Nhân dịp bước vào năm học mới và hai năm ra đời trang tin điện tử songtre.vn,
phóng viên đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Đức Dũng -Tổng biên tập về một số
vấn đề trong công tác đào tạo và hoạt động của trang website này.
Phóng viên:Thưa PGS, TS. Đức Dũng, có ý kiến cho rằng sinh viên báo chí hiện
nay khi ra trường còn thiếu kinh nghiệm thực tế hoặc thiếu những kiến thức
chuyên ngành nên dễ bị sa vào xu hướng “nhà báo salon”. Thầy nghĩ gì về vấn
đề này ạ?
Trả lời:
Chúng ta không thể phủ nhận một điều là giữa việc đào tạo trong nhà trường và
thực tế của hoạt động báo chí luôn có một khoảng cách. Đây là một hiện tượng
bình thường và phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới chứ không riêng gì ở nước
ta. Vấn đề là khoảng cách đó rộng hay hẹp, tùy thuộc vào chất lượng đào tạo ở
từng quốc gia và ở từng trường, từng trung tâm đào tạo cụ thể.
11 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lớp học báo chí phải giống như một tòa soạn báo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp học báo chí phải giống như một tòa soạn báo
Nhân dịp bước vào năm học mới và hai năm ra đời trang tin điện tử songtre.vn,
phóng viên đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Đức Dũng - Tổng biên tập về một số
vấn đề trong công tác đào tạo và hoạt động của trang website này..
Phóng viên: Thưa PGS, TS. Đức Dũng, có ý kiến cho rằng sinh viên báo chí hiện
nay khi ra trường còn thiếu kinh nghiệm thực tế hoặc thiếu những kiến thức
chuyên ngành nên dễ bị sa vào xu hướng “nhà báo salon”. Thầy nghĩ gì về vấn
đề này ạ?
Trả lời:
Chúng ta không thể phủ nhận một điều là giữa việc đào tạo trong nhà trường và
thực tế của hoạt động báo chí luôn có một khoảng cách. Đây là một hiện tượng
bình thường và phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới chứ không riêng gì ở nước
ta. Vấn đề là khoảng cách đó rộng hay hẹp, tùy thuộc vào chất lượng đào tạo ở
từng quốc gia và ở từng trường, từng trung tâm đào tạo cụ thể.
Cũng cần phải nói thêm rằng: hoạt động báo chí là hoạt động chính trị, nghiệp vụ.
Khác với văn chương, nghệ thuật, phẩm chất của người làm báo thường được ví
như “gừng càng già - càng cay”. Đã có không ít người làm thơ, viết văn, chơi
nhạc, vẽ tranh... nổi tiếng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường - thậm chí là từ
khi còn là thiếu nhi. Nhưng từ trước đến nay chưa từng có sinh viên báo chí nào
đang học hoặc vừa mới ra trường mà đã nổi tiếng, đã trở thành một cây bút có
thương hiệu. Sau khi đã được học những kiến thức cơ bản trong nhà trường, sinh
viên báo chí còn phải tiếp tục học tập, rèn luyện nhiều năm ở tòa soạn và nhất là
phải học trong thực tế cuộc sống để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm nghề
nghiệp...
Kinh nghiệm thực tế chỉ có thể có được trong quá trình hoạt động thực tế. Vậy thì
sinh viên vừa mới ra trường làm sao đã có ngay được kinh nghiệm thực tế? Tương
tự như vậy, sinh viên vừa học báo chí xong mà lại đòi hỏi họ phải có kiến thức
chuyên ngành thì lấy đâu ra? Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi ngành nghề,
mỗi lĩnh vực có bao nhiêu vấn đề hàng ngày hàng giờ đang nảy sinh, ngay cả đến
nhà báo lâu năm cũng không dám nói là mình đã biết hết được, chứ kể gì đến sinh
viên mới ra trường?
Tôi không rõ ai là người nêu ý kiến này, những chính cái ý kiến nhận xét như thế
mới là thiếu thực tế.
