Bất kỳ một nước nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện
không thể thiếu được đó là phải tạo vốn cho nền kinh tế. Việt Nam cũng nằm
trong qui luật đó, hay nói cách khác Việt Nam muốn thực hiện được các mục
tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là phải có vốn. Nguồn vốn đó có
thể là vốn trong nước hay vốn nước ngoài. Tiết kiệm để tạo vốn là vấn đề bức
bách có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Nếu xét ở góc độ của Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn là cơ sở để tổ
chức hoạt động kinh doanh quyết định đến quy mô của hoạt động Ngân hàng nói
chung và quy mô các hoạt động tín dụng nói riêng, nguồn vốn dồi dào là cơ sở
tạo uy tín đảm bảo khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại .
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, em đã mạnh dạn chọn vấn đề “Giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Việt
Nam ”. làm đề tài cho đề án của mình.
Bài viết của em được chia thành 3 phần chính:
Chương1 : Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của NHTM.
Chương2 : Thực trạng hoạt động huy động vốn của NHTM Việt Nam
Chương3: Giải phấp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của
NHTM Việt Nam
132 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 3781 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án: “Giải pháp nân cao hiệu quả hoạt
động huy động vốn của Ngân hàng
thương mại Việt Nam ”.
§Ò ¸n LTTCTT Tr¬ng Anh B¾c – TCC 43A
Khoa: Ng©n hµng tµi chÝnh
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Bất kỳ một nước nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện
không thể thiếu được đó là phải tạo vốn cho nền kinh tế. Việt Nam cũng nằm
trong qui luật đó, hay nói cách khác Việt Nam muốn thực hiện được các mục
tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là phải có vốn. Nguồn vốn đó có
thể là vốn trong nước hay vốn nước ngoài. Tiết kiệm để tạo vốn là vấn đề bức
bách có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Nếu xét ở góc độ của Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn là cơ sở để tổ
chức hoạt động kinh doanh quyết định đến quy mô của hoạt động Ngân hàng nói
chung và quy mô các hoạt động tín dụng nói riêng, nguồn vốn dồi dào là cơ sở
tạo uy tín đảm bảo khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại .
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, em đã mạnh dạn chọn vấn đề “Giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Việt
Nam ”. làm đề tài cho đề án của mình.
Bài viết của em được chia thành 3 phần chính:
Chương1 : Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của NHTM.
Chương2 : Thực trạng hoạt động huy động vốn của NHTM Việt Nam
Chương3: Giải phấp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của
NHTM Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Cô giáo:
Nguyễn Thuỳ Dương đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
Hà nội, ngày 25 tháng 10 năm 2004
Sinh viên
TRƯƠNG ANH BẮC
§Ò ¸n LTTCTT Tr¬ng Anh B¾c – TCC 43A
Khoa: Ng©n hµng tµi chÝnh
2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM).
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTM.
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của NHTM.
Ngân hàng thương mại đã có quá trình hình thành và phát triển rất lâu
đời.Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về NHTM.
Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu
hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm NHTM, ngân hàng phát triển, ngân
hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân
hàng khác.”. Trong đó “ tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo
quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh
doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dụng chủ yếu là nhận tiền gửi và sử
dụng tiền gứi để cấp tín dụng cung ứng các dịch vụ thanh toán.”
Để hiểu rõ hơn về khái niệm NHTM, chúng ta hãy tìm hiểu những đặc
điểm của nó. Trước hết, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh, vì vậy hoạt
động của nó cũng nhằm mục tiêu là thu được lợi nhuận.
Ngoài đặc điểm là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, NHTM còn mang
đặc điểm của một trung gian tài chính điển hình. Vai trò trung gian tài chính của
NHTM được thể hiện rõ trên hai phương diện: NHTM là trung gian giữa người
có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi với người cần vốn, đồng thời còn là trung gian
giữa Ngân hàng Trung ương vói công chúng và nền kinh tế.
