CHƯƠNG X
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. Bản chất, đặc trưng của nhà nước CHXHCN Việt Nam
1. Bản chất:
Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện rõ
nét tại điều 2 Hiến pháp 1992 là “Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân nhân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức.
=> Như vậy, cái cơ bản, xuyên suốt thể hiện bản chất của nhà
nước Việt Nam hiện nay là: tính nhân dân và quyền lực của
nhân dân
9 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Chương X: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG X
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. Bản chất, đặc trưng của nhà nước CHXHCN Việt Nam
1. Bản chất:
Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện rõ
nét tại điều 2 Hiến pháp 1992 là “Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân nhân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức.
=> Như vậy, cái cơ bản, xuyên suốt thể hiện bản chất của nhà
nước Việt Nam hiện nay là: tính nhân dân và quyền lực của
nhân dân.
2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước CHXHCN Việt
Nam:
* Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước dân chủ
thực sự và rộng rãi.
+ Trong lĩnh vực kinh tế
+ Trong lĩnh vực chính trị
+ Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và xã hội
* Là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam
* Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi
* Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và
hữu nghị
3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Nhà nước có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó
các đạo luật giữ vai trò chủ đạo; Mọi cơ quan, tổ chức, công
dân đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật.
+ Quan hệ giữa nhà nước và công dân là bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ
+ Các quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của người
dân được pháp luật bảo đảm và bảo vệ.
+ Nhà nước trong đó ba quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp
phân định rõ ràng, hợp lý cho các cơ quan tương ứng, tạo ra
mối quan hệ cân bằng, phối hợp và chế ước lẫn nhau giữa
các cơ quan chức năng của nhà nước.
II. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
1.Khái niệm:
Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là hệ thống các cơ quan
nhà nước từ trung ương đến cơ sở, được tổ chức theo những
nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ
nghĩa.
2. Phân loại hệ thống cơ quan nhà nước:
Có nhiều tiêu chí để phân loại các cơ quan nhà nước:
* Dựa trên hình thức thực hiện quyền lực nhà nước, có thể
chia thành:
- Cơ quan lập pháp
- Cơ quan hành pháp
- Cơ quan tư pháp
• Dựa theo trình tự thành lập:
+ Các cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra (có tính chất phát
sinh)
+ Các cơ quan không do nhân dân trực tiếp bầu ra (có tính
chất phái sinh)
• Dựa theo tính chất thẩm quyền:
+ Cơ quan có thẩm quyền chung
+ Cơ quan có thẩm quyền riêng
• Dựa theo cấp độ thẩm quyền:
+ Cơ quan nhà nước ở trung ương
+ Cơ quan nhà nước ở địa phương
Tuy nhiên, để có cái nhìn vừa tổng quát, vừa cụ thể về bộ
máy nhà nước cần phải xem xét một cách toàn diện trên cả ba
khía cạnh là: trình tự thành lập, nội dung hoạt động và hình
thức thực hiện các hoạt động đó.
3. Một số cơ quan nhà nước chủ yếu:
a/ Các cơ quan quyền lực nhà nước: (còn gọi là cơ quan đại
diện) bao gồm:
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
- Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Trong tổ chức của quốc hội có những cơ quan cấu thành như:
Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban.
- Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước
tổ chức ở địa phương.
Các đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
là do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân danh nhân dân thực hiện
thống nhất quyền lực nhà nước và phải chịu trách nhiệm báo
cáo trước nhân dân. Tất cả các cơ quan khác trong bộ máy nhà
nước đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hoặc gián
tiếp bầu ra.
Các cơ quan quyền lực nhà nước có vị trí rất quan trọng, hợp
thành hệ thống xương sống của bộ máy nhà nước.
b/ Chủ tịch nước:
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đối nội và đối
ngoại (điều 101, Hiến pháp 1992)
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo
cáo trước Quốc hội. Xét trên nhiều phương diện Chủ tịch nước
là cơ quan có vị trí đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận trong bộ
máy nhà nước.
c/ Các cơ quan quản lý nhà nước:
Hệ thống các cơ quan chấp hành, điều hành (còn gọi là cơ
quan hành chính nhà nước)
Gồm có:
Ở trung ương: có Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ,
các cơ quan thuộc chính phủ.
Ở địa phương: có ủy ban nhân dân các cấp; các sở, phòng, ban
chức năng của ủy ban nhân dân.
* Các cơ quan quốc phòng và an ninh:
Gồm có: Hội đồng quốc phòng và an ninh; Bộ công an; Bộ
quốc phòng và các cơ quan quốc phòng, an ninh ở địa phương.
d/ Các cơ quan xét xử:
Là hệ thống các cơ quan có chức năng xét xử gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân địa phương;
-Tòa án quân sự;
- Các Tòa án khác án do luật định (điều 127, Hiến pháp 1992)
đ/ Các cơ quan kiểm sát:
Đây là hệ thống cơ quan đặc thù của bộ máy nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Được tổ chức ra để thực hiện việc công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp (trước đây còn có chức năng kiểm sát
chung).
Hệ thống cơ quan kiểm sát gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân
sự.