Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại

Vấn đề tiền giả trong lưu thông và các vụ án kinh tế đã làm thất thoát hàng trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng. V à xu hướng hội nhập của thế giới hiện nay thì việc thanh toán bằng tiền mặt đã gây khá nhiều cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tái sản xuất xã hội. Vì vậy cần có một công cụ thanh toán khác nhằm thay thế công cụ thanh toán bằng tiền mặt đó là thanh toán không dùng tiền mặt và một trong những công cụ đó là thẻ tín dụng (TTD). Sự phát triển của khoa học công nghệ và thương mại điện tử đòi hỏi phải hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện hình thức thanh toán mới. Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, đó cũng là cơ hội để chúng ta sử dụng nhữngthành quả của cách mạng khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm từng bước đưa các NHTM nước ta thu hẹp dần sự cách biệt với các Ngân hàng trên thế giới. Giao dịch của người dân thông qua thẻ tín dụng ở các nước phát triển là rất lớn. Giao dịch này đem lại rất nhiều lợi ích nhưng ở Việt Nam lại quá mới mẻ nhưng hướng phát triển lại gặp nhiều sự vướng mắc. Nhận thức được vai trò rất to lớn của thanh toán bằng TTD, và qua nghiên cứu tình hình kinh doanh thẻ, vì những lý do trên nên em ch ọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện v à phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại.

pdf36 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN Đề tài "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại " TiÓu luËn LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề tiền giả trong lưu thông và các vụ án kinh tế đã làm thất thoát hàng trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng. Và xu hướng hội nhập của thế giới hiện nay thì việc thanh toán bằng tiền mặt đã gây khá nhiều cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tái sản xuất xã hội. Vì vậy cần có một công cụ thanh toán khác nhằm thay thế công cụ thanh toán bằng tiền mặt đó là thanh toán không dùng tiền mặt và một trong những công cụ đó là thẻ tín dụng (TTD). Sự phát triển của khoa học công nghệ và thương mại điện tử đòi hỏi phải hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện hình thức thanh toán mới. Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, đó cũng là cơ hội để chúng ta sử dụng những thành quả của cách mạng khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm từng bước đưa các NHTM nước ta thu hẹp dần sự cách biệt với các Ngân hàng trên thế giới. Giao dịch của người dân thông qua thẻ tín dụng ở các nước phát triển là rất lớn. Giao dịch này đem lại rất nhiều lợi ích nhưng ở Việt Nam lại quá mới mẻ nhưng hướng phát triển lại gặp nhiều sự vướng mắc. Nhận thức được vai trò rất to lớn của thanh toán bằng TTD, và qua nghiên cứu tình hình kinh doanh thẻ, vì những lý do trên nên em chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại. Qua khảo sát việc sử dụng thẻ tín dụng ở Việt Nam để qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán gần đây đã gặp không ít những khó khăn và thách thức. Đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam trong khi trình độ của người viết còn hạn chế, do vậy có những sai sót trong quá trình thực hiện là khó tránh khỏi. Em kính mong thầy cô chỉ bảo. Em xin chân thành cảm ơn! Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Phan Tú Quỳnh đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này. TiÓu luËn CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG (TTD). Một trong những phát minh quan trọng nhất của con người có tính chất đột phá, đẩy nền văn minh của nhân loại tiến một bước dài là sự phát minh ra tiền tệ. Từ khi ra đời, công cụ tiền tệ không ngừng được hoàn thiện nhằm hai mục tiêu chính là sự tiện lợi và an toàn. Bằng kĩ thuật và phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, thẻ tín dụng chính là sản phẩm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Thẻ tín dụng không những đáp ứng được hai mục tiêu trên mà còn thể hiện được sự văn minh, hiện đại của xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay. 1. Giới thiệu về thẻ tín dụng. 1.1.Khái niệm thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thẻ được sử dụng trong HMTD tuần hoàn được cấp mà chủ thẻ phải thanh toán ít nhất mức trả nợ tối thiểu vào ngày đến hạn. Đây là loại thanh toán hiện đại do NHPH cho phép chủ thẻ thanh toán hàng hoá - dịch vụ bằng thẻ với hạn mức chi tiêu nhất định. Hạn mức chi tiêu này được NH quy định cho từng chủ thẻ dựa trên khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp làm giá trị đảm bảo. Thực chất đây là hình thức TTKDTM cho phép chi tiêu trước trả tiên sau với thời hạn ưu đãi cuối tháng không tính lãi từ 16 đến 46 ngày. Vào cuối mỗi kì tín dụng, chủ thẻ thanh toán với NH toàn bộ hoặc một phần số tiền đã chi tiêu theo sau khi hạch toán ( bảng kê chi tiết các khoản chi tiêu của chủ thẻ trong tháng). Xét về bản chất kinh tế, thẻ tín dụng là sự cam kết thanh toán của NHPH sẽ thanh toán cho những khoản tiền mà chủ thẻ đã chi tiêu. Tức là NHPH cam kết cho chủ thẻ vay tiền của mình để mua hàng hoá - dịch vụ, rút tiền mặt qua máy thanh toán tiền tự động ATM ( Automated Teller Machine) trong số tiền NH cho phép. Tuy nhiên việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng bị giới hạn bởi đơn vị chấp nhận thẻ và điểm ứng tiền mặt. Do chủ thẻ sử dụng thẻ để chi tiêu thay vì phải mang theo một lượng tiền mặt nhất định nên thẻ tín dụng như một phương tiện thanh toán thay tiền mặt nhưng thẻ tín dụng không phải là tiền tệ.Nó không mang đặc tính, tính chất và chức năng của tiền tệ. 1.2.Quá trình hình thành và phát triển thẻ tín dụng. Nhiều người trong chúng ta hẳn cũng đã gặp phải những tình huống khó xử khi trong người không có tiền mặt. Chiếc thẻ đầu tiên đánh dấu cuộc cách mạng về thẻ tín dụng ra đời từ một tình huống tương tự. Đó là buổi tối năm 1949, sau khi ăn tối ở một nhà hàng, ông Frank MC Namara một doanh nhân người Mỹ bỗng phát hiện ra mình không mang theo tiền mặt và ông buộc phải gọi điện về nhà để người nhà mang đến thanh toán. Tình thế khó xử lần đó khiến ông nảy ra ý tưởng về một hình thức thanh toán gọn nhẹ mà không cần mang theo tiền mặt bên cạnh và ông đã mày mò sáng tạo ra một phương tiện không dùng tiền mặt trong những trường hợp tương tự. Thế là lần đầu tiên MC Namara đã cho ra đời loại thẻ mang tên “Diners Club”. Với lệ phí hằng năm là 5 USD, TiÓu luËn những người mang thẻ “Diners Club” có thể ghi nợ khi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Xuất phát từ một ý tưởng trong tình huống khó xử, nhưng với những tiện ích đi kèm, thẻ tín dụng đã nhanh chóng chinh phục được khách hàng. Đến năm 1951 hơn 1 triệu dollars được tính nợ và số lượng thẻ ngày càng tăng lên, công ty phát hành thẻ “Diners Club” nhanh chóng thu lãi. Tiếp nối thành công của ther “Diners Club” năm 1955 hàng loạt thẻ mới ra đời như: Trip Charge, GoldenKey, Gourment Club, Esquire lub. Đến năm 1958 Carte Blanche và American Expree ra đời và thống lĩnh thị