Tỉnh Thái Bình nằm ở20
0
vĩBắc và 106,23
0
kinh Đông, là một tỉnh
thuộc Châu thổ đồng bằng Bắc Bộ.
Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ
Phía Nam giáp Nam Định
Phía Tây giáp Nam Định
Phía Bắc giáp Hưng Yên và Hải Phòng
Tỉnh Thái Bình được thành lập vào ngày 21/3/1890 với tổng diện tích là
1.579,9 km
2
và sốdân (tính đến năm 2002) là 1.904.000 người.
Ngày.21/3/1890.Thịxã Thái Bình chính thức được thành lập . Sau
nhiều thay đổi đến nay Thịxã Thái Bình với diện tích là 4618ha và dân sốlà
1.450.640 người, là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh
Thái Bình. Thịxã Thái bình có 8 phường (Phường Lê Hồng Phong) Bồ
Xuyên, ĐềThám, Phúc Khánh, Trần Lãm, Tiền Phong, KỳBá, Quang
Trung) và 4 xã (Hoàng Diệu, VũHội, VũLạc, Phú Xuân). Thịxã Thái bình
là nơi tập trung của các cơquan đầu não của tỉnh, hiện nay ởthịxã có tới 71
cơquan hành chính sựnghiệp và Thịxã Thái Bình cũng là nơi có số đối
tượng chính sách tập trung đông nhất. Cụthể, Thịxã Thái bình có 13.026
người là đối tượng hưởng chế độBHXH (chiếm gần 10% dân số), 56 vịlão
thành cách mạng, 41 bà mẹViệt Nam anh hùng và 220 cán bộtrung - cao
cấp.
41 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động ở bhxh thị xã Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn
Đề Tài:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG Ở BHXH THỊ XÃ THÁI BÌNH
Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG Ở BHXH THỊ XÃ THÁI BÌNH
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SỐ VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỊ XÃ THÁI
BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH:
1. Điều kiện tự nhiên, dân số.
Tỉnh Thái Bình nằm ở 200 vĩ Bắc và 106,230 kinh Đông, là một tỉnh
thuộc Châu thổ đồng bằng Bắc Bộ.
Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ
Phía Nam giáp Nam Định
Phía Tây giáp Nam Định
Phía Bắc giáp Hưng Yên và Hải Phòng
Tỉnh Thái Bình được thành lập vào ngày 21/3/1890 với tổng diện tích là
1.579,9 km2 và số dân (tính đến năm 2002) là 1.904.000 người.
Ngày..21/3/1890. Thị xã Thái Bình chính thức được thành lập . Sau
nhiều thay đổi đến nay Thị xã Thái Bình với diện tích là 4618ha và dân số là
1.450.640 người, là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh
Thái Bình. Thị xã Thái bình có 8 phường (Phường Lê Hồng Phong) Bồ
Xuyên, Đề Thám, Phúc Khánh, Trần Lãm, Tiền Phong, Kỳ Bá, Quang
Trung) và 4 xã (Hoàng Diệu, Vũ Hội, Vũ Lạc, Phú Xuân). Thị xã Thái bình
là nơi tập trung của các cơ quan đầu não của tỉnh, hiện nay ở thị xã có tới 71
cơ quan hành chính sự nghiệp và Thị xã Thái Bình cũng là nơi có số đối
tượng chính sách tập trung đông nhất. Cụ thể, Thị xã Thái bình có 13.026
người là đối tượng hưởng chế độ BHXH (chiếm gần 10% dân số), 56 vị lão
thành cách mạng, 41 bà mẹ Việt Nam anh hùng và 220 cán bộ trung - cao
cấp.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp nhưng thị xã lại là nơi tập trung phát
triển của khu công nghiệp lớn nhỏ trong toàn Tỉnh những năm gần đây đựoc
sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng uỷ UBND Tỉnh, UBND thị, Thị xã Thái Bình
dã có những bước tiến triển rõ rệt, với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 108% năm,
Thị xã Thái Bình đang ngày càng phấn đấu trở thành thành phố cấp 3 trong
năm 2004. Thị xã Thái Bình là nơi tập trung của 71 cơ quan đầu não của
Tỉnh, một trường ĐH, một trường cao đẳng, ba trường PTTH, năm trường
PTCS, năm trường Tiểu học, rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất
với số lượng lao động ngày càng đông với chuyên môn và tay nghề đòi hỏi
tính kỹ thuật cao vì vậy mà cần phải có những chính sách , chế độ đãi ngộ
phù hợp vì quyền lợi của người lao động.Chính yếu tố này đã tác động rất
lớn đến những vấn đề mà chúng ta sẽ đề cập sau đây.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA BHXH THỊ XÃ THÁI BÌNH:
1. Sự ra đời và hình thành của BHXH Thị xã Thái Bình.
Thị xã Thái Bình là Trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội của
tỉnh Thái Bình là nơi tập trung của các cơ quan hành chính sự nghiệp và
cũng là nơi số đối tượng hưởng chính sách lớn nhất trong toàn tỉnh.
Nhằm góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, ngày 12-7-1995 Giám
đốc BHXH tỉnh Thái bình ra Quyết định số 01 thành lập BHXH Thị xã Thái
bình. Ngày mới thành lập, BHXHTX phải làm việc trong điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật thiếu thốn: trụ sở làm việc phải thuê mượn chật chội, thiếu chỗ
làm việc, phương tiện làm việc còn lạc hậu. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ công
nhân viên còn mới, kinh nghiệm chưa nhiều, yêu cầu của công tác BHXH
ngày càng chặt chẽ hơn, phức tạp hơn. Nhưng ngay từ khi mới thành lập
BHXH TX luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh,
của Thị uỷ, HĐND và UBND Thị xã. Với mong muốn nâng cao hiệu quả
làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH Thị xã phát triển, tháng 12-1998
2
UBNS tỉnh, HĐND, Thị uỷ, BHXH tỉnh ra quyết định xây dựng trụ sở làm
việc cho BHXH Thị xã tại số 74, đường Trần Hưng Đạo, phường Đề Thám
TXTB với tổng diện tích gần 1.000m2 . Từ khi chuyển sang làm việc ở trụ
sở mới với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị được nâng cấp hiệu quả làm việc
của BHXHTX ngày càng nâng cao rõ rệt. Đội ngũ cán bộ của cơ quan với sự
đoàn kết nhất trí cao luôn phấn đấu nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn
của mình đẩy mạnh hoàn thiện hơn nữa kết quả hoạt động của đơn vị mình.
Đến nay BHXHTX là một trong những phòng làm việc đạt hiệu quả cao luôn
hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
2. Hệ thống tổ chức bộ máy.
Bộ máy hoạt động của BHXH Thị xã bao gồm 16 đồng chí được phân
công công việc cụ thể sau:
- Giám đốc: là người đứng đầu, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
nhiệm vụ về BHXH.
- Phó Giám đốc: là người giúp việc và chịu sự phân công của Giám đốc.
chịu trách nhiệm thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng.
- Bộ phận thu: (6 cán bộ ) chịu trách nhiệm đốc thu bám sát cơ sở, giải
đáp các gút mắc trong công tác thu.
- Bộ phận chi 07 cán bộ : tổ chức chi trả các chế độ BHXH: kiểm tra,
giám sát, thẩm định việc chi trả chế độ. Báo cáo kết quả thu chi tháng.
- Bộ phận chính sách (3 cán bộ) nhiệm vụ của bộ phận chính sách là
giải thích, hướng dẫn, giải quyết các vấn đề về chính sách BHXH.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY
Giám đốc
Phó Giám
đố
3
Bộ phận thu Bộ phận chi Bộ phận CS
3. Chức năng - nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu BHXH theo quy định của Bộ
Luật Lao động, điều lệ BHXH và các quy định của Chính phủ thu của các
đơn vị tham gia bảo hiểm 23% tổng quỹ lương. Trong đó NLĐ đóng 6% tổng
quỹ lương + PC.
Người sử dụng lao động đóng 17% tổng quỹ lương + PC.
- Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm: ốm đau; thai sản; nghỉ dưỡng sức
và phục hồi sức khoẻ; chế độ hưu trí mất sức lao động; tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp; tử tuất, đảm bảo chi trả được đầy đủ, thuận tiện và đúng
thời hạn.