§Ò ¸n LTTCTT Tr¬ng Anh B¾c – TCC 43A
Khoa: Ng©n hµng tµi chÝnh
3
NHTM là trung gian giữa người có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi với người
cần vốn tạo điều kiện cho cung và cầu về nguồn vốn gặp nhau. Trong nền kinh
tế luôn tồn tại những người có những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chưa dùng
đến hay để dành cho những nhu câu chi tiêu sau này, đồng thời cũng có những
người có những cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng
hiện tại. Tuy nhiên cung và cầu về nguồn vốn này không phải bao giờ cũng dễ
dàng gặp được nhau trực tiếp và phù hợp với nhau do khác nhau không những về
không gian mà còn về khối lượng, thời hạn của những nguồn vốn đó. Người có
tiền nhàn rỗi muốn cho mựơn quyền sử dụng nguồn vốn đó để thu được khoản
tiền sinh lợi nhưng chỉ trong số tiền họ có và trong khoảng thời gian tạm thời
nhàn rỗi. Trong khi đó người cần vốn lại cần khoản vốn với thời hạn phù hợp
với mục đích sử dụng của họ thường có số lượng và thời hạn khác. Hoạt động
của NHTM giải quyết được mâu thuẫn này thông qua hoạt động tập trung huy
động vốn tạm thời nhàn rỗi đem đầu tư cho vay. Vì vậy NHTM đóng vai trò
trung gian giữa người có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và người có nhu cầu về
vốn.
NHTM không chỉ là trung gian giữa người có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
với người cần vốn mà còn là trung gian giưã ngân hàng Trung ương với công
chúng và nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, là
cơ quan tổ chức điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, bằng các công cụ của
mình như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, cửa sổ chiết khấu..đã tác động đến hoạt
động của NHTM và NHTM đã chuyển tiếp tác động của chính sách tiền tệ đến
nền kinh tế
11.2. Vai trò của NHTM.
1.1.2.1. Là thủ quỹ của Doanh nghiệp.
§Ò ¸n LTTCTT Tr¬ng Anh B¾c – TCC 43A
Khoa: Ng©n hµng tµi chÝnh
4
NHTM đóng vai trò như một thủ quỹ cho các doanh nghiệp, với các ưu thế
về công nghệ và nhân sự, chuyên môn của mình, ngân hàng đảm đang vai trò
này tốt hơn các tổ chức khác. Vai trò thủ quỹ cho các doanh nghiệp bao gồm
như: giữ tiền hộ , thanh toán hộ, cho vay các doanh nghiệp .
Các doanh nghiệp thường có các quan hệ thường xuyên với một vài ngân
hàng, ngân hàng thực hiện giữ tiền cho doanh nghiệp qua việc doanh nghiệp mở
tài khoản tiền gửi thanh toán cho ngân hàng. Khi cần thanh toán, ngân hàng có
thể thực hiện thanh toán hộ như thanh toán chuyển khoản, thanh toán uỷ nhiệm
chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán séc. Vì trong quá trình sản xuất kinh doanh, có khi
doanh nghiệp thừa vốn tạm thời, có khi thiếu vốn, các doanh nghiệp có thể vay
vốn từ ngân hàng, chiết khấu các thương phiếu…
Với các chức năng này, ngân hàng đã tạo ra các tiện ích cho doanh nghiệp ,
giảm chi phí hoạt động đẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá, phân công lao
