Một số quan điểm lí luận về thao tác so sánh

1. MỞ ĐẦU Theo quan niệm chung của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, so sánh luôn luôn có mối quan hệ tương tác với các thao tác trí tuệ khác và ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của con người. Những cách hiểu về khái niệm, vai trò của so sánh, mối quan hệ của so sánh với các thao tác trí tuệ khác và tiến trình so sánh đã cho thấy điều đó. Trong khi giới ngôn ngữ học coi so sánh là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” (1), thì các nhà xã hội học như L. Festinger, E. Durkheim, Th. Abel, F. H. Tenbruck, J. Matthes cho rằng so sánh là tư duy, là phương pháp thực nghiệm gián tiếp, là quá trình xã hội và văn hoá, v.v. (2) K.Đ. Usinski đã nói: “So sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tư duy”, I.M. Xêchênôv xem so sánh là kho tàng trí tuệ quý báu nhất của con người (3), còn W. Prinz đã từng viết :“Nhận thức có nghĩa là so sánh” (7). Thực nghiệm của nhà tâm lí học nhận thức người Mỹ Saul Sternberg đã khẳng định các quá trình so sánh là những quá trình nhận thức cơ bản đầu tiên (8). Trong thực tế các vấn đề liên quan đến thao tác so sánh chưa được đề cập đúng mức. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung giới thiệu 3 nội dung chủ yếu nhất là: a. Khái niệm về thao tác so sánh; b. Mối quan hệ của thao tác so sánh với các thao tác trí tuệ khác; và c. Tiến trình so sánh.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số quan điểm lí luận về thao tác so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LÍ LUẬN VỀ THAO TÁC SO SÁNH TRẦN THỊ PHƯƠNG (*) TOÙM TAÉT: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về khái niệm thao tác so sánh, mối quan hệ giữa thao tác so sánh với các thao tác trí tuệ khác và tiến trình so sánh trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ 5-6 tuổi. Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp giáo viên mầm non hiểu được các bước của tiến trình so sánh từ đó vận dụng vào việc phát triển thao tác so sánh cho trẻ 5-6 tuổi. ABSTRACT The article aims to report the research result of the theoretical conception of operation of comparison, the relationship between comparative operation and others intellectual operation, and the process of comparison in intellectual development of children in 5-6 year of age. The result helps kindergarten teachers understand the process of comparison to apply in developing the operation of comparison of children in the age. 1. MỞ ĐẦU Theo quan niệm chung của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, so sánh luôn luôn có mối quan hệ tương tác với các thao tác trí tuệ khác và ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của con người. Những cách hiểu về khái niệm, vai trò của so sánh, mối quan hệ của so sánh với các thao tác trí tuệ khác và tiến trình so sánh đã cho thấy điều đó. Trong khi giới ngôn ngữ học coi so sánh là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” (1), thì các nhà xã hội học như L. Festinger, E. Durkheim, Th. Abel, F. H. Tenbruck, J. Matthes cho rằng so sánh là tư duy, là phương pháp thực nghiệm gián tiếp, là quá trình xã hội và văn hoá, v.v. (2) K.Đ. Usinski đã nói: “So sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tư duy”, I.M. Xêchênôv xem so sánh là kho tàng trí tuệ quý báu nhất của con người (3), còn W. Prinz đã từng viết :“Nhận thức có nghĩa là so sánh” (7). Thực nghiệm của nhà tâm lí học nhận thức người Mỹ Saul Sternberg đã khẳng định các quá trình so sánh là những quá trình nhận thức cơ bản đầu tiên (8). Trong thực tế các vấn đề liên quan đến thao tác so sánh chưa được đề cập đúng mức. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung giới thiệu 3 nội dung chủ yếu nhất là: a. Khái niệm về thao tác so sánh; b. Mối quan hệ của thao tác so sánh với các thao tác trí tuệ khác; và c. Tiến trình so sánh. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm thao tác so sánh Một số nhà tâm lí học cho rằng: “ So sánh được coi như một trong những kĩ năng hoạt động trí óc hay những hành động trí óc đơn giản”. G.Evans coi so sánh là “một cách nhận thức”, “không chỉ để hiểu những sự khác biệt, mà còn để thấy được những tương đồng” (4). Theo Vũ Dũng: “So sánh – một trong các thao tác của tư duy làm chức năng đối chiếu các đối tượng để phát hiện ra những nét khác nhau giữa chúng”. Một số nhà tâm lí học Việt Nam cho rằng: “So sánh là quá trình con người dùng trí óc để xác định sự (*) TS, Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sài Gòn giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật – hiện tượng; hoặc so sánh là sự xác định sự giống nhau hay khác biệt giữa các đối tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng trong hoạt động khách quan” (3). Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau về khái niệm thao tác so sánh của các nhà tâm lí học, chúng tôi nhận thấy mục đích của thao tác so sánh là phải xác định được đặc điểm giống nhau và khác nhau của các sự vật hiện tượng, vì vậy chúng tôi đã đưa ra khái niệm về thao tác so sánh như sau: so sánh là một trong những thao tác tư duy thực hiện chức năng xác định các đặc điểm giống nhau hay khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh. 2.2. Mối quan hệ của thao tác so sánh với các thao tác trí tuệ khác Sơ đồ 1 dưới đây cho thấy các thao tác trí tuệ có mối quan hệ qua lại và chi phối lẫn nhau. Thao tác này có thể là cơ sở hoặc là kết quả của thao tác kia. Do đó thao tác so sánh cần được xét trong sự tương tác đó. Sơ đồ thể hiện rõ mối quan hệ của thao tác so sánh với các thao tác trí tuệ khác, đồng thời làm rõ vai trò của thao tác so sánh đối với các thao tác khác trong hoạt động trí tuệ. Một mặt, so sánh chịu sự quy định của những thao tác trí tuệ khác, mặt khác, nó cũng tác động trở lại những thao tác, hành động trí tuệ có liên quan. Đây cũng là một trong những cơ sở lí luận của việc hình thành và đánh giá chất lượng, hiệu quả của thao tác so sánh. Sơ đồ mối quan hệ qua lại của các thao tác trí tuệ do J. Lompscher (1972) đưa ra là một trong những minh hoạ cụ thể cho nhận định trên. Sơ đồ 1: Mối quan hệ qua lại của các thao tác trí tuệ Theo X.L. Rubinstein: “Hạt nhân của trí tuệ là các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, v.v. Như vậy, phát triển trí tuệ cũng là phát triển các thao tác tư duy. Các nhà tâm lí học như Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ và một số nhà tâm lí học Việt Nam khác đưa ra các thao tác tư duy cơ bản sau: phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát hoá, cụ thể hoá. Các thao tác tư duy này có quan hệ tương tác với nhau. a) Quan hệ của thao tác so sánh với thao tác phân tích và tổng hợp Phân tích là quá trình hoạt động trí óc tách đối tượng thành những bộ phận, những dấu hiệu và thuộc tính, những liên hệ và quan hệ giữa chúng theo một hướng nhất định nhằm mục đích nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn để nhận thức một cách trọn vẹn về đối tượng ấy. Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần, các thuộc tính, trên cơ sở phân tích, thành một chỉnh thể. So sánh vừa tham gia vào hai quá trình nói trên, vừa là khâu kết nối hai quá trình đó. Ngược lại, việc phân tích và tổng hợp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho so sánh khi tách bạch các đặc điểm của đối tượng làm vật liệu so sánh và Cụ thể hoá Khái quát hoá, hình thành các lớp Hình thành các dãy (sắp xếp thứ tự) Trừu xuất các đặc điểm chủ yếu khỏi các đặc điểm thứ yếu Nắm các quan hệ giữa sự vật và thuộc tính Nắm các quan hệ giữa bộ phận và toàn thể Phân hoá và Khái quát hoá (So sánh) (so saùnh) Phân loại kết hợp chúng để tạo ra cái chung, giống nhau. Trong giai đoạn đầu tiên con người làm quen với thế giới xung quanh, các đối tượng khác nhau được nhận thức trước hết nhờ con đường so sánh. Tất cả quá trình so sánh hai hay nhiều đối tượng bắt đầu từ việc đối chiếu những đối tượng ấy với nhau tức là bắt đầu từ tổng hợp. Trong hành động tổng hợp lại diễn ra thao tác phân tích các hiện tượng, đối tượng, sự kiện được so sánh bằng cách tìm ra trong các đối tượng những đặc điểm chung và đặc điểm khác nhau giữa chúng. b) Quan hệ của thao tác so sánh với thao tác trừu tượng hoá và khái quát hoá Trừu tượng hoá là dùng trí óc gạt khỏi đối tượng những bộ phận, thuộc tính, quan hệ, v.v. không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố nào cần thiết để tư duy. Khái quát hoá là dùng trí óc bao quát nhiều đối tượng trên cơ sở một số quan hệ, thuộc tính, bộ phận giống nhau, sau khi gạt bỏ những thành phần khác nhau. Nhờ so sánh chúng ta mới tìm ra được những đặc điểm riêng, không bản chất, cũng như những dấu hiệu chung, bản chất của các sự vật, hiện tượng để trên cơ sở đó, thực hiện các thao tác trừu tượng hoá và khái quát hoá c) Quan hệ của thao tác so sánh với thao tác cụ thể hoá Cụ thể hoá là sự vận dụng những khái niệm, định luật hoặc quy tắc khái quát, trừu tượng đã lĩnh hội được vào hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết những nhiệm vụ nào đó. Trên cơ sở thao tác so sánh, chúng ta có thể nhanh chóng, dễ dàng nắm được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của các sự vật, hiện tượng, từ đó thực hiện thao tác cụ thể hoá tốt hơn. Khi tư duy để giải quyết vấn đề, không nhất thiết tất cả các thao tác đều diễn ra theo một trật tự kế tiếp nhau, nhưng phải được kết hợp theo một hướng nhất định. Có như vậy, ta mới giải quyết được vấn đề một cách dễ dàng và có kết quả. Mối quan hệ tương tác giữa thao tác so sánh và các thao tác khác của quá trình tư duy được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Mối quan hệ tương tác giữa thao tác so sánh và các thao tác khác của quá trình tư duy 2.3. Tiến trình so sánh Có những quan niệm khác nhau về tiến trình so sánh. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể. a) V.V. Bôgôslôpski, A.G. Côbaleva, A.A. Stepanôv cho rằng thao tác so sánh gồm 8 bước (12): 1. Xác định so sánh để làm gì, đạt mục đích gì. 2. Nêu các đặc điểm của các đối tượng so sánh. 3. Xác định những cách so sánh cơ bản phù hợp với những mục đích đã nêu ra và những đặc điểm đã tìm được. 4. Xác định những đặc điểm chung theo từng cách so sánh đã dự định. Thao tác trừu tượng hoá, khái quát hoá Thao tác so sánh Thao tác cụ thể hoá Thao tác phân tích và tổng hợp 5. Xác định những đặc điểm riêng theo từng cách so sánh đã dự định. 6. Xác định mức độ chung bản chất và các đặc điểm riêng theo từng cách so sánh. 7. Nêu lên các đặc điểm đã phát hiện theo tất cả các cách so sánh. 8. Kết luận về sự giống nhau và khác nhau của các đối tượng theo mục đích so sánh đã đề ra. Đây không chỉ là các bước thuộc tiến trình so sánh mà còn bao gồm cả một số yêu cầu cần thực hiện trước khi so sánh. Mặt khác, tiến trình này chưa hợp lí do sự trùng lặp và phức tạp hoá của 5 bước cuối cùng. b) Nhà tâm lí học