Chè là cây công nghiệp dài ngày, có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới,
sinh trƣởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu
ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, cây chè đã đƣợc trồng ở nhiều nƣớc trên thế giới, từ 33
vĩ Bắc đến 49
vĩ Nam [18].
Cây chè đƣợc phát hiện và sử dụng làm thứ nƣớc uống đầu tiên ở
Trung Quốc. Đến nay chè đã trở thành thứ nƣớc uống thông dụng và phổ biến
trên toàn thế giới. Mọi ngƣời ƣa thích nƣớc chè không những vì hƣơng thơm
độc đáo của nó, mà còn do nƣớc chè rất có lợi cho sức khỏe. Uống chè chống
đƣợc lạnh, khắc phục đƣợc sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung
ƣơng, kích thích vỏ đại não, làm tinh thần minh mẫn sảng khoái, hƣng phấn
trong những thời gian lao động căng thẳng cả về trí óc và chân tay.
119 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của hai giống chè Shan Chất Tiền và LDP1 tại Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Nghiên cứu ảnh hưởng của
MgSO4 đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng
của hai giống chè Shan
Chất Tiền và LDP1 tại Phú
Thọ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp
đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày
trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Hà Thị Thanh Đoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa
sau đại học, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi Phía Bắc,
Phòng thí nghiệm trung tâm, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ
quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên - người hướng dẫn khoa học thứ nhất và thầy giáo TS. Đỗ
Văn Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp
miền núi Phía Bắc- người hướng dẫn khoa học thứ hai đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong
khoa Sau đại học, các thầy cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển chè, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền
núi Phía Bắc đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bản luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy
cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan và gia đình đã quan tâm động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Tác giả
Hà Thị Thanh Đoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng và đồ thị
STT Nội dung Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………... 3
1.2 Mục đích của đề tài 4
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 4
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Nguồn gốc và phân loại 5
2.1.1 Nguồn gốc 5
2.1.2 Phân loại 7
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam 8
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 8
2.2.1.1 Tình hình sản xuất 8
2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ 11
2.2.2 Tình hình sản xuất và phương hướng phát triển của ngành chè Việt Nam 16
2.2.2.1 Tình hình sản xuất tiêu thụ chè 16
2.2.2.2 Phương hướng phát triển ngành chè 22
2.3 Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới và ở Việt Nam 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè 25
2.3.1.1 Phân bón hữu cơ cho chè 25
2.3.1.2 Dinh dưỡng nitơ đối với chè 25
2.3.1.3 Dinh dưỡng lân đối với chè 26
2.3.1.4 Dinh dưỡng kali đối với chè 26
2.3.1.5 Dinh dưỡng khác 27
2.3.2 Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới 29
2.3.3 Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam 34
2.3.4 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 38
PHẦN 3: NỘI DUNG , VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu 41
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 41
3.3 Đối tượng nghiên cứu 41
3.3.1 Giống chè LDP1 41
3.3.2 Giống chè Shan Chất Tiền 42
3.3.3 Đặc điểm khu thí nghiệm 43
3.3.3.1 Lịch sử khu thí nghiệm 43
3.3.3.2 Hiện trạng đất đai trước khi tiến hành thí nghiệm 43
3.4 Phương pháp nghiên cứu 43
3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 43
3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 44
3.4.3 Đo đếm thí nghiệm 45
3.4.4 Phương pháp phân tích và sử lý số liệu 45
3.4.5 Các chỉ tiêu theo dõi 46
3.4.5.1 Các chỉ tiêu khí hậu 46
3.4.5.2 Các chỉ tiêu phân tích 46
3.4.5.3 Đặc điểm hình thái 46
3.4.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất 47
3.4.5.5 Chất lượng chè nguyên liệu 47
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.1 Điều kiện tự nhiên 49
4.1.1 Địa hình và đất đai 49
4.1.2 Khí hậu thủy văn 49
4.2 Sinh trưởng của nương chè trước khi tiến hành thí nghiệm 53
4.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
và chất lượng của các giống chè thí nghiệm
4.3.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển 54
