Luật học - Chương 03: Xung đột thẩm quyền xét xử và xung đột khái niệm pháp lý trong TPQT

3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xử trong TPQT. 3.2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử trong TPQT của các nước. 3.3. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử trong TPQT của Việt Nam. 3.4. Xung đột khái niệm pháp lý.

ppt39 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Chương 03: Xung đột thẩm quyền xét xử và xung đột khái niệm pháp lý trong TPQT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Chương 03: Xung đột thẩm quyền xét xử và xung đột khái niệm pháp lý trong TPQT3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xử trong TPQT.3.2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử trong TPQT của các nước.3.3. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử trong TPQT của Việt Nam.3.4. Xung đột khái niệm pháp lý.*3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xửThế nào là thẩm quyền xét xử trong TPQT?Thẩm quyền xét xử trong TPQT là thẩm quyền xét xử các vụ việc, án kiện phát sinh từ các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.Thế nào là xung đột thẩm quyền xét xử trong TPQT?*3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xửVD: Thương nhân A mang quốc tịch Singapore, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân B mang quốc tịch Việt Nam. Hợp đồng giữa hai bên được ký kết tại Malaysia để mua bán một số hàng hóa đặt tại Philippin. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì phát sinh tranh chấp. Tòa án nước nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này?*3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xửXung đột thẩm quyền xét xử trong TPQT là việc các cơ quan có thẩm quyền của hai hay nhiều nước cùng có thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc, án kiện phát sinh từ các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.Bằng cách nào để giải quyết hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử?*3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xử* Phương pháp giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử:Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột thống nhất về thẩm quyền xét xử.Mỗi nước tự mình ban hành và áp dụng các quy phạm xung đột về thẩm quyền xét xử.*3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét xửVD: Thương nhân X (cư trú tại nước A) giao kết hợp đồng với thương nhân Y (cư trú tại nước B). Trong quá trình X giao hàng cho Y tại nước A, hai bên đã phát sinh tranh chấp. Do đó, X đã tiến hành khởi kiện Y. Để xác định thẩm quyền xét xử, luật nước A quy định tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi cư trú của bị đơn; Luật nước B quy định tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi xảy ra tranh chấp. Theo luật của mỗi nước A và B, tòa án nước nào có thẩm quyền xét xử?*3.2. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của các nướcKhi ban hành các quy phạm xung đột để xác định thẩm quyền xét xử, thông thường, các nước dựa vào các dấu hiệu chủ yếu sau:Dấu hiệu quốc tịch của các bên.Dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn.Dấu hiệu nơi hiện diện của bị đơn.Bên cạnh ba dấu hiệu cơ bản trên, các nước còn kết hợp thêm các dấu hiệu khác như: Nơi tọa lạc bất động sản; Nơi phát sinh tranh chấp; Nơi cư trú của nguyên đơn; Nơi thực hiệp hợp đồng*3.2. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của các nướcCần phân biệt các dấu hiệu xác định thẩm quyền xét xử với các hệ thuộc xác định luật áp dụng:Dấu hiệu mang ý nghĩa xác định tòa án nước nào có thẩm quyền, không đương nhiên mang ý nghĩa luật nước có tòa án có thẩm quyền đó sẽ được áp dụng.Hệ thuộc mang ý nghĩa xác định luật nước nào được áp dụng để giải quyết các vấn đề có liên quan, không đương nhiên mang ý nghĩa tòa án nước có luật được áp dụng sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài được xác định như sau:3.3.1: Khi có điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về thẩm quyền xét xử thì tuân theo các quy tắc đã được thống nhất trong các điều ước quốc tế đó.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam Khoản 3 Điều 2 BLTTDS: “Bộ luật TTDS được áp dụng đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam3.3.2. Trường hợp không có điều ước quốc tế thì thẩm quyền của tòa án Việt Nam được xác định theo các quy định của pháp luật Việt Nam.Theo tinh thần của BLTTDS Việt Nam, khi xem xét thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể khái quát ở một số điểm sau đây:*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam@ Thứ nhất: Căn cứ vào Mục 1Chương III (Điều 25-32) BLTTDS để xác định vụ việc đó có thuộc thẩm quyền của tòa án hay không. Cụ thể:Điều 25-26: Xác định những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamĐiều 27-28: Xác định những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.Điều 29-30: Xác định những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.Điều 31-32: Xác định những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam@ Thứ hai: Căn cứ vào Khoản 2 Điều 405 để xác định vụ việc dân sự đó có phải là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Một vụ việc dân sự được xem là có yếu tố nước ngoài khi có một trong các dấu hiệu sau:*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamÍt nhất một bên đương sự là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam@ Thứ ba: Trong trường hợp có xung đột thẩm quyền xét xử giữa tòa án Việt Nam với các nước hữu quan, sẽ được xác định căn cứ vào Khoản 2 Điều 410 BLTTDS. Cụ thể, tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền thụ lý và xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi vụ việc đó có một trong các dấu hiệu sau:*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamBị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamNguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ;Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamVụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam@ Thứ tư: Căn cứ Điều 411 BLTTDS để xác định những vụ việc dân sự nào thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam. Cụ thể, những vụ việc có một trong các dấu hiệu sau đây sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam:*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamVụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam;Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamXác định một sự kiện pháp lý, nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamTuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamYêu cầu Toà án Việt Nam tuyên bố công dân Việt Nam mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam@ Thứ năm: Căn cứ vào Mục 2 Chương III (Điều 33-36) BLTTDS để xác định thẩm quyền giữa tòa án các cấp của Việt Nam.Thẩm quyền của tòa án cấp Huyện: Tòa án cấp Huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 1 & 2 Điều 33 BLTTDS. Trừ trường hợp những vụ việc này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án nước ngoài.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamThẩm quyền của tòa án cấp Tỉnh: Tòa án cấp Tỉnh có thẩm quyền giải quyết tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định từ Điều 25 đến Điều 32 BLTTDS, trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án cấp Huyện. Tuy nhiên, tòa án cấp Tỉnh có quyền lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án cấp Huyện khi xét thấy cần thiết.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamCăn cứ Điều 35 BLTTDS để xác định thẩm quyền của tòa án các địa phương.Căn cứ Điều 36 BLTTDS để xác định thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam@ Thứ sáu: Không thay đổi thẩm quyền. (Điều 412 BLTTDS). Trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yêu tố nước ngoài, không chấp nhận việc thay đổi thẩm quyền giải quyết của tòa án. Quy định này nhằm mục đích tạo sự ổn định, tính nhất quán trong quá trình giải quyết vụ án.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamĐiều 412 BLTTDS: Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Vô viÖc d©n sù ®· ®­îc mét Toµ ¸n ViÖt Nam thô lý gi¶i quyÕt theo quy ®Þnh vÒ thÈm quyÒn do Bé luËt nµy quy ®Þnh thì ph¶i ®­îc Toµ ¸n ®ã tiÕp tôc gi¶i quyÕt mÆc dï trong qu¸ trình gi¶i quyÕt cã sù thay ®æi quèc tÞch, n¬i c­ tró, ®Þa chØ cña c¸c ®­¬ng sù hoÆc cã tình tiÕt míi lµm cho vô viÖc d©n sù ®ã thuéc thÈm quyÒn cña Toµ ¸n kh¸c cña ViÖt Nam hoÆc cña Toµ ¸n n­íc ngoµi.*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt Nam@ Thứ bảy: Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự. (Điều 413 BLTTDS)*3.3. Nguyên tắc xác định TQXX trong TPQT của Việt NamTòa án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đã có bản án, quyết định của tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc dân sự đó và nước có tòa án ra bản án và quyết định đó và Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế quy định việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự.Tòa án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có tòa án nước ngoài đã thụ lý vụ việc dân sự đó và bản án, quyết định của tòa án nước ngoài về vụ việc dân sự đó được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. *3.4. Xung đột khái niệm pháp lýTheo pháp luật của hầu hết các nước, thì di sản không người thừa kế sẽ thuộc về nhà nước. Nhưng có nước lại hiểu nhà nước thừa hưởng di sản đó với tư cách là một người thừa kế; có nước lại hiểu nhà nước thừa hưởng với tư cách là người chiếm hữu tài sản vô chủ.Cùng một sự vật, hiện tượng nhưng ở các nước khác nhau thì có tên gọi khác nhau. Ví dụ: Cùng là tàu bay, tàu thủy, nhưng có nước xem đó là động sản, có nước xem đó là bất động sản.*3.4. Xung đột khái niệm pháp lýCùng một khái niệm ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt, nhưng có nước lại định nghĩa địa điểm ký kết là nơi cư trú của bên chào hàng, có nước lại định nghĩa đó là nơi cư trú của bên được chào hàng.Cùng một khái niệm (tên gọi) nhưng ở các nước khác nhau lại có tên gọi khác nhau. Ví dụ: Cùng khái niệm “Nơi vi phạm pháp luật”, nhưng có nước định nghĩa đó là nơi xảy ra hành vi vi phạm. Có nước định nghĩa đó là nơi hiện điện hậu quả của hành vi vi phạm*3.4. Xung đột khái niệm pháp lýXung đột khái niệm pháp lý là hiện tượng cùng một khái niệm pháp lý nhưng ở các nước khác nhau có nội dung không giống nhau.Giải quyết vấn đề xung đột khái niệm pháp lý mang tính quyết định đối với việc áp dụng các hệ thuộc, các quy phạm xung đột để giải quyết các mối quan hệ trong TPQT.*3.4. Xung đột khái niệm pháp lý3.4.1. Quan điểm của các nước trong việc giải quyết xung đột khái niệm pháp lý:Xác định nội dung khái niệm pháp lý theo luật tòa án: Theo quan điểm này thì trong mọi trường hợp tòa án cần phải áp dụng những khái niệm pháp lý của luật nước mình.*3.4. Xung đột khái niệm pháp lýXác định nội dung khái niệm pháp lý theo luật áp dụng cho vụ tranh chấp: Theo quan điểm này thì không sử dụng khái niệm pháp lý của nước có tòa án giải quyết tranh chấp để giải thích luật, mà cần phải áp dụng luật của nước đang được áp dụng để giải quyết tranh chấp để xác định khái niệm pháp lý.*3.4. Xung đột khái niệm pháp lýXác định khái niệm pháp lý một cách độc lập: Theo quan điểm này, việc xác định khái niệm pháp lý sẽ không phục thuộc vào luật tòa án hay luật áp dụng. Theo đó, việc xác định khái niệm pháp lý được tiến hành bằng cách tổng hợp khái niệm của nhiều hệ thống pháp luật có liên quan để xác định. Thực chất đó là kết quả của việc đối chiếu pháp luật nhằm đưa ra những khái niệm chung.*3.4. Xung đột khái niệm pháp lý3.4.2. Cách giải quyết xung đột khái niệm pháp lý theo quan điểm của Việt Nam: Về mắt lý luận cũng như thực tiễn pháp lý, để giải quyết xung đột khái niệm pháp lý, chúng ta phân biệt thành ba trường hợp: (Phần này SV cần đọc thêm trong giáo trình và quyển của Tiến sỹ Đoàn Năng!)*THANK YOU VERY MUCH FOR YOUR ATTENTION! ©Ngoc Dung Diep - 2008