Luận văn Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã gây nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển chậm lại, nó đem đến cơ hội nhận thức rõ hơn về những chuyển động nằm sâu trong bộ máy kinh tế toàn cầu mà trong điều kiện bình thƣờng ít có điều kiện bộc lộ. Cuộc khủng hoảng này làm rõ những điểm yếu đồng thời cung cấp cái nhìn rõ hơn về động lực thực sự của tăng trƣởng kinh tế thế giới và qua đó cho thấy xu thế phát triển của nền kinh tế, tài chính toàn cầu. Từ cuộc khủng hoảng này có thể thấy, trong khi các nền kinh tế phát triển đều gặp khó khăn và phải vật lộn để khắc phục những hậu quả tiêu cực, các nền kinh tế mới nổi thuộc khối BRICs nổi lên mạnh mẽ nhƣ một thế lực mới trong nền kinh tế toàn cầu, đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng của kinh tế thế giới. Vai trò, vị thế của khối BRICs ngày càng đƣợc nâng cao cùng với sự chuyển dịch cán cân kinh tế, tài chính toàn cầu từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế mới nổi; đẩy nhanh việc hình thành trật tự kinh tế, tài chính quốc tế mới. Vì vậy, với việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nghiên cứu vai trò của khối BRICs trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Chỉ có nhận thức đúng về vai trò của khối BRICs, qua đó hiểu rõ động lực và xu thế phát triển của kinh tế thế giới, Việt Nam mới có thể chủ động hội nhập và tận dụng tốt các cơ hội khi tham gia vào sân chơi chung toàn cầu. Từ những lý do trên, ngƣời viết chọn đề tài "Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học.

pdf87 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ------------***----------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại VAI TRÒ CỦA KHỐI BRICs TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Lê Đình Vũ Mã sinh viên : 0851010307 Lớp : Anh 8 – Khối 3 KT Khóa : 47 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. Vũ Chí Lộc Hà Nội, tháng 5 năm 2012 i LỜI CẢM ƠN Ngƣời viết xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Vũ Chí Lộc đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ ngƣời viết hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ngƣời viết cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ ngƣời viết trong 4 năm học tập vừa qua. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm và kiến thức của ngƣời viết còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Ngƣời viết rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉnh sửa của các thầy cô và bạn đọc để hoàn thiện khóa luận tốt hơn nữa. Hà Nội, tháng 5 năm 2012 ii MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BRICs VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ................................................................................................................ 3 1.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của BRICs ....................................... 3 1.1.1. Nguồn gốc ra đời ....................................................................................... 3 1.1.2. Quá trình phát triển ................................................................................... 6 1.2. Vị thế của BRICs trong nền kinh tế thế giới .................................................. 12 1.2.1. Về quy mô kinh tế ..................................................................................... 12 1.2.2. Về tốc độ tăng trưởng .............................................................................. 13 1.2.3. Về dân số .................................................................................................. 15 1.2.4. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 15 1.3. Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu................... 17 1.3.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ..................................... 17 1.3.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ............................... 21 CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA KHỐI BRICs TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ................................................................................................. 