1. Mở đầu
Giai đoạn từ khi mới sinh ra cho đến khi bước vào lớp Một (từ 0 tuổi đến 6
tuổi) là giai đoạn vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Bé được phát triển toàn diện khi nhận được sự chăm sóc và giáo dục hài hòa giữa
gia đình và nhà trường. Một trong các yếu tố quan trọng có tính chất quyết định
đối với sự phát triển toàn diện của trẻ là giáo dục ngôn ngữ. Tìm hiểu lỗi phát âm
phụ âm đầu của trẻ mẫu giáo (từ 4 đến 6 tuổi) sẽ góp phần vào việc tìm biện
pháp khắc phục, phương pháp giáo dục giúp trẻ tránh được các lỗi phát âm không
đáng có, góp phần trang bị cho trẻ những hành trang cần thiết khi bước chân vào
lớp Một.
Việc tìm hiểu sự tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo là một vấn đề hết sức
quan trọng, do đó ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo được rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Chẳng hạn tác giả Lưu Thị Lan (1994) cho ta biết được sự phát triển về số
lượng từ không chỉ phụ thuộc vào tháng tuổi, năm tuổi của trẻ, mà còn phụ thuộc
vào các yếu tố bên ngoài như trình độ văn hóa, nghề nghiệp của bố mẹ và môi
trường ngôn ngữ bao xung quanh trẻ sống. Nguyễn Thị Phương Nga (2006), với
Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đã đưa ra một số
biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Đặng Thu Quỳnh (2006),
với Bài soạn hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ cái giúp ta có thêm
một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh đó còn có những đóng góp
của Nguyễn Xuân Thức (1995) về Tính tích cực giao tiếp và phát triển ngôn ngữ
của trẻ 5 – 6 tuổi Và gần đây nhất là những khóa luận văn của các bạn sinh
viên khoa giáo dục mầm non của các trường trên toàn quốc cũng cung cấp những
cứ liệu bổ ích về ngôn ngữ của trẻ mầm non và biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lỗi phát âm phụ âm đầu của trẻ mẫu giáo (từ 4 đến 6 tuổi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
90
LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐẦU CỦA TRẺ MẪU GIÁO
(TỪ 4 ĐẾN 6 TUỔI)
Lê Thị Hồng Nhung
Sinh viên năm 4, Khoa GDMN
GVHD: TS. Nguyễn Thị Ly Kha
1. Mở đầu
Giai đoạn từ khi mới sinh ra cho đến khi bước vào lớp Một (từ 0 tuổi đến 6
tuổi) là giai đoạn vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Bé được phát triển toàn diện khi nhận được sự chăm sóc và giáo dục hài hòa giữa
gia đình và nhà trường. Một trong các yếu tố quan trọng có tính chất quyết định
đối với sự phát triển toàn diện của trẻ là giáo dục ngôn ngữ. Tìm hiểu lỗi phát âm
phụ âm đầu của trẻ mẫu giáo (từ 4 đến 6 tuổi) sẽ góp phần vào việc tìm biện
pháp khắc phục, phương pháp giáo dục giúp trẻ tránh được các lỗi phát âm không
đáng có, góp phần trang bị cho trẻ những hành trang cần thiết khi bước chân vào
lớp Một.
Việc tìm hiểu sự tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo là một vấn đề hết sức
quan trọng, do đó ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo được rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Chẳng hạn tác giả Lưu Thị Lan (1994) cho ta biết được sự phát triển về số
lượng từ không chỉ phụ thuộc vào tháng tuổi, năm tuổi của trẻ, mà còn phụ thuộc
vào các yếu tố bên ngoài như trình độ văn hóa, nghề nghiệp của bố mẹ và môi
trường ngôn ngữ bao xung quanh trẻ sống. Nguyễn Thị Phương Nga (2006), với
Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đã đưa ra một số
biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Đặng Thu Quỳnh (2006),
với Bài soạn hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ cái giúp ta có thêm
một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh đó còn có những đóng góp
của Nguyễn Xuân Thức (1995) về Tính tích cực giao tiếp và phát triển ngôn ngữ
của trẻ 5 – 6 tuổi Và gần đây nhất là những khóa luận văn của các bạn sinh
viên khoa giáo dục mầm non của các trường trên toàn quốc cũng cung cấp những
cứ liệu bổ ích về ngôn ngữ của trẻ mầm non và biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non.
