Chúng ta đã chứng kiến bao cảnh đổi thay trên các mặt kinh tế, đời
sống xã hội, khi nền kinh tếnước ta chuyển sang cơchếthịtrường theo định
hướng xã hội chủnghĩa, đặc biệt là trong ngành kinh tế.
Trước kia, nếu nhưcác thành phần kinh tếchủyếu tham gia hoạt động
trong nền kinh tếlà các tổchức kinh tếquốc doanh ( Doanh nghiệp nhà nước
), kinh tếtập thể( Hợp tác xã ), thì hiện nay trong nền kinh tếthịtrường mọi
thành phần kinh tếtừkinh tếquốc doanh, kinh tếtập thể đến các hộcá thểtư
nhân… đều có quyền lợi và nghĩa vụnhưnhau. Một điều tất yếu của thị
trường là thịtrường tồn tại có cạnh tranh, và từtrong cạnh tranh các thành
phần kinh tếtưnhân cá thể đã chứng tỏ được sức mạnh của mình.
Tuy nhiên nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp với gần 80% dân
sốsống ởnông thôn, hơn 70% lao động trong nông nghiệp, sản xuất hàng hoá
chưa phát triển, đơn vịsản xuất chủyếu là kinh tếhộgia đình năng suất thấp,
quy mô ruộng đất, vốn, tiềm lực còn nhỏbé, việc áp dụng khoa học công
nghệvào sản xuất còn hạn chế, trình độdân chúng nhìn chung chưa hiểu biét
nhiều vềnền sản xuất hàng hoá.
Trong vấn đềphát triển nông nghiệp của nước ta không đơn thuần chỉ
là áp dụng khoa học công nghệ, mà thực hiện một cuộc cải cách đồng bộ, đòi
hỏi những quyết định kinh tếphức tạp và được cân nhắc kỹlưỡng.
Chúng ta phải chú ý hệthống nông nghiệp nhưlà một tổng thểkinh tế
xã hội hoàn chỉnh. Cần phải có một chiến lược phát triển kinh tếnông nghiệp,
nông thôn một cách hoàn thiện. Điều đó đặt ra nhiều vấn đềsong song cần
giải quyết, trong đó tài chính là vấn đềbức súc. Nhu cầu vốn cho sản xuất và
đời sống đối với nông nghiệp và nông thôn ngày càng lớn. Đó cũng là nhu
cầu lâu dài của chiến lược phát triển kinh tếxã hội của đất nước.
68 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng NN&PTNT huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: "Một số giải pháp nhằm
mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối
với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Vụ Bản – Tỉnh
Nam Định"
1
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đã chứng kiến bao cảnh đổi thay trên các mặt kinh tế, đời
sống xã hội, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong ngành kinh tế.
Trước kia, nếu như các thành phần kinh tế chủ yếu tham gia hoạt động
trong nền kinh tế là các tổ chức kinh tế quốc doanh ( Doanh nghiệp nhà nước
), kinh tế tập thể ( Hợp tác xã ), thì hiện nay trong nền kinh tế thị trường mọi
thành phần kinh tế từ kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể đến các hộ cá thể tư
nhân… đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Một điều tất yếu của thị
trường là thị trường tồn tại có cạnh tranh, và từ trong cạnh tranh các thành
phần kinh tế tư nhân cá thể đã chứng tỏ được sức mạnh của mình.
Tuy nhiên nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp với gần 80% dân
số sống ở nông thôn, hơn 70% lao động trong nông nghiệp, sản xuất hàng hoá
chưa phát triển, đơn vị sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ gia đình năng suất thấp,
quy mô ruộng đất, vốn, tiềm lực còn nhỏ bé, việc áp dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất còn hạn chế, trình độ dân chúng nhìn chung chưa hiểu biét
nhiều về nền sản xuất hàng hoá.
Trong vấn đề phát triển nông nghiệp của nước ta không đơn thuần chỉ
là áp dụng khoa học công nghệ, mà thực hiện một cuộc cải cách đồng bộ, đòi
hỏi những quyết định kinh tế phức tạp và được cân nhắc kỹ lưỡng.
