Lỗi sai, nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ hán của sinh viên và biện pháp khắc phục

1. Mở đầu Dạy viết chữ Hán là một nội dung quan trọng trong dạy tiếng Trung Quốc. Nắm được hình thể chữ Hán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ năng đọc và viết, cũng như ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ tiếng Hán nói chung. Song hệ thống chữ Hán lớn, kết cấu phức tạp, hình dạng thay đổi phong phú lại là một khó khăn lớn đối với người học và là khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng dạy. Tư Tự Hồng đã nhấn mạnh: “dạy học chữ Hán là một yếu tố quan trọng nhất” [1], Triệu Kim Minh cũng chỉ ra: “dạy học tốt chữ Hán là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả dạy tiếng Trung Quốc, giảng viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy chữ Hán”[2]. Tại Trung Quốc có các bài nghiên cứu về lỗi viết chữ Hán và phương pháp giảng dạy như: “Nghiên cứu lỗi sai chữ Hán của sinh viên nước ngoài” của Lưu Hiểu Lam [3], “Đặc điểm nét chữ Hán và lỗi về nét của sinh viên nước ngoài” của Quách Thánh Lâm [6], “Nguyên nhân gây lỗi chữ Hán của sinh viên nước ngoài” của Vu Hiểu Vi [8], “Nghiên cứu dạy học chữ Hán cho sinh viên nước ngoài” của Lưu Kiến Bình và Sở Kim Kim [4], “Phân tích lỗi về bộ thủ của sinh viên Việt Nam và cách dạy” của Lương Hiểu Lệ [5]. Ở Việt Nam, các bài báo về lỗi sai và nguyên nhân gây lỗi sai hầu như chưa có. Bài báo này nghiên cứu về lỗi sai và nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ Hán, đồng thời đưa ra phương pháp dạy chữ Hán hiệu quả, phù hợp với sinh viên Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lỗi sai, nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ hán của sinh viên và biện pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0157 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 163-170 This paper is available online at LỖI SAI, NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI SAI KHI VIẾT CHỮ HÁN CỦA SINH VIÊN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Trần Thị Yến Bộ môn tiếng Trung Quốc, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Chữ Hán là văn tự của tiếng Trung Quốc (hay còn gọi là tiếng Hán), là một bộ phận cấu thành nét đặc sắc của ngôn ngữ này. Lỗi sai trong việc thể hiện chữ Hán cũng là lỗi cơ bản, thường thấy nhất của người học tiếng Trung Quốc. Bài báo này tập trung vào lỗi sai khi viết, nguyên nhân gây lỗi sai và biện pháp khắc phục. Đây chính là tài liệu tham khảo cho giảng viên trong quá trình giảng dạy nhằm giảm bớt khó khăn khi dạy học, tạo hứng thú cho sinh viên khi học chữ Hán, nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng Trung Quốc. Từ khóa: Dạy học chữ Hán, lỗi sai khi viết chữ Hán, nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ Hán, phương pháp dạy chữ Hán. 1. Mở đầu Dạy viết chữ Hán là một nội dung quan trọng trong dạy tiếng Trung Quốc. Nắm được hình thể chữ Hán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ năng đọc và viết, cũng như ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ tiếng Hán nói chung. Song hệ thống chữ Hán lớn, kết cấu phức tạp, hình dạng thay đổi phong phú lại là một khó khăn lớn đối với người học và là khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng dạy. Tư Tự Hồng đã nhấn mạnh: “dạy học chữ Hán là một yếu tố quan trọng nhất” [1], Triệu Kim Minh cũng chỉ ra: “dạy học tốt chữ Hán là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả dạy tiếng Trung Quốc, giảng viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy chữ Hán”[2]. Tại Trung Quốc có các bài nghiên cứu về lỗi viết chữ Hán và phương pháp giảng dạy như: “Nghiên cứu lỗi sai chữ Hán của sinh viên nước ngoài” của Lưu Hiểu Lam [3], “Đặc điểm nét chữ Hán và lỗi về nét của sinh viên nước ngoài” của Quách Thánh Lâm [6], “Nguyên nhân gây lỗi chữ Hán của sinh viên nước ngoài” của Vu Hiểu Vi [8], “Nghiên cứu dạy học chữ Hán cho sinh viên nước ngoài” của Lưu Kiến Bình và Sở Kim Kim [4], “Phân tích lỗi về bộ thủ của sinh viên Việt Nam và cách dạy” của Lương Hiểu Lệ [5]. Ở Việt Nam, các bài báo về lỗi sai và nguyên nhân gây lỗi sai hầu như chưa có. Bài báo này nghiên cứu về lỗi sai và nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ Hán, đồng thời đưa ra phương pháp dạy chữ Hán hiệu quả, phù hợp với sinh viên Việt Nam. Ngày nhận bài: 15/6/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015. Liên hệ: Trần Thị Yến, e-mail: yentt@hnue.edu.vn 163 Trần Thị Yến 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phân loại lỗi trong nhận thức và thể hiện chữ Hán Lỗi về nét chữ: Nét chữ là những đường nét, là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên hình thể chữ Hán. Lỗi nét chữ bao gồm: - Thiếu nét: Người viết làm mất, thiếu một hoặc vài nét. Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai 真 自 师 - Thừa nét: Người viết thêm vào một hoặc vài nét. Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai 胡 今 试 - Lẫn lộn nét: Các nét hay lẫn lộn nhau là: chấm, ngang, phẩy, sổ, sổ móc cong. Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai 叫 干 网 Lỗi về bộ thủ: Bộ thủ là đơn vị lớn hơn nét, do các nét tạo nên, là đơn vị cấu tạo chữ. Lỗi về bộ thủ có: - Thay đổi bộ thủ: làm thay đổi bộ thủ ban đầu của chữ bằng bộ thủ gần giống hoặc bộ thủ khác. Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai 觉 见 那 环境 清静 地方 - Thêm bộ: Các bộ thường được thêm vào氵(thủy),讠(ngôn) và辶(xước). Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai 离 景 化 - Bớt bộ: Bộ thường bị bỏ đi:讠(ngôn) ,冫(băng),心( tâm),土(thổ). Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai 城 读 愿意 164 Lỗi sai, nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ hán của sinh viên và biện pháp khắc phục - Biến hình của bộ: Dùng “KK” thay thế cho bộ trúc “ ”, dùng chữ “Z” thay thế cho chữ “ ”, dùng chữ “B” thay thế cho bộ ấp “ ”, dùng chữ “ ” thay thế cho bộ ngôn “讠”, dùng chữ “ ” thay cho chữ “比” . Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai 管 气 下 门 了 比 Lỗi kết cấu: Chữ Hán có kết cấu trái - phải, trên - dưới, bao quanh, nhưng sinh viên thường đều viết thành kết cấu trái - phải. Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai 帮 名 多 处 题 起 Lỗi chữ hoàn chỉnh: Lỗi chữ hoàn chỉnh thường xuất hiện ở ba dạng: - Lỗi do chữ đồng âm Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai 城市 文化 天气 - Lỗi do chữ gần giống Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai 东西 已经 夏天 - Lỗi do viết tách rời các bộ phận của chữ Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai Chữ đúng Chữ sai 难 街 理 2.2. Nguyên nhân gây lỗi sai 2.2.1. Nguyên nhân gây lỗi sai về nét Chữ Hán do các nét tạo nên, chỉ cần thêm hay bớt một nét cũng tạo nên sự khác biệt lớn, dẫn tới lỗi sai. Nguyên nhân gây lỗi sai về nét là do: Thứ nhất, chữ Tiếng Việt do các đường cong, vòng tạo nên. Độ cong và vòng không ảnh hưởng đến chữ. Chữ Hán do các nét (chấm, ngang, phảy, sổ, hất, mác, móc) tạo nên, vì thế sinh viên Việt Nam khi viết chữ Hán dễ bị thêm, bớt nét, viết nét tùy tiện. Ví dụ: “认真” viết thành 165 Trần Thị Yến “ ”, “房间” viết thành “ ” , “冷” viết thành “ ” , “讠” viết thành “ ”. Thứ hai, khi học sinh viên không chú ý đến số lượng nét, cách viết từng nét. Khi chữa bài tập giảng viên chưa nhấn mạnh lỗi thừa thiếu nét, sinh viên dễ sai theo thói quen. Điển hình nhất là chữ “真” thiếu một nét bên trong “ ”。 2.2.2. Nguyên nhân gây lỗi sai về bộ thủ Bộ thủ là đơn vị lớn hơn nét và nhỏ hơn chữ hoàn chỉnh, là phần trung tâm tạo nên chữ Hán. Bộ thủ khác nhau tạo nên chữ Hán khác nhau. Lỗi sai là do: Thứ nhất, có nhiều bộ thủ gần giống nhau, chỉ khác nhau về một nét nhỏ. Quan sát không kĩ sẽ dễ viết sai. Ví dụ “那” viết thành “ ”, chữ “觉” viết thành “ ”. Thứ hai, do bị ảnh hưởng bởi chữ trước và sau nên khi viết lấy bộ của chữ trước viết vào chữ sau, hoặc lại viết bộ của chữ sau viết cho chữ trước. Ví dụ “清净” viết thành “ ”, “地方” viết thành “ ” , “环境” viết thành “ ”。 Thứ ba, chữ Hán không hoàn toàn chỉ là chữ tượng hình, còn có chữ hội ý, hình thanh, chỉ sự. Giảng viên khi dạy chỉ chú trọng đến giải thích chữ hình thanh, sinh viên dễ suy luận tương đương cho tất cả các chữ. Ví dụ: chữ có bộ “ ” thì thường có liên quan đến “đi lại” nên khi viết chữ “离” (rời đi) thường viết thành chữ sai “ ”, suy luận chữ “离” có liên quan đến “việc đi lại”. Chữ “风景” (phong cảnh) viết thành “ ”, trước chữ “景” thêm bộ “氵”, cho rằng “phong cảnh” có liên quan đến “sông nước”. Thứ tư, do trong tiếng Việt có một số chữ gần giống hình dạng của một số bộ thủ của chữ Hán, khi viết sinh viên thường dùng văn tự của tiếng Việt để thay thế. Viết chữ “ ” thay cho chữ “下”, “ ” thay cho bộ trúc “ ”, “ ” thay cho chữ “了” , “ ” thay cho “阝”. 2.2.3. Nguyên nhân gây lỗi sai về kết cấu Do chưa nắm được kết cấu của chữ Hán, nên người học bị lộn xộn về kết cấu hoặc kết cấu không chính xác. Nguyên nhân do: Thứ nhất, hầu hết chữ Hán viết theo kết cấu trái - phải, chữ viết theo kết cấu trên - dưới thì ít. Vì thế sinh viên mặc định chữ Hán viết theo kết cấu trái - phải, các chữ theo kết cấu trên - dưới hoặc theo kết cấu bao quanh thì thường bị sinh viên viết thành kết cấu trái - phải. Ví dụ: chữ “帮” viết thành “ ” , chữ “想” viết thành “ ” . Thứ hai, khi giảng về chữ Hán, giảng viên thường chỉ dạy theo kiểu tách các bộ, giải thích chữ Hán phần nào biểu âm, phần nào biểu ý, hầu như không nói đến kết cấu của chữ, dẫn đến khi viết sinh viên chỉ chú ý đến ghép cho đủ bộ thủ mà ít quan tâm đến kết cấu chữ. 2.2.4. Nguyên nhân gây lỗi chữ hoàn chỉnh Lỗi chữ hoàn chỉnh thường do đặc trưng hiện tượng chữ đồng âm, chữ gần giống nhau và do hiện tượng viết tách các thành phần gây ra. Rất nhiều chữ Hán âm đọc giống nhau, chữ viết và ngữ nghĩa cũng khác nhau. Ví dụ: “城 市” viết thành “成市”, “朋友” viết thành “朋有”. . . . Sinh viên không nắm được yếu tố biểu âm và biểu ý của chữ, nên không hiểu được cách cấu tạo chữ hoàn chỉnh. Một số chữ Hán chỉ cần thêm hoặc bớt một nét đã tạo nên chữ khác. Ví dụ “已 经” viết thành “ ”, “材料” viết thành “ ”. . . . 166 Lỗi sai, nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ hán của sinh viên và biện pháp khắc phục Khi viết chữ Hán có thể viết thay đổi hình dạng của chữ, nhưng các thành phần cấu tạo nên chữ như nét, bộ luôn luôn phải đảm bảo viết theo đúng kết cấu. Nếu tách các thành phần cấu tạo nên chữ ra thì một chữ sẽ trở thành hai hoặc nhiều chữ. Ví dụ “难” viết thành “ ” , “理” viết thành “ ”, “样” viết thành“ ”. . . 2.3. Biện pháp khắc phục Để giảm thiểu việc viết sai chữ Hán của người học thì giảng viên ngoài việc nắm chắc những phương pháp, kĩ năng dạy học cần thiết, còn phải nắm được những lỗi sai của sinh viên, từ đó có những cách dạy phù hợp, đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số phương pháp dạy cơ bản khắc phục được lỗi sai của sinh viên khi viết chữ Hán. 2.3.1. Dạy theo nét Dạy học chữ Hán phải được bắt đầu từ đơn vị nhỏ nhất là nét chữ. Đối với sinh viên mới học chữ Hán mà tiếng mẹ đẻ được ghi bằng các kí tự, thì nét chữ của chữ Hán là rất phức tạp, khó học. Việc dạy nét chữ đúng, khoa học, sẽ là khởi đầu tốt cho dạy chữ Hán. Có thể dạy theo thứ tự sau: nét cơ bản/hình nét cơ bản→ biến hình của nét→ nét ghép. Khi bắt đầu dạy chữ Hán sẽ dạy các nét cơ bản: ngang一, sổ丨, phẩy丿, chấm丶, mác , hất . Dạy nét ghép phải thông qua các chữ cụ thể: sổ cong , sổ móc , sổ cong móc , ngang gập , ngang gập móc , ngang gập cong móc , phẩy chấm , cong móc đứng , cong móc nghiêng . . . Tên gọi của nét và thứ tự nét phải được dạy đồng thời. Ví dụ: nét ngang gập cong móc phải được dạy là ngang trước, sau đó gập rồi đến cong và cuối cùng là móc. Sự biến hình của các nét cần được giải thích là để nhường chỗ cho phần bên phải. Các dạng biến hình: nét ngang biến thành nét hất:功,站,孔; nét mác biến thành nét chấm:灯,刘; nét móc biến thành nét phẩy:看,着,差; nét sổ móc sẽ biến thành sổ:尖,尘,党; nét ngang gập cong móc biến thành nét ngang gập cong:设,朵,铅. Quy tắc viết thuận cũng cần nhấn mạnh: (1) Ngang trước sổ sau: 十; (2) Trên trước dưới sau:三,干; (3) Phẩy trước mác sau:人,木; (4) Trái trước phải sau:川,洲; (5) Ngoài trước trong sau:月,向; (6) Giữa trước hai bên sau:小,水; (7) Vào trước đóng sau:日,田. Viết theo đúng qui tắc thuận không những viết dễ, viết nhanh mà còn dễ viết đẹp, cân đối, giảm viết sai. Muốn dạy