Tìm hiểu thực trạng lỗi phát âm phụ âm đầu của trẻ mẫu giáo lớn (4 – 6
tuổi), người nghiên cứu nhằm góp phần mô tả bức tranh về thực trạng phát âm
âm đầu của trẻ mẫu giáo lớn trên cơ sở đó tìm hiểu một số biện pháp khắc phục
Năm học 2008 – 2009
91
tình trạng phát âm sai của trẻ.
Việc tìm hiểu lỗi phát âm phụ âm đầu của trẻ mẫu giáo lớn của chúng tôi
xuất phát từ giả thiết khoa học: trẻ có bộ máy phát âm bình thường, tâm sinh lý
bình thường thì sẽ có khả năng phát âm được tất cả các âm trong hệ thống âm
của ngôn ngữ đó.
Do điều kiện thời gian có hạn và do giới hạn của phạm vi một tìm hiểu nhỏ,
đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc khảo sát khả năng phát âm phụ âm đầu
của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, với đối tượng là 9 trẻ sau:
Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Chỗ ở hiện nay
Nguyễn Quốc A. 16/07/2004 Biên Hoà – Đồng Nai
Trần Bảo Gia L. 10/05/2004 Biên Hoà – Đồng Nai
Nguyễn Trần Khánh D. 21/07/2004 Biên Hoà – Đồng Nai
Vũ Thị Kiều Ph. 27/10/2004 Trảng Bom – Đồng Nai
Lê Thuỳ D. 08/09/2003 TP. Hồ Chí Minh
Tạ Ngọc T. 07/12/2003 TP. Hồ Chí Minh
Phạm Thanh N. 19/08/2003 Trảng Bom – Đồng Nai
Vũ Quốc B. 28/11/2002 Trảng Bom – Đồng Nai
Phạm Lê Hoàng Đức T. 03/04/2002 TP. Hồ Chí Minh
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tài
liệu, giáo trình, các loại sách giáo khoa viết về trẻ mẫu giáo; khảo sát và đánh giá
kết quả dựa vào những dữ kiện thu thập được qua việc trực tiếp tiếp xúc với trẻ.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: điều tra, phỏng
vấn, thống kê, phân tích, so sánh các số liệu thu thập; trực tiếp tiếp xúc với đối
tượng để chụp ảnh, quay phim
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1. Cơ sở lý luận
Để làm tiền đề cho việc thống kê, phân loại lỗi, chúng tôi dựa trên những cơ
sở sau về âm đầu trong tiếng Việt và quan niệm về biến thể phương ngữ, lỗi phát
âm,...
2.1.1. Âm đầu trong âm tiết tiếng Việt
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
92
Theo Đoàn Thiện Thuật (1997) và theo nhiều nhà Việt ngữ học, âm tiết
tiếng Việt là một cấu trúc. Có thể hình dung cấu tạo âm tiết tiếng Việt hiện đại
qua lược đồ sau:
THANH ĐIỆU
VẦN
ÂM ĐẦU
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Các thành tố âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu có vị trí cố
định trong cấu trúc âm tiết, mỗi thành tố có một chức năng riêng và đặc điểm cấu
tạo của chúng cũng không giống nhau.
Âm đầu là một thành tố trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt, có chức năng mở
đầu âm tiết, khu biệt âm tiết. Theo nhiều tác giả, âm đầu có thể vắng mặt trong
cấu tạo âm tiết tiếng Việt.
