Cộng hoà dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là một nước thành viên ASEAN
nhưng trình độ kinh tế còn kém phát triển. Tuy nhiên, Lào là một nước có truyền thống
lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, vốn trước kia là thuộc địa nửa phong kiến, nông
nghiệp sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp là chủ yếu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên
nhiên, phong tục tập quán rất lạc hậu. Lào là một nước nằm khá sâu trong lục địa bán đảo
Đông Dương với diện tích 236.800 km
và dân số hơn 5 triệu người. Về địa hình, đồi núi và
cao nguyên chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, trải dài ở phía Đông và phía Bắc của đất nước.
Xa Văn Na Khệt là một tỉnh nằm ở miền Trung Lào, có diện tích 21.774 km
trong đó 1/3 là núi (núi non trung du), 2/3 là đồng bằng. Đời sống vật chất của nhân dân
hiện nay cũng đã được cải thiện nhiều hơn so với trước đây. Chủ trương của Đảng và
Nhà nước Lào chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá, lấy hộ gia đình nông dân
làm trọng điểm, đã đem lại những kết quả tích cực bước đầu. Xa Van Na Khệt là vùng
tập trung đông dân cư, địa hình tương đối bằng phẳng giúp giao thông vận tải phát triển
thuận lợi. Trình độ sản xuất hàng hoá ở vùng này cao hơn các vùng khác. Đây là nơi tập
trung các loại cây công nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp ngắn ngày, tập trung ở vùng
đồng bằng. Trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, đã hình thành mạng lưới khá phát
triển các nhà máy, xí nghiệp chế biến quy mô nhỏ và vừa với nhiều trình độ công nghệ
khác nhau, trong đó có cả công nghệ cao. Tỉnh đã tập trung đầu tư vào xây dựng mạng
lưới đường bộ nối liền huyện với huyện, huyện với làng gắn với tuyến đường dọc biên
giới với Thái Lan.
Hiện nay, mạng lưới giao thông đường bộ của Lào đã có sự phát triển nhất định
nhưng còn chậm cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ quản lý. ở CHDCND Lào giao
thông chủ yếu là đường bộ; không có đường sắt, không có đường biển; còn đường sông
chỉ hoạt động theo mùa, đường hàng không chưa phát triển. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu
vận chuyển hàng hoá và hành khách các tỉnh trong cả nước vẫn dựa vào đường bộ là chủ
yếu, trong khi đó, hệ thống đường bộ phát triển còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu của dân
cư và sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế, ngoài việc tích
cực đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ, việc đảm bảo QLNN có hiệu quả nhằm thúc
đẩy phát triển hệ thống giao thông đường bộ là một việc làm cần thiết hiện nay ở
CHDCND Lào nói chung và tỉnh Xa Văn Na Khệt nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu
thực trạng và đưa ra những giải pháp về QLNN nhằm phát triển hệ thống giao thông
đường bộ ở tỉnh Xa Văn Na Khệt trong giai đoạn hiện nay là một nhu cầu mang tính cấp
thiết rõ rệt. Trên tinh thần đó, đề tài đã được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ mang
tên: " Giải phỏp quản lý nhà nước nhằm phát triển giao thông đường bộ ở tỉnh Xa Văn
Na Khệt, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ".
111 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển giao thông đường bộ tại tỉnh Xa Văn Na Khệt, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển
giao thông đường bộ ở tỉnh Xa Văn Na Khệt,
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng hoà dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là một nước thành viên ASEAN
nhưng trình độ kinh tế còn kém phát triển. Tuy nhiên, Lào là một nước có truyền thống
lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, vốn trước kia là thuộc địa nửa phong kiến, nông
nghiệp sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp là chủ yếu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên
nhiên, phong tục tập quán rất lạc hậu. Lào là một nước nằm khá sâu trong lục địa bán đảo
Đông Dương với diện tích 236.800 km2 và dân số hơn 5 triệu người. Về địa hình, đồi núi và
cao nguyên chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, trải dài ở phía Đông và phía Bắc của đất nước.