Chúng ta chỉ nên nhìn nhận điều đó ở khía cạnh tiềm năng thì mới đúng. Nghĩa là
sinh viên đó có tư chất hoạt động thực tế không? Điều này thể hiện qua việc sinh
viên có chịu khó lắng nghe, quan sát hay không; có sẵn sàng thâm nhập thực tế
không; có chấp nhận những chuyến đi không vì lợi lộc mà trước hết là để thu thập
thông tin cho các tin, bài hay không?... Rồi thông qua những chuyến đi như thế, họ
sẽ tích lũy kinh nghiệm thực tế cho hoạt động nghề nghiệp lâu dài của mình.
Còn việc nói sinh viên hiện nay đang sa vào xu hướng “nhà báo salon” thì không
hoàn toàn sai, mặc dù không phải sinh viên nào cũng ngả theo xu hướng này.
Cũng cần phải nói rõ hơn về xu hướng “nhà báo salon”. Đó là một xu hướng xấu.
Nhưng người theo xu hướng này thích những phòng họp máy lạnh hơn là những
địa bàn thực tế bụi bặm - thậm chí là rất khắc nghiệt ở những vùng miền xa xôi.
Nhưng đó cũng mới chỉ là biểu hiện bề ngoài. Cái đáng phê phán là ở nhận thức
của họ. Những “nhà báo salon” thường có quan niệm lệch lạc về nghề, coi nghề
báo chỉ là môi trường để nổi danh, được xã hội tôn trọng mà lại dễ kiếm tiền.
Cũng cần nhấn mạnh: những “nhà báo” kiểu này thường viết rất kém, thậm chí là
không viết báo được hoặc nếu có viết được thì cũng cùn mòn dần vì lảng tránh
thực tế, không chịu luyện bút.
Nói tóm lại, xu hướng “nhà báo salon” là một trong những biểu hiện cho thấy cách
nhận thức lệch lạc, méo mó về nghề báo. Ngoài ra còn có nhiều biểu hiện lệch lạc
khác của sinh viên báo chí cũng rất cần phải phê phán, chẳng hạn như coi nghề
báo chỉ là một cách để kiếm tiền dễ dàng, từ đó dẫn tới những vi phạm đạo đức
nghề nghiệp. Rồi tình trạng ngại đi thực tế; tình trạng xào xáo tin, bài của nhau
v.v.
Phóng viên: Sau nhiều lần thay đổi, cải tiến chương trình và phương pháp dạy
học, trong năm học tới, theo PGS thì Khoa Phát thanh - Truyền hình sẽ có những
đổi mới về phương thức đào tạo, bồi dưỡng như thế nào cho sinh viên?
Trả lời:
Trong nhiều năm qua, các khoa đào tạo báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (Khoa Báo chí, Khoa Phát thanh – Truyền hình) đã có nhiều thay đổi tích
cực về chương trình, giáo trình và phương thức tổ chức đào tạo theo hướng giúp
cho sinh viên gắn lý thuyết với thực tiễn của đời sống báo chí.
Riêng về các hình thức thực hành, các gi9angr viên trong Khoa luôn tìm tòi hướng
đi để tạo điều kiện cho sinh viên có thể bước đầu vận dụng lý thuyết trong hoạt
động thực tiễn.
Trong một bài viết mới đây, tôi đã đề cập khá cụ thể đến vấn đề này. Trong đó,
trên cơ sở xác định ba phương thức đào tạo, bồi dưỡng báo chí phổ biến ở nước ta
hiện nay (1.Phương thức đào tạo chú trọng trang bị lý thuyết; 2. Phương thức đào
tạo chú trọng rèn luyện về các kỹ năng thực hành; 3.Vừa chú trọng lý thuyết, vừa
tăng cường phần thực hành), tôi đã đề cập đến quá trình áp dụng theo phương
thức 3 ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Theo đó, vẫn là trên cơ sở khung
chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, các môn học ở đây đã
được thiết kế với thời lượng thực hành tăng lên đáng kể, nhất là các môn học về
sáng tạo tác phẩm báo chí. Với những môn học phải sử dụng máy móc, thiết bị kỹ
thuật chuyên ngành - nhất là các môn học về sáng tạo tác phẩm báo chí của các
chuyên ngành báo in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử và quay
phim truyền hình, phần thực hành có thể được tăng lên đến 70, 80% trong tổng
thời lượng của môn học.
