Các công trình bê tông cốt thép có mác M200 được xây dựng ở khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long trước đây, sau vài chục năm đã có nhiều dấu hiệu bị ăn mòn như lớp
bê tông bảo vệ bị bong tróc, bề mặt bê tông bị trơ đá dăm, cốt thép bị gỉ và cường độ
bê tông bị giảm đáng kể. Qua kết quả thử nghiệm cho thấy bê tông mác trên M350
có sự suy giảm cường độ thấp và hệ số thấm nhỏ hơn nhiều lần so với bê tông M200
đã từng sử dụng trước đây. Để đảm bảo tuổi thọ cho công trình ở vùng chua phèn
Đồng bằng sông Cửu Long có mức trung hạn khoảng 50 năm, nên sử dụng bê tông
có mác tối thiểu M350 để xây dựng công trình.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn mác bê tông cho bê tông công trình trong môi trường chua phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
446 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
LỰA CHỌN MÁC BÊ TÔNG CHO BÊ TÔNG CÔNG TRÌNH TRONG
MÔI TRƯỜNG CHUA PHÈN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
SELECTION GRADE CONCRETE USE FOR REINFORCED CONCRETE
CONSTRUCTIONIN THE ACID ENVIRONMENT AT THE MEKONG DELTA
TS. Khương Văn Huân
Trường Đại hoc Công Nghệ Sài Gòn
TÓM TẮT
Các công trình bê tông cốt thép có mác M200 được xây dựng ở khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long trước đây, sau vài chục năm đã có nhiều dấu hiệu bị ăn mòn như lớp
bê tông bảo vệ bị bong tróc, bề mặt bê tông bị trơ đá dăm, cốt thép bị gỉ và cường độ
bê tông bị giảm đáng kể. Qua kết quả thử nghiệm cho thấy bê tông mác trên M350
có sự suy giảm cường độ thấp và hệ số thấm nhỏ hơn nhiều lần so với bê tông M200
đã từng sử dụng trước đây. Để đảm bảo tuổi thọ cho công trình ở vùng chua phèn
Đồng bằng sông Cửu Long có mức trung hạn khoảng 50 năm, nên sử dụng bê tông
có mác tối thiểu M350 để xây dựng công trình.
ABSTRACT
The grade concrete M200 for reinforced concrete building was built in the Mekong
Delta. after somes years, there have been many signs of corrosion such as loss of
concret cover, rusted reinforced and reduced concrete strength. Based on the test
results, the grade concrete on the M350 has a low intensity degradation and the
permeability coefficient is much smaller than the M200 used previously. In order to
ensure a medium life span of about 50 years, in the acid environment at the Mekong
Delta, we should use M350 grade concrete to build the works.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công trình bê tông cốt thép được xây dựng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) sau vài chục năm đã có nhiều dấu hiệu bị ăn mòn như lớp bê tông bảo vệ bị
bong tróc, bề mặt bê tông (BT) bị trơ đá dăm, cốt thép bị gỉ và cường độ bê tông bị
giảm đáng kể [4].
Để nâng cao độ bền cho kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) trong môi trường chua
phèn ở ĐBSCL chúng ta cần xác định mác bê tông cần thiết tối thiểu để xây dựng công
trình nhằm đảm bảo tuổi thọ mức trung hạn khoảng 50 năm.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở xác định mác bê tông tối thiểu cần thiết để xây dựng công trình BTCT ở
vùng chua phèn ở ĐBSCL được dựa trên sự suy giảm cường độ nén của bê tông tại các
công trình thủy lợi ở ĐBSCL đã xây dựng trước đây, đồng thời xác định sự biến đổi
cường độ nén, hệ số thấm của mẫu bê tông được ngâm trong môi trường nước chua
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 447
phèn ở ĐBSCL ở một số mác bê tông nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích đánh giá
lựa chọn mác bê tông hợp lý nhằm đảm bảo tuổi thọ công trình ở mức khoảng 50 năm.
Mác bê tông sử dụng nghiên cứu là M200; M300; M400. Vật liệu sử dụng chế tạo
mẫu đạt yêu cầu kỹ thuật cho bê tông thủy công gồm xi măng Holcim PCB40; Cát
Đồng Nai; Đá dăm Biên Hòa.