Xa Văn Na Khệt là một tỉnh nằm ở miền Trung Lào, có diện tích 21.774 km2,
trong đó 1/3 là núi (núi non trung du), 2/3 là đồng bằng. Đời sống vật chất của nhân dân
hiện nay cũng đã được cải thiện nhiều hơn so với trước đây. Chủ trương của Đảng và
Nhà nước Lào chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá, lấy hộ gia đình nông dân
làm trọng điểm, đã đem lại những kết quả tích cực bước đầu. Xa Van Na Khệt là vùng
tập trung đông dân cư, địa hình tương đối bằng phẳng giúp giao thông vận tải phát triển
thuận lợi. Trình độ sản xuất hàng hoá ở vùng này cao hơn các vùng khác. Đây là nơi tập
trung các loại cây công nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp ngắn ngày, tập trung ở vùng
đồng bằng. Trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, đã hình thành mạng lưới khá phát
triển các nhà máy, xí nghiệp chế biến quy mô nhỏ và vừa với nhiều trình độ công nghệ
khác nhau, trong đó có cả công nghệ cao. Tỉnh đã tập trung đầu tư vào xây dựng mạng
lưới đường bộ nối liền huyện với huyện, huyện với làng gắn với tuyến đường dọc biên
giới với Thái Lan.
Hiện nay, mạng lưới giao thông đường bộ của Lào đã có sự phát triển nhất định
nhưng còn chậm cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ quản lý. ở CHDCND Lào giao
thông chủ yếu là đường bộ; không có đường sắt, không có đường biển; còn đường sông
chỉ hoạt động theo mùa, đường hàng không chưa phát triển. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu
vận chuyển hàng hoá và hành khách các tỉnh trong cả nước vẫn dựa vào đường bộ là chủ
yếu, trong khi đó, hệ thống đường bộ phát triển còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu của dân
cư và sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế, ngoài việc tích
cực đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ, việc đảm bảo QLNN có hiệu quả nhằm thúc
đẩy phát triển hệ thống giao thông đường bộ là một việc làm cần thiết hiện nay ở
CHDCND Lào nói chung và tỉnh Xa Văn Na Khệt nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu
thực trạng và đưa ra những giải pháp về QLNN nhằm phát triển hệ thống giao thông
đường bộ ở tỉnh Xa Văn Na Khệt trong giai đoạn hiện nay là một nhu cầu mang tính cấp
thiết rõ rệt. Trên tinh thần đó, đề tài đã được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ mang
tên: " Giải phỏp quản lý nhà nước nhằm phát triển giao thông đường bộ ở tỉnh Xa Văn
Na Khệt, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ".
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề phát triển
giao thông nói chung được nghiên cứu như:
- Bộ Giao thông Vận tải - Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải
(1993), "Phát triển giao thông vận tải hướng tới thế kỷ XXI", Hà Nội.
- Bộ Giao thông Vận tải - Viện Khoa học kinh tế giao thông vận tải (1995), Đề tài KX-
10-04: "Cơ chế chính sách phát triển giao thông vận tải", Hà Nội.
- Bộ Giao thông Vận tải (1995), "Giao thông vận tải Việt Nam năm 2000", Nxb
Giao thông vận tải, Hà Nội.
- PGS.TS Nghiêm Văn Dĩnh (1997), "Quản lý nhà nước đối với giao thông vận
tải", Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chủ đề của đề tài, các nhà khoa
học đã rút ra một số kết luận khoa học về các quan hệ mang tính quy luật trong phát triển
giao thông vận tải ở phạm vi khác nhau.
ở CHDCND Lào, các nhà quản lý và nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một số khía
cạnh mang tính chất chung nhất được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào và trong một số bài diễn văn của các nhà lãnh
đạo Đảng và Nhà nước. Có một vài công trình đã nghiên cứu về giao thông đường bộ của
CHDCND Lào như "Phát triển giao thông đường bộ ở CHDCND Lào", luận án Phó tiến
sĩ của nghiên cứu sinh Bun Nương, một vài công trình khác nghiên cứu mang tính chất
tác nghiệp đối với quản lý vận tải đường bộ.