24 2.1. Là đầu tầu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế thế giới............................................ 24 2.2. Là nơi cung cấp tín dụng quan trọng cho Mỹ, châu Âu, IMF khắc phục khủng hoảng tài chính ...................................................................................................... 28 2.3. Định hình xu hƣớng phát triển mới của nền tài chính, kinh tế thế giới ......... 36 2.3.1. Đẩy nhanh việc dịch chuyển sức mạnh kinh tế từ các nước phát triển sang các nền kinh tế mới nổi ............................................................................. 37 2.3.2. Chuyển diễn đàn chính về hợp tác kinh tế quốc tế từ G7 thành G20 ...... 39 2.3.3. Gia tăng quyền lực của các nước mới nổi tại IMF và WB ...................... 42 2.3.4. Giảm sự phụ thuộc vào đồng USD .......................................................... 45 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM ............................... 48 3.1. Việt Nam nên tham gia nhƣ thế nào vào xu thế mới của nền tài chính, kinh tế thế giới ................................................................................................................... 48 iii 3.1.1. Trong xu thế chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ các nước phát triển sang các nền kinh tế mới nổi ...................................................................................... 48 3.1.2. Trong quá trình chuyển dịch diễn đàn chính về hoạch định chính sách kinh tế quốc tế từ G7 thành G20 ........................................................................ 49 3.1.3. Trong xu thế tăng quyền lực của các nước mới nổi tại IMF và WB ....... 51 3.1.4. Trong xu thế các nước giảm dần sự phụ thuộc vào đồng USD ............... 52 3.2. Khi các nguồn tín dụng truyền thống không đáp ứng đƣợc yêu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng do ảnh hƣởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính, Việt Nam nên tìm nguồn cung tín dụng mới ở đâu ....................................................... 53 3.3. Việt Nam nên làm gì khi BRICs thay thế các nƣớc phát triển trở thành đầu tầu tăng trƣởng của kinh tế thế giới ....................................................................... 59 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 69 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt APEC Asia - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á BRICs Brazil, Russia, India, China countries Các nƣớc Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc BRICS Brazil, Russia, India, China, South Africa Các nƣớc Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi EU European Union Liên minh châu Âu EUROZONE Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro FED Federal Reserve System Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa G7 Group of 7 7 nền kinh tế công nghiệp phát triển, gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada, Italia G20 Group of 20 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, gồm: Ả Rập Saudi, Ấn Độ, Argentina, Brazil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia, Mexico, Nam Phi, Nga, Nhật, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Úc, Anh, Ý, và Liên Minh Châu Âu. IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế PPP Purchasing Power Parity Sức mua tƣơng đƣơng SDR Special Drawing Rights Quyền rút vốn đặc biệt USD Đồng đô la Mỹ WB World Bank Ngân hàng Thế giới v DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1. GDP các nƣớc khối BRICs. ................................................................. 6 Bảng 1.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP của các nƣớc thuộc khối BRICs. ................ 7 Bảng 1.3. 16 nền kinh tế lớn nhất thế giới từ 2001 đến 2010. ............................. 7 Bảng 1.4. Dân số các nƣớc khối BRICs từ 2001 đến 2010. ................................ 9 Bảng 1.5. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của 7 nƣớc công nghiệp phát triển G7 từ 2007-2011. ................................................................................................................ 22 Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng trung bình của kinh tế thế giới. .......................... 24 Bảng 2.2. Tốc độ tăng trƣởng khối G7 từ 2007 đến 2011. ................................ 24 Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng trung bình của khối BRICs từ 2007 – 2011. ......... 