Luận văn Phân tích tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tháp Mười chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV tỉnh Đồng Tháp

Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế ngày nay thì hoạt động của ngân hàng (NH) cũng từng bước đổi mới và không ngừng phát triển. NH luôn thể hiện vai trò quan trọng của mình, đó là nơi cung cấp nguồn vốn cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Như chúng ta đã biết, nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập mở ra một cảnh quan mới với tất cả những cơ hội để nước ta sánh vai cùng với các quốc gia phát triển trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó chúng ta phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế theo chiều sâu, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, kêu gọi sự đầu tư trong và ngoài nước. Muốn đầu tư thì nhu cầu về vốn lại đặt lên hàng đầu, nó là vấn đề cần được đáp ứng trước tiên. Hoạt động tín dụng của NH đáp ứng được nhu cầu đó, nó là nơi tập trung đại bộ phận nguồn vốn nhàn rỗi và cũng chính là trung tâm phân phối nguồn vốn này đến những nơi có nhu cầu để đầu tư phát triển kinh tế. Tín dụng không những đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế mà còn phục vụ cho mọi tầng lớp dân cư, sẵn sàng cung cấp cho những nhu cầu vay vốn hợp lý, để cho người dân tham gia sản xuất góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Qua đó ta thấy được vai trò hoạt động tín dụng của NH là rất quan trọng. Phòng giao dịch Tháp Mười chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp cũng không khác, tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, đã điều hoà được nguồn vốn từ những nơi thừa đến những nơi thiếu, hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế vận hành một cách liên tục góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, những năm gần đây hoạt động tín dụng ở nơi đây là ngắn hạn chiếm khoảng 60%, nên thu nhập của NH đa phần là từ tín dụng ngắn hạn vì Tháp Mười là huyện thuần nông hơn 80% dân số sống bằng nghề nông do đó nhu cầu vốn ngắn hạn là chủ yếu. Nhận thấy được điều đó NH cũng đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ đó là phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NH bằng cách đẩy mạnh và mở rộng các phương thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho khách hàng một cách nhanh và hợp lý, đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất.

pdf81 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2999 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tháp Mười chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH Mã số SV : 4054321 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH THÁP MƯỜI – BIDV ĐỒNG THÁP Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: MAI VĂN NAM Tháng 05/2009 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 1 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế ngày nay thì hoạt động của ngân hàng (NH) cũng từng bước đổi mới và không ngừng phát triển. NH luôn thể hiện vai trò quan trọng của mình, đó là nơi cung cấp nguồn vốn cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Như chúng ta đã biết, nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập mở ra một cảnh quan mới với tất cả những cơ hội để nước ta sánh vai cùng với các quốc gia phát triển trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó chúng ta phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế theo chiều sâu, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, kêu gọi sự đầu tư trong và ngoài nước. Muốn đầu tư thì nhu cầu về vốn lại đặt lên hàng đầu, nó là vấn đề cần được đáp ứng trước tiên. Hoạt động tín dụng của NH đáp ứng được nhu cầu đó, nó là nơi tập trung đại bộ phận nguồn vốn nhàn rỗi và cũng chính là trung tâm phân phối nguồn vốn này đến những nơi có nhu cầu để đầu tư phát triển kinh tế. Tín dụng không những đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế mà còn phục vụ cho mọi tầng lớp dân cư, sẵn sàng cung cấp cho những nhu cầu vay vốn hợp lý, để cho người dân tham gia sản xuất góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Qua đó ta thấy được vai trò hoạt động tín dụng của NH là rất quan trọng. Phòng giao dịch Tháp Mười chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp cũng không khác, tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, đã điều hoà được nguồn vốn từ những nơi thừa đến những nơi thiếu, hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế vận hành một cách liên tục góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, những năm gần đây hoạt động tín dụng ở nơi đây là ngắn hạn chiếm khoảng 60%, nên thu nhập của NH đa phần là từ tín dụng ngắn hạn vì Tháp Mười là huyện thuần nông hơn 80% dân số sống bằng nghề nông do đó nhu cầu vốn ngắn hạn là chủ yếu. Nhận thấy được điều đó NH cũng đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ đó là phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NH bằng cách đẩy mạnh và mở rộng các phương thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho khách hàng một cách nhanh và hợp lý, đồng thời thu Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 2 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh hồi vốn một cách hiệu quả nhất. Để tìm hiểu sâu hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn vì vậy mà tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tháp Mười chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Đồng Tháp” làm luận tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại phòng giao dịch Tháp Mười chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp qua 3 năm: 2006, 2007 và 2008. Thấy được thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của NH và đưa ra một số giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NH. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tiến hành phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, dư nợ xấu, nguyên nhân nợ xấu, phân tích môi trường kinh doanh xác định cơ hội và nguy cơ, phân tích môi trường bên ngoài NH xác định điểm mạnh, điểm yếu nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: Phân tích thực trạng nguồn vốn của NH Đánh giá hiệu quả nguồn vốn của NH Phân tích tình hình cho vay của NH Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn để thấy rõ được thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NH. Đánh giá hiệu quả cho vay thông qua các chỉ số tài chính Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NH. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi thời gian Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn (3 tháng) nên đề tài chỉ nghiên cứu số liệu thu thập được trong 3 năm gần nhất (2006 - 2008). 1.3.2. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Tổ quan hệ khách hàng - Phòng giao dịch Tháp Mười - chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Đồng Tháp. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 3 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh 1.3.3. Phạm vi nội dung Lĩnh vực hoạt động của NH cũng khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên do thời gian thực tập chỉ trong 3 tháng nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập chung vào phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn qua 3 năm gần nhất (2006- 2008), không đi sâu phân tích hết tất cả các hoạt động của Phòng giao dịch Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp. 1.3.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Phòng giao dịch Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp Về doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu thông qua những số liệu được thu thập trực tiếp từ Phòng tín dụng, Phòng kế toán và một số tài liệu có liên quan. Sau đó có xem xét đến các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn ở nơi đây. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU “Giải pháp tín dụng NH đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất tại tỉnh Cà Mau” của Phan Văn Lùng lớp Đại học Chính Trị tỉnh Cà Mau. Luận văn đi sâu phân tích thực trạng tín dụng Hộ sản xuất ở nông thôn từ năm 1997-2001. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao chưa mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được và những nguyên nhân tồn tại cần được khắc phục luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu để mở rộng tín dụng NH đối với phát triển kinh tế Hộ sản xuất nông nghiệp. “Phân tích hoạt động tín dụng tại NH phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ” do Nguyễn Thị Út thực hiện. Luận văn đi sâu phân tích tình hình tín dụng tại NH để thấy được thực trạng hoạt động, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng, sau đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại NH. “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NH Đầu tư và Phát triển tỉnh Bến Tre” của Nguyễn Duy Khanh. Luận văn cũng đã tìm ra những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động tại NH. Bên cạnh đó cũng đã đề xuất ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh NH đầu tư và phát triển tỉnh Bến Tre. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 4 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh “Phân tích thực trạng rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai” do Nguyễn Hoàng Oanh thực hiện. Đề tài đã phân tích và chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và nêu ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tại Chi nhánh. Qua đó thấy được sự cần thiết của việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng và cần có giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 5 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thái hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại với một giá trị lớn hơn ban đầu. 2.1.1.2. Bản chất của tín dụng Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội. Mặc dù tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái kinh tế xã hội với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, dù vận động với phương thức nào, đối tượng là tiền hay hàng hoá thì tín dụng cũng mang ba đặt trưng cơ bản: - Tín dụng chỉ thay đổi quyền sử dụng chứ không làm thay đổi quyền sở hữu vốn. - Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa người đi vay và người cho vay và phải được “hoàn trả”. - Người sở hữu vốn tín dụng nhận được một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức. 2.1.1.3. Chức năng của tín dụng a) Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các vốn tiền tệ trong xã hội được điều hoà từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng nhằm phát triển kinh tế. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng. - Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn tiền tệ nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 6 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội… - Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ, đây là mặt cơ bản của chức năng này đó là sự chuyển hoá để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hoá cũng như nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vì vậy chúng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn và thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả. b) Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: - Hoạt động tín dụng trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng… cho phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành nhờ đó làm giảm bớt chi phí có liên quan như in tiền, đúc tiền, bảo quản… - Với sự hoạt động của tín dụng đặt biệt là tín dụng NH đã mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán qua NH dưới các hình thức chuyển khoản và bù trừ cho nhau. - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua NH ngày càng được mở rộng và cho phép giải quyết nhanh chống các mối quan hệ kinh tế, vừa thúc đẩy quá trình ấy, tạo điều kiện cho nền kinh tế xã hội phát triển. Nhờ hoạt động tín dụng, mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá sẽ có tác dụng tăng chu chuyển vốn trong nền kinh tế. c) Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế: Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng trên. Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với vật tư, hàng hoá, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, vì vậy qua đó tín dụng không những là tấm gương phản ảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà thông qua đó thực hiện vịêc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hoạt động tiêu cực lãng phí, vi phạm pháp luật… 2.1.1.4. Vai trò của tín dụng Trong điều kiện nước ta hiện nay, vai trò của chính sách cho vay vốn tín dụng NH trong phát triển kinh tế xã hội được thể hiện cụ thể: Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 7 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh a) Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển: Tín dụng là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn, tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội. Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế - xã hội, tạo ra động lực phát triển rất mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thế được. b) Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả: Tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt tồn động trong lưu thông, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ làm ra ngày càng nhiều đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy mà tín dụng góp phần làm ổn định giá cả trên thị trường. c) Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, và ổn định trật tự xã hội: Tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ gia tăng, làm cho đời sống của người dân được đáp ứng ngày càng tốt hơn về nhu cầu. Mặt khác, trên cơ sở đa dạng khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động. Do đó, nó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần ổn định trật tự xã hội. d) Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế: Sự phát triển của tín dụng không chỉ ở trong phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra cả phạm vi thế giới, nhờ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, gắn kết các nước lại với nhau và cùng nhau phát triển. 2.1.1.5. Phân loại tín dụng Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là cơ sở để Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 8 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả rủi ro tín dụng. Việc phân loại cho vay thường dựa vào các căn cứ sau: - Căn cứ vào mục đích của tín dụng: + Cho vay bất động sản. + Cho vay công nghiệp và thương mại. + Cho vay nông nghiệp. + Cho vay tiêu dùng cá nhân. + Cho vay các định chế tài chính. + Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. - Căn cứ vào thời hạn tín dụng: + Cho vay ngắn hạn. + Cho vay trung hạn. + Cho vay dài hạn. - Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: + Cho vay không có đảm bảo. + Cho vay có đảm bảo. - Căn cứ vào phương thức cho vay: + Cho vay theo món thông thường. + Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay: + Cho vay có thời hạn trả nợ. + Cho vay không có thời hạn trả nợ. 2.1.2. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngắn hạn 2.