động xã hội
1.1.2.2. Tạo tiền trong quá trình hoạt động.
Chức năng tạo tiền được thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư của
NHTM trong mối quan hệ với hệ thống dự trữ quốc gia( dự trữ bắt buộc từ ngân
hàng trung ương) . Sức mạnh của hệ thống NHTM nhằm tạo tiền mang ý nghĩa
to lớn. Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh
tế theo hệ số tăng trưởng vững chắc, ngược lại hệ thống tín dụng không tạo được
tiền để mở rộng thì sẽ dẫn đến làm mất hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn về chức năng tạo tiền của NHTM chúng ta sẽ đi vào ví dụ: Khi
một NHTM bất kỳ cấp vốn tín dụng cho khách hàng A, lập tức số tiền này có thể
được chuyển thành tiền gửi của khách hàng B (Mở tại một NHTM bất kỳ ),
NHTM này lại dùng nguồn vốn này để cho vay các đối tượng khác, như vậy từ
một đồng vốn ký thác ban đầu, hệ thống NHTM có thể tạo ra một số vốn tín
§Ò ¸n LTTCTT Tr¬ng Anh B¾c – TCC 43A
Khoa: Ng©n hµng tµi chÝnh
5
dụng lớn hơn rất nhiều lần, tạo ra bội số tín dụng. Đây chính là khả năng tạo tiền
của NHTM. Để kiểm soát khả năng này, luật pháp cho phép ngân hàng Nhà
nước được quyền buộc các NHTM phải ký gửi tại ngân hàng Nhà nước một phần
của tổng số tiền họ nhận được từ nền kinh tế, gọi là khoản dự trữ bắt buộc.
(DTBB).
Theo lý thuyết tạo tiền: khi một lượng tiền tăng lên, khả năng cho vay của
toàn bộ hệ thống NHTM sẽ tăng lên rất nhiều lần. Ngược lại, khi bớt đi một
lượng tiền gửi, khả năng cho vay của toàn hệ thống NHTM sẽ giảm đi nhiều lần.
Cụ thể:
Hệ số nhân mở rộng tiền tệ = 1/ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Chức năng tạo tiền của hệ thống NHTM liên quan chặt chẽ với chính sách
tiền tệ cuả ngân hàng nhà nước. Thông qua hệ thống NHTM, ngân hàng Nhà
nước có thể tăng hoặc giảm lượng tiền cung ứng bằng cách thay đổi dự trữ bắt
buộc.
1.1.2.3. Là trung gian tài chính, trung gian tín dụng.
NHTM cung cấp các dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ tư vấn cho các cá nhân
và doanh nghiệp dựa vào các ưu thế riêng có về công nghệ, nhân sự, về thu thập
và xử lý thông tin của mình.
Trong nền kinh tế, do các đơn vị kinh tế có nhu cầu về tiền, vốn vào thời
điểm khác nhau là khác nhau, gây ra hiện tượng thừa, thiếu tạm thời. NHTM là
người trung gian có vai trò chuyển đổi kỳ hạn nợ, thay đổi thời kỳ đáo hạn của
các khoản, các món nợ
Trong nền kinh tế luôn tồn tại những người nhàn rỗi, muốn kiếm lời nhưng
lại không có cơ hội đầu tư, hoặc không có khả năng chịu đựng rủi ro, vì vậy cách
tốt nhất là nên gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh những người đó còn tồn tại
Khả năng mở rộng tiền
gửi
của ngân h ng
Số tiền gửi huy động
Ban đầu
Hệ số nhân mở rộng
tiền tệ
= x
§Ò ¸n LTTCTT Tr¬ng Anh B¾c – TCC 43A
Khoa: Ng©n hµng tµi chÝnh
6
những người có nhu cầu về vốn nhưng không gặp được những người thừa vốn
kia nên cách tốt nhất là nên đến hỏi vay ngân hàng. Ngân hàng đã giải quyết
được rủi ro, giải quyết mâu thuẫn giữa người tiết kiệm và người đi vay
Vai trò của NHTM trong nền kinh tế là rất lớn, muốn phát triển kinh tế, hệ
thống ngân hàng phải phát triển, thậm chí hệ thống ngân hàng phải đi trước một
bước. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải phát triển hệ thống ngân hàng.
