Kinh nghiệm của những quốc gia phát triển nhanh trên thếgiới đãkhẳng định
tích tụvàtập trung vốn đặc biệt làtích tụvàtập trung vốn trong nước cóvai trò
quan trọng trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ởViệt Nam,
tốc độtăng trưởng của cảnền kinh tếnói chung vàcác nghành công nghiệp nói
riêng trong tương lai tất nhiên chủyếu vẫn phải đựa vào lượng đầu tưlớn. Chỉ
trên cơsởcómột lượng đầu tưmạnh từnền kinh tế, thông qua quátrình quátrình
tích tụvàtập trung vốn hay huy động vốn từcác Ngân Hàng, mới cóthể đầu tư
xây dựng cơsởhạtầng, trang bị cho các nghành công nghiệp cókĩ thuật cao .
Trong những năm trước đây do cơchếtập trung quan liêu bao cấp chi phối,
quátrình tích tụvàtập trung vốn không được quan tâm đẩy mạnh. Bây giờkhi
đất nước đãchuyển sang cơchếthịtrường, có điều kiện đểtích tụvàtập trung
vốn nhưng thực tếtrong những nă m vừa qua cho thấy, vấn đềbức xúc của nền
kinh tếnước ta làthiếu vốn đểtrang b ịvà đổi mới những công nghệ hiện đại.
Nguyên nhân của vấn đềtrên làdo tình trạng thiếu vốn, màcụthểlàthiếu vốn
tiền đồng trong hệthống Ngân Hàng Việt Nam. Do đó, các NHTM chưa đáp ứng
được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tư.
Từthực tếtrên vàtrong thời gian thực tập tại SGD I NHĐT&PTVN em nhận
thấy công tác huy động vốn trong Ngân Hàng cómột vị trí đặc biệt quan trọng
trong hoạt động Ngân Hàng nói riêng vàtrong sựnghiệp thực hiện công cuộc
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung. Hơn nữa, SGD I
NHĐT&PTVN làmột NHTM quốc doanh, cónhiệm vụtrực tiếp kinh doanh với
nghiệp vụchủyếu làhuy động vốn vàcho vay đầu tưphát triển đối với các dự án
thuộc nhiều thành phần kinh tế. do đónhu cầu vềvốn để đáp ứng cho hoạt động
đầu tưphát triển vàhoạt động kinh doanh của Ngân Hàng làrất lớn. Vì các lído
đó, em đãmạnh dạn chọn đềtài “Chiến lược huy động vàphát triển nguồn vốn
tại SGD I NHĐT&PTVN”
90 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác quản lý và giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại NHĐT và PT Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
Luận văn
Thực trạng công tác quản lý
và giải pháp tăng cường công
tác huy động vốn tại NHĐT và
PT Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài
chÝnh
Lê Minh Đức Tài chÝnh Doanh Nghiệp
41A
1
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh nghiệm của những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới đã khẳng định
tích tụ và tập trung vốn đặc biệt là tích tụ và tập trung vốn trong nước có vai trò
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ở Việt Nam,
tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế nói chung và các nghành công nghiệp nói
riêng trong tương lai tất nhiên chủ yếu vẫn phải đựa vào lượng đầu tư lớn. Chỉ
trên cơ sở có một lượng đầu tư mạnh từ nền kinh tế, thông qua quá trình quá trình
tích tụ và tập trung vốn hay huy động vốn từ các Ngân Hàng, mới có thể đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị cho các nghành công nghiệp có kĩ thuật cao ...
Trong những năm trước đây do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chi phối,
quá trình tích tụ và tập trung vốn không được quan tâm đẩy mạnh. Bây giờ khi
đất nước đã chuyển sang cơ chế thị trường, có điều kiện để tích tụ và tập trung
vốn nhưng thực tế trong những năm vừa qua cho thấy, vấn đề bức xúc của nền
kinh tế nước ta là thiếu vốn để trang bị và đổi mới những công nghệ hiện đại.
Nguyên nhân của vấn đề trên là do tình trạng thiếu vốn, mà cụ thể là thiếu vốn
tiền đồng trong hệ thống Ngân Hàng Việt Nam. Do đó, các NHTM chưa đáp ứng
được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tư ...
