Luận văn Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam

Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh… ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM). Các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng trước hết là trung gian tài chính, chúng “đứng trong vòng vây” của bốn nhóm của những người có vốn và cần vốn trong nền kinh tế gồm : Hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài. Sản phẩm mà các NHTM mua, bán kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích ngân hàng khác. Trong hoạt động tín dụng cho dù hệ số an toàn vốn đạt tới 8% thì so với tài sản có, số vốn liếng của bản thân ngân hàng chỉ là không đáng kể (hoặc có thể nói theo các nhà toán học thì có thể dùng cụm từ “vô cùng nhỏ bé”). Nói một cách ngắn gọn là hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người đứng giữa các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy có từng phát biểu : “Kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, kinh doanh ngoại tệ càng rủi ro bởi đánh giá được biến động của các đồng tiền trên thị trường quốc tế tính bằng phút. Chỉ cần tính sai là lỗ.”. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ là hết sức cần thiết và qua đó ta có thể tìm ra một số biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá. Chính vì lí do này mà em chọn đề tài “Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam”.

pdf70 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ MINH TRANG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐẾN KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 5 năm 2006 Tháng 4 / 2006 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐẾN KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: DH3TC. Mã số SV: DTC021681 Người hướng dẫn: Th.s.Đặng Hùng Vũ Long Xuyên, tháng 5 năm 2006 Mục lục    Trang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lí do chọn đề tài...........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................1 1.3 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................1 1.4 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KINH DOANH NGOẠI TỆ...........................3 2.1 Tỷ giá hối đoái........................................................................................................3 2.1.1 Khái niệm...................................................................................................... 3 2.1.2 Các loại tỷ giá................................................................................................3 2.1.3 Cân bằng tỷ giá..............................................................................................4 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá.......................................5 2.2. Kinh doanh ngoại tệ.............................................................................................. 8 2.2.1 Khái niệm...................................................................................................... 8 2.2.2 Chức năng......................................................................................................9 2.2.3 Các yếu tố chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ............................. 9 2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự tác động của tỷ giá hối đoái đến kinh doanh ngoại tệ........ 10 2.3.1 Trạng thái ngoại hối.................................................................................... 10 2.3.2 Biến động tỷ giá.......................................................................................... 11 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NH TMCP PHƯƠNG NAM............... 12 3.1.Lịch sử hình thành................................................................................................ 12 3.1.1 Sự hình thành...............................................................................................12 3.1.2 Lĩnh vực hoạt động .....................................................................................14 3.1.3 Quan hệ đối tác............................................................................................14 3.2. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................................15 3.2.1 Ngân hàng....................................................................................................15 3.2.2 Phòng kinh doanh tiền tệ............................................................................. 16 CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NH TMCP PHƯƠNG NAM..........................................................................................19 4.1. Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá...............................................................................19 4.1.1 Cơ sở để nhận biết rủi ro tỷ giá................................................................... 19 4.1.2 Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá.......................................................................22 4.2. Thực trạng diễn biến tỷ giá trên thị trường trong thời gian qua.......................... 24 4.3 Tình hình kinh doanh ngoại tệ.............................................................................26 4.3.1 Thuận lợi và khó khăn.................................................................................26 4.3.2 Kết quả hoạt động của NH.......................................................................... 27 4.3.3 Tình hình kinh doanh ngoại tệ.....................................................................28 4.4 Rủi ro tỷ giá và các biện pháp quản lí rủi ro tỷ giá của NH................................. 36 4.4.1 Thực trạng rủi ro tỷ giá................................................................................36 4.4.2 Biện pháp quản lí rủi ro tỷ giá của NH........................................................40 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ................................................................................................................................. 