Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một
giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển,
truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần
chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng.
Công tác tư tưởng của Đảng là hoạt động đa dạng, có chủ
đích, có tổ chức, kế hoạch của Đảng nhằm xây dựng, xác lập,
phát triển, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và những
tư tưởng tiến tiến cách mạng và khoa học, biến thành niềm
tin, định hướng giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới
quan khoa học, năng lực tư duy lý luận cho con người, thúc
đẩy con người hành động tích cực và sáng tạo để thực hiện
thắng lợi mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng đề ra.
25 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh - Công tác tư tưởng của Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TÁC
TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
CTTT CỦA ĐẢNG
1. Tầm quan trọng công tác tư tưởng
a. Khái niệm
Công tác tư tưởng là gì ?
Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một
giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển,
truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần
chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng.
Công tác tư tưởng của Đảng là hoạt động đa dạng, có chủ
đích, có tổ chức, kế hoạch của Đảng nhằm xây dựng, xác lập,
phát triển, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và những
tư tưởng tiến tiến cách mạng và khoa học, biến thành niềm
tin, định hướng giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới
quan khoa học, năng lực tư duy lý luận cho con người, thúc
đẩy con người hành động tích cực và sáng tạo để thực hiện
thắng lợi mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng đề ra.
Các yếu tố hoạt động của CTTT
(Phản hồi)
Mục đích Phương phápNội dung
Phương tiệnHình thức
Chủ thể
Hiệu quả
K.thể/
Đ.tượng
Công tác tư tưởng
CTLL CTTT CTCĐ
b. Tầm quan trọng công tác tư tưởng
(i) Có vị trí quan trọng hàng đầu trong hoạt động lãnh
đạo của Đảng.
(ii) Xuất phát từ vai trò của lý luận cách mạng đối với
phong trào CM.
(iii) Là một phương thức lãnh đạo của Đảng.
(iv) Yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.
2. Cấu trúc công tác tư tưởng
a) Công tác lý luận là cung cấp những luận cứ
khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước; đấu tranh, phê phán
các trào lưu tư tưởng sai trái, thù địch.
b) Công tác tuyên truyền là sự truyền bá hệ tư
tưởng, đường lối chiến lược, sách lược trong quần
chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan
phù hợp với lợi ích chủ thể HTT, hình thành và
củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần chúng
hành động theo thế giới quan và niềm tin ấy.
c) Công tác cổ động là sự tác động của chủ thể
vào tư tưởng, tình cảm của đối tượng thông qua
việc giải thích một việc cụ thể, thiết thực nhằm
tạo nên một ấn tượng mạnh ở đối tượng, kích
thích và thúc đẩy họ hăng hái hành động thực
hiện công việc đó.
3. Nguyên tắc công tác tư tưởng
+ Tính đảng
+ Tính khoa học
+ Tính thống nhất lý luận với thực tiễn
4. Hình thức công tác tư tưởng
- Hoạt động giáo dục lý luận chính trị.
- Thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và
các ấn phẩm văn hóa.
- Thông qua hoạt động tuyên truyền giáo dục
và hành động tiên phong, gương mẫu của cán
bộ, đảng viên trong công tác và lối sống.
II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CHO CTTT CỦA ĐẢNG
1. Thực trạng
a. Thành tựu
+ Tư tưởng tích cực vẫn là xu hướng chủ đạo trong đời
sống xã hội (Đại hội XI).
+ Khẳng định và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng
và NN; giữ gìn, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong
Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
b. Yếu kém, khuyết điểm
+ Chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đất nước
đặt ra hoặc giải đáp chưa đủ sức thuyết phục
+ Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công
tác tư tưởng còn hạn chế.
+ Thiếu sắc bén trong đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch;...
+ Những vấn đề bức xúc xã hội chưa được ngăn chặn,
đẩy lùi đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và NN.
VÀI SỐ LIỆU THAM KHẢO
+ Trong 5 năm thực hiện luật phòng chống tham nhũng
(PCTN), đã phát hiện và xử lý 1.450 vụ tham nhũng
trong cả nước, bình quân mỗi năm có 291 vụ. Nếu chia
đều thì mỗi địa phương có 4,6 vụ tham nhũng/năm.
+ “Kết qua điều tra doanh nghiệp của WB năm 2009 cho
thấy tỷ lệ các doanh nghiệp ở Việt Nam đưa hối lộ khi
giao dịch với các cơ quan công quyền là 45%, con số
này tại Thổ Nhĩ Kỳ là 11%, Indonesia 13%, Philippines
18%, Nga 29%...
+ Nếu so sánh với năm 2008 thì năm 2011 số vụ việc
KNTC đã tăng 26,4%; và tăng 64,5% số đoàn đông
người. Các cơ quan chức năng đã giải quyết trên 84% số
vụ việc, thu hồi về cho Nhà nước gần 1.026 tỉ đồng,
1.241ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với
số tiền 595 tỉ đồng, 936ha đất; kiến nghị xử lý hành
chính 2.951 người; chuyển cơ quan điều tra 239 vụ, 382
người.
Đã kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm được 1.052 vụ
việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài (đạt 66,7%). Hiện còn lại
528 vụ việc đang được tiếp tục xem xét, giải quyết.
