trong một số hoạt động triều nghi, quản lí nhà nước, nhưng khi văn bản hoá ở dạng viết thì đều phải được diễn đạt sang văn ngôn chữ Hán. Tất nhiên, tiếng Việt cũng có khi được sử dụng như là công cụ, phương tiện cắt nghĩa, giảng nghĩa trong giáo dục khoa cử nhưng chủ yếu chỉ ở các lớp mà người học chữ Hán có trình độ chưa cao hay còn nhỏ tuổi. Từ ngữ phần chính văn các kinh điển Nho học đã được chua nghĩa bằng chữ Nôm. Chữ Hán, Hán văn ở địa vị cao, trên toà đại nhã, là ngôn ngữ chữ viết của thánh hiền. Qua chữ Hán, Hán văn, người Việt thâu thái được các giá trị khu vực và quốc tế lúc bấy giờ cho công cuộc xây dựng nhà nước Đại Việt tự chủ. Trong cảnh huống xã hội - ngôn ngữ đó, chữ Hán, Hán văn thuộc phạm trù Hán học. Ở đây cũng cần làm sáng tỏ một vài điểm về thuật ngữ “Hán học” trong điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam. Thuộc về Hán học trước hết là việc học tập, sử dụng tiếng Hán, chữ Hán, Hán văn. Hai là các nội dung học thuật và văn hoá có nguồn gốc Trung Quốc được Hán văn truyền tải, bao gồm: bách gia chư tử, chư sử, trong đó Nho học chiếm địa vị quan trọng nhất; những dấu hiệu về tổ chức thiết chế chính trị, hành chính nhà nước theo mô hình Trung Quốc cũng như các định chế liên quan của nó, như giáo dục khoa cử chữ Hán, mọi sáng tác từ chương, trước tác học thuật bằng chữ Hán cũng đa phần thuộc phạm trù Hán học. Trên cơ sở những nhận thức chung đó về Hán học, chúng ta hãy xác định những nội dung chủ yếu của Hán học Việt Nam thế kỉ XIX. Hán học Việt Nam thế kỉ XIX, tức là Hán học thời Nguyễn. Hán học này là sự tiếp nối của Hán học mà trong đó đạo Nho rất thịnh từ thời Lê [4;324]. Cụ Huỳnh Thúc Kháng trong bài Lối học khoa cử và lối học của Tống Nho có phải là học đạo Khổng Mạnh không? đăng trên báo Tiếng dân, được in lại trong Huỳnh Thúc Kháng - Con người và Thơ văn đã cho rằng: “Hán học từ đời Lê đến Tây Sơn là “Tống Nho với khoa cử nhập làm một mà tự xưng học đạo Khổng Mạnh”. Còn Hán học từ Tây Sơn sang Nguyễn, đến triều Tự Đức là “Lại thấp hơn Tống Nho một bậc nữa”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Hỷ, trong công trình Lịch sử văn hoá Việt Nam truyền thống giản yếu đã xem văn hoá thế kỉ XIX là “Giai đoạn văn hoá Đại Nam hậu Đại Việt. Văn hoá Đông Á. Nho giáo chính thống được tái lập, nhưng nền văn hoá đa sắc vẫn tiếp tục phát triển” [1;28]. Từ những phát biểu trên cho thấy, Hán học Việt Nam thế kỉ XIX (nhất là từ khi triều Nguyễn được thành lập cho đến thời Tự Đức) là Hán học Tống Nho kết hợp với khoa cử từ chương. Những người xây dựng chế độ khoa cử từ chương thời Nguyễn (chẳng hạn như vua Minh Mạng) đã hướng theo cách thức của khoa cử thời Hồng Đức triều Lê. Khoa cử là con đường tiến thân của kẻ sĩ. Khoa cử là lối học chính thống, chi phối lối học chữ Hán. Do định hướng theo khoa cử nên hầu như cả xã hội chỉ học theo khoa cử. Chỉ có những gì của Hán học liên quan đến khoa cử mới được người đi học chữ Hán chú ý tới. Hán học 116 Loại thư song ngữ Hán Nôm - sự bù đắp tri thức cho Hán học Việt Nam thế kỷ XIX đồng nhất với khoa cử, tức là chỉ tập trung vào học các sách kinh điển của Nho học như Tứ thư, Ngũ kinh cũng như học các bộ sử theo các triều đại. Song ngay trong học kinh điển của Nho gia cũng chỉ lấy theo chú giải của Tống Nho vì hệ thống kinh điển dùng làm tiêu chuẩn cho khoa cử là hệ thống Đại toàn được biên soạn và ban hành vào niên hiệu Vĩnh Lạc của vua Minh Thành tổ đã được chú giải theo tinh thần Tống Nho. Kinh điển Nho học bao gồm những tác phẩm được biên soạn, san định khoảng trước Tần (Tiên Tần) và đã qua nhiều thời đại chú giải. Chú giải của thời Hán với Trịnh Huyền thì thiên về mặt “huấn hỗ”. Chú giải thời Đường với Khổng Dĩnh Đạt thì thiên về “sớ nghĩa”. Chú giải thời Thanh thì thiên về “khảo chứng”. Chúng đều khó hoặc không phù hợp, không được dùng trong khoa cử nên không mấy ai học theo. Chỉ có chú giải của Tống Nho theo nghĩa lí, được xem là giản minh, tinh xác, trở thành khuôn vàng thước ngọc, là đáp án cho mọi kiến giải trong khoa cử. Sĩ tử đi học, đi thi phải theo những gì chú giải trong đó nếu muốn đỗ. Do Hán học chính thống là khoa cử từ chương mà khoa cử từ chương lại chỉ hướng vào kinh, sử, chuyện xưa việc cũ nên chính điều này đã hạn chế vai trò của chữ Hán, Hán văn như là công cụ cho sự tiếp nhận và cập nhật tri thức văn hoá. Do vậy những bậc thức giả Hán học Việt Nam của thế kỉ này đã muốn qua chữ Hán bổ sung một phần kiến thức ngoài khoa cử. Đó chính là lí do cho sự ra đời của một loạt bộ sách có tính chất loại thư bổ cứu tri thức Hán học của thế kỉ XIX như trên đây đã kể tên. 2.2. Cơ sở nhận thức và các định hướng tri thức Hán học 2.2.1. Cơ sở nhận thức cho sự bổ cứu tri thức: học thuyết “tam tài”, “đa thức”, “cách trí” Nhận thức ra sự hạn chế của kiến thức Hán học theo khoa cử từ chương, nhiều bậc thức giả đã điều chỉnh nhận thức của mình trong quan hệ với chữ Hán theo các học thuyết cơ bản về học vấn của nhà Nho như “tam tài”, “đa thức”, “cách trí”. Tam tài gồm Thiên (Trời) - Địa (Đất) - Nhân (Người), là đối tượng nhận thức của nhà Nho. Tri thức Tam tài sẽ là nền tảng, là nhân sinh quan và thế giới quan, là xuất phát điểm cho các tri thức khác. “Thông Tam tài vị chi Nho” (Thông hiểu Tam tài mới được gọi là Nho). Bổ cứu tri thức Hán học của các nhà Nho thế kỉ XIX còn được dựa vào lí thuyết “đa thức” của thánh nhân. Trong thiên Dương Hóa sách Luận ngữ có chương: “Tử viết: Tiểu tử hà mạc học phù Thi? Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán. Nhĩ nhi sự phụ, viễn nhi sự quân, đa thức ư điểu thú thảo mộc chi danh” – (Các trò! Sao chẳng học Thi. Thi làm cho hưng khởi tâm trí, nhờ đó mà quan sát, nhờ đó mà hợp quần, nhờ đó mà biết giận. Gần thì thờ cha, xa thờ vua, lại biết nhiều đến tên của chim thú cỏ cây.) Bổ cứu tri thức Hán học của các nhà Nho thế kỉ XIX còn được dựa vào học thuyết “cách vật trí tri” trong sách Đại học nữa. “Cách vật” là nghiên cứu sự vật, “trí tri” là đi đến sự hiểu biết