Hoàn toàn không quá lỗi khi nhận định. Nếu không có tín dụng thì
chẳng có đường sắt ở châu Âu cũng như các công trình to lớn khác. Thật
thế, tín dụng ra đời như một tất yếu lịch sử, nó đánh dấu bước tiến vĩ đại
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền tệ. Nó giúp cho quá trình sản
xuất được thông suốt, giúp tích tụ vốn cho phát triển kinh tế, nhờ đó tạo
những biến chuyển đáng kinh ngạc. Sự phát triển không ngừng của các
hình thức tín dụng là minh chứng hùng hồn cho sự cần thiết của nó.
Ta hãy nhìn lại, trong thời kỳ bao cấp ở nước ta. Tín dụng vừa đơn
điệu về loại hình, vừa cồng kềnh về tổ chức lại không phát huy được vai
trò của nó với nền kinh tế. Mặc dù từ năm 1990, chúng ta đã có những
xem xét sửa đổi song nó vẫn chưa đạt được những kết quả cần thiết. Vì
vậy, củng cố và hoàn thiện hệ thống tín dụng là thử thách đặt ra không
chỉ với ngành Tài chính -Ngân hàng mà còn là đối với cả đất nước.
42 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3718 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín dụng thương mại và triển vọng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
…………..o0o…………..
Đề tài : “Tín dụng thương mại và triển vọng ở
Việt Nam”
2
LỜI NÓI ĐẦU
Hoàn toàn không quá lỗi khi nhận định. Nếu không có tín dụng thì
chẳng có đường sắt ở châu Âu cũng như các công trình to lớn khác. Thật
thế, tín dụng ra đời như một tất yếu lịch sử, nó đánh dấu bước tiến vĩ đại
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền tệ. Nó giúp cho quá trình sản
xuất được thông suốt, giúp tích tụ vốn cho phát triển kinh tế, nhờ đó tạo
những biến chuyển đáng kinh ngạc. Sự phát triển không ngừng của các
hình thức tín dụng là minh chứng hùng hồn cho sự cần thiết của nó.
Ta hãy nhìn lại, trong thời kỳ bao cấp ở nước ta. Tín dụng vừa đơn
điệu về loại hình, vừa cồng kềnh về tổ chức lại không phát huy được vai
trò của nó với nền kinh tế. Mặc dù từ năm 1990, chúng ta đã có những
xem xét sửa đổi song nó vẫn chưa đạt được những kết quả cần thiết. Vì
vậy, củng cố và hoàn thiện hệ thống tín dụng là thử thách đặt ra không
chỉ với ngành Tài chính - Ngân hàng mà còn là đối với cả đất nước.
Trong khuôn khổ đề án môn học, em chỉ xin đi vào một loại hình tín
dụng tiêu biểu - Tín dụng thương mại (TDTM). Đây là hình thức tín
dụng ra đời rất sớm và do những ưu thế riêng có, nó vẫn càng ngày càng
được ưa chuộng. Lúc đầu TDTM chỉ đơn giản là mối quan hệ mua bán
chịu giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau trên cơ sở tin tưởng
3
lẫn nhau, dần dà nó phải hiểu sâu hơn và lợi ích của các bên được bảo
đảm hơn. Riêng ở Việt Nam, TDTM tồn tại ở khắp nơi song do một số
lý do, đến nay nó vẫn chưa được thừa nhận chính thức, gây nên những
trở ngại không đáng có cho người kinh doanh. Điều này đòi hỏi phải có
những giải pháp hữu hiệu để khắc phục. Với mong muốn góp phần vào
công cuộc đổi mới đất nước em xin chọn đề tài “Tín dụng thương mại
và triển vọng ở Việt Nam”. Sau đây là nội dung chính của đề tài:
- Tìm hiểu chung về TDTM
- Thực trạng ở Việt Nam
- Lựa chọn đối nghịch và biện pháp khắc phục.
