Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm gần 80% dân số cả nước, trong xu thế hội nhập
kinh tế, khu vực nông thôn đã đạt được những kết quả tương đối khả quan như: đã giải
quyết được cơ bản nhu cầu lương thực, thực phẩm, thu nhập của dân cư ở khu vực nông
thôn tăng lên, đời sống văn hoá xã hội được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là đối với các
địa phương đã hình thành và phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với các
làng nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới, cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội.
Hiện nay, nước ta có khoảng gần 2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm ngành nghề
chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá ...
Cùng với sự phát triển làng nghề truyền thống của cả nước, làng nghề của tỉnh An
Giang cũng được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để phát triển, mở rộng
quy mô và đa dạng ngành nghề. Nhiều làng nghề như se nhang, lưỡi câu, bánh tráng, sản
xuất bánh phồng, bó chổi bông cỏ, chầm nón, HTX rèn, mộc chạm trổ mỹ nghệ, mộc dân
dụng, đóng xuồng ghe, HTX dệt Châu Giang, HTX dệt Văn Giáo, tơ lụa Tân Châu, sản
xuất gạch ngói, sản xuất rập chuột, … được khôi phục và phát triển; đồng thời, nhiều làng
nghề mới được xuất hiện và phát triển mạnh như đan thảm lục bình, sản xuất lò đất, thêu
rua, chế biến mắm, khô cá sặc bổi, khô cá tra phồng, sản xuất than đá, sản xuất võng vải,
sản xuất cân treo, sản xuất đường thốt nốt, sản xuất quạt thốt nốt, tranh thốt nốt, ốc mỹ
nghệ, đá thủ công mỹ nghệ, dệt chiếu, đan giỏ … Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông thôn làng nghề được mở rộng quy mô, đã sử dụng máy móc, công nghệ
thay thế cho lao động thủ công. Hiện nay, làng nghề cần được sắp xếp, quy hoạch thành
những cụm làng nghề liên kết nhau để có thể tiếp nhận đầu tư nước ngoài, đầu tư công
nghệ hiện đại nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng môi
trường xã hội văn minh, hiện đại. Có như vậy làng nghề mới có thể tăng trưởng theo
hướng bền vững và phát triển làng nghề gắn với du lịch. Để giải quyết vấn đề đó, tôi chọn
đề tài:"Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang" làm
luận văn Thạc sĩ - chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
99 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp phát triển làng nghề truyền
thống trên địa bàn tỉnh An Giang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm gần 80% dân số cả nước, trong xu thế hội nhập
kinh tế, khu vực nông thôn đã đạt được những kết quả tương đối khả quan như: đã giải
quyết được cơ bản nhu cầu lương thực, thực phẩm, thu nhập của dân cư ở khu vực nông
thôn tăng lên, đời sống văn hoá xã hội được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là đối với các
địa phương đã hình thành và phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với các
làng nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới, cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội.
Hiện nay, nước ta có khoảng gần 2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm ngành nghề
chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá ...
Cùng với sự phát triển làng nghề truyền thống của cả nước, làng nghề của tỉnh An
Giang cũng được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để phát triển, mở rộng
quy mô và đa dạng ngành nghề. Nhiều làng nghề như se nhang, lưỡi câu, bánh tráng, sản
xuất bánh phồng, bó chổi bông cỏ, chầm nón, HTX rèn, mộc chạm trổ mỹ nghệ, mộc dân
dụng, đóng xuồng ghe, HTX dệt Châu Giang, HTX dệt Văn Giáo, tơ lụa Tân Châu, sản
xuất gạch ngói, sản xuất rập chuột, … được khôi phục và phát triển; đồng thời, nhiều làng
nghề mới được xuất hiện và phát triển mạnh như đan thảm lục bình, sản xuất lò đất, thêu
rua, chế biến mắm, khô cá sặc bổi, khô cá tra phồng, sản xuất than đá, sản xuất võng vải,
sản xuất cân treo, sản xuất đường thốt nốt, sản xuất quạt thốt nốt, tranh thốt nốt, ốc mỹ
nghệ, đá thủ công mỹ nghệ, dệt chiếu, đan giỏ … Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông thôn làng nghề được mở rộng quy mô, đã sử dụng máy móc, công nghệ
thay thế cho lao động thủ công. Hiện nay, làng nghề cần được sắp xếp, quy hoạch thành
những cụm làng nghề liên kết nhau để có thể tiếp nhận đầu tư nước ngoài, đầu tư công
nghệ hiện đại nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng môi
trường xã hội văn minh, hiện đại. Có như vậy làng nghề mới có thể tăng trưởng theo
hướng bền vững và phát triển làng nghề gắn với du lịch. Để giải quyết vấn đề đó, tôi chọn
đề tài:"Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang" làm
luận văn Thạc sĩ - chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có thể nêu một số công trình chủ yếu như sau:
- Luận án Tiến sĩ về “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở vùng ven thủ đô Hà Nội” của tác giả Mai Thế Hởn.
