Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CN hóa, hiện đại hóa , là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
69 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật áp dụng trong nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT ÁP DỤNG TRONG NHÀ TRƯỜNGThS Nguyễn Thị Ngọc HươngI.CÁC QUAN ĐiỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤCGiáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CN hóa, hiện đại hóa , là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vữngI.CÁC QUAN ĐiỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤCNền giáo dục VN là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, tính dân tộc, khoa học, hiện đại lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.Thực hiện công bằng xã hội trong GD, tạo cơ hội để công dân được học tập. Nhà nước, xã hội có cơ chế , chính sách để giúp đỡ người nghèo học tập, khuyến khích người học giỏi phát triển tài năngI.CÁC QUAN ĐiỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤCPhát triển giáo dục gắn liền với nhu cầu phát triển KT-XH, tiến bộ KH-CN, đào tạo theo nhu cầu xã hội; Thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành , giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.I.CÁC QUAN ĐiỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤCGiáo dục là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội hóa học tập, nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dụcLuật Giáo dụcMục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách , phẩm chất và năng lực của công dân , đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Giới thiệu khái quát Luật Giáo dục1. Từ 1945-1998, nhà nước ban hành 756 văn bản QPPL dưới dạng nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị;2. Luật Giáo dục năm 1998;3. Luật Giáo dục năm 2005;4. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2005.Luật Giáo dục 2005Luật GD 2005 gồm 9 chương,120 điềuChương 1. Những quy định chung, 20 điềuChương 2. Hệ thống GD quốc dân,27 điềuChương 3.Nhà trường và cơ sở GD,22 điềuChương 4.Nhà giáo, 13 điềuChương 5. Người học, 10 điềuChương 6. Nhà trường, gia đình,xã hội, 6 điềuChương 7. Quản lý nhà nước về GD, 15 điềuChương 8. Khen thưởng và xử lý vi phạm, 5 điềuChương 9.Điều khoản thi hành, 2 điều MỤC TIÊU VÀ GiẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC1.1. Mục tiêu chung:Tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới, phù hợp thực tiễn VN, phục vụ thiết thực cho sự phát triển đât nước, hướng tới XH học tập1.1 Mục tiêu chung:Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng nhân lực KH-CN trình độ cao, Cán bộ quản lý , CNKT lành nghề góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền KTĐổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạoPhát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu tăng quy mô, nâng chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy.Những điểm cơ bản của Luật Giáo dục 2005Hoàn thiện 1 bước về hệ thống GD quốc dânNâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dụcNâng cao tính công bằng xã hội trong GDTăng cường quản lý nhà nước về GDKhuyến khích đầu tư phát triển trường ngoài công lập1.2. Các giải pháp phát triển giáo dục- Đổi mới quản lý giáo dục - Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục- Tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân và mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục- Đổi mới chương trình và tài liệu- Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá cơ sở giáo dục- Xã hôi hóa giáo dục- Tăng cường đầu tư cở sở vật chất kỹ thuật- Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội- Hỗ trợ giáo dục đối với các vùng miền và người học được ưu tiên- Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu- Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dụcKhoản 2 điều 6 về chương trình giáo dụcĐiều 13: Đầu tư cho giáo dụcKhoản 3 điều 29 quy định Bộ trưởng BGDĐT chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoaKhoản 2 điều 35 quy định Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục nghề nghiệp; quy định giáo trình sử dụng chung, tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệpLuật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dụcKhoản 4 điều 38: quy định thời gian đào tạo Tiến sĩKhoản 5 điều 38: đào tạo trình độ kỹ năng thực hành cho người tốt nghiệp ĐH 1 số ngành chuyên biệtKhoản 2 điều 41: quy định về giáo trình Giáo dục Đại họcKhoản 1 điều 42: quy định các điều kiện cho các cơ sở ĐT trong việc đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ Điều 49: quy định trường của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang Điều 50: điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện hoạt động ; Điều 50a: đình chỉ hoạt động giáo dục Điều 50b. Giải thể nhà trường Điều 51. Thẩm quyền, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể , đình chỉ hoạt động nhà trườngLuật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dụcĐiều 74. Thỉnh giảng Điều 78.quy định Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo Điều 81. quy định về Tiền lương Điều 109. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam Bổ sung mục 3a chương VII về kiểm định chất lượng giáo dụcLuật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dụcThành lập trườngCó Đề án thành lập trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường Nhà trường được phép hoạt động GD khi có đủ các điều kiện Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập; Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động; Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học và trình độ đào tạo; Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục; Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Nhà trường được phép hoạt động GD khi có đủ các điều kiện Điều lệ nhà trườngĐiều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;d) Nhiệm vụ và quyền của người học;đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;e) Tài chính và tài sản của nhà trường;g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường 1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên;3. Tuyển sinh và quản lý người học;4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội; 8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường trung cấp, cao đẳng, đại học 1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo;2. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng;3. Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên; 4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực;5. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ NHÀ GIÁONgày 20/11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt NamNhà giáoTiêu chuẩn của nhà giáoNhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;Lý lịch bản thân rõ ràng.Đạo đức nghề nghiệp nhà giáo Quyết định số 16/2008 ngày 16/4/2008 của BGDĐT1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp; có lòng nhân ái, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng. 2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. 4. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,.Phẩm chất chính trị 1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung. 3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Lối sống, tác phong của nhà giáo1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện 3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; Lối sống, tác phong của nhà giáo4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học. 5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; 6. Xây dựng gia đình văn hoá, thơng yêu, quý trọng lẫn nhau; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo 1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân. 2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục. 3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp. 4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. 10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.Nhà giáoNghĩa vụ của nhà giáo1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục; 2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới PP giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Chế độ làm việc đối với GiẢNG VIÊN(Quyết định số 64/2008 ngày 28/11/2008 của BGDĐT) Nhiệm vụ Giảng dạy;Nhiệm vụ NCKH và chuyển giao công nghệ;Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ;Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Chế độ làm việc của Giảng viênĐịnh mức thời gian làm việcNhiệm vụGiảng viênPGS&GVCGS&GVCCGiảng dạy900 giờ 900 giờ 900 giờ NCKH500 giờ 600 giờ700 giờHoạt động CM360 giờ260 giờ160 giờChế độ làm việc của Giảng viênĐịnh mức giờ chuẩn giảng dạyChức danh giảng viên Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy QĐ chung cho các môn Môn GDTC, QP-AN ở các trường không chuyên GS& GVCC360500PGS& GV chính320460Giảng viên280420Chế độ làm việc đối với GiÁO VIÊN DN(Thông tư số 09/2008 ngày 27/6/2008 của BLĐTBXH) Công tác giảng dạy;Tổ chức hoạt động giáo dục và rèn luyện cho HSSV;Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ Bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cơ sở.Tham gia quản lý công tác đào tạo . Chế độ làm việc đối với GV Sơ cấp nghề Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi Thời gian làm việc của giáo viên dạy sơ cấp nghề là 46 tuần/năm học, trong đó: Giảng dạy