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu có tính cơ bản và hệ thống về
"Giải pháp QLNN nhằm phát triển giao thông đường bộ ở tỉnh Xa Văn Na Khệt, Cộng
hoà Dân chủ nhân dân Lào". Đây là một vấn đề còn rất mới mẻ về khoa học và cấp
bách và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn:
Xuất phát từ đường lối, chính sách và phương hướng chiến lược về phát triển kinh tế
- xã hội của Đảng NDCM và Nhà nước Lào trong giai đoạn mới, trên cơ sở phân tích, đánh
giá thực trạng giao thông đường bộ của tỉnh Xa Văn Na Khệt, từ đó đưa ra các giải pháp về
QLNN nhằm phát triển hệ thống giao thông đường bộ cho tỉnh Xa Văn Na Khệt trong giai
đoạn từ 2006 - 2015.
* Nhiệm vụ:
Căn cứ vào mục đích của luận văn, tác giả xác định có ba nhiệm vụ sau:
- Làm rõ vai trò QLNN đối với sự phát triển giao thông đường bộ trong nền kinh
tế thị trường, áp dụng cho tỉnh Xa Văn Na Khệt.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống giao thông đường bộ và hoạt động
QLNN về lĩnh vực này của tỉnh Xa Văn Na Khệt.
- Luận chứng các định hướng cơ bản và những giải pháp chính nhằm phát triển
hệ thống giao thông đường bộ và đổi mới tổ chức quản lý lĩnh vực này ở tỉnh Xa Văn Na
Khệt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là công tác QLNN về phát triển hệ
thống giao thông đường bộ của tỉnh Xa Văn Na Khệt. Tuy nhiên, để đạt các mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sẽ nghiên cứu một số nét cơ bản của sự phát triển hệ
thống đường bộ ở tỉnh Xa Văn Na Khệt.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: giới hạn trong phạm vi tỉnh Xa Văn Na Khệt.
- Phạm vi thời gian: khảo sát, đánh giá và xây dựng chương trình phát triển hệ
thống giao thông đường bộ cho tỉnh Xa Văn Na Khệt đến năm 2015. Các phân tích về
quá khứ sẽ được giới hạn chủ yếu từ năm 2001. Một số phân tích có mở rộng đến năm
1985.
- Phạm vi lĩnh vực: chủ yếu khảo sát ngành giao thông đường bộ trong hệ thống
giao thông quốc gia.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: đó là chủ nghĩa duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử Mác - Lênin, và các quan điểm, đường lối chính sách của
Đảng NDCM và Nhà nước Lào và của tỉnh Xa Văn Na Khệt về việc phát triển hệ thống
giao thông đường bộ.
Trong quá trình thực hiện luận văn, sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, nghe báo
cáo, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng kết thực tiễn, quy nạp...
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài có ý nghĩa giúp cho Sở Giao thông của tỉnh Xa Văn Na Khệt có thêm tư liệu
bổ ích để tổng kết, đánh giá tình hình chung về phát triển
kinh tế - xã hội, giao thông vận tải của tỉnh trong thời gian qua và vận dụng vào việc hoạch
định các biện pháp phát triển hệ thống giao thông đường bộ cũng như các biện pháp đổi
mới quản lý giao thông, vận tải của tỉnh đến năm 2015.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu làm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1
Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước nhằm
phát triển hệ thống giao thông đường bộ
1.1. Vai trò của hệ thống giao thông đường bộ đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội
1.1.1. Quan niệm về hệ thống giao thông và giao thông đường bộ
- Quan niệm về hệ thống giao thông:
Trong Từ điển tiếng Việt "giao thông" là "việc đi lại từ nơi này sang nơi khác của
người và phương tiện chuyên chở" [7, tr.733].
Giao thông là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người. Sự phát triển giao thông
mang tính lịch sử và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ. Giao
thông phát triển gắn liền với sự phát triển của những con đường các loại khác nhau bao
gồm: đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không.
Giao thông đường thuỷ bao gồm đường sông và đường biển là phương thức vận
tải xuất hiện sớm nhất, từ khi con người sử dụng những công cụ lao động thô sơ để đẽo
cây làm thành những chiếc thuyền đơn giản và ngày nay giao thông, vận tải thuỷ đóng
góp một vai trò quan trọng trong buôn bán quốc tế. Nhưng những quốc gia có hệ thống
sông ngòi ít và không có đường bờ biển thì giao thông đường bộ lại đóng một vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ra giao thông đường
sắt và đường hàng không là những phương thức vận tải tương đối mới, có nhiều ưu điểm,
và chúng đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu văn hoá,
khoa học, kỹ thuật... các nước trên thế giới. Đối với mỗi quốc gia, hệ thống giao thông
được hình thành trên cơ sở phát triển các mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy,
đường sắt, đường hàng không cùng với việc phát triển các phương tiện giao thông vận tải
sử dụng mạng lưới phục vụ cho nhu cầu xã hội.
