Trong quá trình đổi mới xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các dự án đầu tư xây dựng là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay chúng ta có thể khẳng định được rằng: Mọi hoạt động sản xuất xây lắp có tầm quan trọng to lớn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống hoạt động sản xuất xây lắp, nhằm nâng cao hiệu quả các công trình dự án đầu tư
72 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn:Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây dựng ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật - Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong quá trình đổi mới xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các dự án đầu tư xây dựng là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay chúng ta có thể khẳng định được rằng: Mọi hoạt động sản xuất xây lắp có tầm quan trọng to lớn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống hoạt động sản xuất xây lắp, nhằm nâng cao hiệu quả các công trình dự án đầu tư.
Để việc xây dựng đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và hạn chế tới mức thấp nhất những tranh chấp có thể gây thiệt hại về vật chất hoặc hại đến uy tín của các bên hữu quan, việc sử dụng phương pháp đấu thầu ngày càng tỏ ra có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, dự án của các công ty có nhiều chủ sở hữu, các dự án thuộc khu vực Nhà nước , dự án được sự tài trợ của các định chế tài chính quốc tế.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, học tập, năm bắt được những kiến thức về hoạt động đấu thầu ngày cảng trở nên cần thiết đối với cán bộ, sinh viên đang công tác, học tập trong lĩnh vực liên quan. Với mong muốn có những hiểu biết rõ hơn về thể thức hoạt động đấu thầu, tìm hiểu thực tế trên cơ sở những kiến thức đã học trong nhà trường, qua thời gian thực hiện ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật, tôi đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây dựng ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật - Hà nội”
Trong nội dung đề tài này, tôi nghiên cứu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đấu thầu và đấu thầu xây lắp
Chương 2: Thực trạng về một số công tác đấu thầu ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật
Chương I
Cơ sở lý luận về đấu thầu
và đấu thầu xây lắp
I. Một số vấn đề về đấu thầu
1. khái niệm, mục tiêu và các loại hình đấu thầu tại việt nam
Phương thức đấu thầu hiện nay được áp dụng rộng rãi trong các nước có nền kinh tế phát triển, ở nước ta hình thức này cũng đang được áp dụng ở những bước khởi đầu. Trước khi có quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 43/CP ngày 16-07-1996 của Chính phủ có thể kể đến một số quy định về đấu thầu như sau:
- Quyết định số 91 TTG ngày 13-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về qui định về quản lý xuất nhập khẩu máy móc thiết bị.
- Quyết định số 60 BXD – VKT ngày 30-03-1994 của Bộ xây dựng ban hành về “Quy chế đấu thầu” của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, công nghiệp, Giao thông vận tải và các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Sau này là quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 43/CP ngày 16-07-1996 của Chính phủ (đã được sửa đổi theo nghị định số 93/CP của Chính phủ ngày 23-07-1997) và hiện nay là quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01-09-1999 của Chính phủ.
Theo quy định mới nhất, đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của các bên mời thầu. Trong đó, nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Bên mời thầu là chủ dự án, chủ đấu thầu hoặc pháp nhân đại diện, hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm, thực hiện việc đấu thầu. Trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn nhà thầu có thể là cá nhân.
Theo tính chất công việc, đấu thầu có thể áp dụng cho công việc sau:
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Đấu thầu xây lắp
Đấu thầu mua sắm hàng hóa.
Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án.
Khi đó nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, là nhà tư vấn đấu trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư.
Quy chế đấu thầu áp dụng cho các cuộc đấu thầu được tổ chức và thực hiện ở Việt nam. Mục tiêu của đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án.
Nhà nước khuyến khích đấu thầu đối với tất cả các dự án đầu tư và xây dựng của các công trình sản xuất kinh doanh hoặc văn hóa xã hội, không phân biệt nguồn vốn nhưng bắt buộc phải tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu trong những trường hợp sau :
- Các dự án có chủ đầu tư là các doanh nghiệp Nhà nước hoặc cơ quan tổ chức của Nhà nước có sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư và phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.
- Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia của các tổ chức kinh tế Nhà nước (các doanh nghiệp Nhà nước) từ 30% trở lên vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần.
- Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện.
- Đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể DN Nhà nước, đồ dùng và phương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang.