- “Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - thực
trạng và giải pháp” của Thạc sĩ Vũ Thị Hà năm 2002. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng
làng nghề truyền thống ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và đưa ra giải pháp về
quy hoạch, kế hoạch khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, đưa ra giải pháp về
đào tạo lao động, cán bộ quản lý, thị trường tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách của
nhà nước để phát triển làng nghề truyền thống.
- “Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với việc phát triển
làng nghề tại tỉnh Quảng Nam” của Thạc sĩ Trần Văn Hiến năm 2006. Tác giả đã nghiên
cứu thực trạng công tác tín dụng ngân hàng nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam đối với sự
phát triển làng nghề của tỉnh; đồng thời tác giả đã ra dự báo sự phát triển của làng nghề,
của tín dụng ngân hàng nông nghiệp đến năm 2010, đưa ra cơ chế, chính sách cho vay để
khuyến khích làng nghề phát triển.
- “Giải pháp xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển
bền vững” của Thạc sĩ Nguyễn Hữu Loan năm 2007. Tác giả đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp tổ chức quản lý, xây dựng làng nghề theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
- Bên cạnh đó, còn một số đề tài, luận án tiến sĩ đề cập tới các vấn đề gần với đề tài
này như: “Phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở
đô thị Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Hữu Lực hay “Một số vấn đề cơ bản về sự phát
triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Hà Bắc” của Nguyễn Ty, … Các công trình này
chủ yếu đề cập đến vấn đề phát triển tiểu thủ công nghiệp là chính, còn vấn đề khôi phục
và phát triển làng nghề truyền thống mới dừng lại ở mức định hướng cơ bản tầm vĩ mô và
một số chủ trương lớn mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, đưa ra các giải
pháp khả thi cho việc đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống.
- Ngoài ra, còn một số luận văn lý luận chính trị cao cấp về “Phát triển làng
nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường hiện nay trên địa bàn huyện Đức Thọ -
Hà Tĩnh” của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hải năm 2006 và “Nghề truyền thống trên địa bàn
Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Trọng Tuấn cũng đều đề
cập đến thực trạng làng nghề truyền thống của các địa phương khác nhau; đồng thời
cũng đưa ra những giải pháp về quy hoạch kế hoạch phát triển nghề truyền thống và đặt
vấn đề thị trường tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách, đào tạo nguồn lao động để
làng nghề được phát triển trong điều kiện Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác
nhau của các làng nghề, làng nghề truyền thống và đưa ra những giải pháp phát triển cũng
chính là giải quyết vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo đúng tinh thần
nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề
truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hoá có bổ sung một số lý luận cơ bản về phát triển làng nghề truyền
thống trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn
tỉnh An Giang.
- Nêu lên quan điểm và đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống
trên địa bàn tỉnh An Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu là làng nghề truyền thống và các nhân tố tác động tới sự phát
triển làng nghề truyền thống hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Do vấn đề rộng lớn và phức tạp trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ kinh tế, chúng tôi
tập trung phân tích, khảo sát một số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang và
giới hạn phân tích hai nhân tố chủ yếu là: Tác động của quản lý nhà nước tới sự phát triển
làng nghề truyền thống và nhân tố từ bản thân các làng nghề.