viết chữ Hán đẹp thì hơn ai hết giảng viên phải viết chữ Hán đẹp, cân đối. Như thế vừa là tấm gương để sinh viên học tập, vừa tạo hứng thú về loại văn tự này. 2.3.2. Dạy theo bộ thủ Dạy học bộ thủ nên tiến hành kết hợp dạy song song cả hình, âm và ý. Dạy tên gọi của bộ Mỗi loại bộ thủ có tên và ý nghĩa khác nhau. Nắm được tên bộ thủ thông dụng, nắm được ý nghĩa bộ sẽ giảm sự nhầm lẫn giữa những bộ gần giống nhau. Nếu tìm ra những cách gọi tên dễ nhớ, dễ học thuộc thì càng thuận lợi cho người học. Các bộ thủ có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau: - Các bộ thường nằm bên trên gồm:艹,广,冖,宀,父,西,四,山. . . 草,安 - Các bộ thường nằm bên dưới gồm:灬,心,系,卄. . . 照,德 - Các bộ thường nằm bên trái gồm:冫,氵,亻,彳,衤,日,目,木,土,王. . .他,明 - Các bộ thường nằm ở bên phải gồm:女,欠,支,隹,鸟,羽,页,头. . .鸡,欢 - Các bộ thường nằm xung quanh gồm:冂,匚,凵,囗. . .医,网,凶,圆 167 Trần Thị Yến - Các bộ thường nằm bên trong gồm:矢,玉...医,国 Trường hợp bộ không có tên thì có thể dựa vào hình dạng hoặc nét để đặt tên. Ví dụ “ ” (dê ko đuôi): “美”, “糕”; “ ” (dê lệch đuôi): “差”, “着”; “巛” xuyên cong: “巡”, “巢” Khi dạy nên kết hợp đọc âm đọc tiếng Trung Quốc và tên bộ theo âm Hán Việt, sẽ giúp cho viêc ghi nhớ bộ nhanh chóng. Ví dụ冖(mì, bộ mật),忄(xı¯n, bộ tâm đứng) Giảng giải ý nghĩa bộ thủ Khi giảng giải ý nghĩa bộ thủ, bộ thủ dễ thì giải thích đơn giản, bộ thủ khó thì giải thích cụ thể chi tiết để sinh viên dễ hiểu. Hiểu được ý nghĩa bộ thủ, sẽ khắc phục được tình trạng học chữ thuộc vẹt, sao chép chữ Hán một cách cứng nhắc, đồng thời giảm chữ sai, giảm áp lực học chữ. Có thể phân nhóm các bộ thủ dựa vào ý nghĩa của các bộ thủ. Bài này tác giả chủ yếu phân loại đối với chữ tượng hình, vì bộ thủ trong chữ tượng hình chiếm tỉ lệ rất cao. (1) Bộ thủ tượng hình chỉ con người và bộ phận cơ thể người Con người:人,亻,女,儿,子; bộ phận trên cơ thể:目,口; cơ thể:身; tứ chi:又,止 (2) Bộ thủ tượng hình chỉ động vật và liên quan đến động vật Xúc vật:牛,羊; gia cầm, cá:隹,鱼, động vật:彡,爪 (3) Bộ thủ tượng hình chỉ thực vật:艹,木 (4) Bộ thủ tượng hình chỉ hiện tượng tự nhiên:日,月,雨;水,巛,冫;山,石,田 (5) Bộ thủ tượng hình chỉ công trình kiến trúc:广,宀,门,户,瓦 (6) Chữ tượng hình chỉ dụng cụ:车,舟;匚,豆,缶;斤,弓;衣,巾,纟;文,弋 Ngoài ra các bộ thủ của chữ chỉ sự, hội ý, hình thanh cũng có năng cấu tạo chữ tương đương, khi dạy cũng cần được quan tâm. Hướng dẫn cách viết bộ thủ Viết bộ thủ cần phải đảm bảo tính chính xác. Khi dạy cần đặc biệt chú ý phân biệt những bộ thủ gần giống nhau. Khi phân tích cần tập trung ba yếu tố hình, âm, nghĩa. Mắt nhìn vào chữ, miệng đọc, đầu nghĩ đến ý nghĩa. Các cặp bộ thủ gần giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau hoàn toàn có:冫bı¯ng/氵shuıˇ,冖mì /宀mián,日rì/目mù/曰yue¯,厂chaˇng/广guaˇng/疒chuáng, 亻rén/彳chì,卩jié/阝yì,廴yıˇn /辶chuò,饣shí/钅jı¯n,艹caˇo/竹zhú. . . Ví dụ “礻”/“衤”: “礻”có 4 nét, gọi là bộ “lễ”, ý nghĩa liên quan đến thần linh:神,祝...“衤” có 5 nét, gọi là bộ “y”, liên quan đến y phục:衬衫,裤子. . . 