Luật lao động - Chương I: Khái niệmvà nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động Việt Nam

CHƯƠNG I KHÁI NIỆMVÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 1. KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNGVIỆT NAM 2. HỆ THỐNG VÀ NGUỒN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG 3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNGVIỆT NAM 4. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY

pdf45 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật lao động - Chương I: Khái niệmvà nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 1. KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNGVIỆT NAM 2. HỆ THỐNG VÀ NGUỒN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG 3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNGVIỆT NAM 4. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY 1. KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG 1.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động 1.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Lao động 1.1. Đối tượng điều chỉnh của luật lao động ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG 1.1.1. Quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động (quan hệ làm công ăn lương) Khái niệm quan hệ làm công ăn lương  Thế nào là quan hệ lao động?  Người lao động làm công ăn lương là ai?  Thế nào là người sử dụng lao động? Quan hệ lao động Quan hệ lao động là quan hệ giữa một bên là người có nhu cầu thuê mướn, sử dụng và trả công lao động với một bên là người có khả năng lao động và thực hiện công việc theo yêu cầu của phía bên kia Người lao động làm công ăn lương Người lao động làm công ăn lương là người làm việc theo hợp đồng lao động Người sử dụng lao động  Người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động Đ c đi m c a quan h làm công ăn l ng ặ ể ủ ệ ươ PHÁT SINH TRÊN CƠ SỞ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CÓ SỰ PHỤ THUỘC VỀ MẶT PHÁP LÝ Khái niệm quan hệ làm công ăn lương Quan hệ làm công ăn lương là quan hệ giữa một bên là người có nhu cầu thuê mướn, sử dụng và trả công lao động với một bên là người có khả năng lao động, có nhu cầu bán sức lao động để nhận về một khoản tiền gọi là tiền lương. Quan hệ này được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động và trong quan hệ đó có sự phụ thuộc về mặt pháp lý của người lao động vào người sử dụng lao động Các quan hệ làm công ăn lương do Luật Lao động điều chỉnh  Quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế Các quan hệ làm công ăn lương do Luật Lao động điều chỉnh  Quan hệ lao động trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội  Quan hệ lao động trong hợp tác xã, tổ hợp tác  Quan hệ lao động trong hộ gia đình có thuê mướn lao động Các quan hệ làm công ăn lương do Luật Lao động điều chỉnh  Quan hệ lao động giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam  Quan hệ lao động giữa người nước ngoài với cá nhân, tổ chức được phép sử dụng lao động là người nước ngoài trên lãnh thổViệt Nam  Quan hệ lao động của người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Tính đặc biệt của quan hệ làm công ăn lương VỀ TÍNH CHẤT VỀ QUY MÔ VỀ PHÁP LÝ VỀ LỢI ÍCH TÍNH KINH TẾ VỀTÍNH CHẤT TÍNH XÃ HỘI TÍNH CÁ NHÂN VỀ QUY MÔ TÍNH TẬP THỂ TÍNH BÌNH ĐẲNG VỀ PHÁP LÝ TÍNH PHỤTHUỘC THỐNG NHẤT VỀ LỢI ÍCH MÂU THUẨN Các quan hệ lao động không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động  Quan hệ lao động của những người là công chức nhà nước, những người là công an nhân dân, quân đội nhân dân  Quan hệ lao động của xã viên hợp tác xã, tổ viên tổ hợp tác, thành viên tổ chức xã hội  Quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở các hợp đồng dân sự 1.1.2. Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động  Quan hệ về việc làm và học nghề  Quan hệ giữa tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động  Quan hệ về bảo hiểm xã hội  Quan hệ về bồi thường thiệt hại  Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và đình công  Quan hệ về quản lý và thanh tra lao động Quan hệ về việc làm và học nghề  Quan hệ về việc làm: là quan hệ phát sinh giữa một bên là các cá nhân có nhu cầu tìm kiếm việc làm với một bên là doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có khả năng và điều kiện tạo việc làm, giới thiệu việc làm  Quan hệ về học nghề: là quan hệ giữa một bên là cá nhân có nhu cầu học nghề với một bên là doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có khả năng và điều kiện dạy nghề Quan hệ giữa tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động Công đoàn là tổ chức chính trị -xã hội với tư cách đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động Quan hệ về bảo hiểm xã hội  Quan hệ về bảo hiểm xã hội là quan hệ giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với người sử dụng lao động, người lao động trong việc đóng và chi trả bảo hiểm xã hội  Quan hệ bảo hiểm xã hội gồm hai quan hệ chính:  Quan hệ tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội  Quan hệ thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội  Luật lao động không điều chỉnh quan hệ lao động của cán bộ công chức nhà nước  Luật lao động không điều chỉnh quan hệ về bảo hiểm xã hội của cán bộ công chức nhà nước Quan hệ về bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý, trong đó người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường những thiệt hại do hành vi của mình gây ra Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và đình công  Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể người lao động với người sử dụng lao động (Điều 157 BLLĐ)  Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể (Điều 172 BLLĐ) Quan hệ về quản lý và thanh tra lao động  Quan hệ về quản lý và thanh tra lao động là quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động trong lĩnh vực chấp hành các quy định của Nhà nước về sử dụng lao động 1.