25 Bảng 2.4. Tăng trƣởng GDP của các nƣớc khối BRICs từ 2008-2011. ............ 28 Bảng 2.5. Nợ công của các nền kinh tế thuộc OECD. ....................................... 31 Bảng 2.6. 10 nền kinh tế có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. ........................ 33 Bảng 2.7. Tỷ trọng GDP danh nghĩa của BRICs và G7 trong GDP toàn cầu. .. 37 Bảng 3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2007 đến 2011. .......... 48 Bảng 3.2. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. ......................... 49 Bảng 3.3. Danh sách các nƣớc không phải là thành viên G20 đƣợc mời tham dự hội nghị thƣợng đỉnh G20. ........................................................................................ 50 Bảng 3.4. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam từ 2002-2010. ........... 54 Bảng 3.5. Tăng trƣởng tiêu dùng bình quân đầu ngƣời. .................................... 60 Bảng 3.6. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại một số thị trƣờng. .............. 64 vi DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Tên hình và biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1. Giao dịch thƣơng mại nội khối BRICs. ........................................... 8 Biểu đồ 1.2. GDP bình quân đầu ngƣời các nƣớc khối BRICs tính theo PPP. ... 9 Biểu đồ 1.3. Số ngƣời có thu nhập lớn hơn 6.000 USD. ................................... 10 Biểu đồ 1.4. Tăng trƣởng thị trƣờng chứng khoán các nƣớc khối BRICs. ........ 10 Biểu đồ 1.5. Tăng trƣởng của thị trƣờng chứng khoán các nƣớc thuộc khối BRICs so với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản từ năm 2001 đến nay. .............................. 11 Biểu đồ 1.6. Tỷ trọng GDP của BRICs và Mỹ trong GDP toàn cầu năm 2011 12 Biểu đồ 1.7. Các nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2011.................................. 13 Biểu đồ 1.8. So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của khối BRICs với tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình của thế giới. ...................................................................... 14 Biểu đồ 1.9. So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của khối BRICs với G7. ........ 14 Biểu đồ 1.10. Tỷ trọng dân số BRICs trong dân số toàn cầu năm 2011 ........... 15 Biểu đồ 1.11. 8 nƣớc có diện tích lớn nhất thế giới. .......................................... 16 Biểu đồ 1.12. Tỷ trọng diện tích lãnh thổ của BRICs so với các nƣớc trên thế giới............................................................................................................................. 16 Biểu đồ 1.13. Giá nhà trung bình tại Mỹ giai đoạn 1963-2010. ........................ 18 Biểu đồ 1.14. Tăng trƣởng GDP của toàn cầu, các nƣớc phát triển, đang phát triển và mới nổi. ........................................................................................................ 23 Biểu đồ 2.1. Chỉ số PMI của BRICs và các nƣớc khác. .................................... 25 Biểu đồ 2.2. Đóng góp của các nền kinh tế vào tăng trƣởng GDP toàn cầu. ........... 26 Biểu đồ 2.3. Đóng góp của cầu nội địa vào tăng trƣởng GDP thực tế trong 2 năm 2008 và 2009 của một số nƣớc. ......................................................................... 27 Biểu đồ 2.4. Số ngƣời gia nhập tầng lớp có thu nhập từ 6.000 USD trở lên. .... 39 Hình 2.1. Dự trữ ngoại hối và vàng trừ đi các khoản nợ nƣớc ngoài của các nƣớc. .......................................................................................................................... 33 Biểu đồ 3.1. Đầu tƣ từ khu vực tƣ nhân vào cơ sở hạ tầng tại một số nƣớc ở Đông Á giai đoạn 1990-2008. ................................................................................... 56 Biểu đồ 3.2. Đóng góp vào tiêu dùng toàn cầu của các nền kinh tế .................. 61 vii Biểu đồ 3.3. Dự báo thu nhập bình quân đầu ngƣời của các nền kinh tế khối BRICs. ....................................................................................................................... 62 Biểu đồ 3.4. Số ngƣời gia nhập tầng lớp có thu nhập trên 15.000 USD đến năm 2025 tại BRICs. ......................................................................................................... 