4
MỤC LỤC
Lời nói đầu................................................................................... 1
I. Tín dụng thương mại - một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi . 2
1. VàI nét về tín dụng thương mại ................................................. 2
2. Công cụ của TDTM................................................................... 2
2.1. Hối phiếu................................................................................ 2
2.2. Kỳ phiếu................................................................................. 4
3. TDTM trong mối quan hệ với TDNH........................................ 5
3.1. NHTM với việc mở L/c phục vụ TDTM quốc tế .................... 5
3.2. Chiết khấu thương phiếu ........................................................ 6
3.3. Ngân hàng - người tư vấn ....................................................... 9
4. Vai trò của TDTM..................................................................... 9
II. TDTM ở Việt Nam hiện nay
............................................................................................................. 1
0
1. TDTM quốc tế với những vấn đề cần tháo gỡ
............................................................................................................. 1
0
5
2. TDTM trong nước
............................................................................................................. 1
2
3. Vai trò của TDTM trong nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu ở
Việt Nam
............................................................................................................. 1
5
3.1. Tăng nguồn vốn kinh doanh
............................................................................................................. 1
5
3.2. Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ
............................................................................................................. 1
5
3.3. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá, rút ngắn chu kỳ
kinh doanh
............................................................................................................. 1
6
3.4. Khuyến khích sản xuất kinh doanh
............................................................................................................. 1
6
6
III. Lựa chọn và khắc phục
............................................................................................................. 1
6
1. Với TDTM quốc tế
............................................................................................................. 1
6
2. Với TDTM trong nước
............................................................................................................. 1
7
Lời kết ..........................................................................................
40
Mục lục .........................................................................................
7
I/ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI - MỘT VẤN ĐỀ CÒN GÂY NHIỀU
TRANH CÃI
1. Vài nét về tín dụng thương mại
Tín dụng nói chung là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latin, đó là
“Creditium” có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Ngay với ý nghĩa ban đầu
này nó cũng nói lên phần nào bản chất của tín dụng ngày nay. TDTM
(Tradi Credit) là một loại hình tín dụng giữa những người sản xuất kinh
doanh với nhau, biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Việc
đặt tiền trước cho người cung cấp mà chưa lấy hàng cũng là hình thức
TDTM vì người mua cho người bán tạm thời sử dụng vốn của mình.
TDTM khác với tín dụng Ngân hàng (TDND - bank - credit) mà
cũng khác với tín dụng tiêu dùng (TDTD) vì TDTM có đối tượng là
hàng hóa trong khi đối tượng của TDNH là tiền tệ. Do đó nó có ưu thế
hơn TDNH ở chỗ tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch với Ngân hàng.
Thêm nữa, nhờ tính trừu tượng, TDTM được ưa thích hơn ở chỗ người
sử dụng nó không phải công khai hoạt động của họ với ngân hàng.
8
So với TDTD, rõ ràng TDTM ưu việt hơn vì nó tạo nguồn vốn kinh
doanh, điều có ý nghĩa hết sức lớn lao với những nước nghèo và thiếu
vốn như nước ta, khi mà TDTD tạo tâm lý tiêu dùng, giảm tiết kiệm
chưa phù hợp với điều kiện cần tích lũy như nước ta.
2. Công cụ của TDTM
Sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển, việc mua bán không thể
chỉ dựa trên lòng tin của hai bên, vì vậy thương mại ra đời và ngay lập
tức nó trở thành công cụ hữu hiệu của TDTM. Thương phiếu gồm hai
loại là hối phiếu và kỳ phiếu.
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange)
2.1.1. Hình thức của hối phiếu
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền với điều kiện do người bán
ký phát, yêu cầu người mua khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày cụ
thể hoặc một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền cho
người bán hoặc theo lệnh của người đó trả tiền cho một người khác hoặc
người cầm phiếu.
2.1.2. Đặc điểm của hối phiếu
- Hối phiếu có tính trừu tượng. Trên hối phiếu người ta không ghi
nội dung quan hệ tín dụng hay nguyên nhân sinh ra hối phiếu mà chỉ ghi
9
rõ số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu
lực pháp lý của hối phiếu không phụ thuộc vào nội dung tín dụng vì một
khi tách khỏi hợp đồng và nằm trong tay người thứ ba thì nó trở thành
một trái vụ độc lập. Nói theo cách khác, nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu
là trừu tượng.