Như vậy, có thể nói, hệ thống giao thông là một chỉnh thể các loại đường giao
thông phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ
của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phát triển nhất định.
Hệ thống giao thông của mỗi quốc gia phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, kỹ
thuật, công nghệ nhất định. Điều đó dễ dàng nhận thấy từ thực tiễn kinh tế - xã hội ở mỗi
quốc gia, mỗi nhóm nước khác nhau trên thế giới.
Nhóm các nước nghèo thường có hệ thống giao thông phát triển thiếu quy hoạch
hoặc quy hoạch kém, chất lượng các tuyến đường không đảm bảo các tiêu chuẩn tiên
tiến, chẳng hạn,, đường sắt vẫn sử dụng khổ đường 1000mm là chủ yếu, các sân bay quốc
tế ít hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn, đường bộ chủ yếu chỉ có hai làn xe, giao cắt đồng
mức nhiều, không bảo đảm tốc độ cho phương tiện và bảo đảm an toàn giao thông.
Nhóm các nước phát triển có hệ thống các tuyến đường phát triển có quy hoạch,
chất lượng đường tốt. Đường bộ của các nước này có thể được đến 6-8 làn xe; đường sắt
sử dụng chủ yếu loại khổ đường 1m435 và đường sắt đệm từ; hệ thống cảng hàng không
của các nước này có thể cho các máy bay hiện đại nhất hiện nay hạ, cất cánh trong mọi
điều kiện thời tiết; cảng biển của họ có lưu lượng lớn, bốc dỡ tự động hoá, chi phí thấp.
Nói chung, ở các nước phát triển hệ thống các tuyến đường, các bến cảng, nhà ga
của các phương thức vận tải đều phát triển và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của các quốc gia đó. Trong khi đó các nước nghèo thì hệ thống giao thông phát
triển chậm, thiếu quy hoạch tổng thể chưa thể hiện được là ngành kết cấu hạ tầng và có
vai trò mũi nhọn của nền kinh tế.
- Hệ thống giao thông đường bộ:
Trong Từ điển tiếng Việt giải thích từ "đường bộ" như sau: "Đường bộ: đường đi
trên đất liền (cho người và xe cộ)". Từ đó, có thể suy ra, hệ thống giao thông đường bộ
(GTĐB) là tập hợp các con đường trên đất liền có chức năng đảm bảo cho người và các
phương tiện giao thông - vận tải thực hiện việc di chuyển người, hàng hoá, đồ vật từ nơi
này đến nơi khác. Hệ thống GTĐB của một địa phương, của một nước luôn là một hệ
thống mở (nối liền với các hệ thống khác) và được hoàn thiện, phát triển không ngừng.
Như vậy, thực chất phát triển hệ thống GTĐB là phát triển hệ thống đường đi trên đất
liền của mỗi quốc gia. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, GTĐB là một bộ phận cấu thành
hữu cơ, một phận hệ của hệ thống giao thông nói chung - tức là nó mang tính hệ thống rõ
rệt.
Hệ thống GTĐB bao gồm nhiều loại đường, tạo thành cơ cấu của hệ thống. Cơ
cấu đường bộ phân theo cấp quản lý gồm có hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là đường bộ
thuộc Trung ương quản lý (quốc lộ). Đó là bộ phận đường bộ quan trọng nhất của mỗi
quốc gia. Nó giữ vị trí giống như hệ thống mạch máu của cơ thể sống. Do đó, đường
bộ quốc gia phải được xây dựng theo quy hoạch, đảm bảo tính hiệu quả trên nhiều mặt
cả về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng..., được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật
khắt khe của Nhà nước.
Đường bộ do địa phương (tỉnh, thành) quản lý là bộ phận thứ hai gồm tỉnh lộ và
đường thuộc tỉnh quản lý. Đường bộ do địa phương quản lý được xây dựng theo tiêu
chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan QLNN về giao thông có chức năng, thẩm quyền
ban hành. Tuỳ theo vùng thuộc đồng bằng, trung du hay miền núi mà mật độ mạng lưới
đường có sự khác nhau (km/km2) và tiêu chuẩn cấp đường cũng khác nhau. Theo cấp
quản lý, về cơ cấu, càng xuống thấp số lượng km đường bộ của mỗi quốc gia càng lớn,
song yêu cầu cấp kỹ thuật của đường bộ lại thấp dần.