Bảng 1. Thành phần cấp phối bê tông nghiên cứu
Ký hiệu N/X Xi măng (kg) Cát (kg) Dăm (kg) Nước (lit)
M200 0,69 295 710 1191 204
M300 0,58 350 690 1177 204
M400 0,47 430 620 1166 204
Chỉ tiêu cường độ bê tông được thí nghiệm ở tuổi 7 ngày và 1; 3; 9; 21 tháng, nén
mẫu theo TCVN 3118:2012 [5]. Hệ số thấm của bê tông thí nghiệm ở tuổi tương tự, sử
dụng mẫu Φ150 H300 mm có lỗ rỗng đường kính 10 mm ở giữa mẫu. Dùng sơn epoxy
biến tính sơn phủ để hai đầu mẫu bê tông không bị ăn mòn. Tiến hành tạo áp lực nước
xung quanh bề mặt ngoài của mẫu. Dưới áp lực làm cho nước sẽ thấm và đi dần vào tâm
mẫu, sau đó sẽ chảy ra ngoài và được thu hồi. Hệ số thấm K sẽ được tính theo định luật
Darcy với thiết bị thấm của Nhật Model TC-235B (Concrete permeability apparatus
external pressure type). Sử dụng tiêu chuẩn CRA-C48-92 - Standard Test method for
water permeability of concrete [3].
Môi trường chua phèn điển hình ở ĐBSCL chủ yếu ở các tiểu vùng Đồng Tháp
Mười, Tứ Giác Long Xuyên và Bán Đảo Cà Mau. Vùng ngâm mẫu thử nghiệm được
lựa chọn có độ chua đại diện cho môi trường chua phèn điển hình ở khu vực ĐBSCL.
Đặc trưng môi trường chua phèn là giá trị pH. Vị trí ngâm mẫu được chọn tại khu vực
cống Rạch Chanh thị xã Tân An - Long An. Kết quả độ chua pH trung bình biểu thị
trong Bảng 2. Môi trường nước đối chứng là nước sinh hoạt của nhà máy nước Thủ
Đức, đại diện cho môi trường không có yếu tố gây ăn mòn bê tông (Bảng 3).
Bảng 2 Giá trị pH của môi trường nước ở một số thời điểm
trong khu vực cống Rạch Chanh - Tân An - Long An
Tháng trong năm 2007
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
5,48 5,12 4,76 4,12 3,45 3,52 3,14 3,56 4,02 5,52 6,21 6,21
Giá trị trung bình pH = 4,59 < giới hạn ăn mòn [pH] = 6,5
Bảng 3 Kết quả phân tích nguồn nước sử dụng ngâm mẫu
Chỉ tiêu pH SO4
2-
(mg/l) Cl
-(mg/l) Mg
2+
(mg/l)
Nước sinh hoạt 6,53 205 221 105
Nước Rạch Chanh - Long An 3,52 102 97 112
Giới hạn BT bị ăn mòn theo TCVN
3994:1985
< 6,5 ≥ 250 ≥ 1000
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
448 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Hình 3. Diễn biến cường độ bê tông trong môi
trường nước chua phèn và môi trường nước
ngọt
y = -0,1402x + 22,795
0
5
10
15
20
25
30
35
40
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
Tuổi bê tông (năm)
Cư
ờ
n
g
đ
ộ
né
n
bê
tô
n
g
(M
Pa
)
Môi trường Chua phèn
Môi trường nước Ngọt
3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
Theo số liệu khảo sát cường độ bê
tông của 34 công trình vùng chua phèn sau
một số năm khai thác [4], sự biến đổi
cường độ nén trung bình của bê tông ở
vùng chua phèn và vùng nước ngọt theo
thời gian được thể hiện trong Hình 3. Do
tác động bất lợi nên cường độ bê tông
trong môi trường chua phèn ở ĐBSCL
thấp hơn so với bê tông vùng nước ngọt.
Cường độ bê tông giảm dần theo thời gian
và sau khoảng 20 năm, đã thấp hơn mác
thiết kế M200, điều đó chứng tỏ bê tông
mác M200 đã sử dụng không đủ bền vững
đảm bảo tuổi thọ lâu dài trong môi trường
chua phèn ở khu vực ĐBSCL.
Đối với kết quả thí nghiệm cường độ nén trên mẫu thử, ngâm trong môi trường
nước chua phèn điển hình được thể hiện trên Hình 4. Kết quả cho thấy cường độ nén của
mẫu ở môi trường nước chua phèn (ký hiệu chữ C) phát triển kém hơn trong môi trường
nước ngọt (ký hiệu chữ N). Sau khoảng 9 tháng, cường độ một số mác bê tông trong môi
trường chua phèn bắt đầu giảm. Như vậy xu hướng biến đổi cường độ trên mẫu thử
nghiệm phù hợp với kết quả khảo sát ở các công trình môi trường chua phèn ở ĐBSCL.