Thời gian nghiên cứu đánh giá thực trạng từ năm 2001 cho đến nay và đề xuất giải
pháp đến năm 2010 và một số giải pháp dài hạn đến năm 2020.
Số liệu phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được thực hiện trong năm 2008.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ
Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kế thừa có
hệ thống và chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
và các tài liệu khoa học, kinh tế, chính trị có nội dung liên quan hoặc đề cập đến vấn đề
nghiên cứu của luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng các phương pháp nghiên cứu khoa học
khác như: phân tích, tổng hợp, diễn giải, khảo sát, thống kê, so sánh, phương pháp kết hợp
logic với lịch sử, lý luận với thực tế.
6. Đóng góp mới khoa học của luận văn
Luận văn phân tích và làm rõ thực trạng các làng nghề truyền thống trên nhiều khía
cạnh, khái quát quá trình hình thành và phát triển, đánh giá kết quả những hạn chế tồn tại
và nguyên nhân, đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững các
làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh An
Giang.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu ở các ngành, các cơ quan nghiên
cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn của tỉnh An Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 8 tiết.
Chương 1
SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở
NÔNG THÔN VIỆT NAM
1.1.1. Quan niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống ở nông thôn
Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng như hiện nay đều cho thấy, làng xã Việt
Nam có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất, cũng như đời sống dân cư ở nông thôn.
Qua thử thách của những biến động thăng trầm, những lệ làng phép nước và phong tục tập
quán ở nông thôn vẫn được duy trì, phát triển đến ngày nay.
Làng xã Việt Nam được phát triển rất lâu đời, nó thường được gắn chặt với nông
nghiệp và kinh tế nông thôn. Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân
đều làm nông nghiệp, cùng với sự phát triển, xuất hiện những bộ phận dân cư sống bằng
nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, hình thành thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp
tạo thành các làng nghề, phường nghề, xã nghề gắn liền với địa danh của địa phương, từ đó
các nghề được lan truyền và phát triển thành làng nghề. Bên cạnh những người chuyên làm
nghề, thì đa phần vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu
trao đổi hàng hoá, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn và thường được giới hạn
trong quy mô nhỏ (làng, xã) dần dần tách khỏi nông nghiệp để chuyển sang nghề thủ công.
Càng về sau xu thế người lao động tách khỏi đồng ruộng, chuyển sang làm nghề thủ công
và sống bằng nghề đó ngày càng nhiều.
Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống và các sản
phẩm mang nặng dấu ấn tinh hoa của nền văn hoá, văn minh dân tộc. Quá trình phát triển
của làng nghề là quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Thông qua lệ làng
mà làng nghề định ra những quy ước như: không truyền nghề cho người khác làng, không
truyền nghề cho con gái, hoặc uống rượu ăn thề không để lộ bí quyết nghề nghiệp … trải
qua một thời gian dài của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những nghề được lưu giữ, có
những nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những nghề mới ra đời, trong đó có những
nghề đạt tới trình độ công nghệ tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và phân công lao động khá
cao.
Trong những năm đổi mới, làng nghề có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ, đồng thời
cũng là lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Cho đến nay, đã có nhiều quan
niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống khác nhau, có thể nêu một số quan niệm được
tổng hợp từ các nguồn tài liệu: [3], [21], [25],[29],[49].
- Trước hết là quan niệm về làng nghề
Quan niệm thứ nhất: làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt
động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Nhưng với quan niệm như vậy thì làng
nghề đó hiện nay không còn nhiều.
Quan niệm thứ hai: làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không
nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều khi cũng là
người làm nghề nông. Nhưng do yêu cầu chuyên môn hoá cao đã tạo ra những người thợ
chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác.
Quan niệm về làng nghề như vậy là chưa đủ, điều đó nói lên rằng không phải bất cứ làng
nào có vài ba lò rèn hay vài ba gia đình làm nghề mộc, nghề dệt … đều là làng nghề. Để
xác định đó có phải là làng nghề hay không, cần xem xét tỷ trọng lao động hay số hộ làm
nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề so với tổng
thu nhập của làng.