trường. Và hiện nay tổ chưc thẻ Amex (American Express) đang là tổ chức thẻ du lịch giảI trí (Travel & Entertianment – T&E) lớn nhất thế giới. Tổng số thẻ phát hành gấp 5 lần Diners Club và gấp 2 lần JCB. Năm 1990 tổng doanh thu của thẻ Amex là 111,5 triệu USD với số lượng 35,4 triệu thẻ lưu hành, nhưng chỉ 3 năm sau đó vào năm 1993 tổng doanh thu đã tăng lên 124 tỷ USD với 36,5 triệu thẻ lưu hành, tại 36 triệu cơ sở chấp nhận thẻ. Khác với loại thẻ khác tổ chức thẻ Amex tự phát hành và trực tiếp quản lý chủ thẻ. Qua đó nắm bắt được thông tin cần thiết về khách hàng để đưa ra các chương trình phát triển như phân loại khách hàng để cung cấp dịch vụ. Visa tiền thân là Bank Americard do Bank of American phát hành vào năm 1960 khi cácNH nhận thấy rằng phần lớn thẻ lúc bấy giờ chỉ dành cho giới doanh nhân giàu có trong khi đó mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu cho thị trường tương lai. Ngày nay Visa Card là loại thẻ có quy mô phát triển lớn nhất toàn cầu.Tính đến năm 1990 tổng doanh thu là 345 tỷ USD với 257 triệu thẻ lưu hành, nhưng đến năm 1993 tổng doanh thu đã đạt 542 tỷ USD. Hệ thống rút tiền tự động củaVisa có khoảng 164.000 máy ATM ở 65 nước trên thế giới. Visa không trực tiếp phát hành mà giao cho nhân viên, chính vì thế giúp Visa mở rộng được thị trường hơn so với các loại khác. JCB xuất phát từ Nhật Bản và ra đời vào năm 1961 bởi NH sanwa. Mục tiêu là hướng vào thị trường du lịch và giải trí, hiện nay JCB là loại thẻ cạnh tranh với Amex và người nhật đã chứng tỏ công nghệ thẻ không phải là độc quyền tuyệt đối của các tổ chức Mỹ. Điều đó được thể hiện qua số liệu sau: năm 1990 tổng doanh thu đạt 16,5 tỷ USD với 17 triệu thẻ lưu hành và năm 1993 doanh số đã tăng lên 38,1 tỷ USD với 27,5 triệu thể được chấp nhận ở 400.000 nơi, tiêu thụ trên 109 quốcgia. Masters Casd ra đời vào năm 1966 với tên gọi ban đầu là Master Charge do hiệp hội NH gọi tắt là ICA (Interbank Card Assciation) phát hành thông qua các thành viên trên thế giới. Năm 1993 tổng doanh thu là 320,6USD với 215 triệu thẻ được chấp nhận ở 220 quốc gia, có hệ thống ATM lớn nhất thế giới tại 9 triệu điểm chấp nhận thẻ. Chính sự phát triển của hệ thống NHTM, những ứng dụng của cuộc cách mạng thông tin trong lĩnh vực NH đã góp phần tạo ra những sản phẩm dịch vụ nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích khách hàng mà một trong những sản phẩm dịch vụ đó là thẻ với các tên gọi khác nhau: Thẻ séc, thẻ rút tiền mặt, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… Với lợi thế về vốn, chuyên môn trong nghiệp vụ thẩm định, cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Chính vì thế TiÓu luËn ngày nay thanh toán bằng thẻ đã trở thành vấn đề hết sức phổ biến, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ và các sản phẩm dịch vụ khác đã chiếm 2/3 tổng lợi nhuận hoạt động của NH. Sự phát triển của thẻ gắn liền với sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay thẻ tín dụng được xem như một công cụ thanh toán hiện đại, văn minh thuận tiện đặc biệt là các nước phát triển. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đẫ liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn tính năng của thẻ tín dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán nhanh gọn, chính xác, an toàn, tiện lợi. 1.3. Phân loại thẻ tín dụng (TTD).  Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ. - Thẻ tín dụng trong nước: Là loại thẻ có phạm vi sử dụng và thanh toán trong một nước. NHPH và cơ sở chấp nhận thẻ cùng trong một nước. Đồng tiền của thẻ chỉ duy nhất là đồng nội tệ. - Thẻ tín dụng quốc tế: Là các loại thẻ do các NH, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế ( là thành viên của của tổ chức thẻ quốc tế) phát hành. Thẻ này có thể thanh toán ở tất cả các đơn vị chấp nhận thẻ trên thế giới.  Phân loại theo đối tượng sử dụng. - Thẻ cá nhân: Là thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng được được đủ các điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình. *Thẻ cá nhân có hai loại thẻ chính và thẻ phụ. + Thẻ chính: Do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng và cá nhân đó là chủ thẻ chính. + Thẻ phụ: Chủ thẻ chính xin phát hành thẻ phụ cho người khác sử dụng ( chủ thẻ phụ). Chủ thẻ chính chịu trách nhiệm toàn bộ chi tiêu của chủ thẻ phụ. -Thẻ công ty: Là loại thẻ tín dụng dùng cho công ty thanh toán trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ và uỷ quyền cho người đứng tên trong thẻ tín dụng để sử dụng, đồng thời mọi thanh toán liên quan đến thẻ đều do công ty thanh toán với ngân hàng phát hành.  Phân loại theo mức tín dụng. Có hai loại: Thẻ vàng và thẻ chuẩn. - Thẻ vàng: Là thẻ có hạn mức tín dụng từ 50.000.000 -90.000.000 - Thẻ chuẩn: Là thẻ có hạn mức tín dụng từ 10.000.000-dưới 50.000.000. Trong đó, hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà chủ thẻ được phép sử dụng trong một chu kỳ tín dụng.  Phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất. - Thẻ dập nổi (Embossed Card): hiện giờ hầu như không còn sử dụng. - Thẻ từ tính (Magnetic Card): Các thông tin về thẻ trên một giải băng từ - Thẻ thông minh (IC/Smard Card): Các thông tin được lưu trữ bằng các vi mạch. Thẻ này sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai. 1.4. Ưu điểm, nhược điểm của hình thức thanh toán thẻ tín dụng. a. Ưu điểm của hình thức thanh toán thẻ tín dụng TiÓu luËn Thẻ tín dụng ra đời đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của công nghệ NH Hoà chung với sự phát triển về kinh tế- xã hội của thế giới, thẻ tín dụng đã phát huy vai trò tích cực của mình: * Thứ nhất: Góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Những nước phát triển thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phương tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lượng thanh toán cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể, từ đó làm giảm các chi phí vận chuyển, phát hành, kiểm kê tiền trong nền kinh tế, đồng thời giúp hạn chế được nạn tiền giả * Thứ hai: Góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến, vì vậy tốc độ chu chuyển thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch sử dụng phương tiện thanh toán khác. Thay vì thực hiện giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện. * Thứ ba: Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. Việc sử dụng thẻ được thực hiện thông qua mạng trực tuyến dưới sự kiểm soát của NH đã tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lượng tiền giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh tế, do đó giảm được các hoạt động kinh tế ngầm, đồng thời qua đó có thể tính toán được lượng tiền cung ứng, tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế vĩ mô. *Thứ tư: Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài. Thanh toán bằng thẻ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực: tài chính NH thông qua các tổ chức thẻ quốc tế. Từ đó tạo ra môi trường văn minh thương mại thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch. Thanh toán thẻ an toàn, hiệu quả, chính