- Riêng các dự án sử dung vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của các tổ chức nước ngoài thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước được các bên tài trợ và bên Việt Nam ký kết. Trường hợp có những nội dung trong dự thảo điều ước khác với quy chế đấu thầu thì cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết, quyết định trước khi ký kết.
2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau :
2.1 Đấu thầu rộng rãi
Theo hình thức này,việc gọi thầu được phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian rộng rãi tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu.
2.2 Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5 nhà thầu) có đủ năng lực tham gia. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người ( hoặc cấp) có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
+ Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các gói thầu.
+ Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.
+ Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc áp dụng đấu thầu hạn chế có lợi thế.
2.3 Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Hình thức này chỉ áp dụng được trong các hình thức đặc biệt sau :
* Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch họa được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công tác kịp thời.
* Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
* Gói thầu đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ kế hoạch và đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan liên quan.
2.4 Chào hàng cạnh tranh
Hình thức này được áp dụng cho những gói hàng mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau
trên yêu cầu chào hàng bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác.
2.5 Mua sắm trực tiếp
Hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã được thực hiện xong (dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu.
2.6 Tự thực hiện
Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện.
2.7 Mua sắm đặc biệt
Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể áp dụng đấu thầu được.
3.Phương thức đấu thầu
Hiện nay ở nước ta, hoạt động đấu thầu được áp tiến hành áp dụng theo một trong ba phương thức sau :
3.1 Đấu thầu một túi Hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu trong một túi Hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp.
3.2 Đấu thầu hai túi Hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong từng túi Hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu mở tiếp Hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
3.3 Đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau :
- Các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp.
- Dự án hợp đồng thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay.
Quá trình thực hiện phương thức này như sau:
a. Giai đoạn thứ nhất
Các nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị nộp Hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
b. Giai đoạn thứ hai
Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp Hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất về kỹ thuật và đề xuất chi tiết về kinh tế với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng giá dự thầu.
4. điều kiện thực hiện đấu thầu
4.1 Việc tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a. Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép quyết định đầu tư của người (hoặc cấp) có thẩm quyền.
b. Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.
c. Hồ sơ mời thầu đã được người (hoặc cấp) có thẩm quyền phê duyệt.
d. Bên mời thầu không được tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do mình tổ chức.
Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dư án, điều kiện tổ chức đấu thầu là có văn bản chấp thuận của người (hoặc cấp) có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu được duyệt.
4.2 Nhà thầu tham dự đấu thầu phải đảm bảo các điều kiện sau:
a. Có giấy phép đăng ký kinh doanh. Đối với đấu thầu mua sắm thiết bị phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thầu, ngoài giấy đăng ký kinh doanh, phải có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất.
b. Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
c. Chỉ được tham gia một đơn vị dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên doanh dự thầu. Trường hợp tổng công ty đứng đơn vị dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu.
II. Đấu thầu trong xây lắp:
1. Vai trò của đấu thầu trong xây dựng:
Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ ở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định cho mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước và xã hội dưới mọi hình thức ( xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và hiện đại hoá tài sản cố định). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quy mô hoạt động xây dựng của nước ta ngày càng mở rộng, thị trường xây dựng ngày càng sống động, tính xã hội của quá trình sản xuất sản phẩm xây dựng ngày càng cao, qua đó phương thức lựa chọn tổ chức nhận thầu thông qua đấu thầu đã bước đầu hình thành và ngày càng phát triển, ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt của nó.
Thứ nhất: Đối với chủ đầu tư
Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được vốn đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình. Vì trong đấu tranh diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu và chủ đầu tư lưạ chọn những nhà thầu đáp ứng gay gắt những yêu cầu của mình đề ra: giá thành hợp lý, đảm bảo đúng tiến độ thi công chất lượng công trình tốt. Do đó sẽ tiết kiệm được tối đa vốn bỏ ra.
Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư nắm được quyền chủ động hoàn toàn. Bởi vì, chỉ khi đã có sự chuẩn bị đầy đủ kỹ lưỡng về tất cả mọi mặt trước khi đầu tư mới tiến hành mời thầu và tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu.