Chúng ta phải chú ý hệ thống nông nghiệp như là một tổng thể kinh tế
xã hội hoàn chỉnh. Cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn một cách hoàn thiện. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề song song cần
giải quyết, trong đó tài chính là vấn đề bức súc. Nhu cầu vốn cho sản xuất và
đời sống đối với nông nghiệp và nông thôn ngày càng lớn. Đó cũng là nhu
cầu lâu dài của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2
Để thực sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ nói
riêng phải kể đến vai trò của tín dụng ngân hàng, đặc biệt là vai trò của hệ
thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong hoạt động tín
dụng cho kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay.
Với mong muốn tìm hiểu vì sao tín dụng ngân hàng chưa thực sự chiếm
lĩnh thị trường tín dụng nông thôn, và sau thời gian tiếp cận với thực tế tình
hình cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định, tôi xin đề cập đến đề tài "Một số giải pháp
nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vụ Bản – Tỉnh
Nam Định".
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề này được chia làm ba
chương:
Chương I: Lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân
hàng đối với kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp.
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông
nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vụ Bản –
Tỉnh Nam Định.
Chương III: Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng
tín dụng đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định.
Do thời gian nghiên cứu, trình độ lý luận và thực tiễn có hạn, chắc chắn
đề tài của tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết. Với lòng biết ơn sâu sắc
tôi mong nhận được sự góp ý của thầy, cô cùng tập thể cán bộ ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định.
3
Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô Học viện Tài Chính Hà Nội
cùng các cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vụ
Bản - Tỉnh Nam Định đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
4
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.
1. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG.
1.1. Khái niệm hộ sản xuất nông nghiệp.
Nói đến sự tồn tại của các hộ sản xuất trong nền kinh tế trước hết ta cần
thấy rằng, hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cảc các nước có
nền sản xuất nông nghiệp trên thế gới. Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều
phương thức và vẫn đang tiếp tục phát triển. Do đó có nhiều quan niệm khác
nhau về kinh tế hộ sản xuất.
Có nhiều quan niệm cho rằng: Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các
thành viên đều dựa trên cơ sở kinh tế chung, các nguồn thu nhập do các thành
viên cùng tạo ra và cùng sử dụng chung. Quá trình sản xuất của hộ được tiến
hành một các độc lập và điều quan trọng là các thành viên cuả hộ thường có
cùng huyết thống, thường cùng chung một ngôi nhà, có quan hệ chung với
nhau, họ cũng là một đơn vị để tổ chức lao động.
Một nhà kinh tế khác thì cho rằng: Trang trại gia đình là loại hình cơ sở
sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình nông dân là kiểu trang trại độc lập, sản
xuất kinh doanh của từng gia đình có tư cách pháp nhân riêng do một chủ hộ
hoặc một người có năng lực và uy tín trong gia đình đứng ra quản lý, các
thành viên khác trong gia đình tham gia lao động sản xuất.
Để phù hợp với chế độ sở hữu khác nhau giữa các thành phần kinh tế
(quốc doanh và ngoài quốc doanh) và khả năng phát triển kinh tế từng vùng
(thành thị và nông thôn), theo phụ lục của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
ban hành kèm theo quyết định 499A TDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ
5
sản xuất được nêu như sau: " Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực
tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình".
Như vậy, hộ sản xuất là một khái niệm (đa thành phần) to lớn ở nông
thôn.
1.2. Phân loại kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp.
Hộ sản xuất hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá phụ
thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật, quyền
làm chủ những tư liệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư của mỗi hộ gia đình.
Việc phân loại hộ sản xuất có căn cứ khoa học sẽ tạo điều kiện để xây dựng
chính sách tín dụng phù hợp nhằm đầu tư đem lại hiệu quả.
Có thể chia hộ sản xuất làm 3 loại sau:
+ Loại thứ nhất: Là các hộ có vốn, có kỹ thuât, kỹ năng lao động, biết
tiếp cận với môi trường kinh doanh, có khả năng thích ứng, hoà nhập với thị
trường. Như vậy các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, biết tổ
chức quá trình lao động sản xuất cho phù hợp với thời vụ để sản phẩm tạo ra
có thể tiêu thụ trên thị trường.