Từ thực tế trên và trong thời gian thực tập tại SGD I NHĐT&PTVN em nhận
thấy công tác huy động vốn trong Ngân Hàng có một vị trí đặc biệt quan trọng
trong hoạt động Ngân Hàng nói riêng và trong sự nghiệp thực hiện công cuộc
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung. Hơn nữa, SGD I
NHĐT&PTVN là một NHTM quốc doanh, có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh với
nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay đầu tư phát triển đối với các dự án
thuộc nhiều thành phần kinh tế ... do đó nhu cầu về vốn để đáp ứng cho hoạt động
đầu tư phát triển và hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng là rất lớn. Vì các lí do
đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn
tại SGD I NHĐT&PTVN”
Đề tài không đi sâu vào việc đề ra chiến lược và phân tích tất cả các bước
chiến lược về quản lí và huy động vốn, mà chỉ là những phân tích, đánh giá
mang tính định tính, khái quát căn bản dựa trên cơ sở lí thuyết liên quan đến
nguồn vốn và thực tiễn tại SGD.
Đề tài đã được hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết cơ bản về vốn và chiến
lược huy động vốn của Ngân Hàng. Đây là cơ sở để phân tích thực trạng công tác
huy động vốn tại SGD I NHĐT&PTVN. Từ đó, em đã rút ra những thành tựu,
hạnn chế và nguyên nhân để đưa ra một số giải pháp, chiến lược nhằm huy động
và phát triển nguồn vốn. Đồng thời, em cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài
chÝnh
Lê Minh Đức Tài chÝnh Doanh Nghiệp
41A
2
nước, NHNN cũng như đối với NHĐT&PTVN nhằm đảm bảo tính khả thi của
các giải pháp và hỗ trợ cho công tác huy động vốn của NHTM.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục của chuyên đề gồm 4 chương:
ChươngI: Lí luận chung về vốn Và chiến lược huy động vốn của Ngân
Hàng
ChươngII: Những vấn đề cơ bản về Ngân Hàng thương mại và huy động
vốn của Ngân Hàng
Chương III: Thực trạng công tác quản lí huy động vốn tại
SGD I NHĐT&PTVN
Chương IV: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn và chiến lược
phát triển nguồn vốn tại SGD I NHĐT&PT
Vấn đề trên là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp, đan xen nhiều yếu tố vĩ mô
và vi mô, mang tính khách quan và chủ quan. Bản thân em trong quá trình nghiên
cứu và tìm hiểu cả về lí luận lẫn thực tiễn còn có những hạn chế nhất định, không
tránh khỏi tiếu sót. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy giáo
hướng dẫn GS .TS Cao Cự Bội và đơn vị thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS .TS Cao Cự Bội, các anh
chị phòng nguồn vốn kinh doanh SGD I NHĐT&PTVN đã tận tình giúp đỡ em
trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài
chÝnh
Lê Minh Đức Tài chÝnh Doanh Nghiệp
41A
3
CHƯƠNG1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN
VÀ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG
1. KHÁI NIỆM VỀ VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1.1 Khái niệm về vốn:
Vốn là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất kinh
doanh. Vốn hiểu theo nghĩa hẹp là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, doanh
nghiệp và mỗi Quốc Gia. Vốn hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nguồn nhân lực,
tài lực chất xám, tiền bạc và cả quan hệ đã tích lũy của một cá nhân hay một
Quốc gia.