4.3.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chiều cao cây 55
4.3.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến độ rộng tán 57
4.3.1.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến đường kính gốc 60
4.3.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến các yếu tố cấu thành năng suất chè 62
4.3.2.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến mật độ búp chè 63
4.3.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến khối lượng búp chè 66
4.3.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chiều dài búp chè 68
4.3.2.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến tỷ lệ búp có tôm của chè 70
4.3.2.5 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến thành phần cơ giới búp chè 73
4.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến khả năng tích lũy vật chất khô của
chè
76
4.5 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chất lượng búp chè 78
4.5.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến hàm lượng Mg trong búp chè 78
4.5.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chất lượng búp chè 79
4.6 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến năng suất búp chè 84
4.7 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến thành phần cơ giới đất 87
4.8 Sơ bộ hoạch toán kinh tế biện pháp bón MgSO4 cho chè 89
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận 91
5.2 Đề nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt 95
Tiếng Anh 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Đ/c Đối chứng
FAO Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới
KHKT Khoa học kỹ thuật
PTNT Phát triển nông thôn
TX Thị xã
TT Trung tâm
USD Đô la Mỹ
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng Nội dung Trang
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới qua các thời kỳ 9
2.2 Sản lượng chè thế giới qua các năm 10
2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới và một số nước trồng
chè chính năm 2004
11
2.4 Nhu cầu sử dụng chè của một số nước trên thế giới năm 2000-2005
và dự báo năm 2010
15
2.5 Diện tích, năng suất sản lượng chè của Việt Nam từ năm 1996-2006 19
2.6 Một số chỉ tiêu đạt được từ năm 2002-2008 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.7 Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong chè ở một số nơi 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số chỉ tiêu hóa tính đất trước khi bố trí thí nghiệm 49
4.2 Diễn biến thời tiết khí hậu tại thị xã Phú Thọ năm 2008 51
4.3 Sinh trưởng của nương chè trước khi tiến hành thí nghiệm 53
4.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chiều cao cây 56
4.5 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến độ rộng tán 58
4.6 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến đường kính gốc 61
4.7 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến mật độ búp 64
4.8 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến khối lượng búp 1 tôm 2
lá
68
4.9 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chiều dài búp 1 tôm 2 lá 69
4.10 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến tỷ lệ búp có tôm 71
4.11 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến thành phần cơ giới búp
chè
74
4.12 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến khả năng tích lũy vật
chất khô của các giống chè tham gia thí nghiệm
77
4.13 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến hàm lượng Mg trong
búp chè
78
4.14 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến hàm lượng tanin và các
chất hòa tan trong búp chè
80
4.15 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến thử nếm cảm quan chè 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đen giống chè Shan Chất Tiền
4.6 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến thử nếm cảm quan chè
xanh giống chè LDP1
83
4.17 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến năng suất chè 85
4.18 Một số chỉ tiêu hoá tính đất sau khi bố trí thí nghiệm 88
4.19 Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của việc bón bổ sung MgSO4 cho chè
Shan Chất Tiền và LDP1 năm 2008
90
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Nội dung Trang
4.1 Đồ thị diễn biến thời tiết khí hậu tại thị xã Phú Thọ năm 2008 53
4.2 Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến năng suất
giống chè Shan Chất Tiền
86
4.3 Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến năng suất
giống chè LDP1
86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới,
sinh trƣởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu
ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, cây chè đã đƣợc trồng ở nhiều nƣớc trên thế giới, từ 330 vĩ Bắc đến 490
vĩ Nam [18].