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Lao động  Phương pháp thỏa thuận  Phương pháp mệnh lệnh  Phương pháp thông qua hoạt động của tổ chức công đoàn tác động vào các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động 1.2.1. Phương pháp thỏa thuận Phương pháp thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh mà trong đó Nhà nước tác động lên các quan hệ xã hội thông qua việc tạo ra sự bình đẳng và cho phép các bên tự do thương lượng, thỏa thuận trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý 1.2.2. Phương pháp mệnh lệnh Phương pháp mệnh lệnh là phương pháp điều chỉnh mà trong đó Nhà nước tác động lên các quan hệ xã hội thông qua việc tạo ra địa vị phụ thuộc của một bên vào phía bên kia trong quan hệ pháp luật 1.2.3. Phương pháp thông qua hoạt động của tổ chức công đoàn tác động vào các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động Phương pháp thông qua hoạt động của tổ chức công đoàn tác động vào các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động là phương pháp điều chỉnh mà trong đó Nhà nước tác động lên các quan hệ xã hội thông qua việc cho phép công đoàn tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình lao động có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Khái niệm Luật Lao động Luật Lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động 2. HỆTHỐNG VÀ NGUỒN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG 2.1. Hệ thống ngành Luật Lao động 2.2. Nguồn của Luật Lao động 2.1. Hệ thống ngành Luật Lao động Hệ thống ngành Luật Lao động là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động 2.2. Nguồn của Luật Lao động Nguồn của một ngành luật nói chung là phương tiện, hình thức thể hiện ý chí Nhà nước trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội Nguồn của Luật Lao động có thể được phân chia thành:  Các văn bản luật  Các văn bản dưới luật  Nguồn bổ sung 3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Nguyên tắc bảo vệ người lao động  Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động  Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội  Nguyên tắc tôn trọng và nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định pháp luật quốc tế đã phê chuẩn 3.1. Nguyên tắc bảo vệ người lao động Cơ sở pháp lý của nguyên tắc Vì sao đây là nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động? Nội dung và biểu hiện của nguyên tắc - Cơ sở pháp lý của nguyên tắc Được ghi nhận ngay trong lời nói đầu của Bộ luật Lao động: “Bộ luật Lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động”. - Vì sao đây là nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động? - Nội dung và biểu hiện của nguyên tắc  Đảm bảo quyền tự do việc làm của người lao động.  Đảm bảo tiền lương và thu nhập cho người lao động.  Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ cho người lao động.  Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động.  Người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội.  Tôn trọng quyền thành lập, gia nhập, tham gia hoạt động công đoàn của người lao động.  Bảo vệ quyền lợi của lao động đặc thù  Đảm bảo quyền đình công của người lao động 3.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động Cơ sở pháp lý của nguyên tắc Vì sao đây là nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động? Nội dung và biểu hiện của nguyên tắc - Cơ sở pháp lý của nguyên tắc Nguyên tắc này được ghi nhận ngay trong lời nói đầu của Bộ luật Lao động: “Bộ luật Lao động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động”. - Vì sao đây là nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động? - Nội dung và biểu hiện của nguyên tắc  Đảm bảo quyền tự chủ của người sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh, tự do thuê mướn, tuyển chọn lao động.  Quyền quản lý, điều hành lao động.  Quyền được bảo hộ quyền sở hữu tài sản và các lợi ích hợp pháp khác.  Quyền được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. 3.3. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội Cơ sở pháp lý của nguyên tắc Vì sao đây là nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động? Nội dung và biểu hiện của nguyên tắc 3.4. Nguyên tắc tôn trọng và nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định pháp luật quốc tế đã phê chuẩn Cơ sở pháp lý của nguyên tắc Vì sao đây là nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động? Nội dung và biểu hiện của nguyên tắc 4. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY 4.1. Giai đoạn 1945 – 1954 4.2. Giai đoạn 1955 đến 1985 4.3. Giai đoạn từ 1986 đến nay