Chúng tôi chọn quan niệm được nhiều nhà Việt ngữ học chấp nhận về hệ
thống âm đầu của tiếng Việt (21 âm vị) với những đặc điểm cấu âm âm học như
sau:
Đầu lưỡi Định vị
Phương thức
Môi
Bẹt Quặt
Mặt
lưỡi
Gốc
lưỡi
Thanh
hầu
Bật hơi ť
Vô thanh t ʈ c k
Ồn Không
bật hơi Hữu thanh b d
Tắc
Vang ( mũi ) m n ɲ ŋ
Vô thanh f s ʂ X h Ồn
Hữu thanh v z ʐ ɣ
Xát
Vang ( bên ) l
(Do đối tượng khảo sát của chúng tôi chỉ giới hạn ở phạm vi âm đầu nên
chúng tôi xin không miêu tả vắn tắt về các thành tố âm đệm, âm chính, âm cuối
và thanh điệu).
2.2.2. Biến thể phương ngữ và lỗi phát âm âm đầu
Những trường hợp phát âm /tr/ thành /ch/, /s/ thành /x/, /v/ thành /d,gi/, /l/
thành /n/, như tranh trại chang chại, sâu sắc xâu xắc, vẻ vang dẻ dang,
lo lắng no nắng,... được xem là biến thể phương ngữ. Những trường hợp phát
âm /th/ /h/, /kh/ /h/,..., như thịt hịt, khuyên hiên,... được xem là lỗi
Năm học 2008 – 2009
93
phát âm.
Tuy nhiên, do chúng tôi nghiên cứu trên cơ sở đọc cho trẻ nghe và yêu cầu
trẻ lắp lại (mà không phải là ghi âm ngôn ngữ tự nhiên của trẻ) nên những trường
hợp nào không theo đặc điểm cấu âm - âm học của âm đầu như đã miêu tả trong
bảng trên sẽ bị xem là lỗi. Ví dụ: cô giáo đọc sao sáng, trẻ nhắc lại thành xao
xáng thì cũng xem là lỗi.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Nhiều nghiên cứu về đặc điểm phát âm của trẻ từ 4 – 6 tuổi đã chỉ ra rằng
khả năng phát âm của trẻ lứa tuổi mẫu giáo tiến bộ tỉ lệ thuận với lứa tuổi. Trẻ từ
4 – 6 tuổi đã nắm được toàn bộ hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Trẻ càng lớn phát âm
càng chính xác, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, cách phát âm của trẻ chưa thật sự ổn
định. Ví dụ: trẻ phát âm rùa dùa/ùa, khuyếch khoác - khếch khác/hếch hác,
3. Thực trạng lỗi phát âm âm đầu của trẻ mẫu giáo (4-6 tuổi)
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ mầm non thường phát âm sai các phụ âm
đầu sau: phát âm phụ âm /ʐ/ thành /z/. Ví dụ: cà rốt thành cà dốt, rung rinh thành
dung dinh. Phụ âm /t/ trẻ thường phát âm thành phụ âm /c/. Phụ âm /ʂ/ thành phụ
âm /s/. Đôi khi phụ âm /X/ trẻ cũng phát âm thành /h/. Ví dụ: bé Quốc A. phát
âm khách hàng thành hách hàng.
Để có một cái nhìn toàn diện và hệ thống về thực trạng phát âm âm đầu của
trẻ 4-6 tuổi và những lỗi mà trẻ thường phạm phải, chúng tôi xây dựng bảng từ
có chứa các âm tiết có phụ âm đầu và tiến hành khảo sát trên cở sở bảng từ này.