Cây chè đƣợc phát hiện và sử dụng làm thứ nƣớc uống đầu tiên ở
Trung Quốc. Đến nay chè đã trở thành thứ nƣớc uống thông dụng và phổ biến
trên toàn thế giới. Mọi ngƣời ƣa thích nƣớc chè không những vì hƣơng thơm
độc đáo của nó, mà còn do nƣớc chè rất có lợi cho sức khỏe. Uống chè chống
đƣợc lạnh, khắc phục đƣợc sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung
ƣơng, kích thích vỏ đại não, làm tinh thần minh mẫn sảng khoái, hƣng phấn
trong những thời gian lao động căng thẳng cả về trí óc và chân tay.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chè cũng là một loại thuốc, một cây
kháng sinh tốt mà không độc đối với cơ thể con ngƣời. Từ lâu các nhà khoa
học Nga đã chứng minh tác dụng cản trùng và ái trùng của tanin chè và kết
luận rằng tanin chè có tác dụng kháng khuẩn cao, chữa đƣợc bệnh lỵ và có
khả năng bình thƣờng hóa hoạt động của hệ vi khuẩn có ích trong ruột. Chè
còn ức chế đƣợc nhiều loại vi khuẩn khác nhƣ tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tụ
huyết, vì thế ngƣời ta còn dùng chè để rửa và đắp lên vết thƣơng mƣng mủ,
chữa các vết bỏng, làm thuốc sát trùng ngoài da. Thời gian gần đây, các hội
nghị quốc tế về chè và sức khỏe con ngƣời tại Calcutta – Ấn Độ (1993),
Thƣợng Hải – Trung Quốc (1995), Bắc Kinh – Trung Quốc (1996), Shizuoka
– Nhật Bản (1996) đã thông báo tác dụng của chè xanh về chức năng điều hòa
sinh lý của con ngƣời ngoài giá trị đặc biệt về dinh dƣỡng và hƣơng vị đặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
biệt của chè thành phẩm. Chất catesin của chè xanh còn có chức năng phòng
ngừa ung thƣ bằng cách củng cố hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh huyết áp cao
hay bệnh đái tháo đƣờng, ngăn ngừa cholesterol tăng cao trong máu, chống
lão hóa bằng cách cung cấp cho cơ thể con ngƣời chất chống oxi hóa. Ngoài
ra các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện và chứng minh tanin chè có thể
hấp thu mạnh các chất độc thâm nhập vào cơ thể con ngƣời, nhƣ chất phóng
xạ Strontium 90. Ngƣời ta cho rằng tanin có tác dụng nhanh đến nỗi
Strontium đã bị hấp thu trƣớc khiến nó không vào kịp tới tủy xƣơng, uống chè
có thể chống đƣợc sự nhiễm phóng xạ, vì vậy nƣớc chè là một loại nƣớc uống
của thời đại nguyên tử [41], [42].
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng
cao. Sản xuất chè cần nhiều lao động, góp phần thu hút lao động dƣ thừa và
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt là nông
thôn vùng Trung du và miền núi. Khả năng về phát triển cây chè của nƣớc ta
là rất lớn, không chỉ trong hiện tại mà cả trong tƣơng lai.
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên đây, một loạt các vấn đề về kỹ thuật đã
và đang đƣợc quan tâm, đó là vấn đề áp dụng kỹ thuật gieo trồng, kết hợp với
các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến. Trong các biện pháp kỹ thuật thì vấn
đề quản lý dinh dƣỡng cây trồng là một khâu quan trọng trong việc xây dựng
hệ thống nông nghiệp bền vững. Việc sử dụng phân bón là một trong những
biện pháp làm tăng sản lƣợng và chất lƣợng búp chè. Tác dụng của phân bón
không những tăng cao đƣợc sản lƣợng nguyên liệu chè mà còn nâng cao đƣợc
chất lƣợng của nó. Nếu bón phân không cân đối nhƣ bón đơn độc nitơ mà
thiếu kali và phospho sẽ gây ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng chè. Ngoài các
loại phân đa lƣợng, thì phân vi lƣợng cũng có ảnh hƣởng đến năng suất và
chất lƣợng búp chè, chủ yếu ảnh hƣởng đến hoạt tính của men [16]. Trong đó
Mg là nguyên tố ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng nguyên liệu chè vì nó
tham gia vào quá trình hình thành diệp lục tố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
Đối với nhiều quá trình sinh hoá do men điều khiển, Mg cũng đóng một
vai trò quan trọng. Việc hình thành ra Protein trong trƣờng hợp thiếu Mg sẽ bị
hạn chế. Sự hình thành các sắc tố của lá trong trƣờng hợp thiếu Mg cũng bị
ảnh hƣởng [40]. Ngoài ra Mg còn ảnh hƣởng đến màu sắc chè thành phẩm.
