1. Định nghĩa
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
32 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật hình sự - Các giai đoạn thực hiện tội phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC GIAI ĐOẠNTHỰC HIỆN TỘI PHẠMThs. Vũ Thị ThúyI. KHÁI NIỆM 1. Định nghĩaCác giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.2. Phân tíchQuá trình PT với lỗi cố ý trực tiếp thông thường trải qua 5 bước:Hình thành YĐPTBiểu lộ YĐPTChuẩn bị phậm tộiPhậm tội chưa đạtTội phạm hoàn thànhTrong 5 bước trên, chỉ những bước nào hội đủ các điều kiện sau đây mới được coi là giai đoạn thực hiện tội phạm:Phải được thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bằng hành vi (hành động hoặc không hành động) cụ thể;Phải mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.Lỗi cố ý trực tiếpNhận định:1. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình sự.3. Ý nghĩaXác định tội phạm và truy cứu TNHS đối với người phạm tội ấy. Phân hoá trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. II. CHUẨN BỊ PHẠM TỘI1. Định nghĩaĐoạn 1 Điều 17 BLHS quy định: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm”.2. Phân tích3. TNHS của người chuẩn bị PTIII. PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT1. Định nghĩaTheo quy định tại Điều 18 BLHS: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.2. Các dấu hiệu của PTCĐBài tập 1.Vũ Đức Dũng và Đỗ Văn Thắng bàn bạc với nhau về việc đến nhà ông Hương ở xóm bên ăn trộm xe máy. Khi đi, cả hai chuẩn bị một đèn pin, một chùm chìa khóa vạn năng. Khi cả hai đến cách nhà ông Hương khoảng 30 mét thì bị tổ dân phòng kiểm tra và phát hiện bắt giữ. Thắng và Dũng khai nhận toàn bộ ý định trộm cắp xe máy của nhà ông Hương như đã nêu trên. (Biết rằng trường hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS).Hãy xác định Dũng và Thắng thực hiện hành vi nêu trên ở giai đoạn nào? Chúng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Tại sao?3. Phân loại phạm tội chưa đạt3. Phân loại phạm tội chưa đạtBài tập 11 Cụm 2.A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu rừng của nông trường X. B đã nhiều lần vào khu rừng trên để chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả tang B đang chặt trộm bạch đàn. A buộc B phải về trụ sở của nông trường để xử lý theo quy định. B xin tha nhưng A không chấp nhận. Trên đường trở về trụ sở nông trường, lợi dụng trời tối và đoạn đường khó đi, B đã dùng rìu chặt cây chém hai nhát vào đầu A làm A té quỵ, B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt của A. Khi thấy A nằm bất động B xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau có người phát hiện và A đã được cứu sống. Giấy chứng thương ghi nhận A bị thương tật với tỷ lệ 65%.Anh (chị) hãy xác định giai đoạn phạm tội của B trong trường hợp trên.4. Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn phạm tội chưa đạtNhận định:2. Tội phạm có cấu thành hình thức không có giai đoạn phạm tội chưa đạt.IV. Tội phạm hoàn thành1. Định nghĩa Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.2. Phân tích Tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý – có nghĩa là hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể, chứ không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích hay chưa.* Xác định thời điểm TP hoàn thành trong tường trường hợp cụ thể:Cấu thành TP vật chất:Cấu thành TP hình thức:Cấu thành tội phạm hình thức chỉ quy định một hành vi khách quanCấu thành hình thức quy định hành vi khách quan phức tạp. Cấu thành tội phạm có CTTP cắt xén.* Phân biệt thời điểm hoàn thành tội phạm với thời điểm kết thúc tội phạmThời điểm tội phạm hoàn thànhThời điểm tội phạm kết thúc * Ý nghĩa của việc phân biệt thời điểm TP hoàn thành với thời điểm TP kết thúc: Xác định hiệu lực của đạo luật hình sự theo thời gian; Xác định đồng phạm; Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng; Những quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sựNhận định:4. Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là một trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự.5. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm người phạm tội đã đạt được mục đích phạm tội của mình.Bài tập 4. A là bạn của B đến nhà B chơi, nhưng B vừa mới qua nhà hàng xóm chơi cờ nên A không gặp B. Thấy nhà không khóa và có chiếc xe gắn máy để ngoài sân, A liền lấy chiếc xe máy đem về nhà cất. Nhà B phát hiện mất xe, tìm kiếm khắp nơi. A sợ bị phát hiện nên ngày hôm sau lén đem chiếc xe trả lại chỗ cũ nhân lúc gia đình B đi vắng.Hãy xác định hành vi của A ở giai đoạn phạm tội nào?V. Tự ý nửa chừngchấm dứt việc phạm tội1. Định nghĩa Theo quy định của Điều 19 BLHS: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”.2. Các điều kiện của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tộiViệc chấm dứt hành vi phạm tội phải diễn ra trong giai đoạn CBPT hoặc PTCĐ chưa hoàn thành. Ngoại lệ: Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải được thể hiện một cách dứt khoát:Việc chấm dứt hành vi phạm tội phải tự nguyện3. Trách nhiệm hình sự trong tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Điều 19, BLHS quy định: “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. * TNHS của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc PT- Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. - Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Nhận định:3. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là phạm tội.Bài tập 2.Trường, Hiếu, Ngọc là những đối tượng lưu manh chuyên nghiệp. Biết nhà ông Bằng có nhiều tiền do trúng số độc đắc, bọn chúng bàn cách lấy trộm. Theo kế hoạch Hiếu và Ngọc đã tẩm thuốc độc vào thức ăn giết chết hai con chó nhà ông Bằng. Tối hôm đó, Trường, Hiếu, Ngọc mang theo dụng cụ đến phục kích ở sau vườn nhà ông Bằng. Vì nhà đông người nên chúng rút lui. Tối hôm sau, theo hẹn Trường, Hiếu đến điểm phục kích còn Ngọc thì không đến. Không thấy Ngọc đến, Hiếu đã đến nhà Khiêm rủ Khiêm tham gia.Đến nửa đêm khi gia đình ông Bằng ngủ say. Hiếu đứng ngoài canh gác, Trường và Khiêm vào cạy tủ. Nghe tiếng động ông Bằng thức dậy. Bị lộ, cả bọn bỏ chạy, sau đó bị dân phòng bắt được. Hãy xác định :Những người trên phạm tội ở giai đoạn nào? Tại sao?Ngọc có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao? Nếu :Ngọc không đến vì phải đưa con đi cấp cứu ở bệnh viện.Ngọc không đến vì lo sợ bị phát hiện.Bài tập 3. Vì mâu thuẫn cá nhân, A lên kế hoạch giết B sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của B. Lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp, A quyết định ra tay. B trên đường trở về nhà sau khi đi chơi với bạn gái về vào lúc 22h thì A canh sẵn ở vị trí lựa chọn và bắn vào B. Do trời tối, ánh sáng đèn phố không đủ sáng nên B không trúng đạn. Sau phát bắn không thành đó, A mang súng về không muốn giết B nữa.Hãy xác định:Hành vi của A có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người không?A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không? (biết rằng hành vi giết người được quy định tại Điều 93 BLHS) A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép không? (biết rằng hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 230 BLHS)Bài tập 4.A là bạn của B đến nhà B chơi, nhưng B vừa mới qua nhà hàng xóm chơi cờ nên A không gặp B. Thấy nhà không khóa và có chiếc xe gắn máy để ngoài sân, A liền lấy chiếc xe máy đem về nhà cất. Nhà B phát hiện mất xe, tìm kiếm khắp nơi. A sợ bị phát hiện nên ngày hôm sau lén đem chiếc xe trả lại chỗ cũ nhân lúc gia đình B đi vắng.Hãy xác định hành vi của A có phải là trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?