Tuy nhiên để đánh giá được đúng các hồ sơ dự thầu, đảm bảo tính công bằng trong đấu thầu, đòi hỏi các cán bộ của chủ đầu tư phải có trình độ nhất định.Việc quản lý một dự án đầu tư với bên B cũng đòi hỏi các cán bộ phải tự nâng cao trình độ của mình để đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Kết quả là thúc đẩy việc nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật của bên chủ đầu tư
Thứ 2: Đối với các nhà thầu
Trước hết phương thức đấu thầu sẽ phát huy tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham gia dự thầu và đấu thầu, các nhà thầu sẽ phải tích cực tìm kiếm các thông tin do các chủ đầu tư đang mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên thị trường, gây dựng các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, tự tìm cách tăng cường uy tín của mình để có thể nắm bắt được các cơ hội dự thầu.
Việc tham gia dự đấu thầu, trúng thầu và tiến hành thi công theo hợp đồng làm cho nhà thầu phải tập trung nguồn vốn của mình vào một điểm đầu tư, ngay từ quá trình tham gia đấu thầu. Nếu trình độ kỹ thuật công nghệ của nhà thầu không cao thì cũng khó có cơ hội trúng thầu hoặc nếu có trúng thầu thì cũng do trình độ thi công, năng lực quản lý của nhà thầu thấp kém dẫn đến dễ bị lỗ. Thực tế này đòi hỏi các nhà thầu phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt như : tổ chức quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, có như vậy mới đảm bảo thắng thầu, đảm bảo hiệu quả đồng vốn của mình bỏ ra là có lãi, mặt khác nâng cao được trình độ thi công công trình, nâng cao uy tín được trên thị trường.
Thứ 3: Đối với Nhà nước
Hoạt động đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tập trung (vốn từ Ngân sách Nhà nước). Đấu thầu dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu trên mọi mặt (tài chính, kỹ thuật) nên nó thúc đẩy các đơn vị đấu thầu tăng cường trình độ, hiệu quả về mọi mặt. Qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ chọn được nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ với giá hợp lý nhất đồng thời đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
Qua hơn hai năm thực hiện quy chế đấu thầu theo nghị định 43/CP, hơn một năm thực hiện sửa đổi bổ sung quy chế đấu thầu theo NDD 93/CP và hiện nay là quy chế đấu thầu theo NĐ 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ có thể thấy rõ phương thức đấu thầu đã từng bước thay thế phương thức chỉ định thầu (mang nhiều tiềm ẩn tiêu cực trong nền kinh tế thị trường), đồng thời tính quan hệ của nó cũng được thể hiện rõ: chỉ tính các gói thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 96 gói thầu với giá trị trúng thầu là 2.390 triệu USD (so với giá dự kiến ban đầu là 2.782 triệu USD tiết kiệm được 14,09%). Các dự án khác ở các bộ, ngành, địa phương nhờ áp dụng phương thức đấu thầu, giá trúng thầu đều giảm so với dự toán phê duyệt là từ 8-10%
Hoạt động đấu thầu góp phần đổi mới cơ chế quản lý hành chính Nhà nước trong hoạt động đầu tư và xây dựng. Trước đây trong xây dựng cũng như trong các ngành kinh tế khác, Nhà nước quản lý toàn bộ trong việc quyết định xây dựng công trình nào, vốn, đề xuất giải pháp kỹ thuật, thời gian, do đơn vị nào thi công... Trong cơ chế thị trường hiện nay với hoạt động đấu thầu được áp dụng thì Nhà nước chỉ còn quản lý sản phẩm cuối cùng, tức là công trình hoàn thành với chất lượng đảm bảo. Việc thi công mua vật tư, thời gian thi công từng hạng mục công trình, đặc biệt là giá công trình tùy thuộc vào khả năng từng nhà thầu khác nhau. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng bây giờ chủ yếu chuyển sang việc nghiên cứu ban hành các chính sách, quy chế về xây dựng để điều chế về lĩnh vực này cho phù hợp với cơ chế thị trường.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, phương thức đấu thầu ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt và vai trò quan trọng của nó đối với chủ đầu tư, nhà thầu và Nhà nước, do đó việc áp dụng phương thức này và hoạt động kinh doanh, xây dựng là tất yếu để nhằm đảm bảo lại lợi ích chính đáng cho người lao động cho doanh nghiệp và cho Nhà nước.
2. Trình tự và nội dung tổ chức đấu thầu xây lắp
Việc tổ chức đấu thầu được tổ chức thực hiện theo trình tự sau:
Chuẩn bị đấu thầu.