Tương quan giữa hệ số thấm và tỷ lệ Nước/Xi măng (N/X) của bê tông thể hiện
trên Hình 5. Ở môi trường chua phèn, trong thời gian thử nghiệm 21 tháng, hệ số thấm
của bê tông có N/X = 0,7 (tương ứng bê tông M200) thay đổi trong khoảng khá rộng từ
6.10-9 xuống 1.10-9(cm/s). Còn các loại bê tông có tỷ lệ N/X nhỏ hơn 0,57 (mác M300
và cao hơn) thì hệ số thấm của nó thay đổi trong phạm vi hẹp từ 1,3.10-9 xuống 1.10-
10(cm/s). Bê tông có N/X nhỏ hơn 0,57 có hệ số thấm nhỏ và khoảng biến đổi hẹp nên
sẽ ít bị ăn mòn và bền vững hơn trong môi trường ăn mòn.
Hình 2. Địa điểm ngâm mẫu bê tông trong môi
trường chua phèn
Hình 1. Gia công mẫu bê tông thí nghiệm
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 449
Hình 5. Tương quan sự phát triển hệ số thấm
của bê tông và Tỷ lệ (N/X) trong môi trường
nước chua phèn
M
20
0
M
30
0
M
40
0
M
40
0-
PG
0,0E+00
1,0E-09
2,0E-09
3,0E-09
4,0E-09
5,0E-09
6,0E-09
0,35 0,40 0,45 0,50 0,55 0,60 0,65 0,70 0,75
H
?
s?
th
?m
K
(cm
/s)
&l
&N/X
1 tháng 3 tháng
9 tháng 21 tháng
Hình 4. So sánh sự phát triển Cường độ mẫu
bê tông trong môi trường nước ngọt và môi
trường chua phèn
0
10
20
30
40
50
60
0 3 6 9 12 15 18 21 24
C
ư
?n
g
đ?
n
én
(M
Pa
)
Tu?i (tháng)
M200-N M200-C
M300-N M300-C
M400-N M400-C
Hình 6. Tương quan Cường độ và Hệ số
thấm của bê tông trong môi trường nước
chua phèn
y = 0,00038x-3,80444
R² = 0,79286
y = -2,0E-10x + 7,2E-09
y = -1,0E-11x + 6,6E-10
0E+00
1E-09
2E-09
3E-09
4E-09
5E-09
6E-09
15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65
H
?
s?
th
?m
K
(cm
/s
)
Cư?ng đ? nén (MPa)
Tương quan giữa cường độ và hệ số thấm của bê tông trong các môi trường chua
phèn được thể hiện trong Hình 6. Giữa hệ số thấm và cường độ bê tông có quan hệ
thuận nghịch: Cường độ tăng, hệ số thấm giảm. Ứng với bê tông có cường độ khoảng
20 MPa, hệ số thấm K = (5 - 6).10-9 (cm/s); ứng với cường độ khoảng 35 MPa, hệ số
thấm K = (3 – 5).10-10 (cm/s); ứng với cường độ khoảng 50 MPa, hệ số thấm K = (7 -
10).10-11 (cm/s). Như vậy với BT có cường độ mức 35 MPa, hệ số thấm đã giảm đi
được hàng chục lần so với BT mác M200.
Tương quan giữa cường độ nén bê tông tuổi 28 ngày (tương ứng mác thiết kế) và
mức suy giảm cường độ mẫu ngâm trong môi trường chua phèn khi so sánh với mẫu
ngâm trong nước ngọt được thể hiện trên Hình 7, trong đó mức suy giảm S này được
tính như sau:
100)( x
Rng
RngRchpS −= (%) (1)
Hình 7. Tương quan giữa mức suy giảm cường
độ và mác BT trên mẫu thử nghiệm trong môi
trường chua phèn ở 21 tháng
y = 1821,9x-1,5084
R2 = 0,9014
0
5
10
15
20
25
15 20 25 30 35 40 45 50 55
Cường độ nén 28 ngày (MPa)
M
ứ
c
gi
ảm
cư
ờ
n
g
độ
(%
)
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
450 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Rchp Cường độ bê tông ở môi trường chua phèn
Rng Cường độ bê tông trong môi trường nước ngọt ở tuổi tương ứng
Dựa vào những kết quả đã nghiên cứu trên, để nâng cao tuổi thọ cho công trình ở
mức trung hạn (50 ÷ 60 năm) thay vì khoảng 20 năm so với bê tông M200 đã sử dụng
trước đây, tác giả đề xuất hướng nâng cao chất lượng bê tông bằng việc tăng mác bê
tông và khả năng chống thấm của bê tông như sau:
Biện pháp nâng cao chất lượng bê tông đầu vào để giảm tốc ăn mòn: Các kết quả
nghiên cứu trước đây [8] cho thấy khi sử dụng xi măng portland, BT không thể tránh
khỏi bị ăn mòn trong môi trường chua phèn, kể cả BT mác cao. Tuy nhiên BT mác cao
sẽ có tốc độ ăn mòn ít hơn. Biện pháp chọn mác bê tông có hệ số thấm nhỏ và ổn định
sẽ hạn chế tác động của môi trường ăn mòn, tăng tuổi thọ cho công trình.
