Thực hiện chính sách mở cửa với phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá kinh
tế đối ngoại, hoạt động xuất khẩu được coi là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Thực tế đã chứng minh, xuất khẩu là một phương hướng hữu dụng nhất để hội nhập
và tận dụng những cơ hội trong quá trình hội nhập để tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Xuất khẩu phát triển kéo theo sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, là điều kiện tiền đề để
nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giải quyết công ăn việc làm và làm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Thanh Hoá là tỉnh có dân số đông với nhiều làng nghề truyền thống sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là ngành hàng thu hút nhiều
lao động, tận dụng được thế mạnh của các làng nghề truyền thống. Sản phẩm thủ công mỹ
nghệ của Tỉnh được ưa chuộng tại nhiều thị trường nước ngoài. Trong những năm qua Tỉnh
uỷ và Chính quyền tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đẩy mạnh sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ như phát triển làng nghề, phát triển nguồn nhân lực, chính sách
tín dụng, hỗ trợ nghiên cứu tìm hiểu thị trường ... Với những chính sách và biện pháp đó,
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Thanh Hoá đã không ngừng tăng lên, góp phần đáng
kế vào thực hiện xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần tăng
trưởng và phát triển kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm qua hoạt động xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ chưa đạt được kết quả như mong muốn: kim ngạch xuất khẩu còn
thấp, hiệu quả chưa cao, sản xuất còn manh mún ... chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế,
tài nguyên thiên nhiên và con người của Tỉnh. Vì thế, câu hỏi “Làm thế nào để đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tương xứng với tiềm năng của Tỉnh?” là câu hỏi lớn đang
đặt ra cho các cấp uỷ Đảng, Chính quyền của tỉnh Thanh Hoá hiện nay.
148 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chính sách mở cửa với phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá kinh
tế đối ngoại, hoạt động xuất khẩu được coi là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Thực tế đã chứng minh, xuất khẩu là một phương hướng hữu dụng nhất để hội nhập
và tận dụng những cơ hội trong quá trình hội nhập để tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Xuất khẩu phát triển kéo theo sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, là điều kiện tiền đề để
nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giải quyết công ăn việc làm và làm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Thanh Hoá là tỉnh có dân số đông với nhiều làng nghề truyền thống sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là ngành hàng thu hút nhiều
lao động, tận dụng được thế mạnh của các làng nghề truyền thống. Sản phẩm thủ công mỹ
nghệ của Tỉnh được ưa chuộng tại nhiều thị trường nước ngoài. Trong những năm qua Tỉnh
uỷ và Chính quyền tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đẩy mạnh sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ như phát triển làng nghề, phát triển nguồn nhân lực, chính sách
tín dụng, hỗ trợ nghiên cứu tìm hiểu thị trường ... Với những chính sách và biện pháp đó,
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Thanh Hoá đã không ngừng tăng lên, góp phần đáng
kế vào thực hiện xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần tăng
trưởng và phát triển kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm qua hoạt động xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ chưa đạt được kết quả như mong muốn: kim ngạch xuất khẩu còn
thấp, hiệu quả chưa cao, sản xuất còn manh mún ... chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế,
tài nguyên thiên nhiên và con người của Tỉnh. Vì thế, câu hỏi “Làm thế nào để đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tương xứng với tiềm năng của Tỉnh?” là câu hỏi lớn đang
đặt ra cho các cấp uỷ Đảng, Chính quyền của tỉnh Thanh Hoá hiện nay.
Trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng,
những năm qua đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Có tác
giả nghiên cứu toàn diện hoạt động xuất khẩu từ nội dung, hình thức và những tác động của
nó đến sự phát triển kinh tế nói chung. Nhiều đề tài khoa học, luận văn của sinh viên, học viên
cao học nghiên cứu về thực trạng kinh doanh xuất khẩu của một doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên
còn ít các công trình nghiên cứu tập trung vào đánh giá hoặc đề xuất về chủ trương, biện pháp
của chính quyền tỉnh đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Đối với Thanh Hoá, cũng đã có một số đề tài khoa học, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về
tình hình hoạt động Thương mại nói chung hoặc một số mặt hàng xuất khẩu cụ thể của tỉnh. Các
đề tài chủ yếu tiếp cận từ phía các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh để đưa ra các đề xuất nhằm
phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đề tài “Chương trình phát triển xuất khẩu tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2005
và giai đoạn 2006 - 2010” của sở Thương mại Thanh Hoá được Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh
Thanh Hoá phê duyệt và triển khai thực hiện nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thanh
Hoá theo hướng xuất khẩu, từ sản xuất các hàng hoá bán trong nước, các mặt hàng có giá
trị xuất khẩu thấp sang các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao và có khả năng cạnh tranh.