Về tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của đường bộ: Đường bộ quốc gia có tiêu chuẩn
cấp kỹ thuật cao nhất và thấp nhất là đường bộ ở cơ sở (xã, bản, làng). Từ yêu cầu về
tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của hệ thống đường bộ mà QLNN về GTĐB và phát triển hệ
thống GTĐB được quy định và được phân cấp tương ứng.
1.1.2. Vai trò của hệ thống giao thông đường bộ nhằm phát triển nền kinh tế
quốc dân
- Vai trò của giao thông đường bộ đối với phát triển kinh tế:
Để phát triển nền kinh tế quốc dân thì GTVT nói chung và GTĐB nói riêng đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là yếu tố kết cấu hạ tầng hàng đầu có vai trò đẩy
nhanh nhịp độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Điều này lại
càng đặc biệt quan trọng đối với các nước chậm phát triển và có đặc điểm về địa hình
như Lào. GTVT cũng giống như nhiều ngành kết cấu hạ tầng khác được hình thành và
phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động - xã hội.
Phát triển giao thông, nhất là GTĐB và phát triển kinh tế - xã hội là hai yếu tố có
liên quan chặt chẽ với nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau. Nền kinh tế còn nặng tính
tự cấp, tự túc, khép kín, sản xuất nhỏ lạc hậu thì GTVT không thể phát triển được. Khi
sản xuất xã hội có tính chuyên môn hoá cao, hàng hoá sản xuất ra nhiều thì nó sẽ thúc
đẩy GTVT phát triển, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá với
khối lượng lớn cho xã hội. Một nền kinh tế trong giai đoạn đầu của phát triển không thể
thiếu vận tải. Chính vì vậy mà vào thời kỳ đầu phát triển các nước đã đặt trình độ phát
triển cao rất chú trọng đến việc xây dựng các tuyến đường sắt, đường sắt là con đẻ của
thời kỳ công nghiệp hoá, đồng thời với việc xây dựng đường sắt là xây dựng các cảng
biển, và đóng những con tàu hiện đại hơn, trọng tải lớn hơn. Khi nền kinh tế phát triển
cao hơn, nhu cầu GTVT nội vùng và liên vùng tăng cao, thành tựu về sản xuất đã làm ra
những phương tiện vận tải, đặc biệt là xe hơi ngày càng hiện đại, những yếu tố đó thúc đẩy
sự phát triển của GTĐB. Đến lượt mình, GTĐB trở thành yếu tố điều kiện của sự phát triển,
đảm bảo cho các ngành sản xuất, lưu thông hàng hóa và nhân lực có sự phát triển bền vững.
Khác với việc xây dựng các công trình như nhà cửa, hầm mỏ..., khi xây dựng hệ
thống đường giao thông ngay từ đầu đã chiếm được sự quan tâm của nhà nước. Nhà nước
giữ vai trò quyết định trong việc sử dụng vốn đối với hoạt động xây lắp. Ngày nay GTVT
và GTĐB vẫn giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia. Xây dựng mạng lưới GTVT là tiền đề, là điều kiện cho sự phân bố hợp lý lực lượng
sản xuất trên lãnh thổ, cho sự phát triển tổng hợp các vùng kinh tế.
Với bất cứ quốc gia nào có nền kinh tế kém phát triển thì GTVT cũng có vai trò
nối liền sản xuất với tiêu thụ, giữa vùng này với vùng khác, giữa quốc gia này với quốc gia
khác, và đáp ứng nhu cầu đi lại của con người, đảm bảo được mối liên hệ kinh tế, phục vụ sản
xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
của vùng, địa phương.
Hồ Chí Minh, lãnh tụ của nhân dân Việt Nam nói riêng và phong trào cách mạng
Đông Dương nói chung đã từng có những nhận định quan trọng về vai trò của GTVT.