và giáo dục học sinh: 42 tuần;Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ: 4 tuần. Trường hợp giáo viên sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nêu trên thì Giám đốc bố trí thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy.Chế độ làm việc đối với GV Sơ cấp nghề Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơiThời gian nghỉ hằng năm của giáo viên là 6 tuần, bao gồm: nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ.Giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao được nghỉ 6 tuần;Cán bộ quản lý có tham gia giảng dạy, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và tiêu chuẩn giờ giảng được nghỉ 5 tuần.Thời gian nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có) và chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.Chế độ làm việc đối với GV Sơ cấp nghềTiêu chuẩn giờ giảngTiêu chuẩn giờ giảng của GV: 14 giờ /tuần. Tiêu chuẩn giờ giảng tối thiểu cho cán bộ quản lý tham gia giảng dạy trong năm học được quy định như sau:- Giám đốc: 35 giờ/năm;- Phó giám đốc 45 giờ/năm;- Trưởng phòng Đào tạo: 65 giờ/năm;- Phó trưởng phòng đào tạo: 75 giờ/năm.Nhà giáoQuyền của nhà giáo1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; 3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật LĐNhà giáoQuyền của nhà giáoNgoài những quyền trên, GV dạy nghề còn có những quyền sau:Được đi thực tế sản xuất, tiếp cận với công nghệ mới;Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề để thực hiện nhiệm vụ được giao;Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của giáo viên.Các hành vi nhà giáo không được làm:1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;3. Xuyên tạc nội dung giáo dục;4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.Trình độ chuẩn của nhà giáoGV mầm non, Tiểu họcTrung cấp Sư phạmGiáo viên THCSCao đẵng SPCao đẳng+CC Sư phạmGiáo viên THPTTrung cấp CNĐại học Sư phạmĐại học +CC Sư phạmGiảng viên CĐ, ĐHĐại học SPĐại học trở lên+CCSPHD Luận văn Thạc sĩThạc sĩ trở lênHD Luận ánTiến sĩTiến sĩChính sách đối với nhà giáoTiền lươngCăn cứ Quyết định Số: 61/2005/QĐ-BNV, 15 /6/ 2005 về việc Ban hành tạm thời mã số ngạch của viên chức ngành GDA. GV mầm non 1. GV mầm non cao cấp ( Tr.độ đại học). - Mã số: 15a.2052. GV mầm non chính ( Tr.độ cao đẳng),- Mã số: 15a.2063. GV mầm non ( Tr.độ THSP 12+2 ),- Mã số: 15.1154. GV mầm non chưa đạt chuẩn ( chưa đạt tr.độ THSP )...- Mã số: 15c.210B. GV tiểu học1. GV tiểu học cao cấp(Tr.độ đại học) - Mã số: 15a.2032. GV tiểu học chính ...(Tr.độ cao đẳng) - Mã số: 15a.2043. GV tiểu học(Tr.độ THSP 12+2) - Mã số: 15.1144. GV tiểu học chưa đạt chuẩn - Mã số: 15c.209 ( chưa đạt tr.độ THSP )Chính sách đối với nhà giáoTiền lươngC. GV trung học cơ sở1. GV trung học cơ sở chính ( Tr.độ đại học) - Mã số: 15a.2012. GV trung học cơ sở.............( Tr.độ CĐ) - Mã số: 15a.2023. GV trung học cơ sở chưa đạt chuẩn ( chưa đạt tr.độ CĐSP )..- Mã số: 15c.208D. GV. THPT1. GV trung học cao cấp..........( Tr.độ Th.s) - Mã số: 15.1122. GV Trung học................ ( Tr.độ đại học) - Mã số: 15.1133. GV THPT chưa đạt chuẩn ( chưa đạt tr.độ ĐH SP). Mã số: 15c.207Chính sách đối với nhà giáoTiền lươngQuy chế tiền lương của CBCC thực hiện theo Nghị định số: 204/2004/NĐ-CP ngày 14 /12/ 2004Trợ cấp ưu đãi của GV được hưởng theo Thông tư Liên tịch số 01/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTVChính sách đối với nhà giáoVề đào tạo, bồi dưỡngNhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.Chính sách đối với nhà giáoVề đào tạo, bồi dưỡngCông tác bồi dưỡng là việc làm thường xuyên, suốt quá trình hành nghề của mỗi GV “Người GV còn sống chừng nào họ còn học, khi họ vừa mới ngừng việc học thì con người GV trong họ cũng chết liền” (K.Đ. Usinxki). Về đào tạo, bồi dưỡngNội dung bồi dưỡng chuẩn hóaKiến thức, kỹ năng chuyên môn;Nghiệp vụ sư phạm;Ngoại ngữ;Tin học;Những nội dung khác mà tiêu chuẩn chức danh quy định.Về đào tạo, bồi dưỡngNội dung bồi dưỡng thường xuyênQuan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định về dạy nghề;Kiến thức chuyên môn, những tiến bộ khoa học, công nghệ mới thuộc chuyên môn giảng dạy;Kỹ năng nghề (bao gồm cả việc sử dụng những thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến của nghề);Phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học mới;Ngoại ngữ;Tin học.Về đào tạo, bồi dưỡngPhương thức tổ chứcTiến hành theo kế hoạch bồi dưỡng định kỳ hàng năm của Bộ, ngành, địa phương và các cơ sở dạy nghề như tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng chuyên đề, hội thảo khoa học, khảo sát thực tế...Bồi dưỡng chuẩn hoá và nâng cao trình độ được tiến hành với các phương thức tổ ch