Quan niệm thứ ba: làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân
và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản
xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, theo kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có
cùng tổ nghề. Song ở đây chưa phản ánh đầy đủ tính chất của làng nghề; nó là một thực thể
sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử là một đơn vị kinh tế TTCN có
tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội một cách tích cực.
Từ cách tiếp cận trên cho thấy quan niệm về làng nghề liên quan đến các nghề thủ công
cụ thể. Tên gọi của làng nghề gắn liền với tên gọi của các nghề thủ công như nghề gốm sứ,
đúc đồng, khảm trai, kim hoàn, dệt vải, dệt tơ lụa, … Trước đây, quan niệm làng nghề chỉ bao
hàm các nghề thủ công nghiệp, ngày nay, khi mà trên thế giới khu vực dịch vụ đóng vai trò
quan trọng và trở thành lĩnh vực chiếm ưu thế về mặt tỷ trọng, thì các nghề dịch vụ trong nông
thôn cũng xếp vào các làng nghề. Như vậy, trong làng nghề sẽ có loại làng một nghề và làng
nhiều nghề, tuỳ theo số lượng ngành nghề thủ công và dịch vụ có ưu thế trong làng. Làng một
nghề là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc có một nghề chiếm ưu thế tuyệt
đối, các nghề khác chỉ có ở một vài hộ không đáng kể. Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và
tồn tại nhiều nghề có tỷ trọng các nghề chiếm ưu thế gần như tương đương nhau. Trong nông
thôn Việt Nam trước đây loại làng một nghề xuất hiện và tồn tại chủ yếu, loại làng nhiều nghề
gần đây mới xuất hiện và có xu hướng phát triển mạnh.
Từ các quan niệm trên đây, có thể khái quát về làng nghề như sau: làng nghề là một
cụm dân cư sinh sống trong một làng (thôn) có một hay một số nghề được tách ra khỏi
nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao
trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng.
- Thứ hai là quan niệm về làng nghề truyền thống
Quan niệm thứ nhất: LNTT là một cộng đồng dân cư, được cư trú giới hạn trong
một địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, cùng làm một hoặc
nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời để sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
bán ra thị trường để thu lợi. Quan niệm này mới thể hiện được yếu tố truyền thống lâu đời
của làng nghề, còn những làng nghề mới, nhưng tuân thủ yếu tố truyền thống của vùng hay
của khu vực chưa được đề cập đến.
Quan niệm thứ hai: LNTT là những làng nghề làm thủ công có truyền thống lâu
năm, thường là qua nhiều thế hệ. Quan niệm này cũng chưa đầy đủ. Bởi vì khi nói đến
LNTT ta không thể chú ý tới các mặt đơn lẻ, mà chú trọng đến nhiều mặt trong cả không
gian và thời gian, nghĩa là quan tâm đến tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó, trong
đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và thủ pháp nghệ thuật.
Quan niệm thứ ba: LNTT là những làng có tuyệt đại dân số làm nghề cổ truyền. Nó
được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này sang
thế hệ khác kiểu cha truyền con nối, hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Trong làng
sản xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài ba và một nhóm người có tay nghề
giỏi làm hạt nhân để phát triển nghề. Đồng thời, sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu độc
đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hoá dân tộc. Thu nhập từ nghề chiếm tỷ trọng 60%
trở lên trong tổng thu nhập của gia đình và giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% giá
trị của địa phương (thôn, làng).
Quan niệm về LNTT còn có nhiều cách hiểu khác nhau do cách tiếp cận nghiên cứu
khác nhau, để làm rõ về LNTT cần có những tiêu chí sau:
- Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở làng nghề đạt từ 50% trở lên so với
tổng số hộ và lao động của làng.
- Giá trị SX và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên 50% tổng giá trị
SX và thu nhập của làng trong một năm.
- Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hoá và bản sắc dân tộc
Việt Nam.
- Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Từ cách tiếp cận và nghiên cứu trên có thể định nghĩa: LNTT là những thôn, làng
có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất
kinh doanh và đem lại nguồn thu chiếm phần chủ yếu trong năm. Cùng với thời gian, các
làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một
tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có
quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ
nghệ và đã trở thành hàng hoá trên thị trường.