xác, nhanh chóng cũng sẽ tạo ra niềm tin đối với dân chúng vào hoạt động của hệ thống NH. Với tấm thẻ nhỏ trong tay, ta có thể thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ. Trên toàn thế giới bằng bất kỳ loại tiền nào mà không phải trả thêm một khoản phụ phí nào. + Không bị giới hạn bởi lượng tiền mang theo người, có thể giải quyết được những nhu cầu phát sinh đột xuất. + Được cấp một hạn mức tín dụng để chi tiêu trước trả tiền sau ( Đây chính là tính tín dụng cúa sản phẩm). + Có thể rút tiền mặt khi cần thiết tại các ngân hàng thanh toán thẻ hay tại các máy rút tiền tự động ATM ở khắp nơi trên thế giới. + Có thể kiểm tra số, điểm ứng tiền mặt thông qua các thiết bị của NH. + Được hưởng mộ số dịch vụ khác do NH phát hành và triển khai áp dụng cho chủ thẻ như: Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ y tế, trợ giúp toàn cầu. + An toàn về tài sản, chỉ duy nhất chủ thẻ được sử dụng và biết mật mã riêng (số PIN) để sử dụng, vì vậy an toàn trong quản ký tài chính của các đơn vị chấp nhận thẻ vì thông tin về giao dịch được lưu lại nên không thất thoát được tiền mặt cũng như tránh được tiền giả, giảm thiểu sự nhầm lẫn trong thanh toán. b. Nhược điểm của thanh toán bằng thẻ tín dụng. TiÓu luËn Thanh toán bằng thẻ tín dụng đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng, lợi nhuận cho Ngân hàng và hiệu quả kinh tế- xã hội song tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó. Thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng có một số nhược điểm sau. + Do thẻ tín dụng có giới hạn thanh toán nhất định nên khách hàng không thể rút tiền mặt hoặc mua sắm hàng hoá dịch vụ vượt quá giới hạn thanh toán của thẻ. + Thẻ tín dụng không khuyến khích rút tiền mặt nên nếu rút tiền mặt tại các máy ATM khách hàng sẽ chịu một khoản phí nào đó. Sử dụng thẻ tín dụng bị giới hạn hơn sử dụng tiền mặt do thẻ tín dụng chỉ được sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ. + NH muốn thu hút được lợi nhuận thì phải phát hành được một số lượng thẻ đáng kể. Trong khi đó NHPH phải bỏ nhiều chi phí để sử dụng công nghệ thông tin, trang bị hệ thống ATM, thiết lập mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ và NHĐL thanh toán thẻ. c. Những rủi ro trong thanh toán bằng thẻ tín dụng. Về khía cạnh rủi ro thì thẻ tín dụng có độ an toàn cao hơn nhiều dạng đầu tư và cho vay khác. Tính an toàn thể hiện ngay ở hình thức phát hành của nó. Hiện nay thẻ tín dụng được phát hành dưới ba hình thức đó là:  Thế chấp.  Tín chấp.  Kết hợp cả hai. Trong lần phát hành đầu tiên chủ thẻ phải thế chấp 125% hạn mức tín dụng được cấp. Đương nhiên hình thức này thì an toàn tuyệt đối cho NH. Nhưng nếu phát hành theo cách này sẽ gây khó khăn cho lỗ lực phát triển thị trường thẻ và nó chỉ phù hợp trong giai đoạn thử nghiệm. Tín chấp được quan tâm đến như mộ nhân tố mở rộng thị trường thẻ. NH căn cứ vào nhân thân, mức thu nhập hằng năm để quyết định hạn mức tín dụng. Thuy nhiên trường hợp này chứa nhiều rủi ro, nhất là khi chủ thẻ không thể thanh toán được do nguyên nhân chủ quan từ phía chủ thẻ hay nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc trả nợ của chủ thẻ. Và trên thực tế thì các ngân hàng hiện nay đều kết hợp sử dụng cả hai biện pháp trên, đó là thẩm định KH và yêu cầu ký quỹ rồi từ đó quy định HMTD. Hoạt động của thẻ tín dụng góp phần tạo ra cho NH những đối tác lâu dài và mang tính ổn định cao vì nó là hình thức tín dụng tiêu dùng và mang tính ngắn hạn nên ít chịu biến động của chu kỳ kinh tế. Và khi