Lớp đào tạo của Author AID về kỹ năng viết trong lĩnh vực nghiên cứu

Hình thành ý tưởng (cách tiếpcận) •Tìmhiểuvấnđề đạođức •Chuẩnbị viết •Thựchiệnviệcviết •Chỉnh sửatác phẩmcủabạn

pdf21 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lớp đào tạo của Author AID về kỹ năng viết trong lĩnh vực nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp đào tạo của AuthorAID về kỹ năng viết trong lĩnh vực nghiên cứu Bangladesh Tháng 5/2009 Xin cám ơn • Các nhà tài trợ • Các nhà tổ chức • Đơn vị chủ nhà • Người cùng giảng dạy • Những người khác www.authoraid.info Kế hoạch tổng thể của lớp học • Sáng: bài giảng – Tương tác (bình luận và đặt câu hỏi) – Báo cáo ngắn của các nhóm (về M, T, W, R) • Chiều: thảo luận – Nhóm nhỏ, chia theo lĩnh vực – Hoạt động: • Thảo luận tài liệu bài giảng và áp dụng chúng • Bắt đầu chỉnh sửa bài viết của các thành viên trong nhóm Texas A&M University Tiếp cận một dự án viết bài Barbara Gastel, MD, MPH Texas A&M University bgastel@cvm.tamu.edu Tổng quan • Hình thành ý tưởng (cách tiếp cận) • Tìm hiểu vấn đề đạo đức • Chuẩn bị viết • Thực hiện việc viết • Chỉnh sửa tác phẩm của bạn Hình thành ý tưởng • Ghi nhớ rằng bạn viết để truyền đạt, không phải để gây ấn tượng. • Hiểu rằng những người đọc tác phẩm của bạn đều muốn bạn làm tốt. – Các biên tập viên tạp chí – Các chuyên gia duyệt bài (phản biện) – Các giáo sư Mục đích của việc góp ý xây dựng là giúp bạn thành công. Hiểu vấn đề đạo đức • Tính xác thực (không phải bịa đặt) • Tính chính xác – Cung cấp dữ liệu hoàn chỉnh (không chỉ những dữ liệu chứng minh cho giả thuyết của bạn) – Tránh chỉnh sửa không thích hợp các hình ảnh, chẳng hạn như ảnh chụp – Sử dụng những quy trình thống kê phù hợp Hiểu vấn đề đạo đức (tiếp) • Tính chất căn nguyên của bài viết – Không công bố lại những kết quả giống nhau (trừ trường hợp đặc biệt, với tài liệu gốc được trích dẫn) – Không nộp cùng một bài cho hai hoặc nhiều tạp chí cùng lúc – Không chia một dự án nghiên cứu thành nhiều bài viết nhỏ (“salami science”) Hiểu vấn đề đạo đức (tiếp) • Tính tin cậy – Trích dẫn nguồn thông tin và các ý tưởng (cũng tạo sự tin tưởng, hỗ trợ tìm kiếm các tài liệu liên quan khác) – Tránh sử dụng quá nhiều từ của người khác • Ghi lại nguồn gốc khi sao chép tài liệu hay ghi chú • Đặt những từ trích nguyên văn trong ngoặc kép, hoặc viết lùi vào • Nên viết ra một số phần mà không nhìn vào tài liệu nguồn Hiểu vấn đề đạo đức (tiếp) – Tuân thủ bản quyền và xin phép sử dụng • Các vấn đề đối xử đạo đức với người và động vật (và tài liệu pháp lý nêu trong xuất bản phẩm) • Công khai những xung đột lợi ích – Tài chính – Khác Một nguồn tài liệu về vấn đề đạo đức On Being a Scientist: Responsible Conduct in Research, 3rd edition (2009): • Từ các viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ • Phần lớn dành cho sinh viên cao học • có tại địa chỉ 12192 Chuẩn bị viết Sử dụng những bài đã đăng làm mẫu. • Tìm và xem các tài liệu hướng dẫn. • Nên có một tài liệu hướng dẫn về các phong cách viết—ví dụ: – Scientific Style and Format – The Chicago Manual of Style – AMA Manual of Style – Publication Manual of the American Psychological Association – The ACS Style Guide Chuẩn bị viết (tiếp) • Trong lúc bạn đang thu thập nội dung, hãy viết ra những ý tưởng mà bạn nghĩ đến. • Thực hiện thật nhiều công việc “trước khi viết”—ví dụ: – Sếp các bài theo thứ tự mà bạn sẽ trích dẫn chúng. – Liệt kê những điểm bạn muốn đề cập. – Nên có đề cương. • Nếu bạn gặp vấn đề trong việc hình thành ý tưởng, thì hãy làm một việc khác trong chốc lát. Thực hiện viết • Lập lịch viết cụ thể. • Bắt đầu bằng những phần bạn thấy dễ nhất. • Không ngắt quãng việc viết để tìm kiếm những chi tiết nhỏ. • Hiểu rằng thông thường trong khi viết không có “một con đường đúng” mà có một loạt vấn đề với nhiều cách giải quyết khác nhau. Chỉnh sửa tác phẩm của bạn • Lưu ý: Viết tốt thì mới có chỉnh sửa tốt. • Trước tiên hãy tự mình chỉnh sửa. Sau đó nhận phản hồi từ những người khác và tiếp tục tiến hành chỉnh sửa. • Cân nhắc có một người biên tập trợ giúp bạn. • Tránh không để lúc nào cũng bị cuốn vào việc chỉnh sửa bài. Những câu hỏi đặt ra khi chỉnh sửa • Bài viết có đề cập đến mọi thứ mà nó cần phải đề cập? • Bài có bao gồm những điều không cần đề cập không? • Mọi thông tin đều chính xác? • Nội dung có nhất quán trong cả bài? • Mọi thứ được tổ chức hợp lý? • Mọi điều được thể hiện rõ ràng bằng ngôn ngữ? Các câu hỏi (tiếp) • Mọi điểm đều được trình bày ngắn gọn, đơn giản, và trực tiếp? Hay nói cách khác, mọi thứ đều súc tích? • Ngữ pháp, chính tả, ngắt câu, và từ ngữ sử dụng có đúng không? • Các hình và bảng có được thiết kế đẹp không? • Bài viết có tuân theo chỉ dẫn không? Chúc bạn có nhiều thành công trong các dự án viết bài của mình!