2.3.3. Dạy theo kết cấu Dạy chữ độc thể Số lượng chữ độc thể không nhiều, nhưng khả năng cấu tạo từ mạnh, thuận lợi cho sinh viên nắm được hình, âm, nghĩa. Vì thế dạy chữ độc thể là vô cùng quan trọng. Dạy chữ độc thể có thể dạy theo ba phương pháp sau: (1) Dạy chữ độc thể biểu ý Hình ảnh và ý nghĩa của chữ biểu hình có quan hệ mật thiết với nhau. Nhìn vào chữ đã thấy được đó là chữ tượng hình:日,月,山,水 hay là chữ chỉ sự:上,下,一,二,三. Khi dạy những chữ này nên tận dụng ý nghĩa biểu ý của nó, tiến hành phân tích chữ, để sinh viên cảm nhận và hiểu được sự khác biệt của chữ Hán so với văn tự của các ngôn ngữ khác. Ví dụ: dạy chữ tượng hình “水” có thể cho sinh viên nhìn thấy chữ giáp cốt “ ” để sinh viên dễ đoán được ý nghĩa. Giải thích chữ chỉ sự “上”, “下”, nét ngang tượng trưng cho mặt phẳng, nằm trên nét ngang đó chính là phần ở trên, nằm dưới là phần ở dưới. (2) Dạy chữ độc thể biểu âm 168 Lỗi sai, nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ hán của sinh viên và biện pháp khắc phục Đưa ra các chữ có âm đọc gần giống nhau có cùng bộ thủ, cho sinh viên đọc, quan sát, tự tìm ra âm đọc gần giống, phán đoán. Ví dụ khi dạy “把”, giảng viên liệt kê ra chữ “爸”, “吧”, sinh viên sẽ phát hiện ra âm gần giống nhau của “巴”, sau đó lại đưa ra âm “疤”,“罢” để sinh viên phán đoán, kết luận. Cách dạy này không thể dạy chữ riêng lẻ, cần có sự liên hệ với các chữ khác, từ khác, thậm chí là câu. (3) Dạy chữ độc thể chỉ sự Chữ chỉ sự không có sự liên hệ giữa hình ảnh, ý nghĩa với âm đọc nên rất khó tìm ra sự liên hệ. Khi dạy loại chữ này chủ yếu nhấn mạnh vào nét chữ, thứ tự nét và phân tích chữ gần giống. Ví dụ: chữ “八” cho biết được nét phẩy, mác và thứ tự viết là phẩy trước mác sau. Chữ “小” cho biết thứ tự viết giữa trước hai bên sau. . . Dạy học thông qua phân tích chữ gần giống nhau cũng là phương pháp dạy rất quan trọng, đưa ra những chữ độc thể gần giống nhau để sinh viên quan sát, tìm ra những điểm khác nhau. Cách này không chỉ cần chú ý đến phân tích hình chữ mà còn phải chú ý đến ý nghĩa của chữ. Ví dụ: “少” và “小”; “人” và “入”; “儿” và “几” . “少” shaˇo [thiểu] (ít), “小xiaˇo [tiểu] (nhỏ) ”; “人” rén [nhân] (người), “入” rù [nhập] (vào) ; “儿” ér [nhi] (con), “几” jıˇ [kỉ] (mấy). Dạy chữ hợp thể Để dạy được chữ hợp thể có hiệu quả, giảng viên phải nắm được nguyên tắc tách chữ hợp thể, sau đó dạy chữ theo cách tách bộ. Phương pháp dạy chữ hợp thể là tách chữ thành các phần theo cấp độ tách cấp một hay cấp hai. Việc tách chữ thành các bộ phận sẽ thuận lợi cho việc tiến hành dạy học, dễ hiểu cho người học, tạo cho người học dần có tính liên tưởng tư duy, nhận biết để đọc chữ Hán. Chữ健phân tách cấp một thành “亻” và “建”. Nếu chữ có hình ảnh, kết cấu đặc biệt thì có cách dạy đặc biệt. Chữ “裹” theo kết cấu trên giữa dưới, có thể tách cấp một thành chữ “衣” và “果”, sau đó tách cấp hai đưa “果” vào giữa chữ衣. Loại đặc biệt kiểu này thì ít. 3. Kết luận Dạy học chữ Hán là một nhiệm vụ quan trọng khi dạy tiếng Trung Quốc. Bản thân chữ Hán khó, người học chủ quan chưa thực sự tập trung, chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, người dạy chưa chú trọng khi dạy sẽ là những nguyên nhân chính gây ra lỗi chữ. Lỗi chữ sai liên tục, không sửa chữa kịp