Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về tiêu thụ sản phẩm và doanh thụ
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ
sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống Nhất.
Chương III: Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ
sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống
Nhất.
83 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại công ty Điện Cơ Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------
Luận Văn
Thực trạng và giải pháp
chủ yếu để góp phần đẩy
mạnh công tác tiêu thụ sản
phẩm và tăng doanh thu tại
công ty Điện Cơ Thống
Nhất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm và doanh
thụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .......... 3
I/ Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp............... 3
1. Tiêu thụ sản phẩm ............................................................................................ 3
2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp ................... 5
II/ Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu đối
với doanh nghiệp.................................................................................................. 7
III/ Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu của
doanh nghiệp ........................................................................................................ 9
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm và doanh thu của
doanh nghiệp ........................................................................................................ 9
1.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh............................................. 9
1.2. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp.......................................................... 11
2. Vai trò của TCDN trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu
tiêu thụ ............................................................................................................... 15
3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu
của doanh nghiệp................................................................................................ 16
3.1. Tăng cường đầu tư cho công tác khảo sát, điều tra, nhiên cứu thị trường..... 16
3.2. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa ..................................... 17
3.3. Xây dựng chính sách giá cả phù hợp ........................................................... 17
3.4. Chú trọng đầu tư thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng cải tiến
mẫu mã sản phẩm............................................................................................... 18
3,5, Tổ chức tốt công tác bán hàng và dịch vụ bán hàng..................................... 18
3.6.Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và áp dụng
các đòn bẩy tài chính thúc đẩy tiêu thụ ............................................................... 20
3.7. Các biện pháphỗ trợ của nhà nước............................................................... 20
Chương II:Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu
thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất .............................................. 21
I/ Một số nét khái quát tình hình hoạt động của công ty ..................................... 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Điện cơ Thống Nhất 21
2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty................................... 22
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
2
3. Tổ chức quản lý và hoạt động của công ty...................................................... 22
3.1. Đặc điểm bộ máy quản lý ............................................................................ 22
3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty ........................................................ 24
3.3. Đặc điểm quy trình snr xuất......................................................................... 25
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ................................................................ 26
5. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu của công ty ...... 27
5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty ..................................... 27
5.2. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty ...................................................... 28
II/ Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty
Điện cơ Thống Nhất ........................................................................................... 29
1. Một số đặc điểm chi phối đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty ........... 29
2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của công ty ảnh
hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm ................................................................. 30
2.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 30
2.2. Khó khăn ..................................................................................................... 31
3. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở công ty Điện cơ Thống Nhất ....... 32
4. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tieu thụ sản phẩm của công ty
năm 2004 ........................................................................................................... 34
4.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty
năm 2004 ........................................................................................................... 34
4.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần
đây ..................................................................................................................... 35
4.3. Những biện pháp mà công ty đã thực hiện để đẩy mạnh tiêu thụ ................. 37
5. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống
Nhất ................................................................................................................... 46
5.1. Những thành tích đạt được .......................................................................... 46
5.2. Những vấn đề đặt ra trong công tác tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu bán
hàng ở công ty Điện cơ Thống Nhất................................................................... 46
Chương III: Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu
thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ
Thống Nhất ....................................................................................................... 48
I/ Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ..................................... 48
II/ Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty
Điện cơ Thống Nhất ........................................................................................... 49
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
3
1. Tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường và dự báo
thị trường, tạo điều kiện vững chắc cho hoạch định tiêu thụ sản phẩm ............... 49
2. Không ngừng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng,
hạ giá thành sản phẩm tăng khả năg cạnh tranh .................................................. 51
3. Đầu tư đổi mới mẫu mã nhằm đa dạng hóa sản phẩm..................................... 52
4. Tăng cương biện pháp quản lý chất lượng ...................................................... 53
5. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát việc quản lý chi phí nhằm hạ giá
thành làm cơ sở để hạ giá bán sản phẩm ............................................................. 53
5.1. Sử dụng hợp lý tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu ......................................... 53
5.2. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả chi phí tiền lương, tiền thưởng trong sản
xuất kinh doanh .................................................................................................. 54
6. Xây dựng chính sách giá linh hoạt.................................................................. 55
7. Đa dạng hóa hình thức thanh toán đông thời tăng kỷ luật thanh toán .............. 56
8. Hoàn thiện tốt công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm.......................................... 56
8.1. Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ................................... 56
8.2. Tổ chức và quản lý có hiệu quả mạng lưới tiêu thụ...................................... 57
8.3. Xây dựng và áp dụng chính sách chiết khấu hợp lý và hiệu quả .................. 57
8.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển, giảm phí vận chuyển cho khách
hàng mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn ........................................... 58
8.5. Xây dựng chiến lược quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tiết kiệm, hiệu
quả ..................................................................................................................... 58
KẾT LUẬN....................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
4
LỜI MỞ ĐẦU
Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước với vai
trò như một “bà đỡ” để nâng đỡ các doanh nghiệp và giúp họ từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Còn hiện nay, khi chuyển sang cơ chế kinh
tế thị trường, Nhà nước chỉ giữ vai trò tạo hành lang pháp lý để các doanh
nghiệp hoạt động. Muốn đứng vững và tồn tại được trong xu hướng hội nhập,
mở cửa nền kinh tế và có sự cạnh tranh gay gắt, thì mỗi doanh nghiệp cần
phải khẳng định được rằng: Muốn tồn tại và phát triển bắt buộc doanh nghiệp
phải tự hạch toán cả đầu vào, đầu ra, tự sản xuất sản phẩm và quan trọng
hơn là phải tự tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình sản xuất.