Chính vì vậy mà các hộ này luôn có nhu cầu mở rộng và phát triển sản
xuất tức là có nhu cầu đầu tư thêm vốn. Việc vay vốn đối với những hộ sản
xuất này hoàn toàn chính đáng và rất cần thiết trong quá trình mở rộng và
phát triển sản xuất kinh doanh. Đây chính là các khách hàng mà tín dụng ngân
hàng cần phải quan tâm và coi là đối tượng chủ yếu quan trọng cần tập trung
đồng vốn đầu tư vào đây sẽ được sử dụng đúng mục đích, sẽ có khả năng sinh
lời, hơn thế nữa lại có thể hạn chế tối đa tình trạng nợ quá hạn. Đây cũng là
một trong những mục đích mà ngân hàng cần thay đổi thông qua công cụ lãi
suất tín dụng, thuế… Nhà nước và Ngân hàng có khả năng kiểm soát và điều
6
tiết hoạt động của các hộ sản xuất bằng đầng tiền, bằng chính sách tài chính ở
tầm vĩ mô.
+ Loại thứ hai là: Các hộ có sức lao động làm việc cần mẫn nhưng
trong tay họ không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, tiền vốn hoặc chưa có
môi trường kinh doanh. Loại hộ này chiếm số đông trong xã hội do đó việc
tăng cường đầu tư tín dụng để các hộ này mua sắm tư liệu sản xuất có ý nghĩa
rất quan trọng để phát huy mọi năng lực sản xuất nông thôn trong lính vực sản
xuất nông nghiệp. Việc cho vay vốn không những giúp cho các hộ này có khả
năng tự lao động sản xuất tạo sản phẩm tiêu dùng của chính mình mà còn góp
phần giúp các hộ này có khả năng tự chủ sản xuất. Mặt khác, bằng các hoạt
động đầu tư tín dụng, tín dụng ngân hàng có thể giúp các hộ sản xuất này làm
quen với nền sản xuất hàng hoá, với chế độ hạch toán kinh tế để các hộ thích
nghi với cơ chế thị trường, từng bước đi tự sản xuất hàng hoá, tự tiêu dùng (tự
cung tự cấp) đến sản xuất sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Loại thứ 3 là: Các hộ không có sức lao động, không tích cực lao
động, không biết tính toán làm ăn gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, gặp
tai nạn ốm đau và những hộ gia đình chính sách,… đang còn tồn tại trong xã
hội. Thêm vào đó quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hoá cùng với sự
phá sản của các nhà sản xuất kinh doanh kém cỏi đã góp thêm vào đội ngũ dư
thừa.
Phương pháp giải quyết các hộ này là nhờ vào sự cứu trợ nhân đạo
hoặc quỹ trợ cấp thất nghiệp, trách nhiệm và lương tâm cộng đồng, không chỉ
giới hạn về vật chất sinh hoạt mà còn giúp họ về phương tiện kỹ thuật đào tạo
tay nghề vươn lên làm chủ cuộc sống, khuyến khích người có sức lao động
phải sống bằng kết quả lao động của chính bản thân mình.
Về bản chất người nông dân, họ rất yêu quê hương đồng ruộng. Sinh
hoạt của họ gắn liền với cây trồng, mảnh ruộng, họ không muốn rời quê
7
hương nếu không vì sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà, hay vì hoàn cảnh
khó khăn bắt buộc. Chính sách ổn định về cư trú của người nông dân với
đồng ruộng là một trong những điều kiện hết sức quan trọng tạo thuận lợi cả
về mặt quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ tín dụng với ngân hàng .
1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ nông nghiệp.
Theo khái niệm hộ sản xuất thì hộ sản xuất kinh doanh trong nhiều
ngành nghề (Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp - dịch vụ và tiểu thủ công
nghiệp). Nhưng hiện nay phần lớn là hoạt động trong ngành nông nghiệp -
thuần nông. Trong tổng số lao động của ngành sản xuất vật chất thì riêng
ngành nông nghiệp đã chiếm tới 80%. Trong số những người lao động nông
nghiệp chỉ có 1,5 % thuộc thành phần kinh tế quốc doanh còn 98,5% còn lại
là người lao động trong lực lượng hộ sản xuất (chủ yếu là hộ gia đình).