3.1. Một số từ ngữ đã sử dụng để khảo sát khả năng phát âm của trẻ
1. Phụ âm /b/: bong bóng, bập bềnh, bập bênh, be bé, buồn bã.
2. Phụ âm /k/: con cá, cành cây, quả na, kéo co, cái còi, cồng cộc.
3. Phụ âm /z/: dạy dỗ, giấu diếm, dễ thương, dập dờn, giành giật, giờ giấc.
4. Phụ âm /d/: đủng đỉnh, đón chào, đi đứng, đùng đoàng, đánh đố .
5. Phụ âm /ɣ/: gà gáy, gần xa, gập gềnh, gọn gàng, gửi gắm.
6. Phụ âm /h/: hoa hồng, hí hửng, hoàng hôn, hương hoa, hoà hợp.
7. Phụ âm /l/: lưu luyến, lung linh, líu lo, long lanh, lo lắng, lành lặn.
8. Phụ âm /m/: mầm non, mong muốn, mập mạp, mũm mĩm, mạnh mẽ.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
94
9. Phụ âm /n/: no nê, nói cười, quả na, nồng nàn, náo nức, nứt nẻ.
10. Phụ âm /ʐ/: rung rinh, ríu rít, cà rốt, róc rách, rực rỡ, rụt rè.
11. Phụ âm /ʂ/: sang trọng, sáng sớm, sao sáng, sạch sẽ, sẵn sàng, sương
sớm, sâu sắc.
12. Phụ âm /t/: tin tưởng, tưởng tượng, tích tắc, tập tễnh, tỉ tê, tim tím.
13. Phụ âm /v/ : vui vẻ, vâng lời, vắng vẻ, vẻ vang, vồn vã, vội vã.
14. Phụ âm /s/: xa xôi, xinh xắn, xanh xanh, xấu xí, xập xoè, xoắm xuýt.
15. Phụ âm /c/: chăm chỉ, chào hỏi, chim chích chòe, chang chang, chói
chang.
16. Phụ âm /ʈ/: trắng trẻo, trong sáng, trường, trồng trọt, trang trại, trịnh
trọng.
17. Phụ âm /ť/: thong thả, thơm ngát, thích thú, thướt tha, thắm thiết, thịt
thà.
18. Phụ âm /X/: khó khăn, khanh khách, lênh khênh, khuyếch khoác, khuyên
bảo.
19. Phụ âm /f/: phong phú, phố phường, phong phanh, phập phồng, phấp
phới.
20. Phụ âm /ɲ/: nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, nhí nhảnh, nhỏ nhắn, nhăn nhó.
21. Phụ âm /ŋ/: ngủ ngon, ngông nghênh, ngốc nghếch, nghịch ngợm, nghe
ngóng.
3.2. Khảo sát khả năng sử dụng hệ thống phụ âm đầu của trẻ (4-6 tuổi)
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 9 bé. Đầu tiên, chúng tôi
cho các bé phát âm từng phụ âm riêng biệt, trẻ nghe và bắt chước phát âm lại.
Kết quả cụ thể như sau:
Có 4 bé sau khi nghe đọc mẫu đã phát âm chính xác các phụ âm đầu sau
đây: /b/, /c/, /h/, /ɣ/, /ŋ/, /k/, /z/, /d/, /l/, /m/, /n/, /ɲ/, /f/, /t/, /v/, /p/.
Cho trẻ nghe và phát âm lại các âm tiết có âm đầu theo danh sách đã nêu ở
3.1, chúng tôi thu được kết quả sau:
(1) Có 5/9 bé phát âm sai phụ âm /s/ thành /c/. Cụ thể 5 bé Nguyễn Quốc
Năm học 2008 – 2009
95
A.; Trần Bảo Gia L. ; Vũ Thị Kiều Ph.; Phạm Thanh N. và Nguyễn Trần Khánh
D. đều phát âm xanh xanh thành chanh chanh, xấu xí thành chấu xí, xa xôi thành
cha chôi
Phụ âm /s/ và /c/ là hai phụ âm hoàn toàn khác nhau về phương thức phát
âm và tiêu chí định vị. Phụ âm /s/ là phụ âm xát – đầu lưỡi bẹt. Phụ âm /c/ là phụ
âm tắc-mặt lưỡi. Qua khảo sát bố mẹ 5 bé đều có quê ở miền Trung và miền Nam.
