Ý thức chính trị và vấn đề bồi dưỡng ý thức chính trị cho học sinh trung học phổ thông hiện nay thông qua việc dạy phần công dân với các vấn đề chính trị - xã hội

1.1. Lí do chọn đề tài Ý thức chính trị giữ vai trò định hướng đối với các hình thái ý thức xã hội khác cũng như trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mỗi cá nhân. Thanh niên Việt Nam chính là chủ thể cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, nước ta càng cần đến vai trò, sức sống, tài năng của người trẻ để kiến tạo những biến chuyển mới. Trong quá trình rèn đức, luyện tài thì không chỉ có nỗ lực của bản thân mỗi bạn trẻ mà còn cần đến công tác bồi dưỡng ý thức chính trị cho họ. Ở nhà trường THPT, nhiệm vụ này trước hết thuộc về môn Giáo dục Công dân (GDCD). Trong chương trình GDCD ở trường trung học phổ thống (THPT) hiện nay, phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội thể hiện tính định hướng chính trị sâu sắc của hệ thống tri thức môn GDCD ở THPT, giữ vai trò tiên phong trong việc hình thành và phát triển ý thức chính trị cho học sinh (HS). Việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội của HS hiện nay bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Vì những lí do trên, tác giả chọn vấn đề “Ý thức chính trị và vấn đề bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý thức chính trị và vấn đề bồi dưỡng ý thức chính trị cho học sinh trung học phổ thông hiện nay thông qua việc dạy phần công dân với các vấn đề chính trị - xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 138 Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY THÔNG QUA VIỆC DẠY PHẦN CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Tô Thị Hạnh Nhân (SV năm 4, Khoa Giáo dục Chính trị) GVHD: TS Nguyễn Ngọc Khá 1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Ý thức chính trị giữ vai trò định hướng đối với các hình thái ý thức xã hội khác cũng như trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mỗi cá nhân. Thanh niên Việt Nam chính là chủ thể cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, nước ta càng cần đến vai trò, sức sống, tài năng của người trẻ để kiến tạo những biến chuyển mới. Trong quá trình rèn đức, luyện tài thì không chỉ có nỗ lực của bản thân mỗi bạn trẻ mà còn cần đến công tác bồi dưỡng ý thức chính trị cho họ. Ở nhà trường THPT, nhiệm vụ này trước hết thuộc về môn Giáo dục Công dân (GDCD). Trong chương trình GDCD ở trường trung học phổ thống (THPT) hiện nay, phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội thể hiện tính định hướng chính trị sâu sắc của hệ thống tri thức môn GDCD ở THPT, giữ vai trò tiên phong trong việc hình thành và phát triển ý thức chính trị cho học sinh (HS). Việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội của HS hiện nay bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Vì những lí do trên, tác giả chọn vấn đề “Ý thức chính trị và vấn đề bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài làm rõ quan điểm triết học marxist về ý thức chính trị nói chung và vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với HS THPT thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội nói riêng. Từ đó, nêu lên một số giải pháp cơ bản để bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay. 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, phân tích khái niệm, kết cấu của ý thức chính trị và mối quan hệ của nó với các hình thái ý thức xã hội khác. Hai là, phân tích vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với HS THPT hiện nay. Ba là, đánh giá thực trạng học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội của HS THPT hiện nay. Bốn là, nêu lên một số giải Năm học 2012 - 2013 139 pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội. 1.3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống nhất logic – lịch sử, cấu trúc – chức năng, phương pháp so sánh và các phương pháp khác.  Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát thực tế thông qua phát phiếu điều tra, trưng cầu ý kiến đối với các HS khối 11 và khối 12 của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (THPT Bùi Thị Xuân, THPT Marie Curie và THPT Mạc Đĩnh Chi). 