Trong thời gian tìm đường cứu nước, tại Đại hội lần thứ nhất Quốc tế nông dân ở
Mátxcơva (13/10/1923), Người đã nói: "Đời sống của xã hội hiện nay phụ thuộc trước
hết vào những trung tâm công nghiệp lớn và những đường giao thông" [31, tr.157].
Như vậy, Bác Hồ đã chỉ rõ tầm quan trọng của sản xuất công nghiệp và giao
thông vận tải.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nhấn mạnh: "Cầu đường là mạch máu của một nước"... "Cầu đường tốt thì lợi cho kinh
tế; hàng hoá dễ lưu thông, sinh hoạt đỡ đắt đỏ, nhân dân khỏi thiếu thốn" [31, tr.65].
Với tư tưởng đó, Hồ Chí Minh đã coi toàn bộ cơ cấu xã hội giống như cơ thể con
người, trong đó giao thông như những mạch máu. Những mạch máu trong cơ thể con
người có lưu thông thì con người mới tồn tại, mới thực hiện được quá trình trao đổi chất.
Đối với nền kinh tế, giao thông tốt sẽ thuận lợi cho phát triển, giao thông xấu tức là
đường sá gập ghềnh, quanh co, nhỏ hẹp thì không thể vận chuyển được các nguyên, vật
liệu... đến các trung tâm công nghiệp, trung tâm sản xuất. Kết quả là giao thông kém phát
triển thì sản xuất, giáo dục, y tế... đều kém phát triển. Ngược lại giao thông tốt sẽ tạo điều
kiện giao lưu kinh tế, phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, làm giảm sự chênh lệch
về mức sống và dân trí giữa các vùng.
Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước CHDCND Lào hiện nay thì việc xây dựng
kết cấu hạ tầng kỹ thuật, trong đó xây dựng và phát triển GTĐB cùng các công trình cầu,
đường, cảng đều phải đi trước một bước. Các chuyên gia quản lý đã xác định rằng: phát
triển hệ thống giao thông nói chung và GTĐB nói riêng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động
giao lưu kinh tế hàng hoá ngày càng mở rộng, phá vỡ thế độc canh, tự cung, tự cấp, khép
kín nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá. Hệ thống GTĐB tốt cho phép tăng tốc độ luân
chuyển của vốn. Nói cách khác, giao thông nói chung và GTĐB nói riêng góp phần tăng
hiệu quả kinh tế trong các hoạt động kinh tế nói chung.
GTĐB sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân, và
ngược lại khi nền kinh tế càng phát triển càng tạo khả năng hoàn thiện và phát triển
GTĐB. Các nhà kinh tế đã tính toán cho thấy, nếu hệ số ICOR của nền kinh tế là 4 thì để
tăng 1% GDP cần tăng đầu tư tới 4%. Trong số vốn đầu tư của toàn xã hội, phần đầu tư
từ NSNN trước hết cần tập trung vào các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó các công
trình GTĐB có vị trí ưu tiên. Khi GTĐB và các ngành kết cấu hạ tầng được phát triển sẽ
có tác động kích thích phát triển các ngành sản xuất - kinh doanh khác.
Vai trò của giao thông nói chung và GTĐB nói riêng không chỉ dừng ở sự đóng
góp vào phát triển kinh tế mà còn ở chỗ thúc đẩy phát triển văn hoá, xã hội, thể hiện ở
chỗ, giao thông phát triển sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế... sôi
động hơn, hiệu quả hơn.
Tóm lại, sản xuất xã hội càng phát triển phục vụ đòi hỏi phải vận chuyển một
khối lượng lớn nguyên, nhiên, vật liệu và nhân lực phục vụ cho sản xuất và thương mại,
phục vụ nhu cầu của con người. Vai trò của GTVT và GTĐB trong sự nghiệp phát triển
kinh tế, cũng như phát triển các mặt khác của các vùng còn to lớn hơn nhiều. Vì vậy,
trong quá trình CNH, HĐH, chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở rộng hợp tác với
bên ngoài, Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV đã nêu rõ: "Lấy giao thông vận tải làm
mũi nhọn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân" [15, tr.165]. Đại hội còn chỉ rõ, cần
coi trọng việc khôi phục và phát triển GTVT, đó là một trong các biện pháp cơ bản nhằm
nối liền sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát triển, mở rộng thị
trường trong và ngoài nước giữa CHDCND Lào với các nước trong khu vực và