42 5.1 Quản lý rủi ro tỷ giá thông qua hạn mức chịu rủi ro............................................ 43 5.2 Chương trình quản trị rủi ro................................................................................. 45 5.2.1 Xác định hạn mức rủi ro.................................................................................46 5.2.2 Đánh giá rủi ro................................................................................................47 5.4 Dự báo tỷ giá bằng phân thích cơ bản.................................................................. 50 5.5 Một số giải pháp khác.......................................................................................... 50 5.5.1 Giải pháp về tổ chức và nhân sự................................................................. 50 5.5.2 Giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh.............................................................51 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN........................................................................................52 1. Kiến nghị................................................................................................................ 52 1.1 Đối với NHNN............................................................................................... 52 1.2 Đối với NHPN................................................................................................52 2.Kết luận................................................................................................................... 52 Sơ đồ - Đồ thị - Biểu bảng    Trang  SƠ ĐỒ: Sơ đồ 3.1: Mạng lưới hoạt động.................................................................................13 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của NHPN........................................................................ 15 Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh tiền tệ........................................... 16 Sơ đồ 3.4: Quy trình tác nghiệp nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ...........17  ĐỒ THỊ: Hình 2.1: Đường cầu của đồng đô la Mỹ..................................................................... 4 Hình 2.2: Đường cung của đồng đô la Mỹ................................................................... 4 Hình 2.3: Xác định tỷ giá cân bằng.............................................................................. 5 Hình 2.4: Tác động của việc lạm phát Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh...6 Hình 2.5: Tác động của sự gia tăng lãi suất Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh..................................................................................................................................... 6 Hình 2.6: Tác động của sự gia tăng thu nhập tương đối Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh................................................................................................................... 8 Hình 3.1: Vốn điều lệ qua các năm của NHPN..........................................................15 Hình 4.1: Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ năm 2003..................................................31 Hình 4.2: Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ năm 2004..................................................31 Hình 4.3: Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ năm 2005..................................................32 Hình 4.4: Diễn biến tỷ giá GBP/USD........................................................................ 33 Hình 4.5: Diễn biến tỷ giá USD/CHF........................................................................ 34 Hình 4.6: Diễn biến tỷ giá USD/JPY......................................................................... 35 Hình 4.7: Diễn biến tỷ giá USD/VND....................................................................... 36 Hình 5.1: Tốc độ tăng của vốn điều lệ qua các năm................................................. 46  BIỂU BẢNG: Bảng 4.1: Trạng thái ngoại hối tại thời điểm 2/3/2006.............................................. 20 Bảng 4.2: Trạng thái ngoại hối tại thời điểm 3/3/2006.............................................. 21 Bảng 4.3: Giao dịch phát sinh đối với đồng USD......................................................23 Bảng 4.4: Bảng yết tỷ giá ngày 30/3/2006................................................................. 23 Bảng 4.5: Biến động tỷ giá năm 2004........................................................................ 25 Bảng 4.6: Biến động tỷ giá năm 2005........................................................................ 26 Bảng 4.7: Kết quả hoạt động của NHPN qua các năm...............................................27 Bảng 4.8: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ qua 3 năm..............................................28 Bảng 4.9: Doanh số mua bán từng loại ngoại tệ qua các năm....................................29 Bảng 4.10: Tỷ trọng doanh số mua bán của từng loại ngoại tệ.................................. 30 Bảng 4.11: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của NHPN..................................................35 Bảng 4.12: Mức biến động của tỷ giá VND/USD......................................................36 Bảng 4.13: Trạng thái ngoại hối năm 2003, 2004 và 2005........................................ 37 Bảng 4.14: Biến động tỷ giá từ 1/1/2006 đến 31/3/2006........................................... 38 Bảng 4.15: Thu nhập và rủi ro từ tỷ giá trong khoảng thời gian từ 15/3 đến 31/3/2006 .......................................................................................................................................... 39 Bảng 5.1: Tổn thất dự kiến tại thời điểm 31/3/2006.................................................. 44 Bảng 5.2: Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị......................................................47 Bảng 5.3: Cách xác định hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị...............................48 Bảng 5.4: Bảng theo dõi tổn thất dự kiến của từng cặp ngoại tệ................................49 Danh mục những từ viết tắt    CNC Chi nhánh cấp ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long ĐVT Đơn vị tính KDNT Kinh doanh ngoại tệ NH Ngân hàng NHCP Ngân hàng cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước NHPN Ngân hàng Phương Nam NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần. TP Thành phố TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTNH Trạng thái ngoại hối Chương 1: Tổng quan CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lí do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh… ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM). Các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng trước hết là trung gian tài chính, chúng “đứng trong vòng vây” của bốn nhóm của những người có vốn và cần vốn trong nền kinh tế gồm : Hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài. Sản phẩm mà các NHTM mua, bán kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích ngân hàng khác. Trong hoạt động tín dụng cho dù hệ số an toàn vốn đạt tới 8% thì so với tài sản có, số vốn liếng của bản thân ngân hàng chỉ là không đáng kể (hoặc có thể nói theo các nhà toán học thì có thể dùng cụm từ “vô cùng nhỏ bé”). Nói một cách ngắn gọn là hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người đứng giữa các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy có từng phát biểu : “Kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, kinh doanh ngoại tệ càng rủi ro bởi đánh giá được biến động của các đồng tiền trên thị trường quốc tế tính bằng phút. Chỉ cần tính sai là lỗ.”. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ là hết sức cần thiết và qua đó ta có thể tìm ra một số biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá. Chính vì lí do này mà em chọn đề tài “Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Việc chọn đề tài : “Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam” nhằm các mục tiêu sau: - Tìm hiểu về hoạt động mua bán ngoại tệ của NH, mua bán bao nhiêu loại ngoại tệ, cách thức giao dịch với khách hàng. - Nghiên cứu về sự tác động của tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ. Khi tỷ giá biến động nó sẽ ảnh hưởng đến lãi (lỗ) của hoạt động kinh doanh ngoại tệ như thế nào. - Để từ đó đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH. 1.3 Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài này thông qua một số phương pháp sau: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 1 Chương 1: Tổng quan - Thu thập số liệu + Số liệu sơ cấp: • Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ trong phòng kinh doanh tiền tệ của NH. • Quan sát những cách thức mua bán, giao dịch của nhân viên với khách hàng. + Số liệu thứ cấp: • Các nguồn tài liệu của NHPN. • Tham khảo tài liệu thông tin từ nhiều nguồn: sách, báo, tạp chí, internet, truyền hình… - Phân tích số liệu bằng một số phương pháp sau: + Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu giữa các năm rồi đi đến kết luận. + Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê theo năm để từ đó so sánh, phân tích và rút ra kết luận. + Phương pháp nghiên cứu trường hợp: phân tích các số liệu trong một thời điểm nhất định, trong từng trường hợp cụ thể. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện tiếp cận với NHPN có hạn, hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài này còn nhiều hạn chế nên phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu tình hình kinh doanh ngoại tệ và sự tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Nam trong 3 năm 2003- 2004-2005. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 2 Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ CHƯƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KINH DOANH NGOẠI TỆ 2.1 Tỷ giá hối đoái: 2.1.1 Khái niệm: - Về nội dung: Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia. - Về hình thức: Tỷ giá hối đoái là giá cả của các loại ngoại tệ một nước nhất định được thể hiện như giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ khác trên nước đó – được biểu thị qua giá trị của đồng bản tệ. Như vậy, tỷ giá hối đoái là lượng tiền của một nước khác mà dân nước này có thể nhận được khi đổi một lượng tiền tệ của chính mình. Nói một cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác, là hệ số quy đổi của một đồng tiền này sang đồng tiền khác được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Ví dụ: 1 USD = 15.913 VND 2.1.2 Các loại tỷ giá:  Tỷ giá chính thức: Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của mỗi nước công bố, tỷ giá này có tác dụng là cơ sở để hình thành các tỷ giá trên thị trường và là công cụ để điều hành mạnh mẽ các hoạt động của nền kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương.  Tỷ giá thị trường: Tỷ giá thị trường là tỷ giá hình thành do cân bằng cung cầu trên thị trường hối đoái hay trên thị trường liên ngân hàng.  Tỷ giá danh nghĩa: Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu hiện thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.  Tỷ giá thực: Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và nước ngoài. Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân tích tỷ giá hối đoái thực sẽ là một vấn đề được quan tâm. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 3 Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ  Tỷ giá kinh doanh: - Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại tệ của ngân hàng mà trong đó ngoại tệ được thực hiện dưới dạng tiền mặt. - Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại tệ không dùng tiền mặt mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Tỷ giá chuyển khoản luôn luôn cao hơn tỷ giá tiền mặt. - Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá giao dịch ngoại hối đầu tiên trong ngày giao dịch. - Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá giao dịch cuối cùng trong ngày ( tỷ giá đóng cửa của ngày hôm nay không phải là tỷ giá mở của ngày mai). 2.1.3 Cân bằng tỷ giá: Cầu tiền tệ: Hình 2.1: Đường cầu của đồng USD 16.000 15.000 14.000 D Số lượng đồng USD Hình 1.1 cho thấy số lượng đồng đô la Mỹ thay đổi với những khả năng khác nhau của tỷ giá. Tại một điểm thời gian nhất định chỉ có một tỷ giá. Hình 1.1 cũng cho thấy đồng đô la Mỹ cần thiết đối với các mức tỷ giá khác nhau. Lý do giải thích tại sao cho đường cầu đi xuống là các công ty Việt Nam sẽ nổ lực mua hàng hóa của Mỹ nhiều hơn khi đồng đô la có giá trị thấp vì sẽ ít tốn VND hơn đổi lấy một số đô la Mỹ.  Cung tiền: Hình 2.2: Đường cung của USD 16.000 15.000 14.000 Số lượng đồng USD SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 4 G iá trị đồng U SD G iá trị đồng U SD Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ Hình 1.2 cho thấy số lượng đồng đô la Mỹ cho giao dịch ( cung ứng cho thị trường ngoại hối để đổi lấy VND) tương ứng với mỗi mức tỷ giá. Đường cung trong hình 1.2 có mối tương quan xác định giữa giá trị đồng đô la Mỹ với số lượng đô la Mỹ cho giao dịch. Mối tương quan này có thể được giải thích như sau: khi đồng đô la Mỹ được định giá cao, các nhà tiêu dùng Mỹ và công ty thích mua hàng hóa của Việt Nam hơn. Ngược lại khi đồng đô la Mỹ giảm giá, mức cung của đồng đô la Mỹ cho giao dịch sẽ ít đi, phản ánh nhu cầu mua hàng hóa Việt Nam của người Mỹ giảm xuống.  Cân bằng tỷ giá: Hình 2.3: Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng S 16.000 15.000 14.000 D Số lượng đồng USD Giống như bất kỳ một loại sản phẩm nào được bán trên thị trường, giá cả của một đồng tiền được xác định bởi cung cầu của đồng tiền đó. Như vậy, đối với mỗi mức giá của đồng đô la Mỹ, sẽ có một mức cầu và mộ
Tài liệu liên quan