đầy đủ. “Cách vật trí tri” là cái học của nhà Nho, với vốn tri thức sâu sắc, toàn diện, trên cở sở nghiên cứu, tìm hiểu từ chính thực tế sinh động. 117 Hà Đăng Việt Đó là những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của các bộ loại thư song ngữ Hán Nôm thế kỉ XIX. 2.2.2. Các định hướng bổ cứu kiến thức Các định hướng cho bổ cứu kiến thức thường được trình bày trong các bài tựa của các bộ loại thư. Trong số các sách thuộc phạm trù từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX, có ba bộ sách có lời tựa nêu các nguyên tắc biên soạn ( Nhật dụng thường đàm, Đại Nam quốc ngữ, Nam phương danh vật bị khảo). Xin trích dẫn ra đây những đoạn có đề cập đến những định hướng kiến thức của bộ sách mà các tác giả đã viết trong lời tựa: + Bài tựa sách Nhật dụng thường đàm: “. . .Mùa thu vừa rồi lại ốm đau, mới xin về nghỉ dưỡng tại Thành Đông; nằm ôm gối nghĩ đến các con dại chưa từng được nghe huấn dạy. Mỗi lần nghĩ đến điều đó, lòng ta như thắt lại. Nhân đó đưa những ngôn từ đàm luận thường ngày với người trong nhà, giao cho học trò phiên dịch huấn hỗ, dần dà thành sách để lại cho con cháu. Chỉ mong rằng có thể ghi lại được những suy nghĩ thô phác hay những tinh tuý khảo cứu được từ những điều tai nghe mắt thấy”. + Lời tựa sách Đại Nam quốc ngữ: “Đức Khổng Tử có nói rằng: “Người mà không biết đến Chu Nam, Thiệu Nam thì cũng tựa như đứng quay mặt vào tường”. Ngài lại nói: “Thi cho người ta biết đến nhiều tên của chim thú cỏ cây”. Như vậy, cái học của của Thánh thực là cái học chẳng cầu cao xa, không nề thấp gần, cứ theo đó là đi đến đạo”. Ta hồi trước đây có xem người ta cải táng, thấy có một cái nhà táng kiên cố, trong đó có đến bốn năm đuôi con cá trê. Ta không biết làm sao mà như thế. Ta bèn đi xem trong các sách y học, trong đó có sách nói rằng móng tay móng chân của người hoá thành một loài cá gọi là “hoàng tảng ngư - cá trán vàng”. Ta đem chuyện đó hỏi thầy thuốc rằng “hoàng tảng là cá gì?” thì mọi người đều không biết. Ta khảo trong sách Bản thảo thì thấy trong đó có chú “hoàng tảng ngư” là cá trê. Ôi! Trung Quốc là một nước mà lại còn có chuyện “Sở nhân - Tề ngữ”, huống hồ là nước ta với nước phương Bắc kia, ngôn ngữ vốn bất đồng, nếu như không có dịch tiếng phương Bắc sang tiếng Nam ta thì ta làm sao có thể tường tận được tên của muôn vật? Vả lại trong số ba trăm loài động vật thuộc giống người thì người là loài đứng đầu. Theo cái tính của tự nhiên trời đất thì người là hàng giống quý. Tại sao người lại là hàng giống quý? Vì quý ở chỗ có tri thức. Thế mà nay lại lấy chỗ ở thanh nhàn, chỉ lấy ăn thịt ngon làm nên chỗ đứng đầu và đáng quý thôi sao? Bởi vậy, ta bèn đem những gì mà mình quan sát thấy được, không kể luận thuyết thế nào, đều thu lấy, ghi chép thành quyển sổ tay, gọi đó là “nặc sinh chi thư”. + Còn Thiện Đình Đặng Xuân Bảng thì viết: “Năm Kỷ Mão (1879), tôi bị biếm ra ở mạn sông Đà, nhân đó tôi đã chọn từ sách của người xưa và sách của các bậc tiền bối nước ta, sách Nhất