Bài học của các quốc gia phát triển trên thế giới đã khẳng định tích tụ và tập
trung vốn đặc biệt là vốn trong nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp hiện đại hóa đất nước. Từ xa xưa các nhà kinh tế đã đánh giá cao vai trò
của vốn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia chẳng hạn, luận điểm “
Lao động là cha, đất đai là mẹ” của mọi của cải vật chất đã được nhà kinh tế học
người Anh Uyliam Petty đưa ra từ thế kỉ XVI. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi
đó người ta đã nhận thức rõ những yếu tố cơ bản để tạo ra của cải vật chất cho xã
hội. Đó là nguồn lực con người và đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Kế thừa những
tư tưởng của các nhà kinh tế cổ điển, C. Mác đã trình bày quan điểm của mình về
vai trò của vốn qua các học thuyết: Tích lũy, tuần hoàn và chu chuyển, tái sản
xuất tư bản xã hội, học thuyết địa tô … Đặc biệt Mác đã chỉ nguồn gốc chủ yếu
của vốn tích lũy là lao động thăng dư do những người lao động tạo ra, và nguồn
vốn đó khi đem dùng vào việc mở rộng và phát triển sản xuất thì nó vận động
như thế nào. Khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác đã tìm thấy
những qui luật vận động của tư bản (Vốn) mà qui luật này nếu ta trìu tượng
những biểu hiện cụ thể về mặt xã hội thì sẽ thấy:
SLĐ
T - H … SX …H’ - T'
TLSX
Công thức đó đã chỉ ra rằng bất kì một doanh nghiệp nào muốn thực hiện quá
trình sản xuất kinh doanh cũng đều phải trải qua ba giai đoạn: Mua - sản xuất -
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài
chÝnh
Lê Minh Đức Tài chÝnh Doanh Nghiệp
41A
4
bán hàng. Và điều quan trọng cho mỗi người sản xuất, mỗi doanh nghiệp phải
biết tìm cách cấu trúc một cách khôn ngoan các yếu tố của tiền vốn, đầu tư (khi
chuyển hóa thành sức lao động và tư liệu sản xuất) nhằm tạo ra nhiều của cải nhất
cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và cả xã hội. Công thức đó cũng chỉ ra rằng
trong dòng chảy liên tục của vốn đầu tư nếu như hình thái nào trong ba hình thái
trên chưa đi vào chu trình vận động liên tục của các hoạt động sản xuất kinh
doanh, trong trường hợp như vậy thì đồng vốn đó vẫn đang ở dạng tiềm năng chứ
nó chưa đem lại những lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân mỗi doanh nghiệp và
toàn xã hội. Tích lũy vốn theo Mác là “sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản, hay
chuyển hóa giá trị thặng dư trở lại thành tư bản …” và Mác đã khẳng định “sự
cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản nếu muốn duy trì tư bản của mình thì phải làm
cho tư bản ngày càng tăng lên và hắn không thể nào tiếp tục làm cho tư bản đó
ngày một tăng lên được, nếu không có một sự tích lũy ngày càng nhiều thêm”
Mác còn chỉ ra những nhân tố qui định qui mô của tích lũy, bao gồm: Khối lượng
giá trị thặng dư (lợi nhuận ), năng suất lao động xã hội và qui mô vốn ban đầu
(lượng tư bản ứng trước)…
Vốn là một nhân tố quan trọng trong ba nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng
về kinh tế gồm: Lao động, vốn, công nghệ. Đối với nước ta lao động dồi dào
nhưng vốn khan hiếm, công nghệ lạc hậu. Tất nhiên muốn đổi mới công nghệ thì
cần phải có vốn.
Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung
trong tương lai tất nhiên chủ yếu vẫn phải dựa vào lượng đầu tư lớn. Chỉ trên cơ
sở có một lượng đầu tư mạnh từ việc tích lũy nội bộ nền kinh tế, thông qua quá
trình tích tụ và tập trung vốn cả các doanh nghiệp cũng như của cả cộng đồng dân
cư, mới có thể trang bị cho nghành công nghiệp có kĩ thuật cao, sử dụng nhiều
nhân công và khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên đất nước.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tích tụ và tập trung vốn rất chặt chẽ.
Sự tăng trưởng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của tích tụ và tập trung vốn.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, vấn đề bức xúc của nền kinh tế nước ta
là thiếu vốn để trang bị và đổi mới công nghệ hiên đại. Mặt khác, hiệu quả sử
dụng đồng vốn cũng chưa cao, đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước.
Vì vậy, con đường tích tụ và tập trung vốn đặc biệt là vốn trong nước có hiệu
quả là bài toán cần phải tháo gỡ để tăng tốc nền kinh tế Việt Nam và Ngân Hàng
đóng một vai trò quan trọng để thực hiện vấn đề này.
1. 2 Vai trò của vốn đối với nền kinh tế:
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài
chÝnh
Lê Minh Đức Tài chÝnh Doanh Nghiệp
41A
5
Chính vì vốn có vai trò quyết định trong việc tạo ra mọi của cải vật chất và
những tiến bộ xã hội, vì thế nó là nhân tó vô cùng quan trọng để thực hiện quá
trình ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ
cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, đời sống của nhân dân ngày
một nâng cao các nguồn lực về con người, tài nguyên và các mối bang giao cũng
được khai thác hiệu quả hơn. Từ đó tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế của đất
nước được chuyển dịch nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại
hóa, làm cho nền kinh tế có các nghành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao
hướng mạnh về xuất khẩu. Cjính điều đó đã dẫn tới nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng
trưởng cao và ổn định.