- Hối phiếu có tính bắt buộc cao. Bình thường, người trả tiền hối
phiếu phải trả tiền vô điều kiện trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái
với đạo luật chi phối nó. Một khi hối phiếu đã qua tay người thứ 3 thì
người mua buộc phải trả tiền cho hối phiếu dù người cung cấp hàng vi
phạm hợp đồng, không giao hàng cho người mua. Trong trường hợp
bình thường, bên trả tiền nếu chậm trễ hoặc không chịu trả tiền sẽ bị
pháp luật can thiệp và bị tuyên bố phá sản rất nhanh.
- Hối phiếu có tính lưu thông rộng rãi. Hối phiếu có thể được
chuyển nhượng nhiều lần trong thời hạn của nó. Tính chất này có được
nhờ 2 tính chất ở trên.
2.1.3. Phân loại hối phiếu
Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia nó thành 3
loại.
- Hối phiếu trả ngay là hối phiếu mà khi người trả tiền nhìn thấy hối
phiếu này phải trả tiền ngay cho người trình phiếu.
10
- Hối phiếu trả tiền ngay sau một số ngày nhất định (thường từ 5
đến 7 ngày là lợi mà người trả tiền ký chấp nhận trả tiền và sau 5 đến 7
ngày thì trả tiền cho người chủ hối phiếu.
- Hối phiếu có kỳ hạn: Sau một thời hạn nhất định có trên hối phiếu,
noời trả phải trả tiền hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ
ngày chấp nhận hối phiếu hay một ngày quy định cụ thể.
* Căn cứ vào chứng từ kèm theo, người ta chia hối phiếu làm 2 loại:
- Hối phiếu trơn là hối phiếu gửi đến đòi nợ không kèm theo chứng
từ hàng hóa. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này được dùng để thu
cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng hoặc đòi tiền của những thương
nhân quen biêt và tin cậy.
- Ngược lại với hối phiếu trơn là loại kèm chứng từ hàng hóa. Nó
gồm 2 loại riêng là hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay, ký hiệu D/P
hoặc hối phiếu kèm chứng từ chấp nhận D/A.
* Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng, hối phiếu được chia làm 2
loại:
- Hối phiếu đích danh là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi.
Loại này không chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hiệu.
11
- Hối phiếu theo lệnh là loại hối phiếu chi trả theo lệnh của người
hưởng lợi. Nó được chuyển nhượng bằng hình thức ký hiệu. Đây là loại
được dùng rộng rãi trong thanh toán.
* Căn cứ vào người ký phát, hối phiếu được chia làm 2 loại:
- Hối phiếu thương mại là hối phiếu do người ký phát đòi tiền người
mua.
- Hối phiếu ngân hàng là loại mà ngân hàng phát hành ra, lệnh cho
ngân hàng đại lý của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người
hưởng loại chỉ định trên hối phiếu.
2.2. Kỳ phiếu (Promissory Notes)
2.2.1. Hình thức của kỳ phiếu
Kỳ phiếu là tờ giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người mua chịu
ký phát, hứa trả một số tiền nhất định cho người bán hoặc theo lệnh
người này trả cho một người khác quy định trong kỳ phiếu đó.
- Điều luật của kỳ phiếu tương tự như của hối phiếu song do tính
thụ động kỳ phiếu ít được dùng hơn hối phiếu.
2.2.2. Đặc điểm của kỳ phiếu
- Trên kỳ phiếu người ta phải ghi rõ kỳ hạn của nó
12
- Kỳ phiếu có thể do một hoặc nhiều người ký phát, cam kết trả tiền
cho một hoặc nhiều người hưởng lợi.
- Để đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu, nó phải được một
ngân hàng hoặc công ty tài chính nào đó bảo lãnh.
- Kỳ phiếu chỉ gồm một bản chính do người thu trái viết ra.