63 Biểu đồ 3.5. Tiêu thụ hàng hóa trung bình trên 100 ngƣời dân tại BRICs. ....... 64 Biểu đồ 3.6. Cơ cấu nhập khẩu của các nƣớc BRICs. ....................................... 65 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã gây nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển chậm lại, nó đem đến cơ hội nhận thức rõ hơn về những chuyển động nằm sâu trong bộ máy kinh tế toàn cầu mà trong điều kiện bình thƣờng ít có điều kiện bộc lộ. Cuộc khủng hoảng này làm rõ những điểm yếu đồng thời cung cấp cái nhìn rõ hơn về động lực thực sự của tăng trƣởng kinh tế thế giới và qua đó cho thấy xu thế phát triển của nền kinh tế, tài chính toàn cầu. Từ cuộc khủng hoảng này có thể thấy, trong khi các nền kinh tế phát triển đều gặp khó khăn và phải vật lộn để khắc phục những hậu quả tiêu cực, các nền kinh tế mới nổi thuộc khối BRICs nổi lên mạnh mẽ nhƣ một thế lực mới trong nền kinh tế toàn cầu, đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng của kinh tế thế giới. Vai trò, vị thế của khối BRICs ngày càng đƣợc nâng cao cùng với sự chuyển dịch cán cân kinh tế, tài chính toàn cầu từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế mới nổi; đẩy nhanh việc hình thành trật tự kinh tế, tài chính quốc tế mới. Vì vậy, với việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nghiên cứu vai trò của khối BRICs trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Chỉ có nhận thức đúng về vai trò của khối BRICs, qua đó hiểu rõ động lực và xu thế phát triển của kinh tế thế giới, Việt Nam mới có thể chủ động hội nhập và tận dụng tốt các cơ hội khi tham gia vào sân chơi chung toàn cầu. Từ những lý do trên, ngƣời viết chọn đề tài "Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ vai trò của khối BRICs trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ đó nêu lên một số vấn đề cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: khối kinh tế BRICs gồm 4 nền kinh tế mới nổi là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. 2 Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề kinh tế; không nghiên cứu các vấn đề tôn giáo, văn hóa… - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Tháng 4/2011, tại hội nghị thƣợng đỉnh của khối, các nƣớc đã nhất trí kết nạp thêm Nam Phi (South Africa) vào nhóm và trở thành khối BRICS. Tuy vậy, do trong phần lớn thời gian nghiên cứu Nam Phi chƣa tham gia khối và trong khái niệm BRICs gốc do ngân hàng Goldman Sachs đƣa ra chỉ bao gồm 4 nền kinh tế Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc nên đề tài chỉ nghiên cứu 4 nƣớc này. + Thời gian: giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2008 đến nay. 4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài Đến nay, ở trong nƣớc chƣa có nghiên cứu khoa học nào về khối BRICs. Các nghiên cứu về BRICs chủ yếu là của nƣớc ngoài, nhiều nhất là các nghiên cứu của ngân hàng Goldman Sachs. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Goldman Sachs chủ yếu là những nghiên cứu, dự báo về sự phát triển của các nền kinh tế thuộc khối BRICs, từ đó đƣa ra các khuyến nghị cho khách hàng của Goldman Sachs - phần lớn là giới đầu tƣ tài chính. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp thu thập số liệu, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp thông tin, phƣơng pháp phân tích, so sánh; phƣơng pháp mô tả và phƣơng pháp hệ thống hóa. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan về BRICs và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chƣơng 2. Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chƣơng 3. Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BRICs VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 1.