Luật học - Chuyên đề Lý luận

Thứ Năm, 27/11/2014 14:35'(GMT+7)Cơ chế nhân quyền khu vực: Thúc đẩy cơ chế nhân quyền chung của Liên hợp quốc Hội thảo quốc gia “Vai trò và chức năng của cơ quan nhân quyền quốc gia” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Viện Nghiên cứu Quyền Con người, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Raoul Wallenberd về Nhân quyền và Luật nhân đạo thuộc Đại học Lund, Thụy Điển. Nhân dịp Hội thảo, Phòng Thông tin điện tử xin trân trọng giới thiệu bài viết “Cơ chế nhân quyền khu vực: Thúc đẩy cơ chế nhân quyền chung của Liên hợp quốc” của TS. Hoàng Văn Nghĩa - Viện Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Bài viết đã được đăng trên Tạp chí Nhân quyền Việt Nam, số 11-2012). Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người khu vực là các thể chế, thiết chế và hệ thống pháp luật cùng quy tắc, tiêu chuẩn và nguyên tắc nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở phạm vi khu vực. Các cơ chế này thường bao gồm: Hiến chương, Công ước Nhân quyền khu vực, Tòa án Nhân quyền khu vực, các tổ chức giám sát thực hiện nhân quyền ở khu vực

docx8 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Chuyên đề Lý luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ LÝ LUẬN Thứ Năm, 27/11/2014 14:35'(GMT+7)Cơ chế nhân quyền khu vực: Thúc đẩy cơ chế nhân quyền chung của Liên hợp quốc Hội thảo quốc gia “Vai trò và chức năng của cơ quan nhân quyền quốc gia” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Viện Nghiên cứu Quyền Con người, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Raoul Wallenberd về Nhân quyền và Luật nhân đạo thuộc Đại học Lund, Thụy Điển. Nhân dịp Hội thảo, Phòng Thông tin điện tử xin trân trọng giới thiệu bài viết “Cơ chế nhân quyền khu vực: Thúc đẩy cơ chế nhân quyền chung của Liên hợp quốc” của TS. Hoàng Văn Nghĩa - Viện Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Bài viết đã được đăng trên Tạp chí Nhân quyền Việt Nam, số 11-2012). Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người khu vực là các thể chế, thiết chế và hệ thống pháp luật cùng quy tắc, tiêu chuẩn và nguyên tắc nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở phạm vi khu vực. Các cơ chế này thường bao gồm: Hiến chương, Công ước Nhân quyền khu vực, Tòa án Nhân quyền khu vực, các tổ chức giám sát thực hiện nhân quyền ở khu vực Hệ thống bảo vệ và thúc đẩy quyền con người mang tính khu vực phát triển khá sớm. Ưu điểm của các hệ thống nhân quyền khu vực là bên cạnh việc phối hợp hành động trong việc giải quyết nhiều vấn đề nhân quyền chung của khu vực, khả năng xem xét, giải quyết các khiếu kiện của cơ chế này nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các hệ thống khu vực có thể đưa ra những tiêu chuẩn nhân quyền và biện pháp thực thi cao hơn[1] hệ thống nhân quyền của Liên hợp quốc. Trường hợp cơ chế châu Âu về quyền con người là một ví dụ điển hình. Khi vụ việc được đưa ra toà án, các phán quyết nhìn chung được các quốc gia đặc biệt coi trọng. Một số phán quyết được xem như “án lệ” cho những vụ kiện tương tự, làm rõ các điều khoản bảo vệ quyền con người, các quy định trong pháp luật quốc gia phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Ngoài ra, các hệ thống khu vực có xu hướng gần gũi hơn với các quan niệm về văn hóa và tín ngưỡng Sau khi Tuyên ngôn Nhân quyền ra đời, các khu vực châu Âu, châu Mỹ, châu Phi đã lần lượt hình thành được các cơ chế nhân quyền khu vực. Các cơ chế nhân quyền khu vực này luôn được bổ sung, hoàn thiện nhẳm thích ứng với sự biến đổi chung về kinh tế, chính trị, xã hội. Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền Châu Âu Khu vực Châu Âu, do tương đồng về nhiều mặt, nên cơ chế bảo vệ quyền con người phát triển khá mạnh, bao gồm: Hệ thống của Hội đồng Châu Âu (hiện tại có 47 thành viên[2], của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) (56 thành viên) và của Liên minh Châu Âu (EU) (27 thành viên). Châu Âu là nơi hình thành đầu tiên cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở cấp độ khu vực; được tổ chức và hoạt động một cách hiệu quả và hiệu lực hơn cả trong các khu vực có cơ chế tương tự này. Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở châu Âu được cấu thành từ hệ thống các văn kiện khu vực về quyền con người cùng các bộ máy thực thi, bao gồm: Công ước châu Âu về Bảo vệ quyền con người và Tự do cơ bản được Hội đồng châu Âu thông qua năm 1950, có hiệu lực năm 1953; Ủy ban Quyền con người trực thuộc Hội đồng châu Âu (thành lập năm 1954); Tòa án Quyền con người châu Âu (1959); Ủy ban các Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu (gồm ngoại trưởng hoặc đại diện của các quốc gia thành viên). Cơ chế châu Âu bao gồm 3 cấp độ và hình thức: Hội đồng châu Âu, Liên minh châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Một trong những cơ quan thiết chế quan trọng của cơ chế châu Âu đó chính là Ủy ban châu Âu về Nhân quyền, Tòa án Nhân quyền châu Âu Cơ chế giải quyết các khiếu kiện về tình trạng vi phạm quyền con người ở châu Âu được thực hiện thông qua cơ chế giải quyết trực tiếp theo thẩm quyền của Công ước châu Âu về quyền con người (ECHR)[3], hoặc trực tiếp tại Tòa án Nhân quyền châu Âu được thành lập theo Nghị định thư số 11 của Công ước. Tòa án này được đặt tại thành phố Strassbourg, Cộng hòa Pháp, hàng năm tiếp nhận hàng chục ngàn hồ sơ khiếu nại của công dân của hầu hết các quốc gia thuộc Hội đồng châu Âu. Mức độ thụ lý và giải quyết các vụ việc này, mặc dù so với yêu cầu thực tế chưa đáp ứng được mong đợi của người dân châu Âu, nhưng đi đầu trong các khu vực có cơ chế tương tự. Trong 10 năm hoạt động (1998 - 2008), Tòa án đã thụ lý và ra phán quyết được hàng ngàn vụ việc. Số đơn khiếu nại gửi đến Tòa án ngày càng tăng, phần lớn đền từ các quốc gia mới gia nhập Hội đồng châu Âu. Riêng trong năm 2008, Tòa án tiếp nhận 49.850 so với năm 2007 là 41.650 đơn. Tính đến ngày 1-1-2010 đã có 119.300 đơn khiếu kiện đang nằm chờ được xử lý, giải quyết bởi một cơ quan quyết định. Hơn một nửa trong số các đơn khiếu kiện này đã được đệ trình lên với những cáo buộc vi phạm từ các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine hoặc Romania[4]. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng hầu hết các đơn khiếu kiện này đều không hợp lệ để xem xét vì chúng không thuộc quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu. Con số 119.300 các vụ việc nêu trên đã được xem xét và chờ phán quyết cho thấy mức độ vi phạm quyền con người diễn ra khá phổ biến ở nhiều quốc gia thuộc Hội đồng châu Âu. Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền châu Mỹ Cơ chế châu Mỹ được cấu thành từ những văn kiện chính trị và pháp lý cùng các thể chế thực thi trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, bao gồm: Tuyên ngôn châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người được Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) thông qua năm 1948; Ủy ban Liên Mỹ về quyền con người thành lập năm 1959 (IACHR); Công ước Liên Mỹ về quyền con người được thông qua năm 1969; Tòa án Liên Mỹ về quyền con người Mỹ. Tòa án Quyền con người châu Mỹ cùng với Ủy ban Quyền con người châu Mỹ (IACHR) là hai bộ phận quan trọng và cốt lõi nhất của cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực này. Giống