1.4. Phạm vi nghiên cứu Việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 của học sinh lớp 11 và lớp 12 của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2012 – 2013. 1.5. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về ý thức chính trị và công tác bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11. 2. Ý thức chính trị và vai trò của nó đối với học sinh trung học phổ thông hiện nay 2.1. Khái niệm ý thức chính trị và kết cấu của nó Ý thức chính trị là một trong những hình thái của ý thức xã hội, là sự phản ánh đời sống, các mối quan hệ chính trị của xã hội như quan hệ giai cấp, đảng phái, dân tộc, quốc gia, quốc tế, trong đó nòng cốt là quan hệ giai cấp. Ý thức chính trị chỉ xuất hiện trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Ý thức chính trị luôn luôn mang bản chất giai cấp. Xét về cấp độ phản ánh, ý thức chính trị bao gồm tâm lí chính trị và hệ tư tưởng chính trị. Tâm lí chính trị là những tâm trạng, động cơ, thái độ, xu hướng chính trị thường ngày của các tầng lớp và giai cấp trong xã hội. Hệ tư tưởng chính trị là hệ thống những quan điểm, tư tưởng chính trị phản ánh trực tiếp, tập trung lợi ích và địa vị giai cấp của một tập đoàn người nào đó. Chủ nghĩa Marx - Lenin là hệ tư tưởng chính trị khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân toàn thế giới đồng thời là ngọn cờ giải phóng của quần chúng bị áp bức, bóc lột. Nó phản ánh tiến trình khách quan của sự phát triển lịch sử nhân loại. Hệ tư tưởng Marx - Lenin đối lập với hệ tư tưởng tư sản – hệ tư tưởng bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, của thiểu số người trong xã hội, bảo vệ chế độ người bóc lột người. 2.2. Mối quan hệ giữa ý thức chính trị với các hình thái ý thức xã hội khác Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 140 Xét mối quan hệ giữa ý thức chính trị và ý thức pháp quyền thì giữa chúng luôn có sự tác động qua lại chặt chẽ, mật thiết lẫn nhau. Trong xã hội có giai cấp, ý thức chính trị của giai cấp thống trị quy định nội dung, bản chất của ý thức pháp quyền. Ngược lại, ý thức pháp quyền là công cụ đắc lực để bảo vệ, thực thi lợi ích và địa vị của giai cấp thống trị trên thực tế. Xét mối quan hệ giữa ý thức chính trị với ý thức đạo đức, ý thức chính trị quy định nội dung, bản chất của ý thức đạo đức. Ngược lại, ý thức đạo đức là công cụ của giai cấp thống trị xã hội nhằm tuyên truyền, bảo vệ các chuẩn mực đạo đức phù hợp với quan điểm của nó. Xét mối quan hệ giữa ý thức chính trị với ý thức khoa học, ý thức chính trị quy định mục đích của hoạt động nhận thức khoa học. Ngược lại, ý thức khoa học phản ánh đời sống sinh động của khoa học thông qua lăng kính giai cấp. Xét mối quan hệ giữa ý thức chính trị với ý thức tôn giáo, ý thức chính trị cũng luôn tác động mạnh mẽ đến ý thức tôn giáo, hoạt động tôn giáo trong một quốc gia luôn chịu sự chi phối của giai cấp thống trị xã hội. Ngược lại, ý thức tôn giáo lại trở thành công cụ đắc lực trong việc bảo vệ chế độ chính trị hiện tồn của giai cấp thống trị. Xét mối quan hệ giữa ý thức chính trị với ý thức thẩm mỹ, ý thức chính trị quy định mục đích, xu hướng vận động và phát triển của ý thức thẩm mĩ. Ngược lại, ý thức thẩm mĩ là phương tiện biểu đạt, công cụ tinh thần to lớn trong việc bảo vệ, củng cố cho lợi ích giai cấp của các tập đoàn thống trị trong xã hội. Tóm lại, giữa các hình thái ý thức xã hội luôn có sự tác động qua lại chặt chẽ với nhau, trong đó ý thức chính trị nổi lên như một hình thái ý thức tiên phong, định hướng con đường cho các hình thái ý thức xã hội khác. Đối với học sinh THPT nói riêng và thanh niên Việt Nam hiện nay nói chung – những chủ thể năng động nhất trong tiến trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) của nước ta thì ý thức chính trị càng góp phần quan trọng vào việc dẫn dắt mỗi bạn trẻ trong quá trình rèn đức, luyện tài, lao động – hướng nghiệp cũng như vươn đến một cuộc đời chân, thiện, mỹ dưới ánh sáng của chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 