Luật tài chính - Chương 1: Khái quát về luật tài chính
Chương 1 khái quát về luật TC 1/ Khái niệm, vai trò tài chính. 2/ Luật Tài Chính. 3/ Quy phạm pháp Luật Tài Chính và quan hệ pháp luật tài chính.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật tài chính - Chương 1: Khái quát về luật tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C.1 KHÁI QUÁT về LUẬT TÀI CHÍNH
C.2 LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
C.3 CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ về THU NSNN
C.4 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ về CHI NSNN
C.5 LUẬT THUẾ
C.6 CÁC SẮC THUẾ HIỆN HÀNH
Chương 1 khái quát về luật TC
1/ Khái niệm, vai trò tài chính.
2/ Luật Tài Chính.
3/ Quy phạm pháp Luật Tài Chính và
quan hệ pháp luật tài chính.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
1/ Khái niệm, vai trò tài chính.
1. khái niệm :
Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế
phát sinh trong quá trình huy động, sử
dụng những nguồn lực tài chính giữa các
chủ thể với nhau nhằm phát triển KT-XH
- Đây là quan hệ kinh tế do vậy luôn chịu
sự tác động chi phối của môi trường kinh tế.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
- Sự vận động của các nguồn lực TC
luôn tạo ra những lợi ích khác nhau
giữa các chủ thể.
- Mối quan hệ này luôn đặt trong một
mục tiêu chung, nghĩa là luôn có sự tác
động của Nhà Nước nhằm đạt lợi ích hợp
lý nhất.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
2. Vai trò TC :
- Đảm bảo nguồn lực TC cho phát
triển cho các mục tiêu vi mô và vĩ mô.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát quá
trình khai thác sử dụng các nguồn lực
TC.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn lực TC.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
2/ Luật Tài Chính Việt Nam.
a/ Khái niệm:
Luật TC là tổng thể các quy phạm
pháp luật TC do Nhà Nước ban hành
theo trình tự luật định, nhằm điều
chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong
quá trình huy động, sử dụng nguồn TC
cho mục đích phát triển KT-XH.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
b/ Đối tượng điều chỉnh của Luật TC.
- Quan hệ TC giữa chính quyền
trung ương với chính quyền địa phương
trong phân cấp quản lý Ngân sách Quốc gia.
- Quan hệ TC giữa Nhà Nước với các
đơn vị hành chánh sự nghiệp trong việc cấp
phát, quản lý kinh phí hoạt động.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
- Quan hệ TC giữa Nhà nước với các
tầng lớp dân cư trong quá trình huy
động nguồn TC từ thuế TNCN, phí, lệ
phí, khoản phạt do vi phạm pháp luật
và các khoản chi của Nhà Nước cho một
bộ phận dân cư.
- Quan hệ TC giữa Nhà nước với các
DN, tổ chức kinh tế.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
- Quan hệ TC giữa DN với khách hàng
trong quá trình cung cấp hàng hóa - dịch vụ
hoặc khai thác nguồn tài chính từ khách
hàng .
- Quan hệ TC trong nội bộ DN trong quá
trình sử dụng, phân bổ các nguồn lực TC .
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
Những quan hệ TC trên luôn chịu sự chi
phối theo khuôn khổ pháp định. Tùy theo vị
trí pháp lý của các chủ thể hình thành nên
quan hệ TC mà hình thành nên quyền và
nghĩa vụ của chủ thể theo luật .
b/ Phương thức điều chỉnh của Luật TC
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
Phương thức điều chỉnh của luật là
những cách thức, biện pháp mà Nhà Nước
sử dụng để tác động các quan hệ KT-XH.
Nhằm hình thành nên quan hệ, điều chỉnh
quan hệ vận hành và có kết quả theo ý chí
Nhà Nước.
Có hai phương thức điều chỉnh Luật TC
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
- Phương thức mệnh lệnh :
Thể hiện một chủ thể được quyền ra
lệnh áp đặt chủ thể khác phải thực hiện. Nếu
chủ thể bị bắt buộc thực hiện không thực thi,
thực thi sai hoặc thực thi không đầy đủ sẽ bị
coi là trái pháp luật và sẽ bị áp dụng biện
pháp cưỡng chế.
Như vậy quan hệ pháp luật TC giữa các
chủ thể có vị trí pháp lý không bình đẳng .
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
Phương thức này sử dụng trong quản lý
TC vĩ mô .
- Phương thức bình đẳng thỏa thuận :
Phương thức này đòi hỏi sự thỏa thuận
hợp tác của các chủ thể khi tham gia vào
quan hệ TC.
Các chủ thể tham gia có sự bình đẳng về
vị trí pháp lý về quyền và nghĩa vụ .
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
Tuy nhiên quyền tự thỏa thuận và quyết
định của các bên luôn đặt trong khuôn khổ
pháp lý chung .
Phương thức này có vị trí quan trọng đối
với hoạt động của DN trong quá trình thực
hiện hoạt động kinh doanh.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
c/ Nguồn của Luật TC.
