BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài tập 1: Để buôn bán, A liền nhờ B đứng tên trong hồ sơ thành lập một công ty TNHH, theo đó A góp 9.950.000 đồng (chiếm 99,5% vốn góp), B góp 50.000 đồng (chiếm 0,5% vốn góp). Toàn bộ số tiền 10 triệu đồng đều là của A; B chỉ đứng tên trên danh nghĩa. Sau một thời gian công ty bắt đầu hoạt động, quan hệ giữa A và B trở nên căng thẳng, B liên tục đòi chia lợi nhuận. Xử lí tình huống này như thế nào?
Bài tập 2: Công ty xây dựng 22 thuộc Tổng công ty đầu tư và xây dựng Hà-Nội được cổ phần hoá. Theo chương trình cổ phần hoá TP Hà-Nội sẽ giữ lại 30% cổ phần, số còn lại 70% cổ phần được bán cho 200 cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong công ty. Cuối 5/2005, sau 6 tháng chào bán cổ phần, do CNCNV chỉ đăng kí mua được 49% số cổ phần, TP Hà-Nội quyết định công nhận kết quả cổ phần hoá với sự thay đổi về vốn so với dự kiến ban đầu, theo đó nhà nước sẽ chiếm 51% và CBCNV chiếm 49% số vốn điều lệ. Những người đã mua cổ phiếu phản đối quyết định kể trên, cho rằng đầu tư của họ không được bảo đảm nếu nhà nước vẫn giữ đa số cổ phiếu. Vì sao CBCNV công ty trở nên lo lắng cho số tiền mua cổ phần của họ và hãy tư vấn bảo vệ quyền lợi của họ.
Bài tập 3: A, B và C thành lập một công ty TNHH. Sau một thời gian hoạt động, C lâm bệnh chết, để lại một vợ và hai con trai. A và B không chấp nhận hai con trai của người quá cố là thành viên của công ty. Giải quyết việc này như thế nào.
Bài tập 4: Công ty 35 Tràng Tiền được cổ phần hoá, vốn điều lệ 3,2 tỷ đồng được UBND TP Hà-Nội giữ lại 30%, số còn lại 70% được bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Sau một thời gian, nhiều người lao động bán cổ phần của mình cho người ngoài công ty bằng giấy viết tay mà không đăng kí với công ty. Những người ngoài công ty đã mua lại cổ phần đã trở thành cổ đông của công ty chưa, vì sao.
Bài tập 5: Một nhà đầu tư nước ngoài dự kiến kinh doanh ở Việt Nam. Có những phương cách nào để nhà đầu tư này có thể tiếp cận thị trường Việt Nam theo pháp luật hiện hành.
Bài tập 6: Điều lệ công ty cổ phần Bảo-Minh (vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng) quy định chỉ những cổ đông nắm giữ ít nhất 1% số vốn cổ phần của công ty mới có quyền tham dự các đại hội đồng cổ đông thường niên. Quy định như vậy đúng hay sai, vì sao.
Bài tập 7: Công ty TNHH ABC có 3 thành viên: A (40%), B (30%) và C (30%), do A làm giám đốc điều hành. A lạm dụng vị thế điều hành, ngầm chuyển nhiều khách hàng về cho một công ty riêng do con mình làm giám đốc. B và C có thể làm gì trong trường hợp này.
Bài tập 8: Văn phòng luật sư hợp danh Thành-Vĩnh gồm 2 luật sư chính là thành viê n hợp danh, 4 luật sư góp vốn và 4 luật sư làm việc theo hợp đồng. Để tu sửa văn phòng, văn phòng dự kiến vay của Quỹ tín dụng Hai-Bà-trưng một khoản tiền là 300 triệu đồng. Ai sẽ đứng tên tham gia vay vốn. Nếu văn phòng không trả được nợ, ai trong số luật sư phải cùng chịu trách nhiệm.
2 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Bài tập tình huống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài tập 1: Để buôn bán, A liền nhờ B đứng tên trong hồ sơ thành lập một công ty TNHH, theo đó A góp 9.950.000 đồng (chiếm 99,5% vốn góp), B góp 50.000 đồng (chiếm 0,5% vốn góp). Toàn bộ số tiền 10 triệu đồng đều là của A; B chỉ đứng tên trên danh nghĩa. Sau một thời gian công ty bắt đầu hoạt động, quan hệ giữa A và B trở nên căng thẳng, B liên tục đòi chia lợi nhuận. Xử lí tình huống này như thế nào?
Bài tập 2: Công ty xây dựng 22 thuộc Tổng công ty đầu tư và xây dựng Hà-Nội được cổ phần hoá. Theo chương trình cổ phần hoá TP Hà-Nội sẽ giữ lại 30% cổ phần, số còn lại 70% cổ phần được bán cho 200 cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong công ty. Cuối 5/2005, sau 6 tháng chào bán cổ phần, do CNCNV chỉ đăng kí mua được 49% số cổ phần, TP Hà-Nội quyết định công nhận kết quả cổ phần hoá với sự thay đổi về vốn so với dự kiến ban đầu, theo đó nhà nước sẽ chiếm 51% và CBCNV chiếm 49% số vốn điều lệ. Những người đã mua cổ phiếu phản đối quyết định kể trên, cho rằng đầu tư của họ không được bảo đảm nếu nhà nước vẫn giữ đa số cổ phiếu. Vì sao CBCNV công ty trở nên lo lắng cho số tiền mua cổ phần của họ và hãy tư vấn bảo vệ quyền lợi của họ.