A.A. Liublinskaia (1978) quan niệm thao tác so sánh đòi hỏi sự phân tích có mục đích mỗi đối tượng đem so sánh, đòi hỏi sự xác định cái giống nhau và khác nhau của các dấu hiệu của chúng. Như vậy, theo bà, tiến trình thao tác so sánh chỉ gồm 2 bước (6): 1. Phân tích có mục đích từng đối tượng so sánh. 2. Xác định cái giống nhau và khác nhau của các dấu hiệu của chúng. Cách tiến hành này ngắn gọn và đầy đủ nhưng bước 1 chưa rõ ràng, và chủ thể khi so sánh sẽ rất dễ bỏ sót các đặc điểm cần so sánh vì không có bước trung gian là kể tên các đặc điểm cần so sánh. c) J. Lompscher, nhà tâm lí học nhận thức người Đức đưa ra các bước của tiến trình so sánh (9): 1. Xem xét riêng từng đối tượng. 2. Nêu các đặc điểm cần so sánh. 3. So sánh các đối tượng theo từng đặc điểm. 4. Nêu cái chung. 5. Nêu cái khác nhau. Dựa trên các quan điểm khác nhau của các nhà tâm lí học như J. Lompscher (1968); A.A. Liublinskaia (1978); V.V. Bôgôslôpski, A.G. Côbaleva, A.A. Schepanov (1981) về cấu trúc và tiến trình so sánh, chúng tôi đưa ra tiến trình so sánh gồm 3 bước như sau: Bước 1: Quan sát riêng từng đối tượng so sánh. Bước 2: Nêu đặc điểm cần so sánh. Bước 3: So sánh các đối tượng theo từng đặc điểm: Tìm ra các điểm giống nhau Tìm ra các điểm khác nhau Tiến trình so sánh gồm 3 bước đã nêu trên hợp lí vì đảm bảo được yêu cầu là các bước của tiến trình so sánh đầy đủ, rõ ràng và cụ thể. Bước 2 của tiến trình so sánh đã giúp cho chủ thể khi so sánh không bỏ sót các đặc điểm cần so sánh. Các bước của tiến trình so sánh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ 3. Sơ đồ 3: Mối quan hệ giữa các bước của tiến trình so sánh Tieán trình so saùnh Bước 1: Quan sát từng đối tượng so sánh Bước 2: Nêu các đặc điểm cần so sánh Böôùc 3: Tìm ra các điểm khác nhau và giống nhau 3. KẾT LUẬN Trí tuệ là thành phần hết sức cơ bản trong nhân cách của con người. Thao tác so sánh chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Nghiên cứu về khái niệm thao tác so sánh, mối quan hệ của thao tác so sánh với các thao tác trí tuệ khác và tiến trình so sánh là việc làm cần thiết, có ý nghĩa. Các vấn đề đã nghiên cứu có thể bổ sung vào nội dung giảng dạy, học tập và nghiên cứu về thao tác so sánh. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO Tiếng Việt 1. Hoàng Phê (chủ biên), (1994), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội – Trung tâm Từ điển học. Hà Nội, tr. 830. 2. Lê Đức Phúc, (1999), Vấn đề so sánh trong khoa học giáo dục. Nghiên cứu giáo dục 7/99. 3. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn (1977), Tâm lý học, NXB Giáo dục, tr. 126. 4. Grant Evans (chủ biên, 2001), Bức khảm văn hoá Châu Á. Tiếp cận nhân học. NXB Văn hoá dân tộc, tr. 31. 5. Howard Gardner, (1997), Cơ cấu trí khôn, lí thuyết về nhiều dạng trí khôn. NXB Giáo dục, tr. 151. 6. A.A. Liublinxkaia (1978), Tâm lý học trẻ em, tập 2, Sở Giáo dục đào tạo TP. Hồ Chí Minh, tr. 18. Tiếng Ñöùc 7. W.Prinz : Wahrnehmung. In Hans Spada (1992), Allgemeine Psychologie, Verlag Hans Huber S.75. 8. S. Sternberg, (1966), High – Speed Scanning in Human Memory. In : Science 153, 652-654. 9. Joachim Lompscher, (1968), Geistige Erziehung als Foerderung der Zeit. Erst Reinhardt Verlag Muenchen/Basel, S. 132. 10. Lompscher J. (1972), Theoretische und experimentelle. Untersuchungen zur Entwicklung geistiger Faehigkeiten, Wolk und Wissen Volkseigener Verlag. Berlin. Tieáng Nga 11. Луиблинская А. А. (1971), Детская психология, Москва, 1971. 12. Общая психология. (1981), Под редакцией Проф. В.В. Богословского, А.Г. Ковалева, А.А. Стеманова, Москва, “Просвещение”.
Tài liệu liên quan