Tất cả những điều đó đã tạo ra những cơ hội to lớn, đồng thời cũng là những
thách thức đáng kể đối với mỗi doanh nghiệp.
Để đạt tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và siêu lợi nhuận thì các
doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải luôn đề ra những giải pháp
hữu hiệu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tiêu thụ được sản
phẩm hay không? Tiêu thụ không những là mấu chốt quyết định sự tăng
trưởng mà còn quyết định đến cả khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ
khi nào công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt thì khi đó doanh nghiệp
mới có doanh thu, có điều kiện để tái sản xuất, tăng nguồn tích lũy cho bản
thân doanh nghiệp và cho toàn xã hội. Có thể khẳng định rằng một doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả phải là một doanh nghiệp biết giải quyết tốt
khâu tiêu thụ sản phẩm và ngày càng mở rộng được thị trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm,
cùng với mong muốn được rèn luyện bản thân qua quá trình nghiên cứu thực
tế, trong thời gian thực tập tại Công ty Điện cơ Thống Nhất, em đã cố gắng
nghiên cứu, tìm hiểu công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trên góc độ của
Tài chính doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng
dẫn là Thạc sỹ Vũ Thị Hoa và từ phía công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “
Các giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm
và tăng doanh thu tại công ty Điện Cơ Thống Nhất”
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
5
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về tiêu thụ sản phẩm và doanh thụ
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ
sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống Nhất.
Chương III: Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ
sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống
Nhất.
Mặc dù đã có sự cố gắng, song với khoảng thời gian thực tập không
nhiều, kiến thức thực tế vẫn còn có những hạn chế nhất định nên luận văn này
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo hướng dẫn, các cô, các chú trong phòng
Tài vụ của công ty để cuốn luận văn được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Lê Thùy Linh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
6
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
VÀ DOANH THỤ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I/ Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu thị trường và thu về cho mình một khoản tiền nhất định. Hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là việc thực hiện một,
một số hay tất cả các công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lời thông qua việc đáp ứng nhu
cầu của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sàn phẩm và doanh thu tiều thụ
sản phẩm là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Chỉ khi nào sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó được tiêu thụ, có doanh thu thì các chi phí mới
được bù đắp, doanh nghiệp mới có lợi nhuận, từ đó duy trì và mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Vậy tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu
thụ sản phẩm là gì?
1. Tiêu thụ sản phẩm
Theo nghĩa rộng đó là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ nghiên
cứu thị trường, xác định nhu cầu, tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ
tiêu thụ sản phẩm đến xúc tiến bán hàng và dịch vụ sau bán hàng nhằm đạt
hiệu quả cao nhất.
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển giao sản phẩm
của doanh nghiệp cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Người mua va người
bán gặp nhau, thương lượng về điều kiện mua, giá cả, thời gian… Khi hai bên
thống nhất vơi nhau, có sự chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa,
tiền tệ thì quá trình tiêu thụ chấm dứt. Hay nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là
quá trình đơn vị bán, xuất giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị mua
và đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo
giá đã thỏa thuận. Chỉ qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm xuất ra
mới được thực hiện, hay nói cách khác, sản phẩm tiêu thụ xong mới được
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
7
xem là có giá trị sử dụng hoàn toàn. Thực chất của hoạt động tiêu thụ sản
phẩm là quá trình thực hiện giá trị trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Xét trên góc độ sở hữu thì tiêu thụ sản phẩm là sự chuyền giao quyền sở
hữu giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Xét trên góc độ kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên góc độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển
hóa từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, làm cho vốn trở lại trạng thái
ban đầu khi nó bước vào mỗi giai đoạn sản xuất mới. Quá trình luân chuyển
vốn được thực hiện theo sơ đồ sau:
Tư liệu lao động
T – H Đối tượng lao động …. Sản xuất …. H’ – T’
Sức lao động
Bắt đầu mỗi chu kỳ sản xuất, vốn được các nhà sản xuất đưa vào lưu
thông mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: công cụ lao động,
đối tượng lao động và sức lao động. Ở giai đoạn này, vốn bằng tiền được
chuyển hóa thành vốn dưới hình thức vật chất (T - H), những vật chất này tạo
ra sản phẩm thông qua giai đoạn sản xuất, sản phẩm hàng hóa được đưa ra
tiêu thụ và kết thúc qúa trình tiêu thụ là doanh nghiệp sẽ thu được tiền về.