Bài tập 3: A, B và C thành lập một công ty TNHH. Sau một thời gian hoạt động, C lâm bệnh chết, để lại một vợ và hai con trai. A và B không chấp nhận hai con trai của người quá cố là thành viên của công ty. Giải quyết việc này như thế nào.
Bài tập 4: Công ty 35 Tràng Tiền được cổ phần hoá, vốn điều lệ 3,2 tỷ đồng được UBND TP Hà-Nội giữ lại 30%, số còn lại 70% được bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Sau một thời gian, nhiều người lao động bán cổ phần của mình cho người ngoài công ty bằng giấy viết tay mà không đăng kí với công ty. Những người ngoài công ty đã mua lại cổ phần đã trở thành cổ đông của công ty chưa, vì sao.
Bài tập 5: Một nhà đầu tư nước ngoài dự kiến kinh doanh ở Việt Nam. Có những phương cách nào để nhà đầu tư này có thể tiếp cận thị trường Việt Nam theo pháp luật hiện hành.
Bài tập 6: Điều lệ công ty cổ phần Bảo-Minh (vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng) quy định chỉ những cổ đông nắm giữ ít nhất 1% số vốn cổ phần của công ty mới có quyền tham dự các đại hội đồng cổ đông thường niên. Quy định như vậy đúng hay sai, vì sao.
Bài tập 7: Công ty TNHH ABC có 3 thành viên: A (40%), B (30%) và C (30%), do A làm giám đốc điều hành. A lạm dụng vị thế điều hành, ngầm chuyển nhiều khách hàng về cho một công ty riêng do con mình làm giám đốc. B và C có thể làm gì trong trường hợp này.
Bài tập 8: Văn phòng luật sư hợp danh Thành-Vĩnh gồm 2 luật sư chính là thành viê n hợp danh, 4 luật sư góp vốn và 4 luật sư làm việc theo hợp đồng. Để tu sửa văn phòng, văn phòng dự kiến vay của Quỹ tín dụng Hai-Bà-trưng một khoản tiền là 300 triệu đồng. Ai sẽ đứng tên tham gia vay vốn. Nếu văn phòng không trả được nợ, ai trong số luật sư phải cùng chịu trách nhiệm.
Bài tập 9: Vợ chồng A, B đầu tư 400 triệu mua một xe chở khách đã qua sử dụng để chạy tuyến Hà-Nội Cao-Bằng. Để tiện kinh doanh, năm 2004 họ thành lập một HTX vận tải do hai vợ chồng A, B và C là con trai của họ làm xã viên sáng lập, vốn điều lệ của HTX là 100 triệu đồng, trong đó A góp 40 triệu, B và C mỗi người góp 30 triệu. Đầu năm 2005 trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, xe chở khách của vợ chồng A,B đâm vào một xe ô-tô tư nhân của D, phá huỷ toàn bộ chiếc xe này và gây thương tích cho D cũng như nhiều khách hàng trên xe, tổng số tiền phải bồi thường vượt quá 600 triệu đồng. Trách nhiệm của các xã viên trong vụ việc này.
Bài tập 10: A làm tổng giám đốc Công ty cổ phần chè Lâm Đồng. Năm 2004, đồng thời với nhận quyết định về hưu, A chuyển toàn bộ khách hàng quen sang thành lập một công ty chè tư nhân, cạnh tranh trực tiếp với CTCP chè Lâm Đồng, đẩy công ty này vào khủng hoảng. A có thể vi phạm nghĩa vụ gì? Có thể làm gì để ràng buộc nghĩa vụ của người quản lí trong các trường hợp tương tự.
Bài tập 11: Trường quốc tế Hà-Nội là một liên doanh, trong đó nhóm Việt kiều chiếm 60% và đối tác trong nước chiếm 40% vốn. Lãnh đạo trường gồm một hội đồng quản trị có 5 thành viên, nhóm Việt kiều có 3 đại diện và đối tác trong nước có 2 đại diện. Từ 2002 cho đến nay, do bất đồng ý kiến, hội đồng quản trị chưa hề nhóm họp, toàn bộ hoạt động của trường do Tổng giám đốc là một Việt kiều điều hành. Tháng 5/2005 tổng giám đốc bỏ về Mỹ, để lại khoản nợ của trường là 3 tỷ. Chủ nợ có thể làm gì.
Bài tập 12: Gạch Huy-Hoàng là một doanh nghiệp tư nhân do Phạm Huy Hoàng làm chủ. Năm 2005, doanh nghiệp này mua thêm 2 xe ô tô tải và 1 xe ô-tô cá nhân dùng vào việc kinh doanh. Khi đăng kí xe, ai nên là chủ xe, vì sao.