Song trên thực tế các bé lại phát âm sai phụ âm /s/.
(2) Có 7/9 bé phát âm sai phụ âm /ʂ/ thành phụ âm /s/. Bảy bé Nguyễn
Quốc A, Trần Bảo Gia L. và Tạ Ngọc T.; Vũ Thị Kiều Ph.; Phạm Thanh N.;Lê
Thuỳ D.; và Nguyễn Trần Khánh D. Ví dụ: sáng sớm thành xáng xớm, sao sáng
thành xao xáng, sạch sẽ thành xạch xẽ,
Phụ âm /ʂ/ và /s/ đều là phụ âm xát - vô thanh, nhưng về tiêu chí định vị:
phụ âm /ʂ/ là phụ âm đầu lưỡi - quặt, phụ âm /s/ là phụ âm đầu lưỡi – bẹt. Theo
khảo sát bố mẹ các bé đều là người miền Trung và người miền Nam. Do đó, theo
chúng tôi trường hợp các bé phát âm sai phụ âm /ʂ/ thành /s/ là do các bé không
biết điều khiển vị trí của đầu lưỡi khi phát âm.
(3) Phụ âm /ʈ/ cả 7 bé trên đều phát âm không đúng. Các bé phát âm /ʈ/
thành /c/. Chẳng hạn trường thành chường, trồng trọt thành chồng chọt, trang
trại thành chang chại. Phụ âm /ʈ/ và /c/ đều là phụ âm tắc – vô thanh, nhưng
khác nhau về tiêu chí định vị. Phụ âm /ʈ/ là phụ âm đầu lưỡi - ngặt, phụ âm /c/ là
phụ âm mặt lưỡi. Bởi vậy, trong trường hợp này cũng giống như phụ âm /ʂ/, các
bé chưa biết cách phát âm và chưa biết cách điều khiển vị trí đầu lưỡi khi phát
âm. Tương tự phụ âm /ʐ/ 7 bé trên cũng phát âm sai, /ʐ/ thành /z/ ví dụ: rung
rinh – dung dinh, ríu rít – díu dít, cà rốt – cà dốt, róc rách,Nguyên nhân cũng
là do các bé không biết điều khiển đầu lưỡi khi phát âm.
(4) Phụ âm /ť/: 3/9 bé (Quốc A và Gia L.; Thuỳ D.) phát âm sai, phụ âm /ť/
thành /h/. Ví dụ: thướt tha – hướt ha, thong thả - hong hả Phụ âm /ť/ và /h/ là
hai phụ âm hoàn toàn khác nhau về phương thức phát âm cũng như tiêu chí định
vị. Về phương thức phát âm: phụ âm /ť/ là phụ âm tắc – bật hơi, còn phụ âm /h/
là phụ âm xát – vô thanh. Về tiêu chí định vị: phụ âm /ť/ là phụ âm đầu lưỡi – bẹt,
còn phụ âm /h/ là phụ âm thanh hầu. Theo chúng tôi nguyên nhân các bé phát âm
sai là do ảnh hưởng của bố mẹ và môi trường xung quanh trẻ sống.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
96
(5) Phụ âm cuối cùng là phụ âm /X/ cũng là 3 bé Quốc A.; Gia L. và Thuỳ
D. đều phát âm sai /X/ thành /h/. Chẳng hạn khanh khách – hanh hách , khó
khăn – hó hăn, Về phương thức phát âm, hai phụ âm này đều là phụ âm xát –
vô thanh. Nhưng tiêu chí định vi lại khác nhau. Phụ âm /X/ là phụ âm gốc lưỡi,
còn phụ âm /h/ là phụ âm thanh hầu. Trường hợp sai này cũng là do hai bé chịu
ảnh hưởng cách phát âm của bố mẹ.