- Được quyền từ chối việc chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng
hưởng BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành
vi man trá làm giả hồ sơ, tài liệu để hưởng chế độ BHXH, đồng thời ra văn
bản thông báo việc từ chối chi trả đó cho đương sự, cơ quan sử dụng lao
động và cơ quan pháp luật.
- Bồi thường mọi khoản thu, chi sai các quy định của Nhà nước về
BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH.
- Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan việc
sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH phù hợp với tình hình của đất
nước, của địa phương trong từng giai đoạn.
- Lưu giữ hồ sơ và quản lý sổ BHXH.
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, hạch toán, hướng dẫn nghiệp vụ
thu, chi BHXH và kiểm tra việc thực hiện tổ chức công tác tuyên truyền, giải
thích các chế độ chính sách về BHXH.
- Giải quyết kịp thời các khiếu nại của người tham gia BHXH về việc
thực hiện các chế độ chính sách BHXH.
- Quản lý tổ chức, viên chức, tài chính, cơ sở vật chất theo quy định.
4
- Thực hiện việc báo cáo theo định kỳ về thu, chi và các hoạt động về
BHXH với BHXH cấp trên.
4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động .
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH Thị xã Thái Bình có
16 đồng chí, nhìn chung còn rất trẻ, khoẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn
cao, không ngừng học tập và đoàn kết. Đặc biệt, mặc dù BHXH Thị xã Thái
Bình mới được thành lập thành một ngành riêng nhưng đội ngũ cán bộ của
BHXH Thị xã đã qua quá trình làm công tác bảo hiểm.
Trong đó:
Nam là 3/16 đồng chí chiếm tỷ lệ: 18,75%
Nữ là 13/16 đồng chí chiếm tỷ lệ: 81,25%
Tuổi đời bình quân là: 37
Người cao tuổi nhất là: 52 tuổi
Người thấp tuổi là: 30 tuổi
- Về trình độ học vấn:
Trình độ Đại học là 12/16 đồng chí chiếm tỷ lệ 75%
Trình độ Trung cấp là 4/16 đồng chí chiếm 25%
- 100% cán bộ, công chức, viên chức của BHXH có trình độ ngoại ngữ,
có khả năng sử dụng thành thạo vi tính. Đặc biệt, BHXH Thị xã có 9 đồng
chí là Đảng viên trong đó có 4 đồng chí đã được học qua lớp lý luận chính
trị.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của BHXH không
ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Ngày càng đáp ứng được
nhu cầu của công tác bảo hiểm.
5. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
5
BHXH Thị xã Thái Bình trụ sở tại số 74, đường Trần Hưng đạo -
phường Đề Thám - Thị xã Thái Bình. Với diện tích đất là 999m2, tháng
12/1998 UBND tỉnh BHXB tỉnh, Thị uỷ, UBND đã ra quyết định xây dựng
trụ sở làm việc với diện tích sử dụng là 300m2. Trụ sở làm việc của BHXH
Thị xã là 1 khu nhà 2 tầng với 6 phòng:
- 1 phòng Giám đốc
- 1 phòng Phó Giám đốc
- 1 phòng LĐCS
- 1 phòng thu
- 1 phòng tài vụ
- 1 phòng họp
Từ khi chuyển sang làm việc ở trụ sở mới, BHXH Thị xã đã trang bị
các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý và các nghiệp vụ thu chi bảo
hiểm như: máy vi tính, máy tính cá nhân, ti vi, máy điện thoại, máy điều hoà
và một số trang thiết bị khác. Càng ngày BHXH Thị xã càng được trang bị
những cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến đẩy mạnh hoạt động của đơn vị ngày
càng đạt hiệu quả cao hơn.
6. Những thuận lợi và khó khăn.
* Những thuận lợi.
- Từ ngày được thành lập đến nay, BHXH Thị xã luôn nhận được sự
lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm thiết thực của BHXH tỉnh, của Thị uỷ, của
HĐND Thị xã, sự phối kết hợp của các ban ngành các phường, xã trong Thị
xã.
- Nhận thức về công tác BHXH ngày càng có những chuyển biến đáng
kể. BHXH đã thực sự khẳng định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của
mình đối với xã hội nói chung và đối với từng đối tượng chính sách nói
riêng.