Kinh tế hộ gia đình được hiểu là kinh tế của một tổ chức sản xuất kinh
doanh mang tính chất gia đình (truyền thống). Trong các hợp tác xã, doanh
nghiệp nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, kinh tế gia đình hiện nay đã
và đang trở thành chủ thể kinh tế phổ biến trong khái niệm trên.
Một đặc điểm nữa của kinh tế hộ sản xuất là việc tiến hành sản xuất
kinh doanh đa năng, vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi và làm nghề phụ. Sự đa
dạng ngành nghề sản xuất ở một góc độ nào đó là sự hỗ trợ cần thiết để kinh
tế hộ sản xuất có hiêụ quả.
1.4. Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế
1.4.1. Kinh tế hộ sản xuất với vấn đề việc làm và sử dụng tài
nguyên ở nông thôn.
Việc làm hiện nay là một vấn đề cấp bách với nông thôn nói riêng và
với cả nước nói chung. Đặc biệt nước ta có tới 80% dân sống ở nông thôn.
Nếu chỉ trông chờ vào khu vực kinh tế quốc doanh, Nhà nước hoặc sự thu hút
8
lao động ở các thành phố lớn thì khả năng giải quyết việc làm ở nước ta còn
rất hạn chế.
Lao động là nguồn lực dồi dào nhất ở nước ta, là yếu tố năng động và là
động lực của nền kinh tế quốc dân nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn
nhân lực vẫn đang ở mức thấp.
Hiện nay ở nước ta còn khoảng 10 triệu lao động chưa được sử dụng,
chiếm khoảng 25% lao động và chỉ có 40% quỹ thời gian của người lao động
ở nông thôn là được sử dụng. Còn các yếu tố sản xuất chỉ mang lại hiệu quả
thấp do có sự mất cân đối giữa lao động, đất đai và việc làm ở nông thôn.
Kinh tế hộ sản xuất có ưu thế là mức đầu tư cho một lao động thấp, đặc
biệt là trong nông nghiệp, kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy:
- Vốn đầu tư cho một hộ gia đình: 1,3 triệu đồng/1 lao động/ 1 việc làm
- Vốn đầu tư cho một xí nghiệp tư nhân: 3 triệu/ 1 lao động / 1 việc làm
- Vốn đầu tư cho kinh tế quốc doanh địa phương: 12 triệu/1 lao động/ 1
việc làm. (Đây chỉ là vốn tài sản cố định, chưa kể vốn lưu động).
Như vậy, chi phí cho một lao động ở nông thôn ít tốn kém nhất. Đây là
một điều kiện thuận lợi khi nền kinh tế nước ta còn nghèo, ít vốn tích luỹ.
Mặt khác, là kinh tế độc lập trong sản xuất kinh doanh hộ sản xuất
đồng thời vừa là lao động chính, vừa là lao động phụ thực hiện những công
việc không nặng nhọc nhưng tất yếu phải làm.
Xen canh gối vụ là rất quan trọng đối với hộ sản xuất trong sản xuất
nông nghiệp để có khả năng cao, khai thác được mọi tiềm năng của đất đai. Ở
các nước tiên tiến, thâm canh là quá trình cải tiến lao động sống, chuyển dịch
lao động vào các ngành nghề hiện đại hoá nông nghiệp. Còn ở Việt Nam do
trang bị kỹ thuật cho lao động cho nên thâm canh là quá trình thu hút thêm lao
9
động sống, tạo thêm công ăn việc làm từ những khâu hầu như còn làm thủ
công: cày bừa, phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ...
Do việc gắn trực tiếp lợi ích cá nhân với quyền sử dụng, quản lý, lâu
dài đất đai, tài nguyên nên việc sử dụng của hộ sản xuất hết sức tiết kiệm và
khoa học, không làm giảm độ mầu mỡ của đất đai, hay cạn kiệt nguồn tài
nguyên vì họ hiểu đó chính là lợi ích lâu dài của họ trên mảnh đất mà họ sở
hữu. Mặt khác, đối với hộ sản xuất, việc khai hoang phục hoá cũng được
khuyến khích tăng cường thông qua việc tính toán chi li từng loại cây trồng
vật nuôi để từng bước thay đổi bộ mặt kinh tế ở nông thôn, nâng cao đời sống
nông dân.