Ưu điểm của phương thức này là phần thực hành được thể hiện không chỉ trong cả
khóa học mà ngay trong từng học phần. Thậm chí, ngay cả trong hình thức đánh
giá kết quả học phần (thi hết môn) cũng là bằng tác phẩm thực hành. Do đó, sinh
viên được trang bị không chỉ về lý thuyết mà còn về những kỹ năng thực tiễn (dù
chỉ là ở mức ban đầu) nên không quá bỡ ngỡ khi bước chân vào cơ quan báo chí.
Hiện nay, ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo ra những môi trường để sinh
viên các chuyên ngành có thể làm thực hành với nhiều hình thức, cấp độ khác
nhau. Riêng ở Khoa Phát thanh - Truyền hình từ nhiều năm qua đã có chương
trình truyền thanh nội bộ Tiếng nói trẻ; có trang tin điện tử Sóng trẻ
(http//www.songtre.vn) được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp phép cách đây hai năm
và có chương trình phát thanh (cũng lấy tên là Sóng trẻ) thời lượng 30 phút, phát
sóng hàng tuần trên sóng FM tần số 90MHZ của Đài Phát thanh và Truyền hình
Hà Nội. Ngày 21-6 vừa qua, lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã
họp để đánh gía chất lượng của chương trình phát thanh này sau 6 tháng lên sóng
và đã đề nghị tiếp tục gia hạn Hợp đồng cho chương trình này đến hết năm 2010.
Đó là một sự khẳng định chất lượng nội dung và hình thức của chương trình do
thầy và trò khoa Phát thanh – Truyền hình tổ chức thực hiện.
Rõ ràng là: nếu quá trình thực hành không được thực hiện thường xuyên và có
hiệu quả trong cả quá trình học tập thì khó có thể sản xuất một chương trình phát
thanh hàng tuần theo phong cách chuyên nghiệp như thế.
Có thể nói đó là những môi trường rèn luyện nghiệp vụ cực kỳ cần thiết và bổ ích
cho sinh viên trước khi thực sự bước vào hoạt động báo chí trong thực tiễn. Đây
cũng là hướng ưu tiên của chúng tôi trong quá trình đào tạo báo chí trong những
năm tới.
Phóng viên: Trong những năm gần đây, nhiều sinh viên báo chí ra trường đã phát
huy tốt những kiến thức đã học, trở thành những nhà báo, cây viết trẻ triển vọng ở
các tòa soạn. Song cũng có một số chạy theo xu hướng thương mại hóa, giật gân,
câu khách, thậm chí xa rời đạo đức nghề nghiệp hoặc vi phạm pháp luật. Theo
PGS, đâu là nguyên nhân của thực trạng trên?
Trả lời:
Trong những năm vừa qua, hiện tượng chạy theo xu hướng giật gân, câu khách, xa
rời đạo đức nghề nghiệp thực sự là đáng lo ngại trong hoạt động báo chí ở nước ta.
Và điều đáng lưu ý là trong số những nhà báo vi phạm, có những nhà báo còn trẻ,
đã được đào tạo trong các trường báo chí.
Nguyên nhân dẫn đến vi phạm thì có nhiều, trong đó tất nhiên cũng có nguyên
nhân của quá trình đào tạo.
Trước hết, cần phải nói rõ rằng không phải là các thầy cô không nhắc nhở sinh
viên của mình về việc phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp. Trong
chương trình đào tạo cử nhân Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền có
một môn học về “Luật báo chí và đạo đức nhà báo” với thời lượng 45 tiết. Trong
quá trình giảng dạy môn học này và các môn chuyên ngành báo chí khác, các
giảng viên cũng thường xuyên nêu ra những trường hợp vi phạm, những vụ việc
để sinh viên thảo luận, nêu ý kiến. Ngoài ra, đã có nhiều bài thu hoạch, tiểu luận,
khóa luận và đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đề cập đến vấn đề vi phạm
của nhà báo với nhiều góc độ khác nhau.
Thực tế thì trong mỗi trường hợp nhà báo vi phạm đều có nguyên nhân và gắn với
những bối cảnh, hoàn cảnh cụ thể. Hơn nữa, còn có nguyên nhân xuất phát từ
nhận thức, bản lĩnh và tư chất của mỗi cá nhân cụ thể. Cũng trong hoàn cảnh như
nhau, có cá nhân vi phạm, nhưng những người khác thì lại không vi phạm.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn thấy rằng các trường đào tạo báo chí cần chú trọng
nhiều hơn nữa trong việc giáo dục về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Quá
trình này cần phải đượctiến hành một cách thường xuyên không chỉ như một môn
học mà phải như một quá trình liên tục ngay từ khi các em mới bước vào trường
cho đến khi tốt nghiệp ra trường.