6
- Các chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước về công tác
BHXH ngày càng được bổ sung hoàn thiện hơn.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của BHXHTX là những cán bộ trẻ,
khoẻ, nhiệt tình, không ngừng học tập và đoàn kết cùng nhau hoàn thành tốt
công việc của tập thể cũng như nhiệm vụ của mỗi thành viên. Hơn nữa,
BHXH Thị xã Thái Bình tuy mới thành lập nhưng đội ngũ cán bộ nhìn chung
đã qua quá trình làm công tác BHXH.
- Từ ngày thành lập BHXHTX đã được làm việc ở trụ sở riêng, được
trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác như: máy tính, máy điện
thoại...
* Những khó khăn:
- BHXHTX là một đơn vị mới thành lập, kinh nghiệm công tác của đội
ngũ cán bộ còn ít, yêu cầu của công tác BHXH ngày càng phức tạp hơn, đa
dạng hơn.
- Mặc dù đã có trụ sở riêng nhưng do Thái Bình là nơi tập trung đông
đối tượng chính sách, khối lượng công việc cao đòi hỏi đội ngũ cán bộ công
nhân viên chức nhiều vì vậy mà phòng làm việc còn chật chội, chưa đáp ứng
được yêu cầu về phòng làm việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Bên
cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị còn nghèo nàn: chỉ có 1 maý vi
tính, 3 máy điện thoại... điều này cũng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
của đơn vị.
- Chính sách BHXH liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của
nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị và người lao động, những chính sách, chế độ
còn nhiều vấn đề chưa được thể chế hoá, đồng bộ hoá.
- Do quá trình chuyển đổi cơ chế, một số doanh nghiệp làm ăn gặp
nhiều khó khăn, thua lỗ phải giải thể, công nhân không có việc làm, không
có thu nhập hoặc thu nhập thấp ảnh hưởng tới việc thu BHXH.
7
- Một số tổ chức, cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể nhận thức chưa
đầy đủ về chính sách BHXH, chưa xác định đúng trách nhiệm của đơn vị
trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chế độ BHXH.
- Công tác tuyên truyền các chính sách, chế độ BHXH tới các đơn vị và
người lao động còn chưa sâu rộng.
- Tổ chức công đoàn chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình để
người lao động có điều kiện tham gia BHXH.
- Bộ Luật lao động chưa có những chế tài xử phạt đối với các đơn vị,
doanh nghiệp né tránh, chưa tham gia BHXH.
8
B- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH
TXTB, TỈNH THÁI BÌNH:
1. Đối tượng tham gia BHXH:
Điều lệ BHXH (Ban hành kèm theo NĐ 12/CP ngày 26/1/1995 của
Chính phủ quy định, các đối tượng tham gia vào BHXH gồm:
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước.
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
- Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc
cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.
- Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ
chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước
Quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có
quy định khác.
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ
thuộc lực lượng vũ trang.
- Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản
lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.
- Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành
chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung
ương đến cấp huyện.
Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và
ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối
tượng thực hiện BHXH bắt buộc.
Các đối tượng quy định trên gọi chung là người lao động.
BHXH Thị xã luôn nhận thức được rằng: Cần phải đẩy mạnh phát
triển đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định đảm bảo đời sống cho
người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính từ nhận thức đúng đắn
9
trên mà BHXH Thị xã đã đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền động viên để
người lao động và chủ sử dụng lao động hiểu và tham gia bảo hiểm. Những
việc làm trên đã khiến cho số lượng các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn
Thị xã ngày càng được mở rộng.
Năm 1995 1996 1997 1998
Số đơn vị 8 51 54 71
Số lao động 196 2.104 2.324 2.579
Năm 1999 2000 2001 2002
Số đơn vị 72 72 74 78
Số lao động 2.753 2.753 2.803 2.829
Nếu 6 tháng cuối năm 1995, BHXH Thị xã mới nhận bàn giao và thực
hiện việc thu BHXH ở 7 đơn vị kinh doanh mà 1 đơn vị HCSN ngân sách
Trung ương với số lao động là 196 người. Sang đến năm 1996 BHXH Thị xã
đã tổ chức quản lý thu của 51 đơn vị trong đó có 44 đơn vị HCSN, 7 đơn vị
sản xuất kinh doanh với số lao động là 2.104 người.
