Luật học - Chương 8: Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp

I. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT 1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG HÌNH PHẠT XUẤT PHÁT TỪ YÊU CẦU ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, CẦN PHẢI CÓ HỆ THỐNG HÌNH PHẠT MỘT MẶT THỂ HIỆN CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ CỦA NHÀ NƯỚC, MẶT KHÁC ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ XHCN. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT LÀ MỘT TẬP HỢP GỒM CÁC HÌNH PHẠT ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LHS, CÓ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT VỚI NHAU THEO MỘT TRẬT TỰ NHẤT ĐỊNH.

ppt37 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Chương 8: Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG XIIIHỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁPI. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG HÌNH PHẠTXUẤT PHÁT TỪ YÊU CẦU ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, CẦN PHẢI CÓ HỆ THỐNG HÌNH PHẠT MỘT MẶT THỂ HIỆN CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ CỦA NHÀ NƯỚC, MẶT KHÁC ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ XHCN.HỆ THỐNG HÌNH PHẠT LÀ MỘT TẬP HỢP GỒM CÁC HÌNH PHẠT ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LHS, CÓ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT VỚI NHAU THEO MỘT TRẬT TỰ NHẤT ĐỊNH.Các yếu tố cấu thành hệ thống hình phạt gồm các hình thức hình phạt cụ thể với những nội dung và điều kiện áp dụng được quy định trong LHSHệ thống hình phạt phụ thuộc vào:Hoàn cảnh và điều kiện xã hội;Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm;Kinh nghiệm lập pháp HS trong nước và QTHiệu quả của hình phạt phụ thuộc vào:Tính hệ thống của các hình thức hình phạt;Mối quan hệ với câc biện pháp tư phápTrong hệ thống hình phạt gồm:Hình phạt chính: là hình phạt được tuyên độc lập. Mỗi tội phạm chỉ bị tuyên một hình phạt chính. Các hình phạt chính gồm có:Cảnh cáo;Phạt tiền;Cải tạo không giam giữ;Trục xuất;Tù có thời hạn;Tù chung thân;Tử hình Hình phạt bổ sung: là hình phạt không thể được tuyên độc lập, chỉ có thể được tuyên kèm với hình phạt chính. Mỗi tội phạm có thể bị tuyên một, nhiều hoặc không tuyên hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung gồm:Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định;Cấm cư trú;Quản chế;Tước một số quyền công dân;Tịch thu tài sản;Trục xuất (khi không áp dụng là HP chính)Phạt tiền (khi không áp dụng là HP chính)Các hình phạt trong hệ thống được sắp xếp theo trật tự tăng dần về mức độ nghiêm khắc. Trật tự này thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta là kết hợp giáo dục, thuyết phục với cưỡng chế, trấn áp 2. Các hình phạt trong LHS Việt Nam2.1. Cảnh cáo (Điều 29 BLHS99)Cảnh cáo là khiển trách công khai của Nhà nước do toà án áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹCảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt.HP cảnh cáo chỉ tác động vào tinh thần bị cáoNgười bị phạt cảnh cáo phải là người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 46 BLHS99Trên thực tế, ranh giới giữa việc áp dụng hình phạt cảnh cáo với miễn hình phạt không lớn nhưng hậu quả pháp lý khác nhau. Có thể xác định ranh giới như sau:Để được miễn HP thì HV phạm tội phải tập trung nhiều tình tiết giảm nhẹ tại điều 46 BLHSĐể được áp dụng HP cảnh cáo thì HV phạm tội phải tập trung nhiều tình tiết giảm nhẹ không chỉ được quy định tại Điều 46 (các tình tiết do TA khi xét xử nêu lên)2.2. Phạt tiền (Điều 30 BLHS99)Phạt tiền là hình phạt tước của người bị án một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nướcPhạt tiền vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sungPhạt tiền tước đi của người bị án lợi ích vật chất với các mức cao thấp khác nhau, tuỳ theo tính chất, mức độ của HV phạm tội.Khi là HP chính, phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự QL kinh tế, an toàn, trật tự công cộng, trật tự QL hành chính và một số tội khác do LHS quy định HP tiền thường được quy định trong