Phóng viên: PGS có thể chia sẻ một số giải pháp để có định hướng tư tưởng và
đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí hiện nay ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường?
Trả lời:
Về vấn đề này, trong câu trả lời ở trên, tôi cũng đã bước đầu đề cập đến. Ở đây xin
nhấn mạnh thêm là: cần phải có những công trình nghiên cứu công phu, toàn diện
mới có thể đề ra được những giải pháp toàn diện cho vấn đề này. Trong một luận
án Tiến sỹ Báo chí học với đề tài là: “Đạo đức nhà báo Việt Nam hiện nay” với
dung lượng tới gần 200 trang, tác giả cũng chỉ “bước đầu nêu ra một số giải pháp”.
Nghĩa là không đơn giản để có thể đề ra ngay những giải pháp khả thi.
Tuy nhiên, từ góc độ một người nghiên cứu, giảng dạy báo chí, tôi cho rằng nhà
trường phải có trách nhiệm trong việc góp phần định hướng tư tưởng và đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên báo chí ngay từ khi đang còn ngồi trong giảng đường.
Để làm được điều đó, theo tôi cần chú ý một số việc sau đây:
- Ngay từ khâu tuyển sinh (đầu vào), các cơ sở đào tạo báo chí cần phải có phương
thức để lựa chọn được những sinh viên thực sự tâm huyết, yêu nghề, có năng lực
và năng khiếu báo chí. Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trước đây đã từng có
môn thi tuyển năng khiếu báo chí nhưng rất tiếc là nay không còn nữa. Tuy chưa
có điều tra, thống kê cụ thể nhưng chắc chắn là với phương thức thi tuyển sinh báo
chí theo khối như hiện nay, tỷ lệ những sinh viên thực sự hiểu về nghề báo và dám
xả thân cho cái nghề nguy hiểm, nhọc nhằn này là rất thấp.
- Trong quá trình đào tạo, nhà trường (mà cụ thể là các giảng viên) cần luôn luôn
chỉ rõ cho sinh viên thấy những vinh quang và những cực nhọc, cay đắng của nghề
báo. Cần phải làm cho sinh viên bớt đi những ảo tưởng và học cách nhìn nhận về
nghề một cách thực tế hơn.
- Ngoài môn học “Luật báo chí và đạo đức nhà báo”, các môn học chuyên ngành
khác cần được thường xuyên đề cập đến vấn đề này. Các vụ việc vi phạm liên
quan đến tư tưởng và đạo đức của nghề cần phải được đưa ra phân tích, mổ xẻ,
thảo luận và rút ra những bài học kinh nghiệm cho sinh viên.
Việc nhìn lại những sai phạm và công tác xử lý những sai phạm đó của báo chí
qua những vụ việc tiêu biểu là rất cần thiết. Đây cũng là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của công tác giảng dạy báo chí trrong các nhà trường. Những sai sót
trong hoạt động báo chí được nhìn nhận, phân tích từ nhiều khía cạnh (đạo đức;
luật pháp; trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo v.v.) sẽ là những
ví dụ cụ thể, sinh động và có ý nghĩa giáo dục, định hướng sâu sắc đối với sinh
viên - những người có nhiệm vụ thay thế lớp nhà báo đi trước.
- Các nhà báo được mời đến tham gia hướng dẫn thực hành, giảng dạy cho tại các
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũng cần phải thật nghiêm khắc trong việc định hướng
nghề nghiệp và đạo đức cho sinh viên.
- Nhà trường và các Khoa chuyên ngành Báo chí nên có sự động viên, khuyến
khích kịp thời đối với những sinh viên tiêu biểu trong học tập và rèn nghề, đồng
thời cần tỏ ra nghiêm khắc đối với những sinh viên có biểu hiện vi phạm đạo đức
nghề nghiệp (ở Học Báo chí và Tuyên truyền có quy định thưởng điểm, thưởng
học bổng cho sinh viên có nhiều tin, bài được đăng báo trong quá trình học.