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của BRICs 1.1.1. Nguồn gốc ra đời Thuật ngữ BRICs là chữ viết tắt các chữ cái đầu (tiếng Anh) của tên 4 nƣớc có tốc độ phát triển cao và dân số đông là Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India) và Trung Quốc (China). Thuật ngữ này lần đầu tiên đƣợc Jim O’Neill, kinh tế gia trƣởng của ngân hàng Goldman Sachs, đƣa ra năm 2001 trong nghiên cứu “Xây dựng nền kinh tế thế giới tốt đẹp hơn - BRICs” (Building better global economic BRICs). Mục đích ban đầu tiến hành phân tích về BRICs, theo ngân hàng Goldman Sachs, là nhằm xác định những nền kinh tế có thể cạnh tranh về mặt quy mô với các nền kinh tế đã phát triển. Goldman Sachs cũng nêu lý do tại sao Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc đƣợc lựa chọn để nghiên cứu mà không phải các nƣớc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh khác. Đó là, nghiên cứu về BRICs không chỉ là nghiên cứu về sự thành công của các nƣớc đang phát triển có tốc độ tăng trƣởng cao. Điều khiến BRICs đặc biệt chính là các nền kinh tế này có quy mô lớn và có xu hƣớng thách thức vai trò, ảnh hƣởng của các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Trong các nền kinh tế đang phát triển, rõ ràng Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vƣợt trội về quy mô kinh tế và dân số. Do đó, BRICs là đối tƣợng tiềm năng nhất đáp ứng các tiêu chuẩn của Goldman Sachs.1 Còn tác giả của thuật ngữ BRICs, Jim O’Neill, tháng 6/2009 đã trả lời phỏng vấn trang tin CNNMoney về lý do tìm ra khái niệm này nhƣ sau: “Lúc đó tôi đang tìm kiếm chủ đề và ý tƣởng mới. Nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc tìm ra khái niệm BRICs chính là sự kiện 11/9. Thông điệp ẩn giấu đằng sau sự kiện kinh hoàng này là quá trình toàn cầu hóa vẫn cứ tiếp tục và ngày càng phát triển. Quá trình này sẽ ngày càng phức tạp và đó không chỉ là quá trình Mỹ hóa thế giới nhƣ cách nhiều ngƣời thƣờng nghĩ. Cho dù sự kiện 11/9 không phải là chỉ dấu trực tiếp cho điều này, nó làm sáng tỏ ý tƣởng trong tôi và vào tháng 10 năm đó, tôi đã viết nghiên cứu có tựa đề "Xây dựng nền kinh tế thế giới tốt đẹp hơn - BRICs". Nghiên cứu chỉ 1 Goldman Sachs, 2005, How solid are the BRICs, trang 7. 4 ra rằng không thể vận hành thế giới một cách trơn tru nếu không có sự tham gia của các nƣớc này”.2 Trong cuộc phỏng vấn trên, Jim O'Neill cũng cho rằng: nhờ vào quá trình toàn cầu hóa, nếu các nƣớc thuộc khối BRICs nâng cao đƣợc năng suất lao động thông qua trao đổi buôn bán với thế giới, cộng với việc họ có sẵn dân số đông, các nƣớc này sẽ trở thành các nền kinh tế lớn.3 Từ một khái niệm học thuật, BRICs đã chính thức trở thành một thực thể trên thực tế. Tháng 5/2008, Ngoại trƣởng bốn nƣớc lần đầu tiên đã gặp nhau tại Yekaterinburg, Nga và ra thông cáo báo chí nhấn mạnh: bốn nƣớc sẽ “tăng cƣờng đối thoại trên cơ sở tôn trọng và tin cậy lẫn nhau vì lợi ích chung, hơn nữa có quan điểm gần gũi và giống nhau trong giải quyết vấn đề toàn cầu.” Tháng 3/2009, Bộ trƣởng tài chính bốn nƣớc đã họp tại Horsham, Anh, thống nhất hành động, chủ trƣơng tiến hành cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay và đòi quyền phát ngôn lớn hơn trên diễn đang kinh tế thế giới. Ngày 16/6/2009 Hội nghị thƣợng đỉnh BRICs đầu tiên đã họp tại Yekaterinburg, Nga. Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo của bốn nền kinh tế đã đƣa ra những nhận định về kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính. Các nguyên thủ nhấn mạnh nhu cầu phải tăng cƣờng hợp tác trong khối BRICs về các vấn đề kinh tế và cải cách hệ thống tài chính quốc tế cũng nhƣ cách vận hành nền kinh tế thế giới. Hội nghị thƣợng đỉnh khối BRICs lần thứ 2 đã đƣợc tổ chức vào tháng 4/2010 tại Brasilia, Brazil. Tại hội nghị này các nguyên thủ đã tái khẳng định nhu cầu hợp tác chặt chẽ hơn nữa, cải cách các định chế tài chính quốc tế và bảo vệ lợi ích của các nƣớc đang phát triển. Hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 3 đƣợc tổ chức tại Tam Á, Trung Quốc vào tháng 4/2011. Tại hội nghị này, Nam Phi đã đƣợc kết nạp thêm vào khối. Hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 4 đƣợc tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ, vào tháng 3/2012. 2 CNNMoney, For Mr.BRIC - nations meeting a milestone, truy cập lúc 9:28' ngày 28/2/2012 tại địa chỉ 3 CNNMoney, For Mr.BRIC - nations meeting a milestone, truy cập lúc 9:32' ngày 28/2/2012 tại địa chỉ 5 Ngoài các hội nghị thƣợng đỉnh nêu trên, các nƣớc trong khối còn tổ chức hàng loạt hội nghị cấp bộ trƣởng, trong đó có thể kể đến: - Hội nghị bộ trƣởng ngoại giao diễn ra định kỳ tại New York bên lề các kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (United Nations General Assembly - UNGA). - Hội nghị bộ trƣởng tài chính/kinh tế lần đầu tiên đƣợc tổ
Tài liệu liên quan