1.1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống Việt Nam
Làng nghề truyền thống Việt Nam có năm đặc điểm chính sau đây:
- Hoạt động làng nghề truyền thống gắn liền với làng quê và sản xuất nông nghiệp
Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, các nghề thủ công truyền thống dần dần
xuất hiện với tư cách là nghề phụ, việc phụ trong các gia đình nông dân và nhanh chóng
phát triển ở nhiều làng quê. Thời gian người lao động ở làng quê dành cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp (do ruộng đất bình quân thấp, đặc điểm mùa vụ của cây trồng), năng suất
lao động nông nghiệp thấp đã không đảm bảo thu nhập đủ sống cho người nông dân. Vì
vậy, nhu cầu tạo việc làm để có thêm thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp trở thành cấp
thiết. Đồng thời, do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một sự dư thừa lao
động trong một thời gian nhất định; trong khi đó, ngay trên thị trường địa phương có nhu
cầu về sản phẩm tiểu thủ công nghiệp để phục vụ cho tiêu dùng, sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp, nguồn nguyên liệu phục vụ cho các nghề thủ công lại tương đối dồi dào … tất cả
những điều đó đã thúc đẩy các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, ban đầu phục vụ nhu cầu
của gia đình mang tính tự sản tự tiêu, sau phát triển thành hoạt động có quy mô nhiều gia
đình cùng tham gia và như vậy LNTT hình thành và phát triển.
- Có truyền thống lâu đời
Đặc trưng của LNTT Việt Nam là có truyền thống lâu đời. Theo các tư liệu lịch sử,
thời Phùng Nguyên khoảng năm 3000 trước công nguyên, người Việt cổ đã phát minh và
sáng chế ra hầu hết các kỹ thuật chế tác một số công cụ như đồ đá, đồ gốm, … thời Đông
Sơn từ năm 3000 đến năm 258 trước công nguyên, người Việt đã phát minh ra công thức
luyện đồng thau, đồng thanh và đúc được trống đồng Đông Sơn, sản phẩm chứng minh cho
nghề truyền thống thời bấy giờ. Sau đó đến thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ Pháp thuộc các
LNTT dần dần định hình và cũng có nhiều biến động. Sau ngày hoà bình lập lại ở miền
Bắc (1954), giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975) tới nay, LNTT nước ta chịu
nhiều biến động về công nghệ, thị trường, chiến tranh, cơ chế chính sách và có nhiều bước
thăng trầm nhất định, có lúc phát triển mạnh mẽ về sản lượng, quy mô, đa dạng hoá các
ngành nghề, nhưng có thời kỳ bị tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố và bị mai một. Song vào
thập niên 80, đầu thập niên 90, do nhiều nguyên nhân khác nhau sản xuất tiểu thủ công
nghiệp nói chung, sản xuất ở các LNTT nói riêng giảm sút nghiêm trọng, thậm chí một số
LNTT bị tan rã. Tới những năm gần đây, LNTT cả nước đang được khôi phục và từng
bước phát triển. Như vậy, hầu hết các làng nghề, LNTT và các làng nghề mới hoặc các
làng nghề mới được phục hồi, tính truyền thống thể hiện rất rõ.
- Có bản sắc văn hoá của Việt Nam
Một đặc điểm khác hết sức quan trọng của LNTT là hàng hoá của làng, đặc biệt là
hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc truyền thống, có tính khác biệt, tính riêng, mang
phong cách của mỗi nghệ nhân và nét văn hoá đặc trưng địa phương, tồn tại trong sự giao
lưu với cộng đồng. Hàng chạm trổ trên từng chất liệu khác nhau (gỗ, đá, sừng, xương, …),
hàng sơn (sơn quang, sơn thếp vàng bạc, sơn mài), hàng thêu, dệt (tơ lụa, chiếu, thảm), hàng
mây tre đan, kim hoàn, đồ chơi, … ở mỗi LNTT đều có bản sắc riêng, từng nghệ nhân cũng có
những nét riêng. Những nét riêng đó được thử thách qua thời