+ “Tình hình khiếu nại, tố cáo (KNTC) tuy có giảm về
số vụ nhưng lại tăng về số lượng vụ khiếu kiện đông
người, vượt cấp; cả nước còn có tới 528 vụ việc tồn
đọng, gây bức xúc kéo dài, nếu chúng ta không giải
quyết tới nơi tới chốn thì đây chính là mầm mống gây
mất ổn định chính trị xã hội”.
+ 70% khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai
+ Từ năm 2008 - 2011, các cơ quan hành chính nhà
nước đã tiếp trên 1.571.500 lượt người đến KNTC và
tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư. So với những năm
2006 - 2007 tình hình KNTC từ năm 2008 - 2011 ở một
số địa bàn có giảm, nhưng về tổng quan, tình hình
KNTC diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi.
+ “Tình hình KNTC gần đây có lúc, có nơi đặc biệt phức
tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người
tăng mạnh, thái độ công dân đi khiếu kiện thiếu kiềm
chế, khiếu nại tố cáo vượt cấp lên Trung ương gia tăng,
nhất là các vụ việc khiếu nại về thu hồi đất, đòi lại đất
cũ, tranh chấp đất đai...”.
[họp trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo vào ngày 2.5.2012 với sự tham gia
của 63 tỉnh, thành và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương].
2. Những vấn đề đặt ra cho CTTT hiện nay
a. Bối cảnh mới
(i) Trên thế giới:
Vai trò ngày càng tăng của tri thức, của phương tiện
thông tin đại chúng, các khunh hướng tư tưởng cả tiến bộ
lẫn phản động tiếp tục tục đấu tranh gay gắt nhau, trực
tiếp xâm nhập vào nước, tác động tới tư tưởng, lối sống,
nếp sống của con người.
(ii) Trong nước:
- Những thành tựu, kinh nghiệm của 25 đổi mới đã tạo
cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn.
- Những biến đổi mạnh mẽ cơ cấu giai cấp - xã hội ngày
càng đa dạng phức tạp hơn, sự đa dạng về lợi ích kinh tế,
sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng,...
- Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân
Những biến động, thay đổi trên đều tác động đến tư
tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân cả tích cực
lẫn tiêu cực.
b. Những vấn đề đặt ra cho CTTT của Đảng
+ Đấu tranh nhằm củng cố, giữ vững nền tảng tư tưởng
của Đảng, khắc phục các biểu hiện dao động mục tiêu lý
tưởng, giảm niềm tin.
+ Đấu tranh ngăn ngừa, khắc phục mặt trái của KTTT,
của toàn cầu hóa, hội nhập để giữ vững định hướng
XHCN, giữ vững chủ quyền giữ gìn những giá trị
truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Đấu tranh bảo vệ tính đúng đắn, những giá trị của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM, đường lối, quan điểm
của Đảng trên trận địa tư tưởng, lý luận.
+ Xác định đúng đắn nội dung, nhiệm vụ CTTT trong
bối cảnh mới; đồng thời xây dựng được những hình thức,
phương pháp CTTT.
Đề án - NQTW5 khóa X cho rằng: muốn đất nước thoát
khỏi tình trạng một nước kém phát triển, trước hết Đảng
phải thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển về lý luận.
SỐ LIỆU THAM KHẢO
* Trong các tổ chức phản động người Việt lưu vong có:
- 62 đài phát thanh, truyền hình;
- 390 tờ báo, tạp chí;
- 88 nhà xuất bản;
- 418 website chống phá ta.
-----------------------------------------------
* Trong nước ta có:
Hơn 700 cơ quan báo chí (900 ấn phẩm); 67 đài phát
thanh truyền hình; 21 tờ báo điện tử
[Nguồn: Tạp chí QPTD, số 8-2010, tr.11].
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC CTTT CỦA ĐẢNG HIỆN NAY
1. Mục tiêu công tác tư tưởng
- Góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các nghị
quyết của Đảng.
- Góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả cuộc vận
động, chỉnh đốn Đảng.
- CTTT, lý luận phải vượt qua tình trạng lạc hậu, yếu
kém.
2. Nhiệm vụ - giải pháp
* Nhiệm vụ
- Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,
làm sáng tỏ một số vấn đề về CNXH, con đường đi
lên CNXH ở nước ta và những vấn đề mới nảy sinh
trong quá trình đổi mới.
- Tạo môi trường dân chủ thảo luận, tranh luận khoa
học, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ
của cá nhân và tập thể trong nghiên cứu lý luận.
- Tiếp tục nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính
thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên
truyền, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh
- Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và
hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch.
- Khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức lối sống trong một phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên
[Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XI, Nxb.CTQG-ST, HN.2011, tr.255]
Một số giải pháp chủ yếu
Một, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; triển khai sâu rộng nhiệm
vụ xây dựng đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân, đặc
biệt là cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ.
Hai, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với
việc kiểm điểm, đánh giá và biện pháp giải quyết vấn đề
cấp bách trong công tác xây dựng Ðảng của các cấp.
Ba, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn. Ðưa vào nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật
kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là cấp trung ương.
Bốn, chấn chỉnh hoạt động thông tin, tuyên truyền; quản
lý có hiệu quả hoạt động báo chí theo đúng định hướng
của Ðảng và Nhà nước.
Năm, cán bộ chủ chốt và cán bộ dân cử các cấp phải
thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân.
Sáu, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và
hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
KẾT LUẬN
1. CTTT là công tác đối với con người, một nhiệm
vụ khó khăn, phức tạp.
2. CTTT là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan
trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng.
3. CTTT là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi
đắp nền tảng chính trị của chế độ.