Khái niệm và các thuộc tính của pháp luật
1. Khái niệm:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà
nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí
của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Các đặc tính của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến hay còn gọi là tính bắt buộc
chung
- Tính chặt chẽ về mặt hình thức
- Tính quyền lực nhà nước
20 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Lý luận chung về pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
I. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT
1. Nguồn gốc ra đời của pháp luật:
1.1 Theo quan điểm duy tâm tôn giáo
- Ở quốc gia theo Phật giáo
- Ở quốc gia theo Thiên chúa giáo
- Ở các quốc gia Hồi giáo
1.1 Quan điểm của các nhà Luật học Âu – Mỹ
- Thuyết khế ước xã hội.
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin
Xã hội trước khi thành lập nhà nước cũng có các
quy tắc chung để điều chỉnh hành vi của mỗi thành
viên. Các quy tắc này tồn tại dưới dạng: tín điều tôn
giáo, quy phạm đạo đức, các phong tục, tập quán.
Các quy phạm này:
- Hình thành tự phát
- Thể hiện ý chí và quyền lợi chung của tất cả mọi
người
- Được tuân thủ 01 cách tự giác
- Khi vi phạm không bị kết án bởi nhà nước mà do
xã hội lên án và quyết định hình thức trừng phạt.
Khi tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia giai cấp thì
nhà nước ra đời. Cùng với sự hình thành của mình Nhà
nước, pháp luật cũng ra đời.
Pháp luật được ban hành bằng cách:
+ Nhà nước lựa chọn từ các tín điều tôn giáo, đạo đức,
phong tục, tập quán những quy định có lợi cho giai cấp
thống trị xã hội, công nhận chúng là pháp luật.
+ Nhà nước ban hành các quy định mới để điều chỉnh các
quan hệ xã hội theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị.
2. Bản chất của pháp luật
2. 1 Tính giai cấp
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở những điểm sau:
- Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
- Pháp luật bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp thống trị
- Pháp luật dùng để củng cố địa vị của giai cấp thống trị
- Pháp luật hướng đến việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội theo chiều hướng mà giai cấp thống trị mong
muốn.
- Nội dung của pháp luật ở từng giai đoạn cụ thể còn dựa
vào mối tương quan lực lượng của các giai cấp trong
xã hội vào thời điểm cụ thể đó;
2.2 Tính xã hội
- Một xã hội có nhà nước và pháp luật tồn tại thì xã hội
đó không thể chỉ có duy nhất 01 giai cấp và phải có ít nhất
là hai giai cấp đối lập nhau cùng tồn tại.
Do đó, pháp luật tuy chủ yếu là thể hiện ý chí và bảo vệ
lợi ích của giai cấp thống trị, nhưng trong một chừng mực
nào đó cũng phải ghi nhận ý chí và quyền lợi của các giai
tầng khác.
- Các giá trị xã hội của pháp luật nhằm đáp ứng các nhu
cầu chung của xã hội về an ninh quốc phòng, trật tự công
cộng, an sinh xã hội, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa,
bảo vệ môi trường.
II. Khái niệm và các thuộc tính của pháp luật
1. Khái niệm:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà
nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí
của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Các đặc tính của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến hay còn gọi là tính bắt buộc
chung
- Tính chặt chẽ về mặt hình thức
- Tính quyền lực nhà nước
3. Hình thức pháp luật
3.1 Khái niệm hình thức pháp luật
Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng
để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật
3.2 Các hình thức pháp luật
Lịch sử tồn tại ba hình thức pháp luật sau:
+ Tập quán pháp: là cách nhà nước thừa nhận một số tập quán
đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp
thống trị, nâng chúng thành những quy tắc xử xự chung được
nhà nước đảm bảo thực hiện.
Tập quán pháp xuất hiện sớm và sử dụng chủ yếu trong các
nhà nước chủ nô, phong kiến, nhà nước tư sản quân chủ.
+ Tiền lệ pháp:
Tiền lệ pháp: là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết
định của cơ quan hành chính hoặc xét xử giải quyết những
vụ việc cụ thể (trước) để áp dụng giải quyết cho những vụ
việc tương tự (sau).
Tiền lệ pháp được sử dụng nhiều trong các kiểu nhà nước
chủ nô và phong kiến. Ngày nay tiền lệ pháp vẫn chiếm
một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật tư sản (các
nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ), phổ biến nhất là án lệ.
+ Văn bản quy phạm pháp luật
Là văn bản:
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (chủ
thể ban hành là nhà nước);
- Ban hành theo một trình tự, thủ tục luật định;
- Chứa đựng những quy tắc xử xự chung;
- Có hiệu lực bắt buộc chung;
- Được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
III. Các kiểu pháp luật trong lịch sử
1. Khái niệm:
Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc
thù của pháp luật, thể hiện bản chất và những điều kiện
tồn tại, phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh
tế - xã hội nhất định.