Đất nước chúng ta sau 10 năm đổi mới nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến
quan trọng và đạt được những thành tựu lớn lao, nhưng chúng ta vẫn là nước
nghèo mức sống vẫn còn thấp, tích tụ và tập trung vốn trong nền kinh tế vẫn còn
quá thấp. Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư cho cả nền kinh tế nói chung là rất lớn
và cấp bách. Theo số liệu thông kê cho thấy tổng vốn đầu tư phát triển của toàn
xã hội năm 1995 ước tính khoảng hơn 62 000 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn do
Nhà nước đầu tư chiếm khoảng 43%. Đẻ thực hiện các chương trình kinh tế quan
trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2010 chúng ta phải
huy động được một số vốn ít nhất là 55 đến 60 tỉ USD trong thời kì 2003 – 2010
trong đó nguồn vốn tích lũy từ trong nước từ 25 đến 30 tỉ USD.
Vì vậy, trong quá trình tạo các tiền dề cho CNH-HĐH cũng như để triển khai
CNH-HĐH không thể thiếu vai trò của vốn. Mặt khác, muốn phát huy nguồn
nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nhân tài để phát huy tối đa cho
công cuộc CNH-HĐH cũng cần phải có vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đẩy
nhanh ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất, cũng như việc xây
dựng cơ sở hạ tầng càng không thể thiếu vai trò của vốn. Chính những điều đó có
thể rút ra kết luận rằng: Tích tụ và tập trung vốn trong nền kinh tế nói chung và
tích tụ và tập trung vốn trong Ngân Hàng là điều kiện tiên quyêt cho quá trình
CNH-HĐH, nhịp độ CNH-HĐH nhanh hay chậm chính là do nguồn vốn quyết
định.
2. CHIẾN LƯỢC QUẢN LÍ, HUY ĐỘNG VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA
NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
2.1 Nhận định chung về chiến lược:
2.1.1 Chiến lược là gì ?
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài
chÝnh
Lê Minh Đức Tài chÝnh Doanh Nghiệp
41A
6
“Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, với sự đảm bảo ngầm
định về các nguồn lực cho mục đích đạt được các mục tiêu trong từng giai đoạn”
Mục tiêu là cái đích cuối cùng mà tất cả các hoạt động đều phải hướng vào
nhằm đạt được các kết quả chung.Việc xác lập các mục tiêu là cơ sở cho việc
quyết định các chính sách và sẽ ảnh hưởng đến cơ cáu tổ chức của Ngân Hàng.
Các mục tiêu sẽ có thể thay đổi nhưng nó luôn là xuất phát điểm là nền tảng của
việc lập kế hoạch và đưa ra chiến lược.
Mục đích của chiến lược là thông qua một hệ thống và chính sách mục tiêu
chủ yếu được xác định để tạo lập một hình ảnh về thể loại cơ sở kinh doanh nào
đó. Chiến lược không vạch ra một cách làm thế nào để đạt được mục tiêu, nhưng
chúng hướng cho ta một bộ khung để hướng dẫn tư duy và hành động.
Việc xây dựng và thông tin về chiến lược là một trong những hoạt động quan
trọng nhất của người quản lí. Một tổ chức không có chiến lược cũng như giống
như đi vào một khu rừng rậm mà không có la bàn hay bản đồ. Việc thiếu một
chiến lược hay một chiến lược sai lầm là nguyên nhân của hầu hết các thất bại
trong kinh doanh.
2.1.2 Chiến lược trong hoạt động Ngân Hàng:
Khi các mục tiêu và chính sách của Ngân Hàng đã hình thành bước tiếp theo
là phải đạt đến một chiến lược nhằm đạt đến các mục đích và mục tiêu này.