thống chí của bản triều và những gì hàng ngày tôi ghi chép được mang ra khảo đính. Chỗ nào còn thiếu thì bổ sung, chỗ nào sai nhầm thì cải chính, chỗ nào chưa 118 Loại thư song ngữ Hán Nôm - sự bù đắp tri thức cho Hán học Việt Nam thế kỷ XIX biết thì tạm bỏ trống. Rồi đem chia theo môn loại chua thêm lời quốc ngữ thông tục và chép cả hành trạng vào đó cho tham khảo được đầy đủ. Đại khái đó cũng là biết nhiều tên để tiện cho việc dạy bảo ở trong nhà mà thôi. Còn như từ hẹp mà suy ra rộng, từ lược đến tường, theo cách vật mà đi đến cùng lý cho hiểu biết được thì vốn đã có sẵn trong sách của cổ nhân rồi” (Nam phương danh vật bị khảo). Dễ dàng có thể nhận ra mục đích của việc xuất hiện chữ Nôm bên cạnh chữ Hán chỉ là “chua thêm”, “huấn hỗ”. . . cho bộ phận Hán văn của văn bản. Tính chất nhằm bổ cứu cho tri thức Hán học của bộ phận chữ Nôm trong những văn bản này là hiển nhiên. 2.2.3. Các sách mẫu cho sự biên soạn loại thư Trong số các bộ sách trên, Nam phương danh vật bị khảo là bộ sách có đề cập đến các bộ sách làm mẫu cho loại sách về danh vật và danh nghĩa. Đồng thời cũng có thể coi đó là định hướng cho sự sưu tập tư liệu. Dưới đây trong vai trò minh hoạ về nguồn tư liệu để soạn sách, chúng tôi xin dẫn các sách về danh nghĩa, danh vật mà Nam phương danh vật bị khảo đã đề cập đến như là những sách làm mẫu. * Sách mẫu từ Trung Quốc. Nguồn tư liệu Trung Quốc chủ yếu là các loại thư. Dưới đây là tên các bộ loại thư đó: + NHĨ NHÃ - từ điển giải thích ý nghĩa sớm nhất ở Trung Quốc do các học giả thời đầu Hán (Hán sơ) sưu tập các văn cũ có trong các sách đời Chu và Hán mà soạn thành. (Còn có thuyết cho là do Chu Công soạn). Bản hiện lưu hành có 19 thiên. Ba thiên đầu “thích hỗ”, “thích ngôn”, “thích huấn” thu thập các từ theo đồng nghĩa. Các thiên như “thích cung”, “thích thân”, “thích khí”. . . nhằm giải nghĩa tên của các đồ vật. + CẤP TỰU CHƯƠNG, còn có tên là CẤP TỰU THIÊN, do Sử Du thời Tây Hán soạn. Bản hiện còn có 34 chương. Đại để đó là sách biên tập theo môn loại như: “tính danh”, “y phục”, “ẩm thực”, “khí dụng”,. . . Đa phần gồm các câu có 7 chữ để phục vụ trẻ em đi học chữ. + THUYẾT VĂN, tức THUYẾT VĂN GIẢI TỰ, do Hứa Thận người thời Đông Hán (thế kỉ I) soạn, thu thập 9353 tự và 1163 văn, là bộ sách văn tự học chữ Hán gồm 14 quyển, thu thập chữ Hán theo thể Tiểu triện (cũng có cả cổ văn và Trựu thư). Mỗi mục tự của sách này bao gồm: chữ (tự) + nghĩa của chữ (tự nghĩa) + giải thích về kết cấu hình thể của chữ đó + âm đọc. Sách biên soạn xong vào năm thứ 12 niên hiệu Vĩnh Nguyên của vua Hán Hoà đế. Là bộ sách đầu tiên phân tích tự hình và tự nguyên của chữ Hán. + THI SỚ, do Lục Cơ thời Tấn soạn, tên đầy đủ là MAO THI THẢO MỘC ĐIỂU THÚ TRÙNG NGƯ SỚ, nhằm chú sớ cho các danh vật như cỏ, cây, chim, thú, sâu, cá có trongMao thi (Kinh Thi). + NAM PHƯƠNG THẢO MỘC TRẠNG, do Kê Hàm đời Tấn soạn năm Vĩnh Hưng nguyên niên (304). Sách này chép các sản vật ở vùng Quảng 119 Hà Đăng Việt Đông, Quảng Tây và