Qua điều tra cho thấy, đất trồng chè vùng Phú Hộ, Phú Thọ có hàm
lƣợng Mg thấp, điều đó ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất, chất lƣợng nguyên
liệu chè. Bên cạnh đó mỗi loại cây trồng, bản thân mỗi giống có nhu cầu về
Mg khác nhau [3], [38].
Trong điều kiện sản xuất chè hiện nay của nƣớc ta, chất lƣợng chè có
sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới không cao, giá chỉ đạt 65% giá chè
bình quân của thế giới, làm cho hiệu quả sản xuất chè thấp. Vì vậy ngoài áp
dụng các giống chè mới thì việc tìm hiểu ảnh hƣởng của một số yếu tố phân
bón đến năng suất và nhất là chất lƣợng chè đang là một vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ những thực tiễn đòi hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng của hai giống chè Shan Chất Tiền và LDP1 tại Phú Thọ”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân đa lƣợng và hữu cơ kết hợp với liều
lƣợng bón MgSO4 khác nhau đến năng suất, chất lƣợng hai giống chè Shan
Chất Tiền giai đoạn chè kiến thiết cơ bản và LDP1 giai đoạn chè kinh doanh.
- Bƣớc đầu xác định liều lƣợng bón MgSO4 thích hợp nhất cho giống
chè Shan Chất Tiền thời kỳ kiến thiết cơ bản và giống chè LDP1 giai đoạn chè
kinh doanh.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học
nghiên cứu về dinh dƣỡng khoáng cho chè, tác động của dinh dƣỡng tới năng
suất, chất lƣợng búp chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
- Làm cơ sở bƣớc đầu xây dựng quy trình bón phân cân đối, bón bổ
sung MgSO4 cho giống chè Shan Chất Tiền và LDP1 trong điều kiện tỉnh
Phú Thọ.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu ảnh hƣởng của MgSO4 đến năng suất, chất lƣợng của hai
giống chè Shan Chất Tiền và LDP1. Từ đó đƣa ra các mức bón hợp lý và
khuyến cáo sử dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng chè cho vùng chè
Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Magiê có vai trò rất quan trọng trong đời sống của thực vật:
- Magiê là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng
trong quang hợp, là hoạt chất của hệ enzyme gắn liền với sự chuyển hoá
hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic.
- Magiê có vai trò thúc đẩy hấp thu và vận chuyển lân của cây. Giúp
đƣờng vận chuyển dễ dàng trong cây [36].
Trong cây, Mg thƣờng chiếm từ 0,10 – 0,30% MgO so với chất khô.
Trong tro thực vật thƣờng chứa ít nhất là 10% MgO, và có thể lên đến 30 –
40%. Vì vậy ở những vùng chè có tập quán sử dụng nhiều tàn dƣ hữu cơ, đặc
biệt là bón kết hợp các phụ phẩm nông nghiệp thƣờng không bị thiếu Mg.
Trong diệp lục tố có 4% MgO, giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang
hợp và sự hình thành gluxit [36].
Triệu chứng thiếu hụt magiê thƣờng có biểu hiện sau:
- Úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố
hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục.
- Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên.
- Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công và thƣờng bị rụng lá sớm.
Với cây chè, có nhiệm kỳ kinh tế dài Mg cũng có vai trò hết sức quan
trọng. Mg ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất và chất lƣợng chè. Đối với nhiều
quá trình sinh hoá do men điều khiển, Mg cũng đóng một vai trò quan trọng.
Việc hình thành ra Protein trong trƣờng hợp thiếu Mg sẽ bị hạn chế và ngƣợc
lại, những hợp chất đạm không protit tăng lên. Sự hình thành các sắc tố của lá
trong trƣờng hợp thiếu Mg cũng bị ảnh hƣởng [25].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
Chè là cây trồng ƣa đất chua, trong đất chua sự thiếu hụt Mg càng lớn.
Để bổ sung sự thiếu hụt Mg vào đất, ngƣời ta thƣờng bón MgO dƣới dạng
đôlômit chứa từ 20 - 35% MgO, hoặc bón phối hợp MgO với các lần bón
phân khoáng trong năm. Trong một số trƣờng hợp có thể kết hợp bón phân đa
lƣợng qua lá để bón bổ sung Mg [32].