Trong khi mục tiêu cho ta một sự lựa chọn khách hàng về chất lượng, phương
hướng và bước tiến của Ngân Hàng, thì chiến lược sẽ là kế hoạch, qua đó một
Ngân Hàng có thể nhận ra các mục tiêu đã được hoạch định rõ ràng. Nếu mục
tiêu của Ngân Hàng là gia tăng thị phần thì chiến lược; sẽ có nhiệm vụ làm sao
đạt được vấn đề này. Việc gia tăng kêu gọi một nhóm khách hàng mới là chiến
lược đa dạng hóa các loại hình khách hàng, …
Trong khi chuyển từ mục tiêu sang chiến lược, các yếu tố cần được xem xét là
tiềm lực của Ngân Hàng và môi trường tương lai. Tiềm lực của Ngân Hàng như
qui mô và tổng số tài sản, các tiện nghi Ngân Hàng, danh tiếng, tiềm lực tài chính
và đội ngũ nhân sự… Tất cả các nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến hình thức chiến
lược mà Ngân Hàng áp dụng.
Các mục tiêu của Ngân Hàng ảnh hưởng đến sự tổng hợp và đánh giá, đến
lượt nó sự tổng hợp và đánh giá lại ảnh hưởng đến chiến lược và mục tiêu.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài
chÝnh
Lê Minh Đức Tài chÝnh Doanh Nghiệp
41A
7
LẬP KẾ HOẠCH Ở MỘT NGÂN HÀNG
Error!
* Chiến lược và mối quan hệ:
Đối với một doanh nghiệp, các chiến lược chủ yếu nhằm đưa ra định hướng
tổng thể cho doanh nghiệp bao gồm:
TỔNG THỂ CÁC CHIẾN LƯỢC TẠI MỘT DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp
ChiÕn lược kinh
doanh
ChiÕn lược
marketing
ChiÕn lược tăng
trưởng
ChiÕn lược khách
hàng
Mô hình hoạt động
ChiÕn lược
tài chÝnh
ChiÕn lược quan hệ
xã hội
ChiÕn lược cạnh tranh
Mục tiêu của
Ngân Hàng
Tổng hợp và đánh giá
Dự báo
Các nguồn lực
của
Ngân Hàng
Các nguồn lực
của Ngân Hàng
ChiÕn lược
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài
chÝnh
Lê Minh Đức Tài chÝnh Doanh Nghiệp
41A
8
Ngân Hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên bên cạnh bên cạnh những
chiến lược trên còn có những chiến lược kinh doanh với một loạt các chiến lược
bộ phận mang tính chất nghiệp vụ như: chiến lược huy động vốn, chiến lược tăng
dư nợ quốc doanh, chiến lược sử dụng vốn vay đầu tư.
Như vậy, cùng nhằm hướng đến các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra mà giữa các
mục tiêu này không phải bao giờ cũng dễ thống nhất. Do vậy, có thể chỉ có một
chiến lược thỏa mãn tốt nhất toàn bộ các mục tiêu trong vô số chiến lược chỉ đáp
ứng phần nào mục tiêu đề ra đó. Nhìn chung, các chiến lược trong một Ngân
Hàng có quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ nhau phát triển. Trong chiến lược
kinh doanh của mình Ngân Hàng không thể bỏ qua một chiến lược kinh doanh
quan trọng đó là chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn.
2. 2 Các giai đoạn của kế hoạch hóa chiến lược trong Ngân Hàng thương
mại:
Kế hoạch hoa chiến lược đó là thành phần cơ bản của quá trình quản lí chiến
lược hoạt động Ngân Hàng.
Kế hoạch hóa chiến lược được hiểu là quá trình ngiên cứu những chiến lược
đặc biệt góp phần đạt được các mục tiêu của tổ chức trên cơ sở duy trì sự phù hợp
chiến lược giữa các mục tiêu đó
Nội dung và giai đoạn kế hoạch hóa chiến lược được thể hiện qua các bước
sau:
Giai đoạn 1, Quá trình kế hoạch hóa chiến lược bắt đầu từ việc đặt ra các
nhiệm vụ của Ngân Hàng, lựa chọn các mục tiêu …
Giai đoạn 2, Giai đoạn kế hoạch hóa tiếp sau là cụ thể hóa các nhiệm vụ
trong các mục tiêu của Ngân Hàng.
Giai đoạn 3, Công việc của giai đoạn này là phân tích tình hình cơ sở của
thị trường và tìm kiếm phát hiện thị trường. Nó đòi hỏi việc xác định thị
trường phục vụ, đánh giá các đặc tính sản xuất thị trường của các phân đoạn thị
trường và đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường.