2.3. Vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với học sinh trung học phổ thông hiện nay 2.3.1. Quá trình rèn luyện đạo đức của học sinh trung học phổ thông dưới sự định hướng của ý thức chính trị Vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với quá trình rèn luyện đạo đức của HS THPT được hiểu là ý thức chính trị tác động đến quá trình rèn luyện những phẩm chất đạo đức của HS nước ta hiện nay, những phẩm chất đạo đức ấy không phải nói đến những phẩm chất đạo đức chung chung nào mà trước hết phải nhấn mạnh đến những phẩm chất của nền đạo đức mới – đạo đức cộng sản chủ nghĩa mà nước ta đã và đang xây dựng. Nền đạo đức ấy nhằm hướng tới việc hình thành con người xã hội chủ nghĩa để gây dựng nên CNXH. Vì thế, việc bồi dưỡng ý thức chính trị cho mỗi HS THPT - thế hệ công dân trẻ của đất nước trong quá trình rèn đức, rèn người thực sự cần thiết để họ hiểu được rằng chính họ chứ không phải ai khác mới là chủ thể kiến tạo nên nền đạo đức cộng sản tương lai. Năm học 2012 - 2013 141 2.3.2. Quá trình học tập và hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông dưới sự định hướng của ý thức chính trị Tính định hướng của ý thức chính trị trong việc học tập và lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT thể hiện ở chỗ nó dẫn dắt HS trong quá trình xác định, điều chỉnh mục tiêu học tập và lựa chọn nghề nghiệp. Dựa vào thực tiễn kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước và thế giới, HS sẽ tự nhận thức được mình sẽ đầu tư vào học cái gì, học ra sao cho hiệu quả dưới sự hướng dẫn của gia đình, nhà trường và xã hội. Tiến trình quá độ của đất nước có vững vàng vượt qua được những khó khăn, thử thách hiện tại và tương lai hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng học tập cũng như nghề nghiệp tương lai của mỗi HS THPT hiện nay – những chủ thể tích cực của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 2.3.3. Quá trình rèn luyện ý thức pháp luật của học sinh trung học phổ thông dưới sự định hướng của ý thức chính trị Nói đến vai trò định hướng của ý thức chính trị trong việc rèn luyện ý thức pháp luật của HS THPT là nói đến vai trò của ý thức chính trị trong việc giúp HS có ý thức sống, học tập theo pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ không phải bất kì pháp luật nào. Ý thức chính trị giúp HS hiểu được bản chất nhân đạo, tiến bộ của pháp luật nước ta, hiểu được những quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân Việt Nam xuất phát từ đâu, vì ai. Từ đó, nó hướng mỗi HS biết sống, học tập trong khuôn khổ pháp luật nước nhà, tôn trọng pháp luật và có ý thức bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân. 2.3.4. Quá trình rèn luyện nếp sống văn hóa của học sinh trung học phổ thông dưới sự định hướng của ý thức chính trị Vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với quá trình rèn luyện nếp sống văn hóa là làm cho HS có hiểu biết về nền văn hóa dân tộc, nhận thức sâu sắc được vì sao hiện nay nước ta chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc đó, HS THPT vừa biết loại bỏ những tàn dư tư tưởng và văn hóa của chế độ cũ cũng như những “luồng gió độc” từ các nền văn hóa khác đã và đang xâm nhập mạnh mẽ vào giới trẻ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay vừa biết “gạn đục, khơi trong”, tiếp thu và tinh biến những tinh hoa, tinh túy của các nền văn hóa ấy. 3. Bồi dưỡng ý thức chính trị cho học sinh trung học phổ thông thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội 3.1. Tính tất yếu của việc bồi dưỡng ý thức chính trị cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay 3.1.1. Yêu cầu của xã hội đối với việc giáo dục học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay Trong giai đoạn hiện nay, xã hội yêu cầu mỗi HS THPT phải ra sức rèn luyện đạo đức, không ngừng học hỏi, rèn luyện ý thức pháp luật và nếp sống văn hóa để đủ sức gánh vác trọng trách tương lai của mình. Trong quá trình giáo dục toàn diện đó, mỗi Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 142 HS phải có ý thức tìm hiểu những tri thức về chính trị - xã hội trong nước và quốc