Đất trồng chè vùng Phú Hộ thuộc loại đất Mica và Gnai, là vùng đất
luôn thiếu hụt Mg do quá trình Feralit và môi trƣờng chua [38]. Đất ở đây đã
đƣợc sử dụng để trồng chè qua nhiều năm (trên 20 năm). Đất có độ dốc, xảy
ra hiện tƣợng rửa trôi, làm cho hàm lƣợng Mg trong đất càng giảm vì vậy để
nâng cao năng suất, chất lƣợng chè nguyên liệu cần bón bổ sung Mg cho đất
trồng chè. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài bón bổ sung Mg cho đất
trồng chè vùng thấp Phú Hộ dƣới dạng MgSO4.
Mỗi một loại cây trồng, một giống khác nhau có yêu cầu về phân bón
khác nhau. Ở Việt Nam, giống chè Shan Chất Tiền là giống có năng suất cao,
chất lƣợng khá. Song do đặc điểm màu sắc lá chè Shan Chất Tiền có màu
vàng khá rõ do đó ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng chè thành phẩm (mặt chè
vàng) không đáp ứng đƣợc nhu cầu thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Mặt khác cần cải
thiện hơn nữa, hƣơng vị của sản phẩm chè từ nguyên liệu giống chè Shan
Chất Tiền trồng ở vùng thấp [20], [22], [24].
Giống LDP1 là giống có tiềm năng năng suất cao, đƣợc trồng nhiều ở
vùng trung du miền núi phía Bắc. Búp có màu xanh, mật độ búp dày, khối
lƣợng búp lai nhỏ thích hợp cho chế biến mặt hàng chè xoăn nhỏ đƣợc thị
trƣờng ƣa chuộng [16].
Với mục đích bổ sung phân Mg làm thay đổi diệp lục tố, làm tăng
phẩm chất chè nguyên liệu góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng chè thành
phẩm. Từ đó sẽ tăng đƣợc hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè hiện nay tại
vùng chè Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
2.2. Nguồn gốc và phân loại
2.2.1. Nguồn gốc
Nghiên cứu nguồn gốc của cây chè là một vấn đề phức tạp, cho đến nay
có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của cây chè dựa trên những cơ
sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học. Trong số đó, một số quan điểm
đƣợc nhiều ngƣời công nhận nhất là:
* Cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc
Trung Quốc là nƣớc phát hiện và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới.
Bản thảo Thần Nông – biểu tƣợng của nhân dân Trung Hoa cổ đại cách đây
5000 năm đã ghi: “ Thần Nông thƣởng bách thảo, nhật ngẫu thất thập nhị độc,
đắc trà nhi giải chi”. Có nghĩa là: Thần Nông nếm hàng trăm thứ cỏ, gặp phải
72 loài cỏ độc, uống chè là giải độc đƣợc ngay” [29].
Theo truyền thuyết thì chính Vua Thần Nông khi tuần thú phƣơng
Nam, vô tình uống đƣợc một thứ lá cây rơi trong nồi nƣớc đang sôi, làm cho
tinh thần phấn chấn sảng khoái nên ông gọi đó là trà. Một huyền thoại khác kể
rằng Đức Đạt Ma Sƣ Tổ của Thiền phái Thiếu Lâm Tự Trung Hoa đã ngủ
quên trong lúc tọa thiền nên tức giận tự cắt mí mắt của mình quăng xuống đất
và nơi ấy mọc lên một thứ cây kỳ lạ, hái lá nấu nƣớc uống khiến cho tâm hồn
tỉnh táo, đƣợc gọi là trà. Từ đó trà trở nên thức uống thông dụng của thiền
môn. Gần hơn còn có câu chuyện của một ngƣời tiều phu nghèo khó sống ở
miền núi cao tỉnh Phúc Kiến, bao nhiêu năm vẫn ôm ấp thầm thƣơng trộm
nhớ một cô gái làng bên và hằng mong có tiền để cƣới nàng. Ngày nọ lên núi
hái củi, anh ta phát hiện một cây trà có dáng dấp kỳ lạ, mọc trong một kẽ núi
nên vội bứng đem v