- Hiến pháp 1992 là cơ sở pháp lý xây
dựng Luật TC. Hiến pháp xác định chế
độ kinh tế - chính trị - xã hội một quốc
gia. Đồng thời quy định cơ cấu tổ chức
bộ máy Nhà Nước. Đây là cơ sở xác lập
các nguyên tắc xây dựng Luật TC.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
- Các đạo luật được quốc hội thông qua có
liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Luật
TC như : Luật Doanh Nghiệp, Luật Phá Sản,
Luật Đầu Tư, Luật Dân Sự, Luật Hàng Hải,
Luật BH
- Nghị quyết của Quốc Hội, Pháp lệnh của
Ban Thường Vụ QH. Đây là những văn bản
có giá trị pháp lý như luật hoặc dưới luật.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
- Nghị quyết, nghị định của chính phủ
và chỉ thị của Thủ Tướng CP.
- Hiệp định quốc tế song phương, đa
phương .
d/ Hệ thống Luật TC Việt nam :
- Những quy phạm pháp luật điều chỉnh
những vấn đề chung cho tất cả các bộ
phận cấu thành Luật TC.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
Là những quy phạm pháp luật liên quan
đến các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
TC của Nhà Nước. Là những hình thức
phương pháp hoạt động TC, cũng như
những quy phạm pháp luật liên quan đến tổ
chức cơ quan TC và tác động của chúng đến
quá trình kiểm tra giám sát TC.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
- Các quy phạm pháp luật điều chỉnh một
hay một nhóm quan hệ có liên đến hoạt
động TC của Nhà nước với DN, tầng lớp dân
cư.
Tương ứng với những quy phạm pháp luật
điều chỉnh một nhóm các quan hệ TC có
quan hệ mật thiết với nhau và có chung tính
chất đã hình thành nên :
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
Luật TC công gồm Luật Ngân Sách Nhà
Nước và Luật Thuế các loại.
Luật TC các DN.
Luật Kinh Doanh BH.
Luật Ngân Hàng.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
3/ Quy phạm pháp luật TC và quan hệ pháp
luật TC.
a/ Quy phạm pháp luật TC.
- Quy phạm bắt buộc :
Là những quy phạm quy định các chủ
thể trong quan hệ pháp luật TC phải thực
hiện những hành vi nhất định trong các quan
hệ pháp luật TC, liên quan đến quá trình huy
động sử dụng nguồn lực TC.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
- Quy phạm trao quyền :
Là những quy phạm quy định cho
phép các chủ thể trong quan hệ pháp
luật TC, được thực hiện những quyền
hạn nhất định trong phạm vi và giới hạn
cho phép.
Việc thực hiện các hành vi vượt quá
quy định của luật pháp là vi phạm luật.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
- Quy phạm cấm chỉ :
Là những quy phạm quy định cấm các
chủ thể trong quan hệ pháp luật TC thực
hiện một số hành vi nhất định. Nếu thực hiện
các hành vi cấm này coi như vi phạm pháp
luật.
Quy phạm cấm chỉ chỉ có hiệu lực pháp
lý như các quy phạm bắt buộc nhưng nội
dung pháp lý có khác nhau .
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
b/ Quan hệ pháp luật TC :
Quy phạm pháp luật chỉ được biểu thị tác
dụng trên các quan hệ pháp luật TC và quan
hệ pháp luật TC được thể hiện thông qua
quá trình huy động tạo lập, sử dụng các
nguồn lực TC của Nhà Nước và giữa Nhà
Nước với các tổ chức, các nhân chịu sự chi
phối của quy phạm pháp luật TC
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
Quan hệ pháp luật TC gồm các yếu tố sau :
- Chủ thể của quan hệ phát luật TC
+ Nhà Nước với vai trò là người đại diện
nhân dân, quốc gia tác động một cách chủ
động tới mọi quan hệ pháp luật TC.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
+ Các chủ thể kinh tế, tài chính, các
pháp nhân, thể nhân là những chủ thể
có mối quan hệ với nhau vế quyền và
nghĩa vụ trong quá trình huy động, sử
dụng nguồn lực TC của quốc gia.
Các chủ thể này cũng chính là chủ
thể phải thực hiện những nghĩa vụ nhất
định đối với Nhà Nước.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
- Khách thể của quan hệ pháp luật TC là
sự vận động của nguồn lực TC biểu hiện
qua tiền, các loại giấy tờ có giá.
Quan hệ pháp luật TC có những đặc trưng
sau :
# Khách thể của quan hệ pháp luật TC
là tiền và các loại giấy tờ có giá.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC
# Quan hệ pháp luật TC là những quan hệ
XH mà trong đó quyền và nghĩa vụ các chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật được xác
định rõ ràng, được thực hiện bằng sự cưỡng
chế của Nhà Nước bằng pháp luật trực tiếp
hoặc gián tiếp.
# Quan hệ pháp luật TC luôn gắn liền với
vai trò Nhà Nước, chủ thể công quyền.
Những chủ thể khác trong quan hệ pháp luật
TC là chủ thể chịu sự lãnh đạo.
C1 KHÁI QUÁT LUẬT TC