tế, về con đường chính trị của đất nước cũng như những quyết sách, chiến lược chính trị của Đảng và Nhà nước ta vì chính những tri thức đó sẽ hướng quá trình rèn đức luyện tài của HS THPT đi đúng quỹ đạo của đất nước với đích đến là hoàn thiện nhân cách, xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3.1.2. Thực trạng ý thức chính trị của học sinh trung học phổ thông hiện nay Về mặt tích cực, phần lớn thanh niên nói chung và HS THPT nước ta nói riêng có tinh thần xung kích đi đầu trên nhiều lĩnh vực, có thái độ, nhận thức tốt và ý thức chính trị cao, có ý chí vượt qua khó khăn, vươn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy mạnh mẽ truyền thống xung kích cách mạng của những thế hệ thanh niên cách mạng lớp trước. Từ đó, vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội không ngừng được khẳng định và nâng cao thông qua việc thanh niên tham gia ngày càng nhiều và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước. Về mặt hạn chế, hạn chế đáng lo ngại nhất của thế hệ trẻ nói chung và HS THPT nước ta hiện nay nói riêng vẫn là ít quan tâm hoặc ngại tham gia vào các sinh hoạt chính trị và các hoạt động xã hội, sống vị kỷ, nhận thức chính trị còn non kém, chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn. Qua thái độ của HS THPT đối với việc lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Nhà nước ta bắt đầu từ 01/2013 đến hết tháng 09/2013 phần nào đã phản ánh được thực trạng hạn chế về ý thức chính trị ấy của một bộ phận giới trẻ hiện nay: Bảng 1. Sự quan tâm của HS THPT đối với việc lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Nhà nước ta bắt đầu từ 01/2013 đến hết tháng 09/2013 Kết quả Lựa chọn Số HS Tỷ lệ Câu hỏi: Em có quan tâm đến việc lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Nhà nước ta bắt đầu từ 01/2013 đến hết tháng 09/2013 không? A. Có. Đây là dịp để thế hệ trẻ không chỉ nâng cao hiểu biết về pháp luật mà còn là cơ hội cho những người trẻ tham gia tích cực vào họat động chính trị của đất nước, thể hiện tinh thần dân tộc, trách nhiệm công dân trong công cuộc xây dựng nước nhà. 54 44,63% B. Không. Ý kiến của mình không có vai trò, ảnh hưởng gì thì quan tâm đến nhiều thứ thiết thân khác hơn là đóng góp vào một Dự thảo mà không biết đóng góp của mình ai sẽ lắng nghe. 67 55,37% C. Ý kiến khác: 0 0 Tổng 121 100 Bên cạnh nhiều HS cho rằng việc lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Nhà nước ta bắt đầu từ 01/2013 đến hết tháng 09/2013 là cơ hội để thế hệ trẻ không chỉ nâng cao hiểu biết về pháp luật mà còn tạo cơ hội cho họ quan tâm, Năm học 2012 - 2013 143 tham gia vào họat động chính trị của đất nước, thể hiện tinh thần dân tộc, trách nhiệm công dân trong công cuộc xây dựng nước nhà (44,63%) thì phần lớn HS vẫn khẳng định ý kiến của mình không có vai trò gì vào việc đó nên quan tâm đến nhiều thứ thiết thân khác hơn là đóng góp vào một Dự thảo mà không biết đóng góp của mình ai sẽ lắng nghe (55,37%). Điều này phản ánh thái độ thờ ơ, thụ động, thiếu tự tin của HS THPT vào vai trò, trách nhiệm chính trị của bản thân trước những sinh hoạt chính trị rộng lớn của đất nước, đặc biệt là đợt sinh hoạt chính trị pháp lí rộng lớn như lần này. Ngày nay, các thế lực thù địch của nước ta lợi dụng phim ảnh, video đen, các cuộc giao lưu trực tiếp để khơi dậy bản năng sinh vật trong mỗi con người, lôi kéo con người chạy theo lạc thú, dẫn đến nghiện ngập, mại dâm, trác táng, bạo lựcđể từng bước hủy hoại nhân cách con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình và băng hoại đạo đức xã hội. Chính điều đó đã và đang ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến thế hệ trẻ nước ta, nhất là những HS THPT hiện nay. Vì lẽ đó, việc tăng cường bồi dưỡng ý thức chính trị, giúp HS nhận diện được bản chất chính trị của những hiện tượng do kẻ thù dựng nên về mọi mặt, nhất là về văn hóa, lối sống thực sự cấp bách trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS nước ta hiện nay. 3.2. Thực trạng học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội hiện nay của học sinh trung học phổ thông 3.2.1. Vai