Năm 1997: BHXH Thị xã tiếp nhận thêm 3 Trường PTTH và Chi cục
thuế Thị xã, từ đó tổng đầu mối đơn vị của Thị xã đã lên đến 54 đơn vị với
2.324 lao động.
Năm 1998: BHXH Thị xã nhận thêm 1 đơn vị sản xuất ngoài quốc
doanh, phát triển thêm 13 đơn vị phường, xã. Do tách khối dân vận và 1 số
phòng ban của Thị xã cũng tách phòng nên số đầu mối đơn vị tăng lên 71
đơn vị với 2.379 lao động.
Năm 2002: BHXH Thị xã đã có 78 đơn vị tham gia bảo hiểm với
2.829 lao động trong đó có 5 đơn vị ngoài quốc doanh và 1 đơn vị ngoài
10
công lập, 44 đơn vị HCSN, 15 đơn vị sản xuất kinh doanh và 13 đơn vị xã
phường.
Chỉ sau 7 năm từ khi được thành lập BHXH Thị xã đã phát triển số
đầu mối của mình lên gấp hơn 9 lần, đưa số lao động tham gia từ 196 lao
động lên đến 2.829 lao động. Mặc dù do quá trình chuyển đổi cơ chế làm cho
một số doanh nghiệp, một số đơn vị sản xuất kinh doanh do làm ăn không
hiệu quả, không tạo được việc làm cho lao động, có những đơn vị bị giải thể
làm ảnh hưởng đến việc thu nộp BHXH nhưng BHXH Thị xã vẫn phát huy
thuận lợi, khắc phục những khó khăn hoàn thành tốt việc phát triển mở rộng
đối tượng tham gia BHXH.
2. Công tác cấp sổ BHXH:
Điều 43 chương V Bộ luật lao động về quyền hạn và trách nhiệm của
các bên tham gia bảo hiểm quy định rõ một trong những quyền của người lao
động là quyền được nhận sổ BHXH. Sổ BHXH do cơ quan BHXH Việt Nam
cấp cho các đối tượng tham gia bảo hiểm để ghi nhận quá trình làm việc, có
đóng BHXH, thông qua sổ BHXH để giải quyết các chế độ BHXH cho
người lao động theo quy định của pháp luật.
Thực hiện Thông tư số 09 ngày 25/4/1996 của Bộ Lao động TBXH,
Quyết định số 113 ngày 22/6/1996 của BHXH Việt Nam và các quy trình
hướng dẫn của BHXH tỉnh Thái Bình về việc cấp và quản lý, sử dụng sổ
BHXH, Thị uỷ - UBND Thị xã đã chỉ đạo ngành BXH Thị xã phối kết hợp
với các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở tiến hành việc thẩm định hồ sơ để
nghị BHXH tỉnh duyệt cấp sổ cho người lao động.
- Năm 1996 số lao động tham gia BHXH Thị xã là 2.104 đối tượng và
đã cấp được 1.769 sổ đạt 84%.
- Năm 1997 sổ lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.324 đã cấp
được 2.419 sổ đạt 88%.
- Năm 1998 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.579 đã cấp
được 2.419 sổ đạt 88%.
- Năm 1999 số lao động tham gia BHXH ở Thái Bình là 2.753 đã cấp
được 2.753 sổ đạt 100%.
11
- Năm 2000 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.753 đã cấp
được 2.753 sổ đạt 100%.
- Năm 2001 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.803 đã cấp
được 2.803 sổ đạt 100%.
- Năm 2002 số lao động tham gia BHXH ở Thị xã là 2.829 đã cấp
được 2.829 sổ đạt 100%.
Qua số liệu trên có thể thấy số sổ BHXH được cấp ngày càng cao mặc
dù trong quá trình xét duyệt cũng gặp không ít khó khăn, một số đơn vị quản
lý hồ sơ cán bộ để thất lạc, hồ sơ thiếu những căn cứ để xét duyệt thời gian
và tuổi đời của cán bộ nhưng BHXH Thị xã đã tập trung cùng các đơn vị
tháo gỡ, đã hướng dẫn cho người lao động tìm lại các giấy tờ cũ có liên quan
hoặc tới cơ quan cũ để xác nhận thời gian công tác ... nên 100% người lao
động tham gia BHXH được cấp sổ bảo hiểm.