Ngoài ra, ở đây còn tìm kiếm, phát hiện các nhu cầu của khách hàng, xác định
các sản phẩm Ngân Hàng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đánh giá khả năng và sự
hợp lí đối với Ngân Hàng trong việc thỏa mãn nhu cầu đó; xác định các phương
tiện cần thiết đối với Ngân Hàng và tìm kiếm các phương tiện đó.
Việc đánh giá các đặc điểm sản xuất – thị trường của các phân đoạn thị trường
diễn ra theo 4 hướng:
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài
chÝnh
Lê Minh Đức Tài chÝnh Doanh Nghiệp
41A
9
- Đánh giá các đặc điểm của thị trường
- Đánh giá các chỉ tiêu dịch vụ
- Đánh giá các chỉ tiêu cạnh tranh
- Phân tích các đặc điểm môi trường
Trên cơ sở các kết quả phân tích các đặc điểm sản xuất – thị trường mà đánh
giá mức độ hấp dẫn của thị trường thông qua các chỉ tiêu sau: Qui mô thị trường,
tốc độ phát triển, tốc độ phát triển dự tính, tổng lượng khách hàng, tần số sử dụng
dịch vụ, các đặc điểm tài chính của khách hàng, số lượng và mức độ tập trung đối
thủ cạnh tranh, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô …
Giai đoạn 4, của kế hoạch hóa – đánh giá các yếu tố tác động tới chiến lược
của Ngân Hàng và phân tích các ảnh hưởng của chúng.
Có hai loại yếu tố tác động tới chiến lược Ngân Hàng: Đó là các yếu tố vĩ mô
và vi mô.
Giai đoạn 5, là việc đánh giá các khả năng và nguy cơ, bao gồm 3 khâu:
- Phát hiện các nguy cơ và khả năng
- Phát hiện các mặt mạnh và yếu của Ngân Hàng
- Phân tích ảnh hưởng tương lai của các mặt mạnh và yếu của Ngân Hàng
của các khả năng và nguy cơ.
Giai đoạn 6, của kế hoạch hóa chiến lược có 4 phương án đặt ra cho Ngân
Hàng, đó là: Phát triển, phát triển hạn chế, phát triển giảm và kết hợp cả 3
phương án trên.
Giai đoạn 7, Những điều kiện thị trường thay đổi cũng như các quá trình cụ
thể hóa các kế hoạch chiến lược bằng các kế hoạch thực hiện đòi hốic những thay
đổi chiến lược.
Giai đoạn 8, xác định các kết quả tài chính của dự án
2. 3 Vị trí chiến lược huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân
Hàng:
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, chiến lược quản lí và huy động vốn là một
chiến lược lớn, đòi hỏi có sự trợ giúp của nhiều chính sách vệ tinh như chiến
lược khách hàng, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược huy động vốn
trung, dài hạn, chiến lược công nghệ hóa các tiện ích Ngân Hàng …Những chiến
lược này cũng biến đổi qua từng thời kì, giai đoạn cụ thể (3 hay 5 năm) phụ thuộc
vào chu kì vận động của nền kinh tế, điều kiện vĩ mô và bản thân hoạch định của
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài
chÝnh
Lê Minh Đức Tài chÝnh Doanh Nghiệp
41A
10
Ngân Hàng. Nằm trong chiến lược huy động nguồn có thể là chiến lược huy động
nguồn vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, chiến lược gia tăng vốn chủ sở hữu,
gia tăng vốn cấp hai …
Để cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy và đúng hướng một Ngân Hàng
cần đề ra các chiến lược để có được số vốn cần thiêt sau khi cân nhắc về tác
động của những nguồn vốn khác nhau đến chi phí huy động vốn và rủi ro Ngân
Hàng.
Vì những lí do trên, một chiến lược quản lí huy động và phát triển nguồn vốn
sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng. Việc
đưa ra một chiến lược huy động vốn hợp lí không nhất thiết phải tuân theo đầy dủ
8 giai đoạn của quá trình kế hoạch hóa chiến lược mà có thể rút ngắn đi một số
bước. Căn cứ vào tình hình điều kiện hoàn cảnh của từng ngân hàng mà có thể
đưa ra chiến lược cụ thể phù hợp.
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUI MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG
VỐN HUY ĐỘNG
3.1 Nhân tố chủ quan:
3.1.1 Chính sách lãi suất:
Lãi suất huy động là tỉ lệ phần trăm của số tiền có được so với số tiền gốc mà
người gửi tiền nhân được từ Ng