Có hai bé là Phạm Lê Hoàng Đức T. và Vũ Quốc B. có khả năng phát âm
đúng tất cả các phụ âm đầu.
4. Một số hướng khắc phục tình trạng phát âm sai phụ âm đầu ở trẻ 4 – 6
tuổi
4.1. Biện pháp khắc phục
Đối với nhà trường: cần điều tra tình hình phát âm của trẻ ngay từ đầu năm
học để đề ra kế hoạch dạy trẻ luyện phát âm đúng, cần có chương trình, kế hoạch
đồng bộ, phối hợp giữa các lớp mẫu giáo để có sự thống nhất dạy trẻ luyện phát
âm đúng ngay từ đầu của tuổi mẫu giáo, cần có bài tập luyện phát âm đối với
những âm trẻ phát âm sai. Mặt khác giáo viên phải phát âm đúng để trẻ “bắt
chước”. Ngoài ra nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động như: diễn
văn nghệ, thi kể truyện, đọc thơ qua đó trẻ tự trau dồi cách phát âm của mình.
Đối với gia đình – họ hàng: cần tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp với
người lớn một cách cởi mở, thoải mái. Mọi người trong gia đình khi giao tiếp với
nhau cần nói năng hoà nhã, khi nói với trẻ cần nói to, rõ, nhưng thân mật để trẻ
tiếp thu. Cần cho trẻ xem và nghe chương trình dành cho thiếu nhi để trẻ có điều
kiện nghe giọng nói, cách phát âm của phát thanh viên. Nếu có điều kiện về thời
gian, thành viên trong gia đình, họ hàng nên đọc truyện hoặc kể chuyện cho trẻ
nghe. Gia đình cần kết hợp với nhà trường để giáo dục trẻ, giúp trẻ phát âm đúng,
giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ.
Đối với bản thân trẻ: trẻ cần phải tập trung nghe chính xác khi giao tiếp để
có thể “bắt chước”. Trẻ cần được luyện tập tốt bộ máy phát âm tức luyện giọng.
Khi phát âm, trẻ phải tập trung phát âm to, rõ, chính xác, không được phát âm ậm
ừ, hoặc nhanh quá hay chậm quá.
Đối với xã hội: Cần xây dựng những trung tâm vui chơi giải trí cho trẻ, tạo
điều kiện cho trẻ sinh hoạt tập thể, vui chơi, hát, kể chuyện Giúp các trường
Mầm non về mọi mặt để tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt và các cháu học tốt.
4.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Năm học 2008 – 2009
97
Tạo điều kiện cho trẻ bắt chước tiếng nói của người lớn: các bậc cha mẹ
cần chú ý cho trẻ được nghe người lớn nói nhiều. Khi nói cần chú ý sử dụng từ
đúng, cố gắng dùng những từ giàu hình ảnh, âm thanh. Không cãi nhau, không
nói tục trước mặt trẻ.
Làm cho cuộc sống của trẻ phong phú, giàu cảm xúc, ấn tượng: mở rộng
môi trường sống cho trẻ thì càng biết nhiều từ, biết nhiều cách diễn đạt tên gọi và
mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Đồng thời cho trẻ giao
tiếp với nhiều người, đi nhiều nơi, xem nhiều thứ thì cuộc sống của trẻ sẽ khơi
gợi, kích thích nhu cầu giao tiếp ở trẻ. Ngôn ngữ trẻ sẽ được rèn luyện và điệu bộ
phù hợp.Thường xuyên đọc sách báo, kể chuyện cho trẻ nghe.
4.3. Dạy trẻ phát âm đúng:
Hình thành cách phát âm đúng: Cần rèn luyện và phát triển tai nghe, sự
phối hợp vận động linh hoạt, tinh tế của cơ quan phát âm để trẻ biết cách cấu âm
đúng và luyện thơ ngôn ngữ.
Giáo dục trẻ nói đúng: dạy trẻ phát âm đúng.