Nhìn chung, cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào tập trung vào xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ, cũng như chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về các chủ
trơng, biện pháp của Tỉnh Thanh Hoá đối với xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Góp phần vào nghiên cứu đưa ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá, tôi chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Quản lý
kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a) Mục đích:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của ngành hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu
- Đề xuất giải pháp từ góc độ quản lý Nhà nước để phát triển hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay.
b) Nhiệm vụ:
Để đạt mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài cần thực hiện các nội dung sau:
- Đưa ra những luận cứ khoa học làm cơ sở và định hướng cho vấn đề nghiên cứu
thông qua hệ thống hoá lý luận về xuất khẩu, vai trò và công cụ quản lý của chính quyền
địa phương đối với đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng thủ công
mỹ nghệ nói riêng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các chủ tr-
ương và biện pháp của tỉnh Thanh Hoá đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2001 - 2007.
- Đề xuất với tỉnh Thanh Hoá những chủ trương, giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đến năm 2010, hướng tới năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài lấy hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và các chủ trương, biện pháp của tỉnh Thanh Hoá đối với xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ làm đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu các chủ trương, biện pháp của cơ
quan Quản lý Nhà nước tỉnh Thanh Hoá đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ trên địa bàn tỉnh, các vấn đề khác có liên quan chỉ được đề cập ở mức độ cần thiết để
đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể của vấn đề nghiên cứu.
Thời gian: thực trạng từ 2001 - 2007, giải pháp đến năm 2010, hướng tới năm 2020
và những năm tiếp sau.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này là: phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phương pháp
thống kê, phân tích và tổng hợp, phương pháp khung logic, nghiên cứu so sánh, phỏng
vấn.
Các thông tin, số liệu phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là các số liệu thứ cấp từ
các báo cáo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh; các kết quả
nghiên cứu của một số đề tài nghiên cứu đã được công bố.
Các số liệu sơ cấp được thu thập bổ sung cho nghiên cứu qua phỏng vấn sâu do tác
giả luận văn thực hiện trong năm 2007-2008. Đối tượng phỏng vấn là các nhà quản lý ở
tỉnh, huyện và một số làng nghề; một số doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất kinh doanh hàng
thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, một số doanh nghiệp thương mại.
5. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu có một số đóng góp chính sau đây:
- Đề tài góp phần hệ thống hoá và phát triển một bước những vấn đề cơ bản về hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng của tỉnh, vai
trò và công cụ của chính quyền tỉnh đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
- Bằng cách tiếp cận hệ thống, logic đề tài đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá; phân tích đánh giá các chủ
trương, biện pháp mà tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện trong những năm qua nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu.
- Đề xuất, kiến nghị với chính quyền Tỉnh một số giải pháp chủ yếu góp phần đẩy
mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, hướng
tới năm 2020.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá giai
đoạn 2001 - 2007
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, hướng tới năm 2020.
Chương 1
Những vấn đề cơ bản
về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.1. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam có truyền thống hàng trăm hàng ngàn năm, gắn
liền với tên những làng nghề phố nghề, được biểu hiện qua những sản phẩm độc đáo - tinh
xảo - hoàn mỹ. Từ thế kỷ XI dưới thời Lý việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã được
thực hiện. Khi đó các sản phẩm chỉ bao gồm: gốm, đồ gỗ, mây tre, giấy đó, tơ lụa, đồ bạc,
sừng, ngà... Qua 11 thế kỷ các phường thợ, làng nghề truyền thống đã trải qua nhiều bước
thăng trầm, một số làng nghề bị suy vong (giấy sắc, dệt quai thao) nhưng bên cạnh đó cũng
có một số làng nghề mới xuất hiện và phát triển.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như đồ gốm sứ, sơn
mài, đồ gỗ, mây tre, tơ lụa, đồ bạc, ngà, sừng... nổi tiếng trên thế giới nhờ những nét độc
đáo mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc, những đường nét hoa văn tinh tế qua bàn tay khéo
léo, tinh xảo của các nghệ nhân. Gắn liền với những sản phẩm đó là các làng nghề truyền
thống đã tồn tại và phát triển từ ngàn đời nay và đã trở thành một trong những di sản văn
hoá quý báu của dân tộc Việt Nam. Ngày nay hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, trong đó
có nhiều sản phẩm của các làng nghề truyền thống, đã có mặt và được ưa chuộng trên thị
trường thế giới.