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn tối đa là 12 tháng. Trong nền kinh tế thị trường, NH thương mại cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm để bổ sung vốn lưu động tạm thời bị thiếu hụt vốn của khách hàng. 2.1.2.2. Nguyên tắc tín dụng ngắn hạn Một là: Vốn phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế. Hai là: Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 9 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các NH thương mại tồn tại và hoạt động một cách bình thường. Bởi vì nguồn vốn cho vay của NH chủ yếu là nguồn vốn huy động. Đó là một bộ phận tài sản của các sở hữu chủ mà NH tạm thời quản lí và sử dụng, NH có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng mà họ yêu cầu. 2.1.2.3. Điều kiện tín dụng ngắn hạn Khách hàng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. - Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp. - Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư có hiệu quả. - Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ và hướng dẫn của Thống đốc NH Nhà nước (NHNN) Việt Nam. 2.1.2.4. Đối tượng cho vay ngắn hạn - Giá trị vật tư, hàng hoá (kể cả thuế giá trị gia tăng) và khoản chi phí để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống… - Các nhu cầu tài chính hợp lí gồm: thuế xuất nhập khẩu để làm thủ tục xuất nhập khẩu, nếu giá trị lô hàng xuất nhập khẩu đó được hình thành bằng vốn vay của NH đó. 2.1.2.5. Thời hạn cho vay ngắn hạn Thời hạn cho vay ngắn hạn tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, hoặc thời hạn thu hồi vốn thường vụ của phương án kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nói chung không quá 12 tháng. 2.1.2.6. Quy trình cho vay ngắn hạn Quy trình cho vay ngắn hạn thường được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Nhân viên tín dụng có nhiệm vụ tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng (KH) làm thủ tục vay. - Tìm hiểu vấn đề khách hàng đã trình bày và tư cách pháp lý của KH - Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH. - Năng lực tài chính của KH. - Khả năng vay vốn, tài sản thế chấp cầm cố, thực trạng công nợ của KH Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 10 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh - Đề nghị KH cung cấp hồ sơ tài liệu quan trọng đến phương án vay vốn. Sau khi kết thúc tìm hiểu khách hàng, nhân viên tín dụng lập tờ trình sơ bộ về khách hàng, trình Trưởng Phòng tín dụng. Bước 2: Thẩm định tín dụng - Thẩm định tính khả thi của phương pháp sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng. - Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. - Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ vay của khách hàng. - Xác minh tính chất hợp pháp và đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lảnh của khách hàng. - Đành giá uy tín và khả năng phát triển của khách hàng. Bước 3: Lập tờ trình về hồ sơ vay vốn của khách hàng - Lập tờ trình thẩm định: sau khi đã nghiên cứu và thẩm định tĩ mỹ và toàn diện về khách hàng và hồ sơ vay, nhân viên tín dụng (hoặc tổ thẩm định) lập tờ trình thẩm định, tờ trình phải đầy đủ các yếu tố sau: + Giới thiệu khách hàng. + Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. + Nhu cầu vay của khách hàng. + Tình hình tài sản thế chấp cầm cố bảo lảnh. Điều kiện đảm bảo để vay vốn. + Nhận xét, đánh giá của nhân viên tín dụng về những vấn đề nghiên cứu trên. - Lập hồ sơ chứng từ có liên quan đến nội dung thẩm định: + Tư cách pháp lý. + Tình hình tài chính. Bước 4: Nhận xét duyệt cho vay Nhân viên tín dụng (hoặc tổ thẩm đinh), trình báo cáo kết quả thẩm định và hồ sơ vay lên Trưởng Phòng tín dụng, hoặc Trưởng Phòng kinh doanh, Trưởng Phòng tín dụng xem xét và kiểm tra, đánh giá lại việc thẩm định này, tiến hành thủ tục trình Hội đồng tín dụng xem xét và quyết định cho vay. Bước 5: Tiến hành thủ tục công chứng và kí hợp đồng tín dụng sau khi Hội đồng tín dụng hoặc Ban tín dụng quyết định cho vay. Bước 6: Giải ngân và kiểm tra sử dụng vốn cho vay Phân tích tín dụng ngắn hạn tại PGD Tháp Mười – BIDV Đồng Tháp GVHD:TS. Mai Văn Nam 11 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh - Giải ngân: sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, PGD ngân quỹ căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng. - Kiểm tra việc sử dụng vốn vay: sau khi đã giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thực hiện công tác kiểm tra sau khi cho vay: + Kiểm tra thường xuyên việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không và theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình công nợ của khách hàng. + Kiểm tra tài sản thế chấp, cầm cố, tái thẩm định tài sản thế chấp cầm cố. Bước 7: Thu nợ - tính lãi - thu lãi: Trước khi hết hạn thu nợ, cán bộ tín dụng cần làm việc với khách hàng, nhắc nhở trả nợ vay đúng hạn, đồng thời xem xét, tìm hiểu khách hàng có thể trả nợ vay được hay không để tìm biện pháp thu hồi nợ vay hoặc gia hạn nợ vay. Nhân viên giao dịch (Phòng giao dịch ngân quỹ) tính lãi phát sinh, lập phiếu tính lãi và thu lãi và lập phiếu thu vốn.
Tài liệu liên quan