chế tài lựa chọn cùng vưới các HP chính khác như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Việc quy định như vậy tạo cho toà án khả năng lựa chọn HP phù hợp với:Tính chất, mức độ nguy hiểm cho XH của tội phạm;Nhân thân người phạm tội;Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS;Hoàn cảnh kinh tế của người phạm tội;Khả năng thi hành án.Khi là HP chính, có 2 cách quy định phạt tiền:Quy định mức tối thiểu và mức tối đa. Mức thấp nhất 1 triệu VND (các Điều 245, 266, 268...BLHS99), mức cao nhất 1 tỷ VND (Điều 172 BLHS99)Quy đinh bội số lần so với tiền trốn thuế hoặc tiền lãi (các Điều 161, 163 BLHS99). Thấp nhất là 1 lần và cao nhất là 10 lần Khi là HP bổ sung, có 2 cách quy định phạt tiền giống như HP chính nhưng mức phạt tối đa thấp hơn. Cụ thể là: 500 triệu VND (Điều 172) và gấp 5 lần (các Điều 279, 289, 291 BLHS99) 2.3. Cải tạo không giam giữ (CTKGG, Điều 31 BLHS99)CTKGG là HP chính có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi XHCTKGG là HP chính nhẹ hơn HP tù, không buộc người phạm tội phải cách ly khỏi XH.Điều kiện áp dụng hình phạt CTKGG:Tội phạm ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng (điều kiện đảm bảo sự tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm)Có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng (điều kiện đảm bảo thi hành án CTKGG) Khi tuyên bản án CTKGG, toà án giao cho các cơ sở giám sát, giáo dục người bị án: Cơ quan, tổ chức, đơn vị QĐ, doanh nghiệp, UBND xã, phường, thị trấnNgười bị án bị khấu trừ thu nhập từ 5% đến 20% để sung vào công quỹNgười đã thành niên đã chấp hành được 1/3 thời gian, người chưa thành niên đã chấp hành được 1/4 thời gian CTKGG, nếu có nhiều tiến bộ và theo đề nghị của đơn vị giám sát, giáo dục thì có thể được xét giảm chấp hành HP 2.4. Trục xuất (Điều 32 BLHS99)Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung buộc người nước ngoài phạm tội phải rời khỏi lãnh thổ Việt nam trong thời hạn nhất địnhNgười bị trục xuất có các nghĩa vụRời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng hạn;Chịu sự QL, giám sát của cơ quan xuất, nhập cảnh Việt Nam;Không được tự ý rời khỏi nơi quản lý;Nộp các giấy tờ cần thiết để thi hành án;Tự chịu chi phí xuất cảnhNgười bị trục xuất có thể được kéo dài thời hạn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu:Đang ốm nặng hoặc đang bị cấp cứu;Đang phải chấp hành các hình phạt khác;Có lý do chính đáng khác cản trở việc rời khỏi lãnh thổ Việt NamToà án có thể áp dụng HP trục xuất là HP chính hoặc HP bổ sung tuỳ theo quy định của BLHSNgười nước ngoài phạm tội nhưng thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi miễn trừ thì TNHS của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao2.5. Tù có thời hạn (Điều 33 BLHS99)Tù có thời hạn là hình phạt chính buộc người bị kết án phải cách ly XH một khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 20 năm.Người bị án phạt tù có thời hạn phải bị cách ly XH để họ không có điều kiện phạm tội mớiTù có thời hạn là hình phạt chính nặng hơn CTKGG, vì:Là hình phạt tước tự do, cách ly xã hộiThời gian bị tước tự do tối đa là 20 năm. Nếu phạm nhiều tội (hoặc bị tổng hợp nhiều bản án) thì thời gian tước tự do có thể đến 30 năm tù Trong thời gian chấp hành hình phạt (CHHP) tù giam người bị án có nghĩa vụ:Chấp hành nội quy, quy chế của trại giam;Tham gia lao động theo quy định;Học văn hoá, học nghềNếu cải tạo tốt người bị án sẽ được xét giảm án hoặc miễn CH phần hình phạt còn lạiTrước khi thành án phạt tù giam, nếu người phạm tội đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian tạm giam, tạm giữ được tính vào thời gian CHHP tù theo nguyên tắc: một ngày tạm giam, tạm giữ bằng một ngày tù2.6. Tù chung thân (Điều 34 BLHS99)Tù chung thân là hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức tử hình, buộc người phạm tội phải cách ly xã hội vô thời hạn.