Tóm lại, khi hộ sản xuất được tự chủ về sản xuất kinh doanh, chịu trách
nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Đất đai, tài nguyên và các
công cụ lao động cũng được giao khoán. Chính họ sẽ dùng mọi cách thức,
biện pháp sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất, bảo quản để sử dụng lâu
dài. Họ cũng biết tự đặt ra định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật, khai thác mọi
tiềm năng kỹ thuật vừa tạo ra công ăn việc làm, vừa cung cấp được sản phẩm
cho tiêu dùng của chính mình và cho toàn xã hội.
1.4.2. Kinh tế hộ sản xuất có khả năng thích ứng được thị trường
thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.
Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá. Là đơn
vị kinh tế độc lập, các hộ sản xuất hoàn toàn được làm chủ các tư liệu sản
xuất và quá trình sản xuất. Căn cứ điều kiện của mình và nhu cầu của thị
trường họ có thể tính toán sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? Hộ sản xuất
tự bản thân mình có thể giải quyết được các mục tiêu có hiệu quả kinh tế cao
nhất mà không phải qua nhiều cấp trung gian chờ quyết định. Với quy mô nhỏ
hộ sản xuất có thể dễ dàng loại bỏ những dự án sản xuất, những sản phẩm
không còn khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường để sản xuất loại sản phẩm thị
10
trường cần mà không sợ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu do cấp trên quy
định.
Mặt khác, là chủ thể kinh tế tự do tham gia trên thị trường, hoà nhập
với thị trường, thích ứng với quy luật trên thị trường, do đó hộ sản xuất đã
từng bước tự cải tiến, thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường. Để theo
đuổi mục đích lợi nhuận, các hộ sản xuất phải làm quen và dần dần thực hiện
chế độ hạch toán kinh tế để hoạt động sản xuất có hiệu quả, đưa hộ sản xuất
đến một hình thức phát triển cao hơn.
Như vậy, kinh tế hộ sản xuất có khả năng ngày càng thích ứng với nhu
cầu của thị trường, từ đó có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn
xã hội. Hộ sản xuất cũng là lực lượng thúc đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở
nước ta phát triển cao hơn.
1.4.3. Đóng góp của hộ sản xuất đối với xã hội
Như trên đã nói, hộ sản xuất đã đứng ở cương vị là người tự chủ trong
sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau và góp phần quan trọng trong
sự phát triển của nền kinh tế.
Tốc độ tăng về giá trị tổng sản lượng nông nghiệp từ năm 1988 đến nay
trung bình hàng năm đạt 4%, nổi bật là sản lượng lương thực. Gần 70% rau
quả, thịt trứng, cá, 20% đến 30% quỹ lương thực và một phần hàng tiêu dùng
hàng xuất khẩu là do lực lượng kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp tạo ra. Từ chỗ
nước ta chưa tự túc được lương thực thì đến nay đã là một trong những nước
xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới, công lao đó cũng thuộc về người nông
dân sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh sản xuất lương thực, sản xuất nông sản hàng hoá khác cũng
có bước phát triển, đã hình thành một số vùng chuyên canh có năng suất cao
như: chè, cà phê, cao su, dâu tằm...
11
Ngành chăn nuôi cũng đang phát triển theo chiều hướng sản xuất hàng
hoá (thịt, sữa tươi...), tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi chiếm 24,7% giá trị
nông nghiệp.