1.1.1. Vai trò, đặc điểm của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
a) Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Xuất khẩu và nhập khẩu là 2 lĩnh vực hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
tạo điều kiện cho nhau phát triển trong một tổng thể thống nhất biện chứng. Do mối quan
hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu rất chặt chẽ với nhau nên mỗi quốc gia, mỗi địa phương
thường biểu thị mối quan hệ đó thông qua cán cân thương mại tức là bảng cân đối giữa
xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia và địa phương đó.
Để phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong điều kiện tiến bộ khoa học công
nghệ, mở rộng phạm vi phân công lao động xã hội, quốc tế hoá đời sống kinh tế thì phát
triển xuất khẩu thường được coi là lĩnh vực quan trọng nhất để tận dụng tài nguyên thiên
nhiên, lực lượng lao động đông đảo tạo ra việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân
dân. Bởi vậy xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu hàng TCMN nói riêng chiếm vị
trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, của doanh nghiệp, trở
thành đòn treo quan trọng thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Vai trò to lớn của
xuất khẩu hàng hoá thể hiện ở các nội dung:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ cho nhập khẩu và phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá.
Xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu hàng TCMN nói riêng tạo nguồn vốn
ngoại tệ cho nhập khẩu và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá của địa phương, doanh
nghiệp. Công nghiệp hoá tạo ra lợi ích giúp các ngành công nghiệp phát triển, sản xuất
phát triển, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở các địa phương hiện nay,
khắc phục tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển của các địa phương. Công nghiệp hoá
nhanh trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có lượng vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc
thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Các nguồn vốn nước ngoài như vay, viện trợ... tuy quan trọng nhưng cuối cùng
cũng phải trả bằng cách này hay cách khác, trong khi đó ngân sách của Trung ương cấp
ngày càng hạn hẹp. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá địa phương
là tích cực đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ để có ngoại tệ nhập khẩu. Bởi
vậy xuất khẩu của các địa phương quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu, quyết
định tốc độ công nghiệp hoá của chính địa phương đó.
Thứ hai, xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
ở góc độ địa phương, hiện nay vẫn tồn tại cách nhìn nhận về tác động của xuất
khẩu đối với sự phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do vượt quá nhu cầu, nếu chỉ
thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé, tăng trưởng chậm
chạp, sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế hạn chế.
- Thị trường quốc tế là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất, xuất khẩu do đó cần
xuất phát từ nhu cầu thị trường quốc tế để tổ chức sản xuất. Điều này sẽ có tác dụng tích
cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động của xuất
khẩu thể hiện: (1) Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành sản xuất có cơ hội phát triển
thuận lợi. Chẳng hạn nếu phát triển xuất khẩu TCMN tức là tạo cơ hội cho các ngành trồng
cói, đay... và các vùng nguyên liệu phát triển, sẽ phát triển các làng nghề về TCMN. Xuất
khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất. (2) Xuất
khẩu tạo những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất.
Nói cách khác xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến từ nước
ngoài vào doanh nghiệp sản xuất.
Thứ ba, xuất khẩu góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống, giảm bớt tệ nạn xã
hội.
Tác động của xuất khẩu đối với xã hội bao gồm nhiều mặt, trước hết thúc đẩy các
ngành sản xuất phục hồi và phát triển, sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng vạn lao
động thủ công, tạo việc làm có thu nhập ổn định. Góp phần giải quyết nỗi lo không có việc
làm của thanh niên và các tầng lớp xã hội khác. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập
khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu
cầu tiêu dùng của nhân dân.
Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu là một hoạt động có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo
điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chính sách xuất khẩu hàng hoá thúc đẩy
quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng thị trường du lịch, vận tải quốc tế... Mặt khác các quan
hệ này lại tạo điều kiện để mở rộng xuất khẩu, kinh tế phát triển và gắn bó chặt chẽ với
phân công lao động quốc tế.
Thứ năm, xuất khẩu là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp luôn đổi mới và hoàn
thiện quản lý sản xuất kinh doanh.
Với những lý do đã trình bày ở trên cho thấy xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng
TCMN nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội để tham
gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm.
Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với
thị trường.
Do cạnh tranh sản xuất hàng xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi
mới, hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời xuất khẩu giúp doanh nghiệp có
ngoại tệ để tái đầu tư cho quá trình sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động vào làm
việc, tạo ra thu nhập ổn định, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật liệu sản xuất và tiêu dùng
cần thiết, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu được lợi nhuận. Ngoài
ra khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng buôn bán kinh doanh
với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên, tăng doanh số và
lợi nhuận; đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng
cường uy tín của doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương
trường.
Xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp,
chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động sản xuất,
marketing cũng như sự phân bố và mở rộng trong việc cấp giấy phép.
Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào việc tạo nguồn vốn chủ yếu để đầu tư, mua sắm
mở rộng kinh doanh, trang bị máy móc, tạo nguồn vốn cho nhập khẩu thiết bị, nguyên vật
liệu, đổi mới dây chuyền công nghệ... Có thể nói hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan
trọng đối với doanh nghiệp.
Hàng thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang đậm nét văn hoá dân tộc nên
không những chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày mà còn là những sản phẩm văn hoá phục vụ
đời sống tinh thần. Ngày nay xu hướng mua sắm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng
gia tăng, đặc biệt ở các nước phát triển. Vì vậy, cần tận dụng những điểm mạnh có được để
đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đây là việc làm cần thiết vì không
những thu được nhiều ngoại tệ về cho đất nước mà còn tạo được nhiều công ăn việc làm cho
người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Do hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất
chủ yếu từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước và nguyên liệu nhập khẩu thường không
đáng kể nên xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt mức thực thu ngoại tệ rất cao, góp phần
giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Mặt khác, hầu hết các mặt hàng
thủ công mỹ nghệ đều mang những giá trị văn hoá, lịch sử nhất định nên việc xuất khẩu các
mặt hàng này cũng có một vai trò không nhỏ trong việc truyền bá, giao lưu văn hoá Việt
Nam đến các nước trên thế giới.
b) Đặc điểm xuất khẩu hàng TCMN
- Đặc điểm về sản phẩm:
Đặc điểm nổi bật về sản phẩm hàng TCMN chủ yếu và phổ biến là sản phẩm thủ
công truyền thống in đậm sắc thái văn hoá trong sản phẩm.
Sản phẩm thủ công truyền thống chủ yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày; phần lớn quá
trình sản xuất bằng tay, riêng công đoạn hỗ trợ có thể sử dụng máy móc; sản xuất dựa trên
kỹ thuật hay công nghệ truyền thống (có từ 100 năm về trước) nhưng có thể tiến hành cải
tiến kỹ thuật hay công nghệ mà không ảnh hưởng cơ bản đến sản phẩm thủ công đó; sử
dụng phần lớn nguyên liệu truyền thống có tại địa phương.
Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống đều là sự kết
giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Các sản phẩm đều
mang tính cá biệt và có sắc thái đặc trưng riêng của mỗi một làng nghề. Cùng là đồ gốm
sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt đâu là gốm, sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc
Ninh) với Đông Triều (Quảng Ninh). Từ những con rồng chạm trổ ở các đình, chùa, hoa
văn trên các trống đồng đến những nét chấm phá trên các bức thêu... đều mang vóc dáng
dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và
tín ngưỡng tôn giáo của từng vùng.
Các sản phẩm hàng TCMN vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao, nhiều
loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền, chùa,...
Người thợ thủ công sản xuất hàng thủ công, trước hết là do yêu cầu kinh tế và nguồn sống
của mình. Do đó, sản phẩm thủ công truyền thống tự thân đã là sản phẩm hàng hoá. Đó là
các sản phẩm có giá trị kinh tế, nhưng đậm nét mỹ thuật, mỹ nghệ duyên dáng, thanh thoát
bởi đó là sự kết hợp khéo léo, nhuần nhị vẻ đẹp nghệ thuật cổ với vẻ đẹp cách tân rất hiện
đại, vừa sâu lắng, tinh tế lại vừa bóng bẩy. Chúng được mua bán, trao đổi với số lượng lớn
trên thị trường trong nước và quốc tế, đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước, cho doanh
nghiệp cũng như cho người thợ ở các làng nghề.
- Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Hiện nay, sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ tiêu dùng trong nước mà còn
được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới.
Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ rất khác nhau, mang nét đặc trưng của làng nghề
và thoả mãn những nhu cầu riêng biệt của con người, do vậy mỗi làng nghề đều hướng tới
những thị trường riêng. Vì vậy, sự thăng trầm trong thị trường tiêu thụ của các làng nghề
cũng phụ thuộc vào sự thăng trầm của từng thị trường đó.
Sản phẩm hàng TCMN hiện nay không chỉ có khả năng đáp ứng được nhu cầu đa
dạng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước, có khả năng đáp ứng được nhu
cầu của thị trường thế giới.
- Đặc điểm về vốn và quan hệ tín dụng:
Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho các làng nghề hoạt động được
trong cơ chế thị trường. Vốn là yếu tố quan trọng giúp các cơ sở ở các làng nghề mua sắm
nguyên liệu, dụng cụ sản xuất, trả công cho lao động... Vốn đảm bảo cho quá trình sản
xuất ở các làng nghề diễn ra liên tục. Mặt khác, vốn còn là yếu tố giúp các cơ sở của các
làng nghề đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất đi lên sản xuất lớn. Nhu