Luận văn Một số giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO
1. Tính cấp thiết của luận văn Sau gần hai thập kỷ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sản xuất hàng hoá đã có bước phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong quá trình hội nhập, mối quan hệ kinh tế thương mại đã được mở rộng hầu khắp các lĩnh vực. Đến nay Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với160 nước và vùng lãnh thổ; tham gia 86 Hiệp định thương mại, 46 Hiệp định hợp tác đầu tư và 40 Hiệp định chống đánh thuế 2 lần; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trên 70 nước và vùng lãnh thổ. Nhưng hiện nay Việt Nam vẫn đang tiếp tục đứng trước ngưỡng cửa của WTO, có thể nói cơ hội là rất lớn nhưng thách thứccũng không nhỏ. Trong xu hướng hiện tại, các nước đang ngày càng ít sử dụng biện pháp bảo hộ "lộ liễu" không được WTO chấp nhận như: cấm, hạn chế nhập khẩu hoặc áp đặt thuế nhập khẩu cao. Thayvào đó, chính sách bảo hộ của các nước lại bắt đầu tính đến việc áp dụng các rào cản thương mại hiện đại lồng vào những lý do chính đáng như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thựcphẩm, kiểm dịch động thực vật, môi trường, tự vệ, thủ tục hải quan, ghi nhãn mác hàng hoá, lạm dụng Luật chống bán phá giá. Mà điển hình cho kiểu bảo hộ này là một số vụ kiện phía Việt Nam phải gánh chịu: Vụ kiện bán phá giá tôm, cá tra, cá Basa vào Mỹ; các chương trình trợ giúp nông nghiệp của Chính phủ Mỹ và một số nước phát triển. Như vậy, xu thế hội nhập trên thế giới hiện tạiđang tạo ra một sức ép rất lớn đốivới các nước đang phát triển. Trong đó có ViệtNam, chúng ta đang chịu sức ép buộc phải mở cửa và tiến hành tự do hoá. Theo các chuyên gia kinh tế nếu Việt Nam không hội nhập nhanh hơn, mạnh hơn thì điều tất yếu là chúng ta sẽ tụt hậu so với các nước trong khu vực, chịu sự thiệt thòi của người đi -6-sau. Ảnh hưởng trước tiên chúng ta đang phải gánh chịu từ chính các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN, vốn là những nước sản xuất nhiều sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm của Việt Nam. Trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp FDI, Việt Nam cũng đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt, chúng ta đang đứng trước nguy cơ sụt giảm nguồn đầu tư nước ngoài nếu những chính sách và biện pháp cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam không triệt để, không hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hợp tác đa phương và song phương. Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), đã ký Hiệp địnhThương mại song phương với Hoa Kỳ, Hiệp định khung với EU. hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đất nướcnhư mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên gặp nhiều khó khăn, bất lợitrong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, giải quyết những tranh chấp thương mại, chưa được hưởng quyền lợi đầy đủ về kinh tế, thương mại của một thành viên WTO. Do vậy, việc gia nhập WTO đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay, vấn đề này đã được đề cập trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng: “Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, . tiến tới gia nhập WTO.”. Hội nghị Trung ương 9 khoá IX cũng xác định phải tiếp tục chủ động hộinhập kinh tế quốc tế, thực hiện có hiệu quả những cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập WTO. Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam đang tiến hành đẩy nhanh tiến trình đàm phán song phương, đa phương và chuẩn bị các điều kiện trong nước để có thể sớm gia nhập WTO vào cuối năm 2005. Hơn chín năm qua, kể từ ngày Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO, chúng ta đã tiến hành 8 vòng đàm phán đa phương, đã trả lời hơn 2.000 câu hỏi liên quan đến minh bạch hoá chính sách thương mại. Từ vòng đàm phán thứ 5, chúng ta đã chuyển sang đàm phán mở cửa thị trường, đã cung cấp cho Ban Thư ký chương trình xây dựng pháp luật để thực hiện các hiệp định của WTO, chương trình thực hiện giảm trợ cấp nông nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng như các cam kết trong lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan. Việt Nam đã cam kết tuân thủ các hiệp định của WTO như Hiệp định đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM), Hiệp định về sở hữu trí tuệ (TRIP) và các hiệp định khác. Thực tế cho thấy việc gia nhập WTO là xu thế khách quan, phù hợp với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên thế giới, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay và những năm đầu thếkỷ XXI. Hiện nay, đã có 148 nước gia nhập WTO, 20 nước đăng ký tiến hành đàm phán gia nhập, điều đó cho thấy WTO ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, thương mại thế giới và có sức hấp dẫn hơn đối với các nền kinh tế của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Mặc dù các hộinghị thượng đỉnh tại Seatle (Mỹ) và Cancun (Mehico) thất bại, song tiến trình Dolha vẫn được tiếp tục. Nhiều nước chậm phát triển như Campuchia và Nepal cũng đã trở thành thành viên của tổ chức này tháng 9-2003. Nhiều khả năng Liên bang Nga cũng sẽ sớm trở thành thành viên WTO trong thời gian tới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài tham luận tại các hội thảo, nhiều bài báo đề cập đếnnăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nội dung đều giốngnhau ở chỗ: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện bên ngoài là năng lực cạnh tranh của các sản phẩm còn thấp. Với mong muốn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, để sản phẩm của Việt Nam có thể đứng vững và phát triển trên thị trường khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (hầu như mọi sự bảo hộ của Nhà nước sẽ không còn), em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO” cho luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình. Do lượng thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên khi thực hiện luận văn này, chắc chắn em không tránh khỏisai sót. Kính mong quý thầy cô nhận xét và góp ý để em có thể mở rộng tầm hiểu biết của mình và thực hiện tốt hơn ở những công trình nghiên cứu sau này. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam kết hợp với việc nghiên cứulý luận về doanh nghiệp và WTO để tìm ra một số giải pháp tài chính phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn có liên quan đến rất nhiềulĩnh vực khoa học khác nhau như: Kinh tế, tài chính, kế toán,pháp luật, khoa học kỹ thuật và cả tập quán quốc tế, quy định của WTO. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạnphạm vi nghiên cứu tập trung vào các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến doanh nghiệp,WTO, tổng hợp thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp tài chính nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới, bên cạnh đó là một số giải pháp phi tài chính, tuy vậy các giải pháp này chỉ nhằm hỗ trợ các giải pháp tài chính đạt hiệu quả cao hơn. Thông quaviệc phân tích và đánh giáthực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trongthời gian qua, luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiệnlý luận về doanh nghiệp và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 83 trang, 7 bảng, được chia làm 3 chương: Chương 1: Một số cơ sở lý luận về doanh nghiệp và WTO Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ViệtNam khi gia nhập WTO