Những tác phẩm được giải hoặc được công luận chú ý cũng được khen thưởng kịp
thời. Tất nhiên những sinh viên vi phạm sẽ bị trừ điểm và chịu các hình thức kỷ
luật tương xứng).
- Thông qua các Khoa chuyên ngành hoặc qua tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh
viên, có thể thành lập các Câu lạc bộ “Bút trẻ” (hoặc “Nhà báo trẻ”) trong sinh
viên Báo chí để lồng ghép các nội dung về đạo đức nghề nghiệp trong sinh hoạt
câu lạc bộ
Phóng viên: Theo PGS, chúng ta cần làm gì để sau khi ra trường, các sinh viên có
thể tích lũy được nhiều nhất các kinh nghiệm, kiến thức vững bước vào nghề báo.
Trả lời:
Như đã nói ở trên, nghề báo là một nghề rất vinh quang nhưng cũng là một nghề
nguy hiểm (trên thế giới, người ta coi mức độ nguy hiêm của nghề báo chỉ xếp sau
nghề làm thợ trong hầm mỏ). Đó là cái nghề nhiều gian khổ, khó khăn, thậm chí
có nhiều khi rất cay đắng. Sinh viên học báo chí nhất thiết phải hiểu rõ về những
điều đó.
Nghề báo đòi hỏi sự nhạy cảm, bản lĩnh chính trị, kiến thức rộng, sự trung thực,
dấn thân và phương pháp hoạt động thực tiễn tốt. Những phẩm chất quan trọng đó
là kết quả của cả một quá trình nỗ lực học tập và rèn luyện không ngừng và phải
bắt đầu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trong khi trả lời những câu hỏi ở trên, tôi đã ít nhiều đề cập đến việc các trường
đào tạo báo chí cần phải làm gì để sinh viên có thể thích ứng nhanh nhất với thực
tiễn sau khi ra trường. Đó là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, bền bỉ của những
người làm công tác đào tạo; là sự kết hợp của hàng loạt các môn học và của các
mặt khác của công tác quản lý, giáo dục sinh viên.
Riêng tôi, tôi đặc biệt nhấn mạnh phương pháp. Nhà trường không chỉ trạng bị
kiến thức mà quan trọng hơn – còn phải trang bị phương pháp nhận thức. Thực tế
cho thấy kiến thức được trang bị trong một chương trình đào tạo, chỉ vài năm sau
khi ra trường là đã trở nên lạc hậu – nhất là trong bối cảnh của xã hội bùng nổ
thông tin như hiện nay. Nhưng phương pháp tốt thì không lạc hậu. Chính phương
pháp sẽ là động lực để tạo ra quá trình tự nhận thức, thúc đẩy quá trình tự đào tạo
đối với mỗi sinh viên sau khi ra trường. Tuy nhiên, để hình thành một phương
pháp nhận thức tốt thì đó phải là kết quả của cả quá trình đào tạo, bao gồm nội
dung chương trình các môn học, phương thức tổ chức thực hiện chương trình đó
và có một đội ngũ giảng viên giỏi nghề...
Trong đó, riêng về phương thức giảng dạy và học tập, việc gắn lý thuyết với thực
tiễn của đời sống báo chí phải được coi như một nguyên tắc trong đào tạo báo chí
hiện đại. Theo nguyên tắc này, cùng với việc truyền đạt và tiếp thu các kiến thức lý
luận, lớp học báo chí phải giống như một Tòa soạn báo; sinh viên phải trở thành
phóng viên trẻ; giảng viên là nhà báo có nhiều kinh nghiệm đang giúp đỡ các
đồng nghiệp trẻ; sản phẩm của môn học là các sản phẩm báo chí thực thụ v.v.
Phóng viên: Xin được hỏi câu cuối cùng: sau hai năm trang tin ra đời, với tư cách
là người chịu trách nhiệm chính, Thầy có thể cho biết một vài đánh giá tổng quát
về hoạt động của trang web này thời gian qua và những dự định cho thời gian tới?
Trả lời:
Tính đến nay, songtre.vn đã ra đời được hai năm. Hai năm ấy là giai đoạn đầu tiên
với rất nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò để duy trì một trang tin
điện tử hoạt động mà không có kinh phí (ngoài sự hỗ trợ về thiết kế giao diện, tên
miền và phí thuê bao hàng năm do Công ty Mê Kông tài trợ). Mãi đến đầu năm
2010 này, website mới bắt đầu nhận được sự hỗ trợ kinh phí của Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.