Việc tính toán xác định cường độ bê tông cần thiết để sử dụng cho việc xây dựng
công trình ở ĐBSCL như sau:
Theo hướng hạn chế tốc độ ăn mòn bê tông: Từ kết quả thí nghiệm (Hình 7),
với bê tông có cường độ 20 MPa (nén ở tuổi 28 ngày sẽ tương đương M200) có mức
suy giảm cường độ là 18,79%. Từ kết quả khảo sát công trình thực tế (Hình 1), với BT
có mác M200 chỉ đáp ứng tuổi thọ công trình khoảng 20 năm. Để BT tồn tại 50 năm
(gấp 2,5 lần tuổi thọ của bê tông thực tế đã sử dụng ở môi trường ĐBSCL) thì mác BT
lựa chọn có mức giảm cường độ khoảng 7,5% (18,8% : 2,5). Bê tông có mức suy giảm
cường độ 7,5% tương ứng với bê tông có cường độ 37Mpa.
Theo yêu cầu về ổn định hệ số thấm: Đối với công trình thủy, yêu cầu về độ
chống thấm cực kỳ quan trọng, đặc biệt công trình trong môi trường ăn mòn chua phèn
như ở ĐBSCL. Dựa vào tương quan giữa hệ số thấm và cường độ bê tông (Hình 6) nhận
thấy bê tông có cường độ ở mức 35 Mpa như là một ranh giới khác biệt giữa 2 miền
thấm của bê tông. Khi cường độ cao hơn 35 Mpa thì bê tông có hệ số thấm nhỏ hơn
khoảng 5 đến 10 lần so với giải bê tông có mác thấp hơn.
Tổng hợp chung từ các yêu cầu về việc hạn chế tốc độ ăn mòn, sự ổn định hệ số
thấm để cho BT bền vững trong môi trường chua phèn thì nên chọn BT có cường độ thiết
kế không nhỏ hơn mức 35 Mpa hoặc có tỷ lệ Nước và Xi măng không lớn hơn 0,52.
4. KẾT LUẬN
- Trong môi trường chua phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng bê tông mác
M200 là không đảm bảo độ bền lâu dài cho công trình thủy công.
- Bê tông với tỷ lệ N/X bé hơn 0,52 (Tương ứng mác M350) có hệ số thấm nhỏ và
mức biến động ít hơn hàng chục lần so với bê tông mác M200. Khi sử dụng loại
bê tông có tỷ lệ N/X không lớn hơn 0,52 sẽ có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn
ăn mòn bê tông cốt thép.
- Đề nghị nên sử dụng bê tông mác ≥ M350 cho bê tông công trình vùng chua
phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long và tiếp tục theo dõi diễn biến chất lượng các
công trình đã sử dụng bê tông mác bê tông lớn hơn M200 cùng đặc điểm môi
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 451
trường trong thực tế nhằm đảm bảo chắc chắn tuổi thọ lâu dài, bền vững cho
công trình trong khu vực xây dựng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ACI 318-89. Building Code Requirements For Reinforced Concrete
[2] Bộ Xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông các loại. NXBXD, Hà Nội 2008.
[3] CRA-C 48-92. Standard Test Method for Water Permeability of concrete.
[4] Khương Văn Huân và nnk (2001). Điều tra sự thóai hóa độ bền bê tông các công trình thủy
lợi đã xây dựng vùng chua mặn Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo tổng kết dự án, Viện
Khoa học Thủy lợi miền Nam.
[5] TCVN 3118:2012. Bê tông - Phương pháp xác định cường độ nén
[6] TCVN 3994:1985. Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu bê tông và bê tông cốt thép –
Phân loại môi trường xâm thực.
[7] TCXD 149:1986. Bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn.
[8] TCVN 9139:2012 Công trình Thủy lợi- Kết cấu bê tông cốt thép vùng ven biển- Yêu cầu
Kỹ thuật
[9] V.Moskvin, F.Ivanov, S. Alekseyes, E. Guzeyev, 1983. Concrete and reinforced Concrete
Deterioration and Protection, Mir Publishers, Moscow.
Phản biện: PGS. TS. Nguyễn Thanh Hải