cả Việt Nam lúc đó. Quyển thượng: 29 loại; quyển trung: 28 loại; quyển hạ: 17 loại; trúc: 7 loại. Tổng cộng: 80 loài. Đây là loại thư sưu tập tư liệu văn hiến về thực vật. + BẢN THẢO CƯƠNG MỤC, do Lí Thì Trân thời Minh soạn, gồm 52 quyển, hoàn thành năm Vạn Lịch 6 (1578). Toàn sách phân ra 16 bộ, 60 loại, chép 1892 giống thuốc. Mỗi giống đều có “thích danh” để xác định danh xưng; “tập giải” để thuật về nơi sinh, hình thái, tài bồi cũng như các cách thức thu hái, sao tẩm, công năng chủ trị bệnh. . . Bản in lần đầu vào năm 1590, sau đó được nhiều lần in lại. Đây là tài liệu được nhiều các nhà dược liệu học, thực vật học thế giới coi trọng. + QUẨN PHƯƠNG PHỔ, do Vương Tấn Tượng, người Tân Thành, tiến sĩ thời Minh soạn, soạn từ thời Vạn Lịch. Lúc đầu là sưu tập tên các loài cây cỏ, sau gia công thành sách vào năm Thiên Khải nguyên niên (1621), biên tập theo 12 môn loại như: “thiên”, “tuế”, “sơ”, “huỷ”, “hạc”, “ngư”,. . . Sách có ghi cả phương pháp vun trồng (tài bồi). + TÌ NHÃ, sách huấn hỗ do Lục Điền người Sơn Âm, Chiết Giang soạn. Lúc đầu có tên là VẬT TÍNH MÔN LOẠI sau đổi thành tên này, lấy nghĩa của chữ bì (ta quen đọc tì), ý chỉ nó là sách phụ của NHĨ NHÃ. Sách phân ra 8 loại như: "thích ngư", "thích thú", "thích mã",... trong đó giải thích tên sự vật đại lược về hình trạng, tường minh về nghĩa tên. + TAM TÀI ĐỒ HỘI, do Vương Kì và con trai là Vương Ân Nghĩa soạn khoảng những năm Gia Tĩnh triều Minh, gồm 106 quyển, phân ra 14 môn như “thiên văn”, “địa lí”, “nhân vật”, “thời lệnh”, “cung thất”, “khí dụng”, “thân thể”, “y phục”, “nhân sự”, y chế”, “toàn bảo”, “văn sử”, điểu thú”, “thảo mộc”. . . Mỗi sự vật đều có hình vẽ để thuyết minh. + CHÍNH TỰ THÔNG, 12 quyển, do Trương Tự Liệt, người Nghi Xuân, Giang Tây biên soạn vào cuối thời Minh; thu thập 33.300 chữ theo thể lệ của “Tự vựng” ( , 14 quyển, Mai Ứng Tộ thời Minh soạn, thu thập 33.179 tự, xếp theo 214 bộ). + THÔNG TỤC VĂN, 38 quyển, do Địch Hạo thời Thanh soạn, sưu tập từ ngữ thường nhật của Hán ngữ lúc bấy giờ. + CÁCH TRÍ KÍNH NGUYÊN, loại thư, do Trần Nguyên Long biên tập thời Khang Hi, gồm 100 quyển, phân ra 30 loại, như: “thiên văn”, “địa lí”, “kiến trúc” “động vật”, “thực vật”,. . . sưu tập về công nghệ (kĩ thuật) từ thời cổ cho đến bấy giờ. * Sách mẫu biên soạn từ Việt Nam: + VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ, 4 quyển, bách khoa thư theo môn loại 120 Loại thư song ngữ Hán Nôm - sự bù đắp tri thức cho Hán học Việt Nam thế kỷ XIX do Lê Quý Đôn soạn, gồm 8 môn loại (1. Lí khí ngữ; 2. Hình tượng ngữ; 3. Khu vũ ngữ; 4. Vựng điểu ngữ; 5. Văn nghệ ngữ; 6. Âm tự ngữ; 7. Thư tịch ngữ; 8. Sĩ qui ngữ). + DƯỢC TÍNH CHỈ NAM, do Tuệ Tĩnh (Huệ Tĩnh) soạn. + NHẬT DỤNG THƯỜNG ĐÀM, do Phạm Đình Hổ (1769 - 1839) soạn. + NHẤT THỐNG CHÍ tức ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ. Từ danh mục những sách được coi là mẫu cho biên soạn trên đây cho thấy, tất cả chúng đều là sách thuộc phạm trù loại thư. Có những sách thuộc