hợp đồng thẻ tín dụng được ký kết sẽ gắn NH với khách hàng, trong quá trình kinh doanh thẻ số lượng khách hàng của NH chỉ tăng chứ không giảm (rất ít khi chủ thẻ chủ động chấm dứt hợp đồng sử dụng thẻ trừ khi họ bị ngân hàng rút hợp đồng).Việc tạo lập được những quan hệ tín dụng, thanh toán lâu dài trong bối cảnh môi trường kinh doanh luôn biến động và tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay là môt lợi thế lớn mạnh của kinh doanh thẻ. - Rủi ro tín dụng: NH phát hành thẻ cho khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với đơn xin giả mạo (Fraudulen Applications). Thẻ do không thẩm định kỹ các thông tin khách hàng trên hồ sơ xin phát hành thẻ. Trường hợp này có dẫn đến TiÓu luËn rủi ro về tín dụng cho NHPH khi chủ thẻ sử dụng thẻ mà không có khả năng về tài chính, không có khả năng thanh toán. - Rủi ro khi sử dụng thẻ:Thẻ giả (Couterfeit Card). Thẻ do cá tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ từ nhưng thông tin có được từ các chứng từ giao dịch thẻ hoạc thẻ mất cắp thất lạc. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo sẽ gây tổn thất cho NHPH, chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch có mã số(Pin) của NHPH. - Tài khoản thẻ bị lợi dụng (Account takeover). Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi thẻ mới về địa chỉ mới. Không kiểm tra tính xác thực của thông báo nên NHPH gửi thẻ cho người không phải là chủ thẻ theo địa chỉ đó. Tài khoản của chủ thẻ bị người khác sử dụng chỉ được phát hiện khi chủ thẻ đích thực không nhận được thẻ liên lạc với NHPH hoặc khi NH yêu cầu chủ thẻ thanh toán sao kê. - Chủ thẻ thật không nhận được thẻ phát hành: thẻ bị đánh cắp trên đường gửi từ NHPH đến chủ thẻ. Chủ thẻ không hề biết là thẻ đã được gửi cho mình trong khi đó thẻ được sử dụng. Rủi ro này NH sử dụng phải chịu. - Giao dịch giả trên thẻ đã mất: thẻ bị đánh cấp, thất lạc, bị người khác sử dụng. - Rủi ro khi thanh toán thẻ. Bồi hoàn giao dịch không theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế. Thanh toán giao dịch giả mạo: Nếu NH vẫn không thanh toán cho những giao dịch giả mạo thì NH đó phải chịu rủi ro này. Nhân viên Dịch vụ chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn thanh toán cho một thẻ(Multiple irmiisnt): khi thực hiện giao dịch nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in nhiều bộ hoá đơn thanh toán nhưng chỉ cho chủ thẻ ký một bộ hoá đơn để hoàn thành giao dịch. Sau đó anh ta sẽ giả mạo chữ ký chủ thẻ để nộp hoá đơn thanh toán cho ngân hàng. - Tạo băng từ giả (skimming). Lấy cắp thông tin trên băng từ của thẻ thật để tạo băng từ trên thẻ giả. - Rủi ro trong hệ thống: Khi hệ thống vi tính không hoạt động hoặc có lỗi trong sử lý dữ liệu. Một nhược điểm nữa của chủ thẻ tín dụng là nó kích thích sự tiêu dùng quá mức của KH. Nếu sử dụng tiền mặt để mua hàng,KH ý thức được số tiền mang theo là giới hạn, vì vậy sẽ chọn những mặt hàng cần thiết, phù hợp với số tiền mang theo. Nếu sử dụng thẻ để mua hàng hoá -dịch vụ, do số tiền trên thẻ có giá trị rất lớn nên khi mua hàng bạn dễ dàng lâm vào tình trạng mua bất cứ thứ gì mà mình thích dẫn đến lãng phí. 1.5 – Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng Thương mại. Thẻ đã mang lại cho NH nhiều nguồn thu khác nhau. Đầu tiên, phải kể đến đó là những khoản phí thu được bao gồm : - Thứ nhất: Các khoản phí mà chủ thẻ phải trả. Tuy số phí áp dụng cho mỗi thẻ là không lớn, trong nhiều trường hợp phí thu là để bù chi, nhưng với nhiều thẻ NH có thể tích l
Tài liệu liên quan