Qua các giai đoạn khác nhau đồng vốn ban đầu của doanh nghiệp trở về hình
thái vốn của nó (hình thái tiền tệ). Kết thúc chu kỳ này, vốn của doanh nghiệp
lại chuyển sang chu kỳ mới, một vòng tuần hoàn mới theo đúng các giai đoạn
mà nó trải qua.
Vậy tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, quá trình luân chuyển vốn. Việc thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của
hàng hóa thông qua hai hành vi: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ
cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
Thời điểm kết thúc tiêu thụ sản phẩm là khi doanh nghiệp thu được tiền
bán hàng hoặc nhận được giấy báo chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã
thỏa thuận. Hàng được coi là đã tiêu thụ khi thõa mãn đồng thời cả hai điều
kiện
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
8
+ Hàng đã chuyển cho người mua
+ Người mua đã trả tiền hay chấp nhận trả tiền.
Việc xác định đúng thời điểm tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng thực trạng tình hình tiêu thụ
sản phẩm, để từ đó tìm cách hạn chế yếu tố tiêu cực, phát huy nhân tố tích cực
trong quản lý hoạt động tiêu thụ… Là cơ sở đánh giá tình hình sử dụng
nguyên vật liệu, vốn sản xuất, để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh một
cách chính xác trong kỳ.
Trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, vấn đề tiêu thụ sản phẩm được
hiểu rất đơn thuần: Nhà nước cấp chỉ tiêu cung ứng vật tư cho các đơn vị sản
xuất theo lượng định, đồng thời chịu trách nhiệm đầu ra cho sản phẩm. Với cơ
chế này, các đơn vị không có trách nhiệm cụ thể đối với hoạt động sản xuất,
có tâm lý ỷ lại, kém năng động. Vì vậy, giá cả hàng hóa không phản ánh giá
trị thực tế của nó nên sản xuất mặt hàng nào, chất lượng ra sao cũng có người
mua và có “lãi”. Do không có môi trường cạnh tranh lành mạnh dẫn đến chất
lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng giảm sút, mẫu mã nghèo nàn, đơn điệu,
kinh doanh kém hiệu quả và tụt hậu là điều không thể tránh khỏi của nền kinh
tế.
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ là mục đích cơ bản. Phương châm
thường trực của doanh nghiệp là: “Không sản xuất cái không được bán và cái
không bán được”. Các doanh nghiệp chỉ tiến hành đầu tư, sản xuất kinh doanh
khi đảm bảo chắc chắn rằng bán được hàng hay nói cách khác: Tiếng nói của
thị trường đã được chú y lắng nghe. Tiêu thụ sản phẩm xuất phát từ nhu cầu
của người tiêu dùng đồng thời giúp người sản xuất hiểu rõ hơn về sản phẩm
của mình để có biện pháp hoàn thiện hơn nữa nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu
của xã hội. Có thể nói, sản xuất ra đã khó nhưng tiêu thụ sản phẩm còn khó
hơn nhiều, việc đảm bảo trang trải chi phí, có lãi là vấn đề không đơn giản.
Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm được ví như là “ chất keo dính”, gắn chặt
doanh nghiệp với thị trường, tạo cơ sở để hòa nhập, chấp nhận lẫn nhau, để có
những tiền đề giải quyết cái gọi là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ở
các giai đoạn sau. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề có ý nghĩa
quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
9
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (hay còn gọi là doanh
thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh) là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng
hóa, cung ứng dịch vụ đã thu được hoặc sẽ thu được từ việc hoàn thành cung
cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định.
Trong doanh thu tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả phần trợ cấp, trợ giá doanh
nghiệp được hưởng khi thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu
của Nhà nước và trị giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ và đem
làm quà tặng, quà biếu cho các đơn vị
DT =
n
i
gtSti
1
)*(
Trong đó:
DT: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
Sti: Số lượng sản phẩm loại i tiêu thụ trong kỳ.
gt: Giá bán đơn vị sản phẩm
i: Loại sản phẩm tiêu thụ.
Doanh thu thuần tiêu thụ hàng hóa là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng
hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ đi các khoản giảm trừ và
thuế gián thu (không gồm VAT đầu ra của doanh nghiệp nộp VAT theo
phương pháp khấu trừ
Trong đó:
Các khoản giảm trừ gồm:
+ Chiết khấu thương mại: Phần đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho
người mua hàng (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) với khối lượng lớn theo thỏa
thuận đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua, bán hàng.
+ Giảm giá hàng bán: Khoản giảm trừ cho người mua do không đảm
bảo các điều kiện về hàng hóa trên hợp đồng.
+ Hàng bán bị trả lại: Trị giá hàng hóa bị trả lại do hàng kém, mất
phẩm ch