Sơ tuyển (nếu có)
Nộp và nhận Hồ sơ dự thầu.
Mở thầu.
Đánh giá và xếp hạng nhà thầu.
Trình duyệt kết quả đấu thầu.
Công bố trúng thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng.
Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng.
2.1 Chuẩn bị đấu thầu
* Lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án.
Kế hoạch đấu thầu của dự án do bên mời thầu lập và phải được người có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu của toàn bộ dự
án bên mời thầu có thể lập kế hoạch đấu thầu cho từng phần của dự án theo giai đoạn thực hiện nhưng phải được người có thẩm quyền phê duyệt cho phép.
Nội dung kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm:
- Phân chia dự án thành các gói thầu
- Giá gói thầu và nguồn tài chính.
- Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng đối với từng gói thầu.
- Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu.
- Loại hợp đồng cho từng gói thầu.
- Thời gian thực hiện hợp đồng.
Như vậy những vấn đề cơ bản đều dược xác định trong kế hoạch đấu thầu. Gói thầu là căn cứ để tổ chức đấu thầu và xét thầu được phân chia theo tính chất hoặc trình tự của dự án phù hợp với công nghệ và đảm bảo tính đồng bộ của dự án.
Giá gói thầu được xác định cho từng gói thầu trên cơ sở tổng mớc đầu tư hoặc tổng dự toán hoặc dự toán được duyệt. Các vấn đề khác ( lựa chọn phương thức đấu thầu, thời gian thực hiện) được xác định cụ thể cho từng gói thầu tùy theo tính chất, quy mô từng gói thầu.
Bên mời thầu thành lập tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn giúp việc cấp đấu thầu trên cơ sở chấp thuận của người (hoặc cấp) có thẩm quyền. Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của từng gói thầu, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về:
- Kỹ thuật, công nghệ.
- Kinh tế, tài chính.
- Pháp lý và các vấn đề khác (nếu cần).
Tổ chuyên môn có trách nhiệm:
- Chuẩn bị tài liệu pháp lý, soạn thảo hồ sơ mời thầu.
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu.
- Phân tích đánh giá, so sánh và xếp hạng các hồ sơ dự thầu theo tiêu chuẩn đánh giá được nêu trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được duyệt trước khi mở thầu.
- Tổng hợp tài liệu về quá trình đánh giá xét chọn nhà thầu và lập báo cáo xét thầu
- Có trách nhiệm phát biểu trung thực, khách quan ý kiến của mình bằng văn bản với bên mời thầu trong quá trình phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu và chịu trách nhiệm bảo mật thông tin, không được cộng tác với nhà thầu dưới bất cứ hình thức nào và không được tham gia thẩm định các kết quả đấu thầu
Tổ trưởng tổ chuyên gia do bên mời thầu quyết định và được người (hoặc cấp) có thẩm quyền chấp thuận, có trách nhiệm điều hành công việc, tổng hợp và chuẩn bị các báo cáo đánh giá hoặc các tài liệu có liên quan khác.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, chuyên gia hoặc tư vấn phải có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu, có kinh nghiệm trong công tác quản lý thực tế hoặc nghiên cứu, am hiểu quá trình tổ chức đánh giá,xét chọn kết quả đấu thầu.
* Chuẩn bị hồ sơ mời thầu và hồ sơ tuyển (nếu có)
Bên mời thầu phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, thông só kỹ thuật (chỉ dẫn kỹ thuật) có liên quan và nêu rõ điều kiện của công trình để các bên dự thầu chuẩn bị hồ sơ mời thầu thường gồm:
- Thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu .
- Mẫu đơn dự thầu.
- Chỉ dẫn đối với nhà thầu .
- Chỉ dẫn kỹ thuật.
- Bản tiền lương dự toán.
- Điều kiện chung của hợp đồng.
- Điều kiện cụ thể của hợp đồng.
- Hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp công trình.
- Mẫu bảo lãnh dự thầu.
- Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Trường hợp cần sơ tuyển thì bên mời thầu phải lập hồ sơ tuyển bao gồm:
- Thư mời thầu.
- Chỉ dẫn sơ tuyển.
- Tiêu chuẩn đánh giá.
- Phụ lục kèm theo.
2.2 Sơ tuyển
Việc sơ tuyển nhà