1.1.3. Các hoạt động của NHTM.
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Là hoạt động khởi đầu của các hoạt động khác của NHTM. NHTM bản
chất là một trung gian tài chính có đặc điểm hoạt động chủ yếu không phải bằng
nguồn vốn chủ sở hữu, vì vậy nguồn vốn hoạt động, cung cấp vốn cho nền kinh
tế thì ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, NHTM phải huy động những nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua các hoạt động nhận tiền gửi, phát hành
kỳ phiếu, trái phiếu, đi vay các tổ chức tín dụng khác hay từ Ngân hàng Trung
ương
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Sau khi huy động được vốn, để bù đắp chi phí huy động vốn và có lợi nhận
thì NHTM phải tìm cách sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này để thu lãi. Đây
là hoạt động chủ yếu và đem lại tỷ trọng thu nhập lớn nhất cho NHTM. NHTM
sủ dụng vốn theo các hướng cơ bản là hoạt động tín dụng, đầu tư chứng khoán,
đầu tư mua sắm tài sản cố định và trang thiết bị, hoạt động ngân quỹ trong đó
hoạt động tín dụng là quan trọng nhất bởi nó đem lại phần lớn thu nhập cho ngân
hàng.
1.1.3.3. Các hoạt động trung gian của NHTM.
Các hoạt động trụng gian của ngân hàng bao gồm hoạt động thanh toán,
hoạt động quản lý tài sản cho khách hàng, hoạt động phát hành chứng khoán,
hoạt động mua bán và bảo quản chứng khoán, hoạt động cung cấp thông tin, tư
§Ò ¸n LTTCTT Tr¬ng Anh B¾c – TCC 43A
Khoa: Ng©n hµng tµi chÝnh
7
vấn kinh doanh và quản trị doanh nghiệp…Các hoạt động trung gian này thường
đem lại thu nhập từ 20%-30% thu nhập cho ngân hàng, sự đa dạng của các dịch
vụ là thước đo sự phát triển của ngân hàng hiện đại, việc phát triển các hoạt động
trung gian có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao thu nhập, giảm thiểu rủi ro
cho ngân hàng.
1.2. NGUỒN VỐN CỦA NHTM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM.
1.2.1. Nguồn vốn của NHTM.
1.2.1.1. Tiền gửi.
Tiền gửi của ngân hàng tạo ra từ dịch vụ ngân hàng cung cấp, đó là dịch vụ
nhận gửi tiền.
*Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán hay còn gọi là tiền gửi có thể phát séc (tiền gửi giao
dịch, tiền gửi theo yêu cầu). Tiền gửi thanh toán gửi vào ngân hàng nhằm sử
dụng các tiện ích do ngân hàng cung cấp như thanh toán hộ, chi trả hộ, thu hộ.
NHTM buộc các khách hàng muốn được ngân hàng cung cấp các loại dịch vụ
ngân hàng thì cần phải có một lượng tiền kí quỹ tối thiểu, điều này giúp cho ngân
hàng có thể sử dụng lượng vốn này. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp
nhất. Nhưng tính ổn định của nó cũng là thấp nhất, do khách hàng gửi vào đây
với mục đích thanh toán nên họ có thể rút ra để chi trả, thanh toán bất cứ lúc nào,
mà ngân hàng không được phép từ chối. Biến động của tiền gửi thanh toán phụ
thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời vụ, hoặc địa bàn hoạt động của ngân
hàng. Để huy động tiền gửi thanh toán , NHTM cần khuyến khích các cá nhân và
tổ chức kinh tế mở tài khoản. Lãi suất đôi khi cũng không phải là yếu tố quan
trọng, mà ngân hàng cần chú ý tới những tiện ích và dịch vụ do ngân hàng đem
lại cho khách hàng.
*Tiền gửi có kỳ hạn
§Ò ¸n LTTCTT Tr¬ng Anh B¾c – TCC 43A
Khoa: Ng©n hµng tµi chÝnh
8
Tiền gửi có kỳ hạn (thường chiếm khoảng 40% tổng số tiền gửi) là loại tiền
gửi có sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi tiền. Trong
khoảng thời gian thỏa thuận đó, ngân hàng tùy ý sử dụng số tiền do khách hàng
ký gửi, khi khách hàng cần rút tiền thì phải báo trước cho ngân hàng và phải
được sự đồng ý của ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn do các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội tạo ra, từ các quỹ như quỹ khấu hao, quỹ đầu tư, từ các
nguồn thu nhập của doanh nghiệp. Khi họ biết trước được thời điểm sử dụng
tiền, họ gửi những khoản tiền nhàn rỗi này vào ngân hàng nhằm mục đích thu lợi
và an toàn. Ngân hàng thường phải trả lãi cao cho số dư tài khoản tiền gửi có kỳ
hạn, nên chi phí huy động thường cao, nhưng bù lại, tính ổn định lại cao.
*Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm do dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn và
sinh lợi. Đây là loại tiền gửi có tỷ trọng cao nhất trong tổng số tiền gửi của ngân
hàng. Người gửi tiền nhằm mục đích thu lợi, vì vậy lãi suất là yếu tố rất được
người gửi tiền quan tâm. Lãi suất huy động tỷ lệ thuận với thời gian gửi tiền sẽ
khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài hơn.
1.2.1.2. Vốn đi vay.
NHTM chủ yếu cho vay bằng nguồn vốn nhận tiền gửi, song không phải lúc
nào nguồn vốn đó cũng đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng, nhiều khi thiếu cả tiền
thanh toán cho khách hàng, trước tình huống như vậy, NHTM không thể chờ
người đến gửi tiền để sử dụng nguồn vốn ấy được, bởi nếu ngân hàng không
thanh toán kịp thời cho khách hàng thì ngân hàng sẽ mất uy tín và bị phạt theo
luật định hay cơ hội đầu tư, cho vay sẽ bị bỏ qua. Để giải quyết khó khăn đó,
NHTM có thể chủ động đi vay để đáp ứng nhu cầu về vốn trước mắt. NHTM có
thể đi vay từ ngân hàng Trung Ương, từ các tổ chức tín dụng thông qua thị
trường tiền tệ hoặc vay từ các tổ chức kinh tế, dân cư thông qua phát hành trái
§Ò ¸n LTTCTT Tr¬ng Anh B¾c – TCC 43A
Khoa: Ng©n hµng tµi chÝnh
9
phiếu, kỳ phiếu… Nguồn vốn đi vay chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn kinh doanh của NHTM nhưng nó thực sự cần thiết bởi NHTM luôn
cố gắng cho vay tới mức tối đa có thể để tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy, dù không
mong muốn song ngân hàng khó tránh khỏi những lúc thiếu tiền mặt chi trả hay
không đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của khách hàng.
* Vay từ Ngân hàng Trung Ương: Ngân hàng Trung Ương cho vay các
NHTM dưới các hình thức sau:
- Cho vay chiết khấu và tái chiết khấu trái phiếu kho bạc, khế ước mà các
NHTM đã cho khách hàng vay chưa đáo hạn và các thương phiếu.
- Cho vay bổ sung vốn thanh toán bù trừ của các tổ chức tín dụng.
- Cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn: đây là hình thức tài trợ vốn
theo kế hoạch và chỉ phân phối cho các ngân hàng thương mại Quốc doanh.
* Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng :
NHTM thường vay nợ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng dưới các hình thức
như phát hành các chứng chỉ tiền gửi (CDs), phát hành các trái phiếu, kỳ phiếu,
tín phiếu. Việc vay bằng cách phát hành các giấy tờ có giá ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn trong nguồn vốn đi vay.
. Trên những thị trường tiền tệ phát triển thì việc vay trên thị trường tiền tệ là
khá dễ dàng, với các kỳ hạn rất đa dạng và không phải dự trữ bắt buộc, tuy nhiên
lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng lại thường rất cao.
1.2.1.3. Vốn tự có của NHTM.
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác, để thành lập và đi vào hoạt động
chủ sở hữu ngân hàng phải bỏ ra vốn đầu tư ban đầu và được ghi vào điều lệ
doanh nghiệp ( Vốn điều lệ ). Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại phải lớn
hơn hoặc bằng mức tối thiểu mà luật quy định (Vốn pháp định). Vốn điều lệ của
ngân hàng được hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quy định. NHTM
thuộc sở hữu của nhà nước (NHTM quốc doanh) có vốn điều lệ do ngân sách
§Ò ¸n LTTCTT Tr¬ng Anh B¾c – TCC 43A
Khoa: Ng©n hµng tµi chÝnh
10
nhà nước cấp, vốn điều lệ của NHTM cổ phần do có sự đóng góp của các cổ
đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu, NHTM liên doanh có vốn điều lệ do
các bên tham gia đóng góp.
