Từ khi lịch sử phát triển của xã hội loài người có sự phân chia gia cấp, vấn
đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và cho đến nay vẫn đang tồn tại như một thách
thức lớn đối với sự phát triển bền vững của từng Quốc gia, từng khu vực và toàn bộ
nền văn minh hiện đại của nhân loại. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo (XĐGN) luôn
được đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội không chỉ ở nước ta mà còn ở
nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chức
quốc tế rất quan tâm tìm các giải pháp hạn chế nghèo đói và giảm dần khoảng cách
phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn thế giới.
Ở nước ta, xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của mình là giải phóng dân
tộc, xây dựng chế độ mới để đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân, mọi gia
đình Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Đảng và Nhà nước phải tạo điều
kiện "Làm cho người nghèo đủ ăn. Người đủ ăn thì khá. Người khá, giàu thì giàu
thêm" [13, tr 303].
Vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được đưa vào mục tiêu, kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội 5 năm (1996-2000). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996)
đã khẳng định:"Thực hiện tốt chương trình XĐGN, nhất là đối với vùng căn cứ
quân sự cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số". Đại hội IX (năm 2001) tiếp
tục khẳng định hướng đi đó và nhấn mạnh: "Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với
xóa đói giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình Công nghiệp
hóa-Hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ
nghèo" [14]. Công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu vượt
bậc về phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của đa số dân cư được cải thiện, công tác
XĐGN đã thu được thành tựu đáng kể. Song, mức sống của người dân vẫn còn
th ấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên. Một bộ phận khá lớn dân cư còn
sống nghèo đói, trong đó có nhiều gia đình có công với Cách mạng vẫn còn chịu
nhiều thiệt thòi trong hòa nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành
quả do công cuộc đổi mới mang lại. Cuối năm 2005, cả nước vẫn còn khoảng 22%
số hộ nghèo đói. Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN đã triển khai mạnh mẽ ở
tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ thoát nghèo
vẫn chưa vững chắc, rất dễ tái nghèo khi gặp thiên tai hay rủi ro bất thường trong
đời sống và sản xuất kinh doanh
115 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4162 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói, đề xuất những giải pháp chủ yếu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đúng thực trạng và nguyên nhân nghèo đói, đề xuất những giải pháp chủ yếu XĐGN
trên địa bàn Quảng Trị
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi lịch sử phát triển của xã hội loài người có sự phân chia gia cấp, vấn
đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và cho đến nay vẫn đang tồn tại như một thách
thức lớn đối với sự phát triển bền vững của từng Quốc gia, từng khu vực và toàn bộ
nền văn minh hiện đại của nhân loại. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo (XĐGN) luôn
được đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội không chỉ ở nước ta mà còn ở
nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chức
quốc tế rất quan tâm tìm các giải pháp hạn chế nghèo đói và giảm dần khoảng cách
phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn thế giới.
Ở nước ta, xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của mình là giải phóng dân
tộc, xây dựng chế độ mới để đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân, mọi gia
đình Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Đảng và Nhà nước phải tạo điều
kiện "Làm cho người nghèo đủ ăn. Người đủ ăn thì khá. Người khá, giàu thì giàu
thêm" [13, tr 303].
Vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được đưa vào mục tiêu, kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội 5 năm (1996-2000). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996)
đã khẳng định:"Thực hiện tốt chương trình XĐGN, nhất là đối với vùng căn cứ
quân sự cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số". Đại hội IX (năm 2001) tiếp
tục khẳng định hướng đi đó và nhấn mạnh: "Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với
xóa đói giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình Công nghiệp
hóa-Hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ
nghèo" [14]. Công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu vượt
bậc về phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của đa số dân cư được cải thiện, công tác
XĐGN đã thu được thành tựu đáng kể. Song, mức sống của người dân vẫn còn
thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên. Một bộ phận khá lớn dân cư còn
sống nghèo đói, trong đó có nhiều gia đình có công với Cách mạng vẫn còn chịu
nhiều thiệt thòi trong hòa nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành
quả do công cuộc đổi mới mang lại. Cuối năm 2005, cả nước vẫn còn khoảng 22%
số hộ nghèo đói. Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN đã triển khai mạnh mẽ ở
tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ thoát nghèo
vẫn chưa vững chắc, rất dễ tái nghèo khi gặp thiên tai hay rủi ro bất thường trong
đời sống và sản xuất kinh doanh,.
Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo nhất khu vực Miền Trung, trong
những năm qua, Quảng Trị đã tích cực thực hiện Chương trình XĐGN và thu được
một số kết quả đáng kể; từ 1996-2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên
2 %. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn rất cao 28,48% (theo chuẩn nghèo giai
đoạn 2006-2010 của Bộ LĐ-TB&XH). Đây đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho tỉnh
Quảng Trị, bởi thực hiện XĐGN trên địa bàn tỉnh không chỉ có ý nghĩa thực hiện
mục tiêu chung của Quốc gia mà còn có vai trò thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát
triển, vươn lên tránh tụt hậu; đồng thời hội nhập với các vùng khác trong khu vực
và cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống vấn đề
nghèo đói, xác định các giải pháp thực hiện vừa đảm bảo đúng nguyên lý chung vừa
phù hợp với thực tiễn của địa phương Quảng Trị là yêu cầu cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Xung quanh vấn đề nghèo đói, phân hóa giàu nghèo, XĐGN là chủ đề được
Đảng, Nhà nước Việt nam, nhiều cơ quan trong nước, tổ chức quốc tế, cán bộ
nghiên cứu quan tâm và có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các khía cạnh khác
nhau. Nhưng đáng chú ý là một số công trình sau:
- UNDP “Tiến kịp”, 1996.
- Nguyễn Thị Hằng, “Vấn đề XĐGN ở nông thôn nước ta hiện nay”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hòa, “Phân hóa giàu - nghèo ở một số Quốc gia
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999.
- Ngô Quang Minh, “Tác động kinh tế của nhà nước góp phần XĐGN trong
quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1999.
- Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo "XĐGN
vùng dân tộc thiểu số: Phương pháp tiếp cận", năm 2001.
- Trần Thị Hằng, "Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay", Nxb Thống kê, năm 2001.
- Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, “Nghèo đói và XĐGN ở Việt Nam”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
- Hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn từ cách tiếp cận vi mô. Chương
trình nghiên cứu Việt Nam, Hà Lan (VNRP), Đà Nẵng năm 2002.
- Ngân hàng Thế giới “Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam” năm 2004...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của
vấn đề XĐGN. Đây là những tư liệu khoa học quý sẽ được tiếp thu có chọn lọc
trong quá trình viết Luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu, khảo sát để đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân
nghèo đói, đề xuất những giải pháp chủ yếu XĐGN trên địa bàn Quảng Trị, làm cơ
sở cho việc xây dựng, chỉ đạo điều hành kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh có
hiệu quả.
Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nghèo đói và XĐGN.
+ Phân tích thực trạng nghèo đói và hoạt động XĐGN ở tỉnh hiện nay, chỉ rõ
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói và những vấn đề đặt ra cho công tác
XĐGN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
+ Xác định mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu thực hiện XĐGN ở Quảng
Trị trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng là người nghèo, xã
nghèo, vùng nghèo trong tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu: Quảng Trị có đặc điểm tương đối phức tạp về điều
kiện sống, khí hậu, và địa hình,... có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nghèo
đói cho từng vùng, từng hộ. Ở Quảng Trị, dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao, vì thế
luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề nghèo đói và XĐGN ở vùng nông thôn. Mặt
khác, để phục vụ cho yêu cầu chỉ đạo chương trình XĐGN phù hợp với đặc điểm
của địa phương, luận văn phân tích 3 vùng kinh tế sinh thái của tỉnh là: Vùng ven
biển, vùng đồng bằng trung du và vùng núi. Về thời gian luận văn phân tích chủ yếu
từ năm 1996 đến nay, khi các hoạt động XĐGN trên địa bàn tỉnh được đưa vào
Nghị quyết. Về mục tiêu chiến lược và giải pháp XĐGN, dự báo đến năm 2015;
một số mục tiêu được định lượng cụ thể đến năm 2010 để phù hợp với định hướng
phát triển KT-XH của tỉnh.
5. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để xem xét vấn đề nghèo đói và XĐGN một cách khách quan, khoa học và
sát thực tiễn, luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối và
chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nghèo đói và XĐGN, vấn đề dân tộc. Luận
văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp
nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và xã hội học như: Phương pháp thống kê, phân
tích tổng hợp, so sánh, phương pháp đồ thị, mô hình, phân tổ, điều tra, tổng kết thực
tiễn... để đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
6. Những điểm mới của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ tiếp tục kế thừa kết quả của nhiều
công trình khoa học liên quan đến vấn đề nghèo đói và XĐGN; luận văn có những
điểm mới sau đây:
- Chỉ ra diễn biến nghèo đói và hoạt động XĐGN ở tỉnh Quảng Trị và những
vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm từng bước XĐGN ở
Quảng Trị trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn có 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1. QUAN NIỆM VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO
1.1.1. Quan niệm về nghèo đói
Vấn đề nghèo đói đã được đề cập trong chính sách của nhiều quốc gia và
trong một số thập kỷ qua ở nhiều nước đã có bước tăng trưởng đáng kể về kinh tế
và đời sống. Do vậy, chống nghèo đói là một trong những chính sách ưu tiên của
Liên Hợp Quốc nhằm cải thiện đời sống cho khoảng trên 1,2 tỷ người đang sống
trong tình trạng nghèo đói tuyệt đối.
Do vấn đề nghèo đói diễn ra trên quy mô lớn nên hậu quả của nó đã tác động
xấu đến vấn đề sinh thái, môi trường và sự bất ổn về chính trị ở nhiều vùng trên thế
giới. Nó có ảnh hưởng không chỉ đối với các quốc gia nghèo mà còn có nguy cơ lan
rộng và tác động toàn cầu như tàn phá môi trường sinh thái, vấn đề di dân quốc tế ồ
ạt, tiêu cực XH lan rộng vv...Vì vậy, sự nghiệp chống nghèo đói không chỉ đối với
các nước nghèo mà cả đối với các nước phát triển. Tại khóa họp đặc biệt của Đại
Hội đồng Liên Hợp Quốc về phát triển XH, tháng 6 năm 2000 tại Genever - Thụy
Sỹ, các thành viên đã thống nhất cam kết, phấn đấu giảm một nữa số người nghèo
trên thế giới. Hội nghị kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh chiến dịch "Tấn công
vào nghèo đói" và khuyến nghị các quốc gia cần có chiến lược toàn diện về XĐGN.
Tại hội nghị thiên niên kỷ đầu tháng 9 năm 2000 của Liên Hợp Quốc tại
Washington (Mỹ), một lần nữa khẳng định: Chống nghèo đói là một trong những
mục tiêu ưu tiên hàng đầu của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 21 [18, tr.3]. Tuy
nhiên quá trình thực hiện XĐGN ở mỗi quốc gia có cách làm và giải pháp khác
nhau. Lý do cơ bản có những khác nhau đó là ở mỗi quốc gia khác nhau, có trình độ
phát triển KT-XH, điều kiện địa lý tự nhiên, trình độ dân trí, văn hóa, chính trị khác
nhau nên khả năng đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ vật chất, tinh thần cho dân
chúng có khác nhau. Ngay trong một quốc gia thì ở mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử
khác nhau thì khả năng đáp ứng các nhu cầu trên cho dân chúng cũng khác nhau.
Điều đó dẫn đến quan niệm về đói nghèo của các quốc gia có sự khác nhau và các
giải pháp XĐGN cũng có sự khác nhau.
Để xây dựng các giải pháp XĐGN, cần thiết phải có quan niệm đúng về
nghèo đói và có sự thống nhất chung cho các quốc gia về các khái niệm nghèo đói.
Nếu có sự khác nhau giữa các quốc gia thì đó chỉ là sự khác nhau về cách tiếp cận,
chứ không phải khác nhau về bản chất của nghèo đói.
Trên thế giới vấn đề nghèo đói được xem xét ở nhiều gốc độ và khía cạnh khác
nhau, trong đó có khía cạnh kinh tế- xã hội theo các nghĩa rộng, hẹp khác nhau, cụ thể là:
Các nhà khoa học có nhiều định nghĩa về nghèo như: Nghèo về vật chất, nghèo
về tri thức, nghèo về văn hóa, nghèo về điều kiện sinh hoạt vv... Còn đói là khái niệm
dùng để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư. Do vậy, nghèo đói hay
đói nghèo là khái niệm kép. Trong tư duy của người Việt nam, đói có 2 dạng là đói
kinh niên và đói gay gắt; nghèo cũng có 2 dạng là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nhưng dù ở dạng nào thì đói nghèo cũng có quan hệ mật thiết với nhau, nó phản ánh
cấp độ và mức độ khác nhau, "nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là một tình trạng
hiển nhiên của nghèo"[20, tr 18]. Nếu nghèo kéo dài và không ra khỏi vòng luẩn quẩn
của cảnh trì trệ, túng thiếu thì dễ lâm vào tình trạng đói rách, cùng quẫn.