trò và kết cấu của hệ thống tri thức phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội Về vai trò, qua mỗi bài học, từng đơn vị kiến thức trong phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 giúp HS hiểu được bản chất chính trị của một số vấn đề nhất định, nắm được con đường chính trị, bối cảnh chính trị của đất nước, đặc biệt là tự xác định được trách nhiệm chính trị của bản thân đối với sự phát triển bền vững của đất nước; định hướng cho HS về trách nhiệm của họ đối với bản thân, gia đình và xã hội cũng như xác định thái độ, trách nhiệm của HS trước các vấn đề lớn lao của dân tộc và thời đại. Giáo dục, bồi dưỡng, vun đắp để giúp các em từng bước định hình được một nhân cách trong sáng, biết lựa chọn cho mình lí tưởng, lẽ sống đúng đắn. Về kết cấu, phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội có tám bài được chia thành hai nhóm bài. Nhóm thứ nhất là các nội dung liên quan đến một số vấn đề của chủ nghĩa xã hội được phân chia thành ba bài là Chủ nghĩa xã hội, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhóm thứ hai là các bài liên quan đến một số chính sách lớn ở nước ta hiện nay – Chính sách dân số và giải quyết việc làm, Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa; Chính sách quốc phòng và an ninh và Chính sách đối ngoại của Nhà nước ta. Như vậy, phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 là tổng hợp những tri thức chính trị - xã hội căn bản liên quan đến con đường chính trị, các chiến lược, quyết sách chính trị hiện tại và tương lai của đất nước. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 144 Con đường ấy, những quyết sách chính trị ấy tác động quyết định đến vận mệnh chính trị của đất nước cũng như liên quan thiết thân đến mỗi công dân Việt Nam. 3.2.2. Mặt tích cực của việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội của học sinh trung học phổ thông Thứ nhất, về hiểu biết của HS đối với thời kì quá độ lên CNXH của đất nước, có đến 90,08% HS được khảo sát cho rằng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta có nghĩa là bỏ qua những mặt tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ. Điều này phản ánh nhận thức đúng đắn của HS THPT về con đường chính trị của đất nước, là kết quả của quá trình tự giáo dục và giáo dục chính trị từ gia đình, nhà trường và xã hội, trọng tâm là hoạt động giáo dục chính trị từ nhà trường, từ bộ môn GDCD nói chung và qua những bài học trong phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 hiện nay nói riêng. Thứ hai, về mục đích học tập, phấn đấu của HS hiện nay, theo kết quả khảo sát, có tới 68,60% HS THPT khẳng định rằng việc thường xuyên rèn luyện đạo đức và cố gắng trong học tập là nhằm rèn đức, trí, dũng, liêm ngay từ khi còn trẻ để khi trưởng thành có đủ đức và tài cống hiến cho quê hương, đất nước; còn lại là để trở thành HS giỏi toàn diện, khẳng định giá trị bản thân (13,22%) và làm vui lòng cha mẹ (4,96%). Thứ ba, về thái độ của HS đối với việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, theo kết quả khảo sát, có tới 89,95% HS tự thấy mình cần có trách nhiệm vào việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bằng việc luôn chấp hành chính sách, pháp luật đi đôi với việc lên án, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc chính sách, chế độ, chính quyền Nhà nước ta. 3.2.3. Mặt hạn chế của việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội của học sinh trung học phổ thông Thứ nhất, về sự đánh giá của HS đối với các tri thức trong phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội, có đến 76,03% HS cho rằng những tri thức trong phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 hiện nay là học rồi để đó, không vận dụng được gì, chỉ có 23,14% HS khẳng định rằng những tri thức trong phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 hiện nay là rất quan trọng vì nó giúp HS mở rộng tầm nhìn về các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước và thế giới. Khi bạn trẻ cho rằng hệ thống tri thức trong phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 là học rồi để đó, kh