2.1/ Trình tự cấp sổ BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH
thuộc phạm vi BHXH Thị xã quản lý.
- Người sử dụng lập 2 bảng "Danh sách lao động đề nghị cấp sổ
BHXH" gửi cho BHXH Thị xã.
- Bộ phận thu BHXH Thị xã tiếp nhận danh sách đề nghị cấp sổ
BHXH của người sử dụng lao động đối chiếu với danh sách lao động và quỹ
lương trích nộp BHXH và danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức
lương nộp BHXH của người sử dụng lao động để xác định danh sách lao
động được cấp sổ BHXH. Đồng thời hướng dẫn người sử dụng lao động
phương pháp tiến hành lập và xét duyệt tờ khai cấp sổ BHXH.
- Người lao động kê khai 03 bản tờ khai cấp sổ BHXH, người sử dụng
lao động căn cứ hồ sơ lý lịch và quá trình tham gia BHXH của người lao
động để đối chiếu xác nhận ký ghi rõ họ tên và đóng dấu lên chỗ quy
định trên tờ khai cấp sổ BHXH.
- Cán bộ thu BHXH Thị xã tiến hành thẩm định, ký duyệt tờ khai cấp
sổ BHXH của người lao động, sau đó ghi số sổ BHXH vào tờ khai cấp sổ
BHXH đã duyệt và danh sách đề nghị cấp sổ BHXH. Sổ BHXH sẽ được ghi
số sổ BHXH.
- Người sử dụng lao động căn cứ vào tờ khai cấp sổ BHXH đã được
BHXH Thị xã xét duyệt, tiến hành ghi trên sổ BHXH, ký, ghi rõ họ tên vào nơi
quy định.
12
- Người lao động sau khi kiểm tra các nội dung ghi trên sổ BHXH ký
và ghi rõ họ tên vào nơi quy định.
- Người sử dụng lao động ký và đóng dấu xác nhận vào nơi quy định.
- Cơ quan BHXH Thị xã sau khi đối chiếu với tờ khai có chữ ký của
người lao động, đóng dấu vào nơi quy định trên sổ BHXH trả lại cho cơ
quan, đơn vị sử dụng lao động quản lý sổ BHXH.
2.2/ Công tác quản lý sổ BHXH:
BHXH liên quan trực tiếp đến cuộc sống hiện tại cũng như tương lai
của người lao động. Nhận thức được điều đó, BHXH Thị xã đã tiến hành
thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của Nhà nước. Sau khi đã đối chiếu
tờ khai của người lao động, ký và đóng dấu vào số quy định trên sổ BHXH
đồng thời đánh dấu giáp lai vào sổ BHXH, BHXH Thị xã sẽ giao sổ BHXH
cho chủ sử dụng lao động và các cơ quan BHXH đối chiếu, kiểm tra mỗi khi
thực hiện các chế độ BHXH đảm bảo nguyên tắc có đóng, có hưởng. BHXH
Thị xã chỉ quản lý sổ BHXH khi người lao động ngừng đóng BHXH khi thôi
việc, hưởng trợ cấp 1 lần, hưởng hưu trí hoặc hưởng tử tuất. BHXH Thị xã
không quản lý sổ BHXH mà giao cho người sử dụng lao động trực tiếp quản
lý, BHXH Thị xã chỉ tiến hành kiểm tra đột xuất hay thường xuyên để nắm
được tình hình quản lý sổ BHXH ở các đơn vị và có những điều chỉnh khi có
sai phạm.
3. Tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH đối với người lao
động thuộc phạm vi BHXH Thị xã:
3.1/ Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư công văn:
Với phương châm tiếp nhận đến đấu giải quyết đến đó tránh tình trạng ứ
đọng, tồn đọng đơn từ, BHXH Thị xã đã bố trí hợp lý, giải quyết xử lý các đơn
thư, công văn của các đối tượng, cơ quan đơn vị đề nghị giải quyết chế độ chính
sách cho người lao động. Vì vậy mà trong suốt những năm qua BHXH Thị xã