như cơ chế nhân quyền châu Âu, Ủy ban và Tòa án Nhân quyền có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người. Về cơ cấu tổ chức của Ủy ban Liên Mỹ về quyền con người bao gồm 7 ủy viên được bầu chọn bởi Đại hội đồng Tổ chức các quốc gia châu Mỹ với nhiệm kỳ hoạt động là 4 năm, được lựa chọn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và đạo đức tốt trên lĩnh vực tư pháp, pháp luật và hoạt động nhân quyền của các quốc gia thành viên của tổ chức này. Tuy nhiên, các ủy viên này làm việc hoàn toàn với tư cách cá nhân, chuyên gia chứ không phải là đại diện cho các quốc gia thành viên. Ủy ban có một Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch. Tòa án Liên Mỹ về Quyền con người gồm 7 thẩm phán, là công dân các quốc gia thành viên OAS, do Đại hội đồng OAS bầu theo nhiệm kỳ 6 năm, được tuyển chọn dựa trên các tiêu chí chuyên môn, nghề nghiệp và đạo đức phù hợp cho vị trí là thẩm phán, thực hiện các chức năng chủ yếu là xét xử và tư vấn. Trong việc xét xử các đơn khiếu kiện về tình trạng vi phạm nhân quyền của các cá nhân hoặc tổ chức, Tòa án Liên Mỹ về quyền con người tiếp nhận hồ sơ thông qua Ủy ban Liên Mỹ về quyền con người. Ủy ban Liên Mỹ về Quyền con người sẽ xem xét các hồ sơ khiếu kiện về tình trạng vi phạm nhân quyền do các công dân hoặc tổ chức thuộc các quốc gia thành viên đệ trình. Nếu thuộc thẩm quyền và phạm vi giải quyết của Ủy ban, Ủy ban sẽ xem xét, giải quyết. Tùy theo mức độ và tính chất của các vụ việc mà Ủy ban sẽ chuyển các hồ sơ đến Tòa án Liên Mỹ về Quyền con người để thụ lý và xét xử. Bên cạnh các chức năng xét xử, Tòa án Liên Mỹ về quyền con người có chức năng tư vấn cho Ủy ban Liên Mỹ về Quyền con người và các quốc gia thành viên OAS về các vấn đề liên quan đến thực hiện các văn kiện quốc tế và khu vực (đặc biệt là Công ước Liên Mỹ) về Quyền con người. Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền châu Phi Các quốc gia châu Phi cũng hướng tới việc xây dựng mô hình bảo đảm quyền con người ở cấp khu vực tương tự như châu Âu và châu Mỹ. Cơ chế châu Phi trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người bao gồm hệ thống văn kiện khu vực về quyền con người ở châu Phi cùng các thể chế tương ứng, bao gồm: Hiến chương châu Phi về Quyền con người và Quyền các dân tộc, được Tổ chức Liên minh châu Phi thông qua năm 1981; Ủy ban Quyền con người và Quyền các dân tộc châu Phi năm 1981; Tòa án châu Phi về Quyền con người và Quyền các dân tộc được thành lập theo Nghị định thư bổ sung của Hiến chương châu Phi về Quyền con người và Quyền của các dân tộc được thông qua năm 1998, năm 2004 mới có hiệu lực. Ủy ban Quyền con người và Quyền các dân tộc châu Phi bao gồm 11 thành viên được bầu chọn bằng cách bỏ phiếu kín bởi Đại hội đồng châu Phi. Ủy ban có các chức năng: Bảo vệ các quyền con người và quyền của dân tộc; thúc đẩy các quyền của con người và quyền của dân tộc; giải thích Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của dân tộc (theo Điều 45 của Hiến chương); chuẩn bị các vụ khiếu kiện liên quan đến quyền con người do các công dân của các quốc gia thành viên gửi và chuyển cho Tòa án châu Phi về Quyền con người. Tòa án Quyền con người châu Phi (hay còn gọi là Tòa án châu Phi về Quyền con người và Quyền các dân tộc) được sát nhập với Tòa Công lý châu Phi vào tháng 7-2004 trở thành Tòa án châu Phi về Quyền con người. Cơ cấu tổ chức của Tòa án bao gồm 11 thẩm phán, được bầu với nhiệm kỳ 6 năm, hoạt động kiêm nhiệm, được lựa chọn là các công dân giàu kinh nghiệm trên lĩnh vực xét xử và quyền con người của các quốc gia thành viên. Thẩm quyền và phạm vi áp dụng của các phán quyết của Tòa án này còn rất hạn chế so với cơ chế của khu vực châu Âu và châu Mỹ. Chức năng chính của Tòa án châu Phi về Quyền con người chủ yếu là tham vấn. Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền châu Á Châu Á hiện chưa xây dựng được cơ chế nhân quyền liên chính phủ như nhiều khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều ý tưởng và nỗ lực vận động cho một cơ chế nhân quyền chung đang được thúc đẩy. Trong khi chưa có hệ thống nhân quyền khu vực, một số tổ chức ở châu Á đã nỗ lực hoạt động nhằm khắc phục những thiếu hụt trên lĩnh vực nhân quyền. Năm 2005, tại Pataya, Thái Lan, Hội nghị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện châu Á vì hòa bình (AAPP) lần thứ 6 đã thông qua Hiến chương Nhân quyền của các dân tộc châu Á. Trước đó, năm 1998, tại Hồng Công, 200 tổ chức phi chính phủ đã nỗ lực cho ra mắt Hiến chương châu Á về quyền con người. Tuy không gây nhiều ảnh hưởng, nhưng những nỗ lực trên cho thấy nhu cầu về việc hình thành một hệ thống nhân quyền khu vực châu Á. Trong khi các quốc gia châu Á chưa đi đến đồng thuận về quan điểm và việc hình thành cơ chế khu vực châu Á về quyền con người, nhiều tiểu vùng châu Á khác, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đã và đang xây dựng, hoàn thiện một cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Dấu mốc quan trọng của quá trình ấy là sự ra đời Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1967 và Hiến chương ASEAN vào năm 2008. Cùng với Hiến chương ASEAN, hàng loạt các văn kiện quan trọng khác đã góp phần vào việc hoàn thiện khung pháp luật và thể chế cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực được xem là năng động nhất trên thế giới hiện nay. Tại Điều 14 của Hiến chương đã xác lập nguyên tắc về việc thành lập cơ quan bảo vệ và thúc đẩy quyền con người liên chính phủ. Các văn kiện quan trọng liên quan, bao gồm: Chương trình hành động Hà Nội (1997 - 2004); Chương trình hành động Vientiane (2004 - 2010); Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ ở khu vực ASEAN (2004); Tuyên bố chống lại việc buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em ở ASEAN (2004); Khuôn khổ hợp tác ASEAN - UNIFEM (2006); Hợp tác ASEAN - UNIFEM về trẻ em; Kế hoạch hành động ASEAN về trẻ em (1993); Tuyên bố ASEAN về những cam kết về trẻ em ở ASEAN (2001); Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú (2007); Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (2012) Trong nỗ lực hướng tới một cộng đồng chung về kinh tế, chính trị vào năm 2015, tháng 9-2009, ASEAN đã ra mắt Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Tháng 4-2010, tại Hà Nội, Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC) ra đời, đồng thời thảo luận sớm thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền của Hiệp hội. Những năm gần đây, bên lề các cuộc hội nghị thượng đỉnh các quốc gia ASEAN đều có một hình thức tập hợp và hoạt động của các tổ chức xã hội dưới hình thức diễn đàn. Tại đây, mọi vấn đề nhân quyền bức xúc đều được đưa ra thảo luận nhằm đi đến kiến nghị tập thể đối với các chính phủ. Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) là một cơ quan thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cấp tiểu khu vực, được thành lập ngày 23-10-2009 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 15 họp tại Cha Am Hua Hin, Thái Lan theo Điều 14 của Hiến chương ASEAN: “Phù hợp với mục đích và các nguyên tắc của Hiến chương ASEAN liên quan đến việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản, ASEAN sẽ thành lập một cơ quan nhân quyền ASEAN”. Tuyên bố Cha Am Hua Hin về việc thành lập AICHR ghi nhận rằng AICHR là một bộ phận