thời sẽ dễ trở thành lỗi hệ thống, khó sửa, ảnh hưởng đến cả quá trình học ngôn ngữ. Làm thế nào để dạy tốt chữ Hán cũng là một vấn đề được giảng viên luôn luôn rất quan tâm. Việc tìm ra lỗi sai, nguyên nhân gây lỗi sai và đưa ra giải pháp là việc làm cấp thiết đối với giảng viên. Hi vọng bài viết này sẽ là căn cứ khoa học và tài liệu tham khảo có giá trị cho giảng viên dạy tiếng Trung Quốc, Trường Đại học Sư phạm nói riêng và giảng viên dạy tiếng Trung Quốc nói chung tại các cơ sở đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dạy học chữ Hán là yếu tố quan trọng nhất. Tạp chí Khoa học, Học viện nhân dân Quế Châu, 4/2009. [2] Khát quát dạy học chữ Hán cho sinh viên nước ngoài. Ngoại thương xuất bản xã (Trung Quốc), 2007. [3] Lưu Hiểu Lam, 2005. Nghiên cứu lỗi sai chữ Hán của sinh viên nước ngoài. Tạp chí Khoa học Học viện Nghi Tân, 2005(11), tr. 58-59. 刘晓岚, 2005.《留学生汉字偏误研究综述》.宜宾学院学报,2005(11),页58-59. [4] Lưu Kiến Bình, Sở Kim Kim, 2011. Nghiên cứu về phương pháp dạy chữ Hán cho sinh viên nước ngoài. Tạp chí Dạy học và Nghiên cứu ngữ văn, 2011(49), tr. 44 - 46. 169 Trần Thị Yến 刘建平, 楚金金, 2011. 《对外汉语汉字教学方法之探讨》. 语文教学与研 究,2011(49),页44-46. [5] Lương Hiểu Lệ, 2011. Phân tích lỗi về bộ thủ của sinh viên Việt Nam và cách dạy. Tạp chí Giáo dục, Học viện Tứ Xuyên, 9.2011, tr. 71-72. 梁晓丽, 2011. 《越南留学生的部件偏误分析现象极其对策》. 四川学院学报,9, 页71-72 [6] Quách Thánh Lâm, 2008. Đặc điểm nét chữ Hán và lỗi về nét của sinh viên nước ngoài. Tạp chí Khoa học, Học viện Tiếng Hoa, Đại học Tế Nam, 4.2008, tr. 63 - 65. 郭圣林,《汉字的笔画特点与外国学生汉字笔画偏误》,暨南大学华文学院学报,4, 页63-65. [7] Quản Quốc Nhân, 2011. Nghiên cứu phương pháp dạy chữ Hán cho sinh viên Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Khoa học kĩ thuật Hoa Trung, tr. 65 - 67. 管国仁, 2011.《越南的汉字教学方法研究》.华中科技大学,硕士学位论文,页65-67. [8] Vu Hiểu Vi, 2010. Nguyên nhân gây lỗi chữ Hán của sinh viên nước ngoài. Tạp chí Khoa học, Học viện kĩ thuật Tương Phàn, 9.2010, pp 74-76. 于晓薇, 2010.《留学生汉字偏误探源》.襄樊职业技术学院学报, 9,页74-76. [9] Tôn Đức Kim, 2006. Nghiên cứu dạy học chữ Hán cho người nước ngoài. Nxb Ngoại thương. [10] Trần Hoàng Anh, 2007. Tình hình dạy chữ Hán hiện đại và ý nghĩa của việc nghiên cứu trong việc dạy chữ Hán. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội. ABSTRACT Chinese character writing errors, the causes of these writing errors and teaching methodology Chinese characters of the Chinese script, known as Hanyu, are a distinctive feature of this language. Errors in writing Chinese characters are common to learners. This article focuses on errors made in writing Chinese characters, the reasons these errors are made and Chinese character teaching methodologies. This is meant to be a reference for lecturers and students that will make it easier to teaching and learning Chinese, increase interest in Chinese characters and improve the effectiveness of teaching and learning Chinese. Keywords: Chinese character teaching, Chinese character writing errors, the causes of Chinese character writing errors, Chinese character teaching methodology. 170
Tài liệu liên quan