Abapiasen-chuyên gia hàng đầu của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng:
nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào sự phát triển cộng đồng [19, tr 20].
UNDP đã đưa ra những định nghĩa nghèo [3, tr 27], như sau:
- Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết
đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ.
- Sự nghèo khổ về tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi
tiêu tối thiểu.
- Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như
không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực chủ yếu,
những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hay nước khác.
Hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 tại Bangkok (Thái Lan), các quốc gia trong khu
vực đã thống nhất cho rằng:"nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không
được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được XH thừa
nhận, tùy theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán của từng địa
phương [2, tr 8]. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ và bao quát, nên có thể coi đây
là định nghĩa chung nhất và có tính hướng dẫn về phương pháp nhận diện nét chính
yếu phổ biến về đói nghèo của các quốc gia. Tuy nhiên, các tiêu chí và chuẩn mực về
mặt lượng hóa chưa được xác định vì còn phải tính đến sự khác biệt về mặt chênh lệch
giữa các điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng, miền khác
nhau. Ưu điểm của khái niệm này là: Làm rõ được bộ phận dân cư nghèo đói là: "Tùy
theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán từng địa phương"...
Nghèo có 2 dạng: Nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối. Nghèo tuyệt đối là
tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối
thiểu để duy trì cuộc sống. Nhu cầu cơ bản, tối thiểu đó là mức bảo đảm tối thiểu về
ăn, mặc, nhà ở, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục và vệ sinh môi trường. Nghèo tương
đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng
đồng ở một thời kỳ nhất định. Như vậy, nghèo đói là khái niệm mang tính chất
tương đối cả về không gian và thời gian.
Nghèo tuyệt đối biểu hiện chủ yếu thông qua tình trạng một bộ phận dân cư
có thu nhập thấp, không cho phép thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu; trước hết là ăn-
gắn liền với dinh dưỡng. Nhu cầu này cũng có sự thay đổi, khác biệt từng quốc gia
và cũng được mở rộng dần. Còn nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức
sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương ở một thời
kỳ nhất định. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Việc xóa dần nghèo tuyệt đối
là việc có thể làm, còn nghèo tương đối là hiện tượng thường có trong xã hội và vấn
đề cần quan tâm là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu-nghèo. Khái niệm nghèo
tuyệt đối được sử dụng để so sánh mức độ nghèo khổ giữa các quốc gia. Trên cơ sở
đó người ta đưa ra khái niệm quốc gia nghèo là đất nước có thu nhập bình quân đầu
người rất thấp, nguồn lực cực kỳ hạn hẹp, cơ sở hạ tầng và môi trường yếu kém, có
vị trí không thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế. Còn trong đấu tranh
chống nạn nghèo đói người ta dùng khái niệm nghèo tuyệt đối.
Quan niệm nghèo đói của Việt Nam: Dựa trên các khái niệm của các tổ chức
thế giới, Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể hơn và được nghiên cứu ở các
cấp độ: cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia về
XĐGN giai đoạn 1998-2000 của Việt Nam đã đưa ra các khái niệm: Nghèo, đói, hộ
đói, hộ nghèo, vùng nghèo...và có các tiêu chí xác định cho từng loại cụ thể.
Về khái niệm nghèo của Việt Nam thì cơ bản thống nhất với khái niệm
nghèo đói của ESCAP.
Đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là
những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn
của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng. Đói là nấc thang thấp nhất của
nghèo, đây vốn thuần túy là đói ăn, nằm trọn trong phạm trù kinh tế vật chất và khác
với đói thông tin, đói hưởng thụ văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa tinh thần.
Khái niệm đói cũng có hai dạng; đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt).
- Đói kinh niên:Là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét.
- Đói cấp tính: Là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều
nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét.