2. Các kiểu pháp luật
Tương ứng với bốn kiểu nhà nước, lịch sử tồn tại bốn
kiểu pháp luật
2.1 Kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ
2.1.1 Khái niệm:
Pháp luật chiếm hữu nô lệ là tập hợp các quy tắc xử xự
do nhà nước chủ nô ban hành, thể hiện ý chí của giai
cấp chủ nô được nhà nước chủ nô đảm bảo thực hiện.
2.1.2 Đặc điểm
- Pháp luật CHNL củng cố quan hệ sản xuất hình thành
trên chế độ tư hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất
và người sản xuất, hợp pháp hóa sự bóc lột không có
giới hạn của chủ nô đối với nô lệ.
- Pháp luật CHNL ghi nhận và củng cố tình trạng bất
bình đẳng trong xã hội
- Pháp luật CHNL ghi nhận sự thống trị tuyệt đối của gia
trưởng đối với vợ và các con trong gia đình
- Pháp luật CHNL quy định những hình phạt rất dã man,
tàn bạo
- Trong pháp luật CHNL đối tượng điều chỉnh xác định
không rõ ràng. Ở nhiều nước pháp luật chỉ quy định về
lễ nghi, tôn giáo, các quy tắc ứng xử trong gia đình,
lĩnh vực xã hội khác không phải là việc của nhà nước.
2.2 Kiểu pháp luật phong kiến
2.2.1 Khái niệm:
Pháp luật phong kiến là tập hợp các quy tắc xử xự do
nhà nước phong kiến ban hành, thể hiện ý chí của giai
cấp địa chủ phong kiến được nhà nước phong kiến đảm
bảo thực hiện.
2.2.2 Đặc điểm
- Pháp luật phong kiến chia xã hội phong kiến thành
những đẳng cấp khác nhau và quy định cho mỗi đẳng
cấp vị trí xã hội rất khác biệt.
- Pháp luật phong kiến dung túng việc sử dụng bạo lực
và sự tùy tiện của địa chủ phong kiến đối với giai cấp
nông dân và những người lao động khác trong xã hội.
- Pháp luật phong kiến rất hà khắc, dã man
- Pháp luật phong kiến nặng tính tôn giáo và đạo đức
phong kiến
2.3 Kiểu pháp tư sản
2.3.1 Khái niệm:
Pháp luật tư sản là tập hợp các quy tắc xử xự do nhà
nước tư sản ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp tư
sản được nhà nước tư sản đảm bảo thực hiện.
2.3.2 Thành tựu của pháp luật tư sản
- Pháp luật tư sản đề cao quyền sở hữu. Chế định
quyền sở hữu là chế định pháp luật hoàn thiện nhất
trong hệ thống pháp luật tư sản
- Chế định hợp đồng. Pháp luật tư sản hoàn thiện chế
định về hợp đồng khi lần đầu tiên đưa vào luật các
nguyên tắc về tự do, quyền bình đẳng giữa các bên
trong quan hệ hợp đồng.
- Quy định về địa vị pháp lý của công dân. Đây được
xem là thành tựu lớn nhất mà pháp luật tư sản đóng
góp vào nền văn minh nhân loại. Lần tiên sử dụng
thuật ngữ “quyền công dân” với các đặc tính gắn liền
như: tự do, bình đẳng, dân chủ.
2.4 Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa
2.4.1 Khái niệm:
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là tập hợp các quy tắc xử xự
do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành, thể hiện ý chí
của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, được nhà nước
XHCN đảm bảo thực hiện.
2.4.2 Đặc điểm
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở
chế độ kinh tế công hữu về tư liệu sản xuất, trong đó
toàn thể nhân dân lao động là chủ sở hữu.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa phản ánh và bảo vệ quyền
lợi cho giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao
động.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa do nhà nước XHCN ban
hành và đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp.
Trong đó, giáo dục, thuyết phục là phương pháp chủ
yếu.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa nặng tính giáo dục và mang
tính nhân văn sâu sắc.
- Pháp luật XHCN có quan hệ mật thiết với đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản;
IV. Chức năng của pháp luật
1. Khái niệm:
Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt
hoạt động chủ yếu của pháp luật, thể hiện bản chất và
giá trị xã hội của pháp luật
2. Các chức năng cơ bản của pháp luật
- Chức năng điều chỉnh
- Chức năng bảo vệ
- Chức năng giáo dục
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội
khác
- Mối quan hệ với kinh tế
- Mối quan hệ với chính trị
- Mối quan hệ với nhà nước
- Mối quan hệ với đạo đức