Tóm lại, với hơn 80% dân số nước ta sống ở nông thôn thì kinh tế hộ
sản xuất có vai trò hết sức quan trọng, nhất là khi quyền quản lý và sử dụng
đất đai, tài nguyên lâu dài được giao cho hộ sản xuất thì vai trò sử dụng nguồn
lao động, tận dụng tiềm năng đất đai, tài nguyên, khả năng thích ứng với thị
trường ngày càng thể hiện rõ nét. Người lao động có toàn quyền tổ chức sản
xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp hưởng kết quả lao động sản xuất
của mình, có trách nhiệm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở một khía cạnh khác, kinh tế hộ sản xuất còn đóng vai trò đảm bảo an
ninh trật tự, ổn định chính trị xã hội, giảm bớt các tệ nạn trong xã hội do hành
vi "nhàn cư vi bất thiện" gây ra.
2. VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HỘ
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
2.1. Các hình thức tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất nông nghiệp
2.1.1. Các thể chế tài chính.
Các thể chế này cần có một số thủ tục và tài sản thế chấp có tính chất
pháp lý. Tuy nhiên, nó có thể thoả mãn tốt nhất nhu cầu vay vốn và hạn chế
tối đa nạn cho vay nặng lãi, chơi hụi… Lãi suất được áp dụng một cách hợp
lý đối với các ngành nghề sản xuất, và thời gian hoàn trả, thực tế cho thấy hộ
sản xuất sẽ không đủ vốn sản xuất hoạt động nếu không có thể chế này. Thể
chế này tồn tại nhiều hình thức cụ thể là:
- Tín dụng ngân hàng: Hình thức tín dụng này đáp ứng nhu cầu vay
vốn của mọi thành phân kinh tế. Bao gồm cả cho vay trực tiếp, gián tiếp, cho
vay cầm cố, thé chấp. để hỗ trợ cho sản xuất cho nông nghiệp theo chỉ thị số
202 ngày 28/06/1991 của HĐBT cho Tổng giám đốc, giám đốc Ngân hàng
12
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Được cụ thể hoá bằng các
công văn số 495 TĐ NH ngày 2/9/95 trên cơ sở đó các văn bản tiếp tục hoàn
thiện và mở rộng tín dụng nông thôn và công văn số 499A ngày 02/03/1993
chính phủ ra quyết định chính sách cho vay vốn hộ sản xuất để phát triển
Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Với chính sách ưu đãi
này các hộ sản xuất được ưu đãi về vốn, thời hạn, lãi suất.
- Các quỹ tín dụng là tổ chức tài chính đứng ra huy động vốn, tài
chính tạm thời nhàn rỗi trong dân và tìm kiếm đầu tư đem lại lợi nhuận, tuy
nhiên khách hàng của quỹ tín dụng là các cán bộ, công nhân viên chức và
nông dân…có lượng tiền nhàn rỗi và nhu cầu vay vốn để sản xuất nhỏ, và
chăn nuôi không lớn.
Quỹ tín dụng chỉ thực hiện chức năng nhận gửi và cho vay không có
nghiệp vụ thanh toán. Khách đến với quỹ tín dụng là người có nhu cầu về vốn
nhưng không đáp ứng đủ những điều kiện của ngân hàng đề ra. Quỹ tín dụng
và hợp tác xã tín dụng hoạt động theo cơ chế bao cấp, trung gian phát vốn từ
trên xuống. Do cơ chế quản lý lỏng lẻo, không kiểm soát của lãnh đạo mà
nguồn tiền gửi vào thường bị sử dụng sai mục đích. Khi nền kinh tế chuyển
sang cơ chế thị trường thì các quý tín dụng bị đổ vỡ hàng loạt gây mất ổn định
nền kinh tế xã hội một thời gian. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ ra
quyết định 330 TTG cho phép thành lập quỹ tín dụng nhân dân thay thế hệ
thống cũ. Quỹ tín dụng này không thành lập tràn lan, được tổ chức cho hoạt
động thí điểm và sau đó cấp giấy phép hoạt động chính thức.
Quỹ tín dụng nhân dân hiện nay trở thành trung gian tài chính cho vay
gián tiếp đến hộ sản xuất. Hơn nữa việc cho vay gián tiếp qua quỹ tín dụng
nhân dân sẽ giảm được chi phí nghiệp vụ cho ngân hàng, tăng hiệu quả của cơ
chế cho vay tới hộ sản xuất.
13
2.1.2. Tín dụng xoá đói giảm nghèo.
Ngân hàng người nghèo n