3. TDTM trong mối quan hệ với TDNH.
Tuy là hai hình thức tín dụng hoàn toàn khác nhau song TDTM và
TDNH lại liên quan mật thiết với nhau. Hai hình thức này bổ sung, hỗ
trợ lẫn nhau, TDTM làm lợi cho TDNH, đến lượt nó TDNH giúp cho
TDTM linh động, dễ dàng và an toàn hơn.
3.1. NHTM với việc mở L/c phục vụ TDTM quốc tế
3.1.1. L/c là gì?
L/c viết tắt của Lettes of Credit - là văn bản pháp lý trong đó ngân
hàng mở L/c cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ trình được một
bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung L/c.
3.1.2. Các bước thực hiện
Hãy xem sơ đồ sau:
Exporters Importers
Purchase order
Goods shipment 5
13
- Người mua căn cứ vào hợp đồng mua hàng làm đơn xin mở một
thư tín dụng (L/c) tại một ngân hàng nhất định mà 2 bên đã thỏa thuận.
- Ngân hàng mở L/c căn cứ vào đơn xin mở L/c, mở L/c và thông
báo cho người bán biết về L/c đó rồi gửi bản chính của L/c cho người
bán.
- Người bán kiểm tra kỹ nội dung của L/c, nếu hợp lệ thì chấp nhận
và tiến hành giao hàng theo L/c. Nếu không, ngân hàng sẽ dừng ngay
hợp đồng.
3.1.3. Ưu và nhược điểm của TDTM quốc tế
* Ưu điểm:
Exporters Importers
Shipping documents
L/c application
L/c paid at
maturity
L/c delivered
L/c draf and shipping
documents delivered
Draft accepted
and funds remitted
L/c draft and
shipping documents
L/c notification
Payment
1
6 10
4 2
9 11
3
7
8
Process preceding creation of L/c
Process after creation of L/c
14
- Thanh toán bằng L/c giúp cho thủ tục đơn giản, việc mua bán giữa
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhanh chóng, thuận tiện.
- Mang tính chặt chẽ và nghiêm ngặt, nhờ đó giảm rủi ro trong quá
trình buôn bán. Trong trường hợp người nhập vì một lý do nào đó không
hoặc không thể thanh toán cho người xuất khẩu, họ vẫn thu được tiền
của ngân hàng nhà nhập khẩu. Hơn nữa do hoạt động thương mại diễn ra
trong phạm vi rộng, thông tin lẫn nhau ít nhiều hạn chế, việc mở L/c ở
ngân hàng nhà nhập khẩu là một yếu tố đảm bảo khá chắc chắn vì họ
nắm được tình hình tài chính của nhà nhập khẩu.
* Nhược điểm:
- Gây rủi ro không đáng có cho nhà kinh doanh do sự ràng buộc
chặt chẽ về nội dung L/c và sự khác biệt trong pháp luật của mọi nước.
- Gây những trùng lặp tiêu cực khi một doanh nghiệp mở L/c ở
nhiều ngân hàng trong khi khả năng thanh toán của họ rất hạn chế.
3.2. Chiết khấu thương phiếu
3.2.1. Khái niệm về chiết khấu thương phiếu
Trên thế giới, chiết khấu thương phiếu đã có lịch sử khá lâu. Nó là
nghiệp vụ cổ điển nhất về huy động các khoản vay thương mại. Hiện
nay, chiết khấu thương phiếu vẫn giữ vị trí then chốt trong các nghiệp vụ
15
của ngân hàng bởi nó giải quyết tốt nguồn vốn kinh doanh và tương đối
an toàn so với tín dụng ứng trước. Hơn thế, lợi nhuận mang lại từ việc
chiết khấu thương phiếu rất lớn. Đó là một nghiệp vụ tín dụng, qua đó
ngân hàng giao cho khách hàng một số tiền ghi trong thương phiếu mà
không phải chờ đến ngày thanh toán của nó.