loại thư về tất cả lĩnh vực (tam tài) hay về một số lĩnh vực, đặc biệt nhất là những lĩnh vực về cỏ cây, chim thú mà theo cách nói hiện đại là các lĩnh vực động vật, thực vật, kĩ thuật, công nghệ, kiến trúc,. . . Đa phần các sách được dẫn ra làm mẫu về cơ bản đều thuộc phạm trù phi kinh điển, được biên soạn theo hướng “cách trí” hay “đa thức”. Các sách được dẫn ra làm mẫu đều có mang ý nghĩa nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội tức là phạm trù danh vật (tên sự vật). Trong số sách đó có một số sách liên quan đến đời sống cụ thể của đất nước Việt Nam cả về tự nhiên - xã hội - con người. Bốn bộ loại thư Hán học Việt Nam thế kỉ XIX đang được lưu trữ trong kho sách Hán Nôm mà chúng tôi nêu ở đầu bài viết đã được biên soạn theo khuôn hình loại thư phổ biến kiến thức, thuộc phạm trù học vấn: “tam tài”, “đa thức”, “cách trí”. . . Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến bốn bộ sách đó theo tinh thần học thuật soạn ra chúng. Còn sự đề cập chi tiết cần phải được thể hiện trong những nghiên cứu cụ thể khác. 2.3. Loại thư song ngữ Hán Nôm thế kỉ XIX - sự bù đắp tri thức cho Hán học Việt Nam Bốn bộ loại thư mà chúng tôi nêu ở phần đầu bài viết đều được biên soạn cho mục đích mở mang hay bù đắp tri thức Hán học theo các yêu cầu khác nhau. Dưới đây là một vài nét chấm phá về chúng. 2.3.1. Nhật dụng thường đàm - tri thức Hán học nhật dụng Nhật dụng thường đàm được Phạm Đình Hổ soạn xong năm 1827, Minh Mạng năm thứ 8; in năm Tự Đức nguyên niên 1848; bản in hiện còn sớm nhất: Tự Đức tứ niên (1851). Các tri thức Hán học nhật dụng được chia thành 32 môn loại: 1. Thiên văn môn (89 mục); 2. Địa lý môn (78 mục); 3. Luân tự môn (189 mục); 4. Thù ứng môn (70 mục); 5. Nho giáo môn (6 mục); 6. Đạo giáo môn (65 mục); 7. Thích giáo môn (27 mục); 8. Thân thể môn (336 mục); 9. Bảo ốc môn (78 mục); 10. Tác dụng môn (142 mục); 11. Thực phẩm môn (231 mục); 12. Quả thực môn (60 mục); 13. Hoả dụng môn (23 mục); 14. Phục dụng môn (63 mục); 15. Nữ trang môn (46 mục); 16. Chức 121 Hà Đăng Việt nhiễm môn (61 mục); 17. Chúng hương môn (18 mục); 18. Trân bảo môn (98 mục); 19. Thái sắc môn (214 mục); 20. Khí dụng môn (182 mục); 21. Công dụng môn (58 mục); 22. Văn nghệ môn (45 mục); 23. Âm nhạc môn (35 mục); 24. Binh khí môn (17 mục); 25. Nhân phẩm môn (108 mục); 26. Du hí môn (26 mục); 27. Tục ngữ môn (46 mục); 28. Tật bệnh môn (24 mục); 29. Thảo mộc môn (79 mục); 30. Cầm thú môn (64 mục); 31. Thuỷ tộc môn (66 mục); 32. Trùng loại môn (29 mục). Tổng số mục từ khoảng 2430. Một mục từ có thể từ 1 đến 4 chữ (tự, ngữ). Các môn loại có nhiều mục từ như: Thân thể môn (336 mục); Thực phẩm môn (231 mục); Luân tự môn (189 mục). . . Môn loại có mục từ ít nhất là Nho giáo môn (6 mục). Môn loại này có ít vì ở môn loại 22. Văn nghệ môn có nhiều nội dung liên quan đến môn loại này. Xin dẫn ra mục từ của hai môn loại này để thấy mối quan hệ giữa chúng và đồng thời đó cũng là những ví dụ về cách trình bày của Nhật dụn