không thể tách rời của cơ cấu tổ chức của ASEAN, của hợp tác liên chính phủ giữa 10 quốc gia thành viên nhằm xây dựng cơ chế hợp tác khu vực về nhân quyền. Nguyên tắc hướng dẫn cho hoạt động của AICHR là thông qua tham vấn và đồng thuận trong quá trình hoạch định chính sách liên quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở mỗi quốc gia thành viên và toàn bộ khối ASEAN. AICHR tiến hành hai cuộc họp thường xuyên hàng năm và các cuộc họp bất thường khi cần thiết. Kể từ năm 2010 đến nay AICHR tiến hành nhiều cuộc họp và đối thoại và đối thoại với Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Ủy ban Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu và Tòa án Nhân quyền châu Âu. Chức năng và nhiệm vụ của AICHR được quy định rõ trong Điều khoản Tham chiếu (TOR) của AICHR bao gồm 14 nhiệm vụ/ thẩm quyền: Xây dựng các chiến lược thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản bổ sung vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN; Xây dựng Tuyên bố Nhân quyền ASEAN; Tăng cường nhận thức về nhân quyền giữa các dân tộc ASEAN thông qua giáo dục, nghiên cứu, phổ biến, tuyên truyền thông tin; Thúc đẩy việc xây dựng năng lực hiệu quả của việc thực hiện các nghĩa vụ điều ước quyền con người quốc tế bởi các quốc gia thành viên ASEAN; khuyến khích các quốc gia thành viên ASEAN xem xét việc gia nhập và phê chuẩn các văn kiện nhân quyền quốc tế; Thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các văn kiện ASEAN về quyền con người; Cung cấp các dịch vụ tham vấn và hỗ trợ kỹ thuật về các vấn đề nhân quyền cho các Cơ quan của ASEAN theo yêu cầu; Tham gia vào đối thoại và tham vấn với các Cơ quan ASEAN và các Thể chế gắn với ASEAN, bao gồm các tổ chức xã hội dân sự; Tham vấn, khi cần thiết, với các thể chế quốc tế, khu vực và quốc gia và các cơ quan hữu quan về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; Thu nhận thông tin từ các quốc gia thành viên ASEAN về việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; Xây dựng các cách tiếp cận và quan điểm chung về các vấn đề quan tâm nhân quyền của ASEAN; Nghiên cứu các vấn đề dựa trên chủ đề về nhân quyền ở ASEAN; Đệ trình một báo cáo hàng năm về các hoạt động và các báo cáo khác khi cần thiết lên Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN; Thực hiện bất cứ nhiệm vụ khác nào được giao cho từ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN. Mặc dù đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quy chế về tổ chức và hoạt động, AICHR bước đầu đóng góp tích cực vào quá trình bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực ASEAN cũng như tăng cường đối thoại, hiểu biết lẫn nhau về quyền con người giữa các quốc gia thành viên cũng như giữa ASEAN và các tổ chức, thể chế khu vực, quốc gia và quốc tế trên phạm vi toàn thế giới. Ngoài các tiểu khu vực Nam Á và Đông Nam Á có các cơ chế bảo đảm quyền con người, các tiểu khu vực khác như khu vực các quốc gia Arab ở Trung Đông cũng đã xây dựng được Hiến chương và đang xúc tiến thành lập Ủy ban nhân quyền. Sự phát triển của các cơ chế nhân quyền khu vực góp phần bổ sung và thúc đẩy cơ chế nhân quyền chung của Liên hợp quốc. [1] Chẳng hạn, Công ước nhân quyền châu Mỹ xác định: “Mọi người có quyền được tôn trọng sự sống của mình. Quyền này được pháp luật bảo vệ và nói chung, từ thời điểm thụ thai. Không ai có thể bị tước đoạt sự sống một cách trái pháp luật”. [2]Một trong những điều kiện để gia nhập Liên minh châu Âu đó chính là quốc gia đó phải trở thành thành viên của Công ước nhân quyền châu Âu. [3]Ủy ban này chấm dứt hoạt động vào năm 1990. [4]Xem Trích lục từ Cẩm nang Tòa án Nhân quyền châu Âu,