Việc chiết khấu thương phiếu mà ngân hàng trở thành chủ sở hữu
thương phiếu thông thương phải đem lại sự hoàn trả cho ngân hàng -
người chiết khấu khoản tiền mà họ đã ứng trước: người cung cấp hàng
hóa hay dịch vụ lập ra các thương phiếu thể hiện số hàng đã cung cấp
hoặc dịch vụ đã làm và nhượng lại cho ngân hàng để được thanh toán
trước hạn. Đây là công cụ tín dụng và thanh toán mà giới kinh doanh ưa
sử dụng, nó là loại tín dụng đầu tiên mà doanh nghiệp có thể xin cấp.
Xét theo nghĩa rộng, chiết khấu là một kỹ thuật tài trợ dẫn đến việc
cấp tín dụng nhằm tái tài trợ. Với mục đích này nó được thực hiện dựa
trên các thương phiếu ký chuyển nhượng của người đi vay giao cho ngân
hàng - người cho vay. Kỹ thuật này cũng được sử dụng để tài trợ ngắn
hạn, kể cả tín dụng ngân quỹ cũng như cho các tài trợ trung và dài hạn.
Như vậy chiết khấu thương phiếu bao trùm tất cả các lãnh vực hoạt động
- trừ cam kết bằng chữ ký - và đáp ứng các nhu cầu - thực tế rất khác
nhau.
16
Trong thực tiễn hoạt động ngân hàng, chiết khấu là nghiệp vụ qua
đó ngân hàng sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn hoặc một trái phiếu
có kỳ hạn giao số tiền tương ứng cho khách hàng sau khi trừ đi phần thù
lao (lãi suất chiết khấu) của ngân hàng. Chiết khấu là một nghiệp vụ tín
dụng vì nó đem lại ngay cho khách hàng một số tiền mà bình thường chỉ
được trả vào ngày đáo hạn thương phiếu.
Nhìn về bản chất, chiết khấu thương phiếu không phải là khoản cho
vay vì ngân hàng không cho khách hàng vay số tiền mà khách hàng sẽ
phải trả cho ngân hàng. Ở đây ngân hàng ứng trước trị giá của thương
phiếu chưa đến hạn và đổi lại bằng việc sở hữu thương phiếu đó. Nhờ đó
ngân hàng được trả lại khoản ứng trước đây bằng cách truy đòi khi đáo
hạn thương phiếu.
3.2.2. Cơ chế chiết khấu
Nghiệp vụ chiết khấu là một thỏa ước giữa khách hàng với ngân
hàng có thể chấp nhận chiết khấu từng món một hoặc cam kết trước là sẽ
chiết khấu cho các chứng từ mà khách hàng xuất trình cho đến mức tối
đa nào đó trong một thời hạn nhất định. Trường hợp này người ta gọi là
tín dụng chiết khấu. Tuy nhiên ngân hàng cũng như một doanh nghiệp -
vẫn từ chối một thương phiếu khả nghi.
17
Trong hoạt động chiết khấu, ngân hàng chiết khấu trở thành chủ sở
hữu thương phiếu. Việc chuyển giao thương phiếu thường được thực
hiện bằng cách để tránh ký hiệu hoặc chỉ định ngân hàng là người thu
hưởng thương phiếu. Ngân hàng ứng cho người cầm thương phiếu sau
khi tính thù lao, phần thu này gồm nhiều loại phí và lãi suất thương
phiếu.
3.2.3. Đặc điểm chiết khấu
Thông thường thương phiếu do ngân hàng xuất trình đều được
thanh toán và tín dụng được thu hồi. Tuy nhiên khi người trả tiền không
hoặc không có khả năng thanh toán, ngân hàng vẫn có vị trí pháp lý rất
mạnh với 2 cách truy đòi.
- Với tư cách là chủ sở hữu của thương phiếu, ngân hàng có thể truy
đòi theo luật thương phiếu đối với mọi người ký trên phiếu với tất cả
những đảm bảo mà điều khoản này mang lại. Đồng thời ngân hàng có
quyền theo đuổi việc thanh toán đến cùng.
- Với tư cách là người chiết khấu, ngân hàng có quyền truy đòi
khách hàng của mình vì ngân hàng chỉ giao tiền theo giá trị của thương
phiếu khi đảm bảo thu được tiền. Trường hợp rủi ro, ngân hàng có thể
đòi người xin chiết khấu. Nếu khách hàng có quan hệ tài khoản với ngân
hàng, ngân hàng đòi tiền bằng cách trừ vào tài khoản của họ.