Ngoài vốn điều lệ, trong quá trình hoạt động và tồn tại, NHTM còn trích lập
các quỹ dự trữ theo luật định như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ đặc
biệt, quỹ đầu tư phát triển… hình thành nên nguồn vốn tích luỹ của ngân hàng.
Vốn điều lệ và phần lợi nhuận chưa chia đều là nguồn vốn tự có của ngân hàng.
1.2.1.4. Các nguồn vốn khác.
* Nguồn ủy thác cho vay.
Đây là nguồn được hình thành do các tổ chức, cá nhân, ủy thác tiền, tài sản vào
ngân hàng, nhờ ngân hàng để cho vay. Nguồn này khá ổn định, ngân hàng thực
hiện hộ khách hàng và thu hoa hồng.
* Nguồn ủy thác đầu tư.
Ngoài các nguồn trên, NHTM còn nhận được các nguồn ủy thác đầu tư.
Nguồn này hình thành trên cơ sở các tổ chức cá nhân, ủy thác tiền bạc, tài sản
vào ngân hàng. Do ngân hàng có lợi thế về thông tin, công nghệ. Ngân hàng đầu
tư vào các dự án khả thi, ngân hàng thẩm định, thực hiện dự án, ngân hàng thu
hoa hồng từ tiền lãi đầu tư.
* Các nguồn khác
Các nguồn này được hình thành từ các nghiệp vụ mua, bán , quản lý tài sản
hộ. Khi NHTM càng phát triển, nghiệp vụ trung gian càng lớn, thì nguồn này
chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và quan trọng.
1.2.2. Vai trò của nguồn vốn đối với NHTM.
*Thứ nhất : Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.
Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải
có vốn. Bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng của doanh
§Ò ¸n LTTCTT Tr¬ng Anh B¾c – TCC 43A
Khoa: Ng©n hµng tµi chÝnh
11
nghiệp. Riêng đối với ngân hàng, do tính chất đặc thù kinh doanh tiền tệ, vốn là
cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Nói cách khác ngân hàng
không có vốn thì không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh . Bởi đặc trưng
của ngân hàng vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng
kinh doanh chủ yếu.. Chính vì vậy, có thể nói vốn là điểm đầu trong kinh doanh
của ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng kinh doanh, thu được lợi nhuận, muốn
tăng uy tín thì ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định
thì ngân hàng phải thường xuyên quan tâm tới việc tăng trưởng vốn trong suốt
quá trình hoạt động của ngân hàng.
* Thứ hai, vốn đầu tư của ngân hàng sẽ quy định quy mô hoạt động tín
dụng trung và dài hạn và các hoạt động khác của ngân hàng: Vốn của ngân hàng
quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Thông thường,
nếu so với các ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ có các khoản mục đầu tư
kém đa dạng hơn, khối lượng và phạm vi tín dụng cũng nhỏ hơn. Trong các ngân
hàng lớn có nhiều vốn đầu tư trung và dài hạn cho vay được cả thị trường nước
và quốc tế, thì ngân hàng nhỏ thiếu vốn nói chung và vốn trung dài hạn nói riêng
sẽ bị giới hạn cho vay trong phạm vi hẹp, chủ yếu trong cộng đồng. Thêm vào đó
khả năng vốn hạn hẹp nên ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy với những biến
động về lãi suất, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn từ các thành phần kinh
tế và dân cư. Ngân hàng có vốn ít sẽ hiếm có điều kiện mở rộng đầu tư vào cơ sở
hạ tầng, công nghệ. Mặt khác, ngân hàng cũng sẽ không tham gia vào các danh
mục đầu tư dài hạn như mua trái phiếu nhà nước, trái phiếu công trình ,... đã thu
lợi nhuận cao. Với xu thế ngân hàng đa năng như hiện nay, việc tham gia của
ngân hàng vào thị trường chứng khoán là quan trọng, quy mô về vốn củ