Đây là hình phạt nghiêm khắc chỉ sau tử hìnhNgười bị kết án tù chung thân bị cách ly XH vô thời hạn để cải tạo, giáo dục và vì mục đích phòng ngừa chung và riêngTrong thực tiễn, HP tù chung thân áp dụng đối với những người phạm tội mà nếu áp dụng HP tù có thời hạn ở mức tối đa vẫn còn nhẹ, nhưng nếu áp dụng HP tử hình thì chưa thật cần thiết 2.7. Tử hình (Điều 35 BLHS99)Tử hình là HP chính nghiêm khắc nhất tước bỏ quyền sống của người bị án và áp dụng đối với trường hợp phạm tội đặ biệt nghiêm trọngHP tử hình không nhằm mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết ánHP tử hình có mục đích phòng ngừa riêng: loại bỏ khả năng phạm tội mớiHP tử hình có mục đích phòng ngừa chung: răn đe, ngăn ngừa những người có ý thức pháp luật kémNgười bị án tử hình có quyền xin Chủ tịch nước ân giảm án. Nếu được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chung thânThực tiễn xét xử cho thấy tử hình chỉ áp dụng đối với những trường hợp phạm tội gây HQ đặc biệt nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, trật tự trị an xã hội... ảnh hưởng rất xấu đến xã hội, bị dư luận kịch liệt lên ánKhông áp dụng HP tử hình với:Người chưa thành niên phạm tội;Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xửKhông thi hành án tử hình đối với:Phụ nữ có thai; phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp này án tử hình chuyển thành chung thân 2.8. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 36 BLHS99)Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là HP bổ sung được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật họ vẫn có điều kiện để có thể phạm tội mới.Những HP bổ sung này được áp đụng đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng nghề nghiệp hoặc công việc nhất định... để phạm tội Tuỳ từng trường hợp cụ thể, toà án có thể tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định hoặc chỉ tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định.HP bổ sung này một mặt tăng cường hiệu quả của HP chính, một mặt loại bỏ điều kiện phạm tội lại của người bị ánThời hạn cấm là từ 1 đến 5 năm tính từ khi chấp hành xong HP tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu HP chính là những HP không tước tự do hoặc bị cáo bị án treo.2.9. Cấm cư trú (Điều 37 BLHS99)Cấm cư trú là HP bổ sung buộc người bị án không được tạm trú, thường trú ở một số địa phương nhất định từ 1 đến 5 năm tính từ ngày chấp hành xong HP tù có thời hạnHP này được áp dụng nhằm tước bỏ điều kiện thuận lợi về cư trú mà người phạm tội có thể lợi dụng để phạm tội lạiUBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm QL, giám sát, giáo dục người bị ánNgười bị cấm cư trú có nghĩa vụ:Trình diện UBND nơi đến để chấp hành HP cấm cư trú;Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nnước và quy định của địa phương;Không được cư trú ở nơi đã bị cấm.Người bị cấm cư trú có quyền:Có thể được đến nơi cấm cư trú nếu có lý do chính đáng và được chình quyền nơi đến đồng ýTự do cư trú ngoài những nơi bị cấmCó quyền đề nghị miễn chấp hành phần HP còn lạiĐiều kiện để được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại:Đã chấp hành ít nhất 1/2 thời hạn cấm cư trú;Tích cực lao động, học tập;Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương;Được chủ tịch UBND nơi cư trú đề nghị2.10. Quản chế (Điều 38 BLHS99)Quản chế (QC) là HP bổ sung áp dụng đối với người bị kết án tù về tội xâm phạm ANQG, tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác mà BLHS quy định, buộc người bị án phải cư trú, làm ăn, sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định từ 1 đến 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong HP tù, có sự kiểm soát của chính quyền và nhân dân địa phương.UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm QL, giám sát, giáo dục người bị án QC.Người bị QC có nghĩa vụ:Trình diện chính quyền địa phương nơi bị QC;Chịu sự QL, giám sát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương;Trả lời các vấn đề khi UBND có yêu cầu;Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của nhân dân địa phươngNgười bị QC có quyền:Sinh sống ở nơi bị QC;Lựa chọn nghề nghiệp;Tự do đi lại ở nơi QC;Được xét miễn thời gian còn lại của QC nếu đủ đ/kĐiều kiện xét miễn chấp hành phần còn lại của QC giống như cấm cư trú2.11. Tước