18
3.2.4. Ưu nhược điểm của chiết khấu
Ta biết rằng chiết khấu làm cho khả năng lưu thông của thương
phiếu tăng lên và trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
khá hữu hiệu, có khả năng hoán chuyển cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu về
vốn của doanh nghiệp cho vay.
* Chiết khấu rất bảo đảm đối với ngân hàng vì ngân hàng có những
công cụ hữu hiệu để truy đòi các khoản TDTM. Ngoài ra khi cần thiết,
NHTM có thể đem thương phiếu đến tái chiết khấu ở NHTW. Tuy vậy
các ngân hàng cùng phải đương đầu với những khó khăn sau:
Thứ nhất, chi phí quản lý thương phiếu rất cao
Thứ hai, thông tin về người ký thương phiếu không đầy đủ. Thông
thường ngân hàng không có quan hệ trực tiếp với người ký phát nên
quyết định chiết khấu mang tính mạo hiểm. Để giải quyết việc đó, các
ngân hàng thường quy định lãi suất chiết khấu cao nhằm san bằng rủi ro.
Thứ ba, là những rủi ro ngân hàng gặp phải do các doanh nghiệp
làm ăn phi pháp, lừa đảo, dùng tiền vay ngân hàng trả nợ cho TDTM.
3.3. Ngân hàng - người tư vấn
Do tính chất của hoạt động ngân hàng họ có cơ hội tiếp xúc, nắm
được những thông tin bao quát về tình hình tài chính của các doanh
19
nghiệp, ngân hàng trở thành nhà tư vấn cho người sản xuất kinh doanh
hay những người buôn bán giấy tờ có giá. Nhờ thông tin do ngân hàng
cung cấp, khách hàng ra quyết định có dùng thương phiếu đó không.
4. Vai trò của TDTM
So với các loại tín dụng khác, TDTM khá đặc biệt. Nó có những ưu
điểm:
- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa, rút ngắn chu kỳ kinh
doanh, làm cho sản xuất lưu thông được liên tục, nhờ đó tăng hiệu quả
kinh tế.
- Có khả năng tích tụ vốn cao, nó là nguồn vốn lưu động quan trọng
dù giá của nó khá đắt: 2% lãi suất cho 10 ngày.
- Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ và nó là hình thức lưu thông
không dùng tiền mặt. Trên thực tế, tiền vẫn nằm tại ngân hàng trong khi
thương phiếu có thể được thay đổi chủ sở hữu.
- Khuyến khích sản xuất kinh doanh nhờ tính trừu tượng. Người
kinh doanh bí mật được hoạt động của mình về loại hàng hóa, giá
thành...
Tuy vậy, muốn TDTM hoạt động hiệu quả cần khắc phục những
hạn chế sau:
20
- Hạn chế về quy mô tín dụng: quy mô TDTM là có hạn, cụ thể
khoản tín dụng có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng giá trị hàng hóa trao đổi.
- Hạn chế về chiều vận động: TDTM chỉ vận động theo một chiều
nên nếu chỉ một khoản trục trặc có thể dẫn đến phá sản hàng loạt.
- Hạn chế do thiếu sự giảm sút của ngân hàng dẫn đến sự hạn chế
khả năng theo dõi doanh nghiệp. Vì vậy nó nảy sinh tiêu cực như nạn
buôn bán giả, rửa tiền...
Ngoài ra TDTM còn là mầm mống của khủng hoảng sản xuất thừa
với những đơn đặt hàng giả hoặc không có khả năng được thanh toán.
II/ TDTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. TDTM quốc tế với những vấn đề cần tháo gỡ
Sự bùng nổ hình thức TDTM quốc tế trong mấy năm gần đây đặt
nước ta vào tình trạng hết sức khó khăn vì một mặt, TDTM quốc tế là
công cụ thuận lợi cho kinh doanh quốc tế, nó làm tăng đáng kể khối
lượng xuất nhập khẩu, khuyến khích