- Hộ đói: Là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học
hành đầy đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà cửa rách nát...
- Hộ nghèo: Là hộ đói ăn nhưng không đứt bữa, mặc không đủ lành, không đủ
ấm, không có khả năng phát triển sản xuất.
- Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ
tầng thiết yếu như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch vv...trình độ dân trí thấp,
tỷ lệ mù chữ cao.
- Vùng nghèo: Là địa bàn tương đối rộng, nằm ở những khu vực khó khăn
hiểm trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao.
Tóm lại, nghèo đói là một phạm trù lịch sử, có tính tương đối. Tính chất và
đặc trưng của nghèo đói phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên, nhân tố chính trị,
văn hóa và trình độ phát triển kinh tế-xã hội của vùng, miền, quốc gia, khu vực. Đặc
điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, là cơ sở của việc tìm
kiếm đồng bộ các giải pháp XĐGN ở nước ta, nhất là vùng dân cư nông nghiệp và
nông thôn hiện nay.
1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo
Theo từ điển tiếng Việt thì tiêu chí và chuẩn có các nghĩa sau đây:
Tiêu chí có nghĩa là: tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại
một sự vật, một khái niệm [21, tr.990]. Như vậy, tiêu chí mang tính định tính.
Chuẩn có nghĩa là: Cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó
mà làm cho đúng, vật được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường; cái được
công nhận là đúng theo quy định hoặc đúng theo thói quen trong xã hội [21, tr.181].
Như vậy, chuẩn mang tính định lượng. Từ đó ta có thể hiểu chuẩn nghĩa là mốc giới
hạn do nhà nước hay tổ chức quốc tế quy định về mức thu nhập mà nếu ai có thu
nhập thấp hơn mức này gọi là nghèo, còn ai vượt qua giới hạn đó thì họ không phải
là người nghèo. Chuẩn là công cụ để phân biệt giữa người nghèo và người không
nghèo. Giữa chuẩn nghèo và tỷ lệ hộ nghèo có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, nếu
chuẩn nghèo cao thì tỷ lệ hộ nghèo cao và ngược lại
a) Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới:
Để đánh giá nghèo đói, UNDP dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối thu
nhập theo đầu người hay theo nhóm dân cư. Thước đo này tính phân phối thu nhập
cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất định, nó không quan
tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống của dân cư mà chia đều cho
mọi thành phần dân cư. Phương pháp tính là: Đem chia dân số của một nước, một châu
lục hoặc toàn cầu ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số bao gồm: Rất giàu, giàu,
trung bình, nghèo và rất nghèo. Theo cách tính này, vào những năm 1990 thì 20% dân
số giàu nhất chiếm 82,7% thu nhập toàn thế giới, trong khi 20% nghèo nhất chỉ chiếm
1,4%. Như vậy nhóm giàu nhất gấp 59 lần nhóm nghèo nhất [22, tr.11].
Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ
giàu, nghèo của các quốc gia dựa vào mức thu nhập quốc dân bình quân tính theo
đầu người trong một năm với 2 cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính theo
tỷ giá hối đoái và tính theo USD. Phương pháp PPP (purchasing power parity), là
phương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính bằng USD.
Theo phương pháp Atlas, năm 1990 người ta chia mức bình quân của các
nước trên toàn thế giới làm 6 loại:
+ Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu.
+ Từ 20.000 đến dưới 25.000 USD/người/năm là nước giàu.
+ Từ 10.000 đến dưới 20.000USD/người/năm là nước khá giàu.
+ Từ 2.500 đến dưới 10.000USD/người/năm là nước trung bình.
+ Từ 500 đến dưới 2.500USD/người/năm là nước nghèo.
+ Dưới 500USD/người/năm là nước cực nghèo.
Theo phương pháp thứ hai, WB muốn tìm ra mức chuẩn nghèo đói chung
cho toàn thế giới. Trên cơ sở điều tra thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình và giá cả
hàng hóa, thực hiện phương pháp tính "rỗ hàng hóa" sức mua tương đương để tính
được mức thu nhập dân cư giữa các quốc gia có thể so sánh. WB đã tính mức năng
lượng tối thiểu cần thiết cho một người để sống là 2.150calo/ngày. Với mức giá
chung của thế giới để đảm bảo mức năng lượng đó cần khoả