Bài tập 13: H là giám đốc công ty TNHH Juco, ký hợp đồng với công ty dệt may Sao-Đỏ, theo đó Vinajuco lo chạy cốt-ta hàng dệt bán hàng sang Mỹ. Sao-Đỏ tạm ứng cho H 300 triệu đồng. Sau vụ Mai Văn Dâu, H thông báo không thể lo được cốt-ta, song không trả lại tiền tạm ứng với lí do đã chi hết số tiền này để đối ngoại với quan chức Bộ thương mại. Sao-Đỏ khởi kiện đòi tiền thì được Chủ tịch hội đồng quản trị Juco cho biết H chỉ là giám đốc làm thuê, chỉ có quyền kí nhận các hợp đồng có giá trị dưới 10 triệu đồng, các giao dịch lớn hơn đều phải do Chủ tịch HĐQT Juco kí mới có hiệu lực. Cơ sở pháp lí của vụ tranh chấp.
Bài tập 14: Chủ doanh nghiệp tư nhân Phạm Huy Hoàng của xưởng gạch Huy Hoàng có ý định chuyển doanh nghiệp của mình thành một công ty cổ phần, theo đó gia đình anh ta chiếm giứ 51% số cổ phần, số còn lại sẽ bán cho tất cả công nhân của xưởng gạch. Quy trình chuyển đổi này diễn ra như thế nào?
Bài tập 15: HTX tắc xi Nội-Bài gồm 7 xã viên góp 400 triệu đồng vốn điều lệ và huy động thêm 400 triệu đồng từ 50 lái xe (khi nhận việc, mỗi người trong số lái xe đều phải góp tiền bảo đảm trách nhiệm là 8 triệu đồng vào tài vụ HTX). Sau 5 năm làm việc, một lái xe làm đơn nghỉ việc và yêu cầu HTX hoàn trả tiền bảo đảm trách nhiệm cùng toàn bộ số lãi mà anh ta đáng ra phải được hưởng như một người góp vốn vào HTX. Cơ sở pháp lý của yêu cầu này.
Bài tập 20: X là cổ đông trong công ty Hacerco. Từ 2002 cho đến nay, X không nhận được cổ tức từ công ty, không được thông báo mời họp các cuộc họp của đại hội đồng cổ đông. X có thể làm gì?
Bài tập 21: Vợ chồng Việt kiều A và B là chủ quán “Phở Cali” muốn mở rộng kinh doanh, mở thêm một số quán phở mới. Họ nhờ anh chị tư vấn về lợi thế của công ty TNHH và cách thức thành lập một công ty mới. Sau khi mở thêm 3 quán mới, họ cần thuê những người điều hành. Cần lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng thuê những người điều hành đó.
Bài tập 22: A muốn thành lập một công ty sản xuất võng xếp Duy-Lợi tại Hà Nội. Các thủ tục thành lập công ty đã được giản lược hoá như thế nào. Liệu tên công ty của anh ta có vi phạm thương hiệu Võng xếp Duy-Lợi đã khá nổi tiếng của một doanh nghiệp có trụ sở tại TP HCM.
Bài tập 23: A góp một lô đất cùng B lập xưởng mộc. Hãy tư vấn cho A và B những hình thức pháp lí an toàn nhất để đảm bảo quyền lợi của họ trong kinh doanh.
Bài tập 24: Công ty CP vui chơi giải trí VLC phát hành 20 tỷ đồng cổ phần. Sau 4 năm hoạt động, công ty không triệu tập đại hội đồng cổ đông, không chia cổ tức cho cổ đông. Anh/chị có thể làm gì để bảo vệ cổ đông.
Bài tập 25: Công ty A mua của công ty B 6 tấn thép không gỉ. Sau khi nhận được hàng, A phát hiện ra nhiều tấm thép đã bị quăn mép và han gỉ. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp này.
Bài tập 26: Công ty dệt may Xơ-un là công ty 100% vốn nước ngoài, sau khi kinh doanh 3 năm tại TP HCM, công ty này nợ khoảng 3 tỷ đồng và không trả được lương cho 200 công nhân. Chủ nước ngoài đã bỏ về nước. Hỏi chủ nợ và công nhân có thể làm gì.
Bài tập 27: A góp 100 triệu đồng cùng B góp 100 triệu đồng thành lập một công ty TNHH buôn bán quần áo. Sau 6 tháng hoạt động, công ty TNHH thua lỗ lớn, nợ phải trả cho các chủ hàng là 300 triệu đồng. Trách nhiệm của A và B đối với các chủ nợ.
Bài tập 28: Tổng công ty Vinaconex được cổ phần hóa. Sau khi được cổ phần hóa các công ty này hoạt động theo hình thức công ty nào.
Bài tập 29: A mua 50 triệu đồng cổ phần trong Công ty CP Khách sạn Phú Gia. Nay A có nhu cầu muốn bán số cổ phần đó cho B. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần được pháp luật quy định như thế nào.