Hình thành cách nói diễn cảm: tức là dạy trẻ biết sử dụng các phương tiện
biểu cảm của âm thanh ngôn ngữ như cao độ, trường độ, cường độ, tốc độ, nhịp
độ, ngừng nghỉ khi nói
Giáo dục trẻ văn hoá nói khi giao tiếp: Phát triển khả năng phát âm, trên cơ
sở đó dạy trẻ phát âm đúng, chính xác, thái độ phù hợp với nội dung nói. Phát
triển khả năng tai nghe, sử dụng giọng nói khác nhau, có thái độ phù hợp với nội
dung nghe.
4.4. Một số biện pháp luyện phát âm
Luyện phát âm theo mẫu: Tức là quá trình hướng dẫn trẻ phát âm theo đúng
các chuẩn âm thanh ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ.
Các bước tiến hành luyện phát âm theo mẫu: Bước 1: Giáo viên phát âm
mẫu. Bước 2: Trẻ phát âm theo mẫu.
Luyện tập: Ví dụ: Khi tập cao độ, động tác đưa tay lên cao, xuống thấp giúp
trẻ hình dung được cách sử dụng giọng của mình cụ thể hơn.
Tổ chức trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ: Giúp trẻ phát âm đúng các
phụ âm đầu mà trẻ thường phạm lỗi như phụ âm /th/, /h/, /r/, /s/, /kh/,...
5. Kết luận
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
98
Trên đây là những khảo sát ban đầu của chúng tôi về thực trạng phát âm âm
đầu của một nhóm trẻ 4 - 6 tuổi. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi mới
dừng lại khảo sát thực trạng theo mẫu đưa trước, chưa khảo sát ngôn ngữ tự
nhiên của trẻ. Tuy nhiên, từ kết quả này, chúng tôi dự định sẽ bổ sung, sửa chữa
bảng từ khảo sát, đồng thời sẽ ghi âm phát âm tự nhiên của trẻ để có thể có một
cái nhìn hệ thống, xác thực và toàn diện về thực trạng phát âm âm đầu cũng như
những loại lỗi phát âm âm đầu mà trẻ 4 – 6 tuổi thường phạm phải.
Qua việc tìm hiểu về việc lỗi phát âm phụ âm đầu của trẻ 4-6 tuổi, chúng tôi
thấy việc tìm hiểu ngôn ngữ trẻ thơ là hết sức quan trọng. Vì qua đấy chúng ta có
thể hiểu rõ hơn “thế giới ngôn ngữ” của trẻ. Đặc biệt việc sớm phát hiện các lỗi
khi trẻ phát âm là rất quan trọng nó giúp chúng ta nhanh chóng đưa ra những
biện pháp khắc kịp thời cũng như đề xuất những phương pháp hình thành và phát
triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng (1994), Ngữ âm tiếng Việt hiện đại, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2]. Nguyễn Xuân Khoa (1986), Tiếng Việt tập 1, NXB trường Đại học Sư
phạm I Hà Nội.
[3]. V.X Mukhina (1986), Tâm lý học mẫu giáo, NXB Giáo dục
[4]. Nguyễn Thị Phương Nga (2005), Tuyển tập trò chơi phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục.
[5]. Đặng Thu Quỳnh (2006), Bài soạn hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm
quen với chữ cái, NXB KHXH.
[6]. Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Người mẹ cần biết, NXB Giáo dục.
[7]. Đoàn Thiện Thuật (1997), Ngữ âm tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH.
[8]. Nguyễn Xuân Thức, Tính tích cực giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của
trẻ 5 – 6 tuổi, Nghiên cứu số 1 năm 1995.
[9]. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (1987), Giáo dục trẻ mẫu giáo trong nhóm bạn
bè, NXB Hà Nội.
[10]. AP.Xolokina (1997), Dạy học ở mẫu giáo, NXB Giáo dục.
[11].
[12].
[13].
[14].
[15].