Mặc dù vậy, trong khoảng thời gian ấy chúng ta cũng đã làm được rất nhiều việc.
Trước hết là website đã cập nhật được hàng trăm bài nghiên cứu về các vấn đề
đang đặt ra trong hoạt động báo chí, truyền thông và trong công tác nghiên cứu,
giảng dạy và học tập các chuyên ngành báo chí.
Ở một mức độ nào đó, songtre.vn cũng đã thực sự trở thành một tờ báo của sinh
viên Khoa Phát thanh – Truyền hình, của sinh viên trong và ngoài Học viện. Hai
năm qua, đã có hàng nghìn tin, bài, ảnh, tư liệu, sáng tác văn nghệ... của thầy và
trò được đăng tải hàng ngày, đáp ứng nhu cầu không chỉ của sinh viên, của các
học viên cao học, nghiên cứu sinh mà còn là của các giảng viên, các nhà nghiên
cứu và những người có quan tâm đến lý luận báo chí.
Ngoài việc thường xuyên đăng tải, cập nhật thông tin, songtre.vn còn là một môi
trường rèn luyện và học tập của sinh viên. Cuối năm học vừa qua, đã có 10 bạn
sinh viên chuyên ngành Báo mạng điện tử thực hiện tác phẩm tốt nghiệp (thay cho
luận văn) bằng cách thực hiện một mục trên songtre.vn. Cả 10 bạn sinh viên này
đã thực hiện thành công tác phẩm với mức điểm cao. Cách làm này đã mở ra một
khả năng mới của trang tin và cho thấy vai trò tích cực của songtre.vn trong việc
tham gia hỗ trợ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Hai năm qua, songtre.vn cũng đã vài lần được thay đổi giao diện theo hướng ngày
càng hiện đại và gần gũi với người đọc hơn. Việc thay đổi giao diện như thế sẽ
còn tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới để trang tin luôn luôn trẻ như tên
gọi của nó.
Sự ra đời của Trang tin điện tử songtre.vn đã kéo theo sự hợp tác đắc lực của một
đội ngũ tác giả, cộng tác viên rất đông đảo trong và ngoài Học viện. Chính lực
lượng này đã tạo ra nguồn thông tin dồi dào và sức sống cho songtre.vn. Nhân dịp
hai năm songtre.vn ra đời, xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với những
người đã đồng hành và chia sẻ khó khăn với chúng tôi trong thời gian qua.
Từ sau khi có sự hỗ trợ về kinh phí của Học viện, chúng tôi đã thay đổi phương
thức tổ chức hoạt động của songtre.vn. Ban Biên tập sinh viên đã được thành lập,
được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của các giảng viên trong Khoa đã khiến cho
trang tin ngày càng phát huy mạnh mẽ hơn những ưu thế của nó, thực sự là một
“sân chơi” của cả thầy và trò trong quá trình gắn lý thuyết với thực tế, “học” đi đôi
với “hành”. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng đưa lên songtre.vn không chỉ
tin, bài, ảnh mà còn là các tác phẩm âm thanh (audio) và hình ảnh (video). Tuy
nhiên, điều này còn phụ thuộc vào một số vấn đề kỹ thuật nên có lẽ chưa thể làm
nhanh được.
Nhược điểm lớn nhất trong hoạt động của songtre.vn hai năm qua có lẽ là chưa
thực sự khai thác hết được năng lực của đông đảo sinh viên (và kể cả của các
giảng viên) trong và ngoài Khoa; chưa bám sát được những sự kiện sôi động của
đời sống báo chí trong và ngoài nước...
Mặc dù vậy, nhìn lại quãng đường đã đi qua, chúng ta có thể khẳng định rằng:
cùng với chương trình phát thanh “Sóng trẻ” như đã nêu ở trên, trang tin điện tử
songtre.vn đã góp phần đắc lực để tạo ra môi trường thực hành trong quá trình đào
tạo của Khoa Phát thanh - Truyền hình, làm cho các lớp học báo chí trở thành một
tòa soạn báo chí...
Phóng viên: Xin cảm ơn Thầy!
(Thanh Huyền thực hiện)