một số quyền công dân (Điều 39)Tước một số quyền công dân (TMSQCD) là HP bổ sung, áp dụng đối với công dân Việt Nam bi kết án tù về các tội xâm phạm ANQG hoặc các tội khác do LHS quy địnhCác quyền có thể bị tước là:Quyền ứng cử, bầu cử;Quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước;Quyền phục vụ trong các LLVTBị cáo có thể bị tước một hoặc một số quyền.Thời hạn tước quyền từ 1 đến 5 năm tính từ khi chấp hành xong HP tù hoặc từ khi bản án có HLPL2.12. Tịch thu tài sản (TTTS, Điều 40 BLHS99)TTTS là HP bổ sung tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị án để sung công quỹ.TTTS áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.TTTS thường được áp dụng đối với các tội xâm phạm ANQG, sở hữu, kinh tế, ma tuý...Khi quyết định hình phạt TTTS toà án vẫn phải đảm bảo để người bị án và gia đình họ có điều kiện sinh sốngII. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP1. KHÁI NIỆM VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁPCỎC BIỆN PHỎP TƯ PHỎP (BPTP) LÀ NHỮNG BIỆN PHỎP HỠNH SỰ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BLHS DO CỎC CƠ QUAN TƯ PHỎP ỎP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÚ HV NGUY HIỂM CHO XH CÚ TỎC ĐỘNG BỔ TRỢ HOẶ THAY THẾ HỠNH PHẠT.CÁC BPTP CŨNG THỂ HIỆN CHÍNH SÁCH HS CỦA NHÀ NƯỚCHỖ TRỢ CHO HPGÓP PHẦN LOẠI BỎ ĐIỀU KIỆN PHẠM TỘICác BPTP có điểm giống với hình phạt:Đều là biện pháp cưỡng chếĐều được quy định trong luật hình sựĐiểm khác nhau:H×nh ph¹tbiÖn ph¸p t­ ph¸p ¸p dông ®èi víi tÊt c¶ nh÷ng ng­êi ph¹m téi ChØ ¸p dông ®èi víi mét sè ng­êi ph¹m téi Cã môc ®Ých trõng trÞ Kh«ng cã môc ®Ých trõng trÞ G©y ra ¸n tÝch Kh«ng g©y ra ¸n tÝch Do toµ ¸n quyÕt ®Þnh Kh«ng chØ do toµ ¸n quyÕt ®Þnh2. Các biện pháp tư pháp2.1. Tịch thu vật, tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41 BLHS99)Tịch thu vật, tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm là tước đoạt vật, tiền bạc sung quỹ Nhà nước.Các loại bị tịch thu gồm:Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành: Ma tuý, hàng giả, tài liệu có nội dung chống đối Nhà nước CHXHCN Việt Nam, VH phẩm đồi truỵ... Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua, bán, đổi chác những thứ ấy mà có;Vật, tiền thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.(i) Do sự vô ý của người QL, trông coi;(ii) Do sự cố ý để cho người phạm tội sử dụng Trả lại vật, tiền cho chủ sở hữu hoặc người QL hợp pháp nếu những thứ đó người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép2.2. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.Trả lại tài sản (TLTS), sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (SCBTTH) là biện pháp tư pháp do toà án áp dụng đối với người phạm tội khi họ gây ra thiệt hại vật chất cho người bị hạiBuộc công khai xin lỗi là biện pháp tư pháp do toà án áp dụng đối với người phạm tội gây thiệt hại về tinh thần nhằm khội phục lại những giá trị tinh thần của người bị hại và giáo dục, cải tạo người phạm tộiNgười phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người QL hợp phápNếu người phạm tội làm hư hỏng tài sản thì phải sửa chữa hư hỏng hoặc bồi thường thiệt hại đó Nếu tài sản bị huỷ hoại do HV phạm tội thì người có hành vi đó phải bồi thường thiệt hạiNếu người phạm tội gây thiệt hại về tinh thần thì toà án buộc người phạm tội phải công khai xin lỗi hoặc bồi thường vật chất2.3. Bắt buộc chữa bệnh (Điều 43 BLHS99)Bắt buộc chữa bệnh (BBCB) là biện pháp tư pháp do TA hoặc VKS áp dụng đối với người thực hiện HV nguy hiểm cho XH trong khi không có NLTNHSBBCB là biện pháp thay thế hình phạt có mục đích phòng ngừa là chính, có nội dung nhân đạo.Nếu người phạm tội bị mất NLTNHS trước khi kết án thì TA áp dụng biện pháp BBCB đối với họ. Sau khi khỏi bệnh họ vẫn phải chấp hành HP.Nếu đang chấp hành HP mà mất NLTNHS thì TA cũng quyết định BBCB. Thời gian BBCB được tính vào thời gian chấp hành HP tùCó thể giao người bị BBCB cho cơ sở chuyên khoa hoặc gia đình chăm sócBBCB do TA hoặc VKS áp dụng (tuỳ theo giai đoạn tố tụng) căn cứ vào kết luận của hội đồng giám định tâm thần.Cám ơn các em