Luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi

Tóm tắt. Luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi là rất cần thiết, quan trọng và phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trẻ sử dụng phần thị giác còn lại vào học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày để phát triển các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp,. . . Tùy theo mức độ khiếm thị, bệnh về mắt, độ tuổi, khả năng và nhu cầu của trẻ, giáo viên cần xây dựng, lựa chọn các nội dung, các hoạt động luyện tập thị giác phù hợp. Khi tổ chức các hoạt động này giáo viên phải chú ý lựa chọn đồ dùng phù hợp với trẻ khiếm thị về màu sắc, kích cỡ, độ tương phản và đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động. Đặc biệt, giáo viên cũng cần tạo cơ hội cho trẻ khiếm thị sử dụng phối hợp thị giác với các giác quan khác (xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác) để trẻ có thể thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động trong môi trường giáo dục hòa nhập. Nghiên cứu điển hình đã chỉ rõ hiệu quả của các hoạt động luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị. Trường hợp thực nghiệm đã bước đầu thực hiện được các nhiệm vụ yêu cầu khả năng sử dụng phần thị giác còn lại.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0132 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 235-243 This paper is available online at LUYỆN TẬP THỊ GIÁC CHO TRẺ KHIẾM THỊ 3 – 6 TUỔI Nguyễn Thị Thắm Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi là rất cần thiết, quan trọng và phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trẻ sử dụng phần thị giác còn lại vào học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày để phát triển các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp,. . . Tùy theo mức độ khiếm thị, bệnh về mắt, độ tuổi, khả năng và nhu cầu của trẻ, giáo viên cần xây dựng, lựa chọn các nội dung, các hoạt động luyện tập thị giác phù hợp. Khi tổ chức các hoạt động này giáo viên phải chú ý lựa chọn đồ dùng phù hợp với trẻ khiếm thị về màu sắc, kích cỡ, độ tương phản và đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động. Đặc biệt, giáo viên cũng cần tạo cơ hội cho trẻ khiếm thị sử dụng phối hợp thị giác với các giác quan khác (xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác) để trẻ có thể thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động trong môi trường giáo dục hòa nhập. Nghiên cứu điển hình đã chỉ rõ hiệu quả của các hoạt động luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị. Trường hợp thực nghiệm đã bước đầu thực hiện được các nhiệm vụ yêu cầu khả năng sử dụng phần thị giác còn lại. Từ khóa: Luyện tập thị giác, trẻ khiếm thị, nhận diện thị giác, thị giác vận động. 1. Mở đầu Theo thống kê của Viện chiến lược và chương trình giáo dục năm 2010, trong tổng số hơn một triệu trẻ khuyết tật thì có khoảng 13,73% là trẻ khiếm thị. Trong số đó chỉ có một phần nhỏ trẻ khiếm thị là không có khả năng nhìn (mù hoàn toàn), còn lại khoảng 83% trẻ khiếm thị có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối, nhận biết được hình dạng, kích thước, màu sắc của đồ vật (O’Donnell & Livingston) [5]. Khiếm khuyết về thị giác đã làm hạn chế các lĩnh vực phát triển của trẻ khiếm thị, gây khó khăn cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động trong môi trường giáo dục hòa nhập [1]. Tuy nhiên, hiện nay ở các trường hòa nhập mới chỉ chú ý đến vấn đề phát triển các kĩ năng nhận thức, định hướng di chuyển, tự phục vụ, đọc viết chữ Braille, chưa chú trọng đến vấn đề hướng dẫn trẻ khiếm thị sử dụng phần thị giác còn lại vào các hoạt động. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra một số hoạt động luyện tập thị giác trong chương trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thị sẽ là nền tảng để giáo viên và các chuyên gia hướng dẫn trẻ khiếm thị sử dụng tối đa phần thị giác còn lại tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào môi trường giáo dục hòa nhập. Ngày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 01/8/2015 Liên hệ: Nguyễn Thị Thắm, e-mail: thamnguyencwd@gmail.com 235 Nguyễn Thị Thắm 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ý nghĩa của việc luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi - Theo những nghiên cứu của sinh lí học thần kinh và giác quan: Thị giác là cơ quan được hình thành và phát triển đầu tiên của con người: từ tuần thứ hai của thai nhi. Seresova đã gọi “mắt là một phần của bộ não được đưa ra ngoài” bởi vì thị giác có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc tiếp nhận thông tin từ bên ngoài so với các giác quan khác như thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác. - Việc đưa ra các chương trình luyện tập thị giác nhằm giúp trẻ sử dụng tối đa phần thị giác còn lại. Những chương trình này nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Theo Jan & Farrell (1986) thị giác của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất trong 18 tháng đầu đời. Thị lực khi mới sinh chỉ đạt 1/10, một năm đạt 4/10 và 2 năm đạt 10/10 [2]. - Khuyết tật thị giác là khuyết tật khởi phát. Nếu không được can thiệp sớm, hướng dẫn trẻ sử dụng tối đa phần thị giác còn lại hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến các mặt phát triển khác: nhận thức, ngôn ngữ, vận động, giao tiếp – gọi là khuyết tật thứ phát. - Luyện tập thị giác không phải làm tăng mức độ thị lực, thị trường của trẻ khiếm thị mà giúp trẻ có thể sử dụng hiệu quả nhất thị giác còn lại trong các hoạt động hàng ngày thông qua việc điều chỉnh môi trường và các kích thích thị giác thích hợp. - Theo Teplin (1995) để thúc đẩy năng lực sử dụng thị giác ở trẻ nhỏ, điều quan trọng là phải đánh giá chính xác thị giác chức năng của trẻ sơ sinh và đưa ra các hoạt động thích hợp để khuyến khích trẻ sử dụng thị giác [4]. 2.2. Các khả năng thị giác cần luyện tập cho trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi 2.2.1. Khả năng nhận diện bằng thị giác - Nhận diện bằng thị giác là khả năng trẻ sử dụng thị giác còn lại để chú ý, nhận biết, phân biệt được các kích thích thị giác trong môi trường (Rogow, Hass & Humphries, 1984) [5]. - Nhận diện bằng thị giác gồm: + Khả năng nhận biết, phân biệt ánh sáng [1]: Trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi, tùy theo mức độ thị giác, độ tuổi có thể sử dụng thị lực còn lại để nhận biết, phân biệt được ánh sáng và bóng tối. Trẻ có các phản ứng khác nhau với các kích thích ánh sáng: hướng ánh sáng, cường độ ánh sáng, đồ vật phát ra ánh sáng. + Khả năng nhận biết, phân biệt đồ vật (đồ vật thật, đồ vật mô phỏng) [5]: Trẻ sử dụng thị giác còn lại để nhìn cố định vào đồ vật trong môi trường, tìm ra các đặc điểm, chi tiết của đồ vật. Từ đó có thể phân biệt được đồ vật này với đồ vật khác. Đặc biệt trong kĩ năng này, trẻ cũng có thể sử dụng khả năng nhìn cố định để phân biệt được người dựa vào đặc điểm trên khuôn mặt, hình dáng kích thước bên ngoài,. . . Đối với trẻ sơ sinh khiếm thị, việc chỉ tay vào các đồ vật xung quang thông qua sử dụng xúc giác cũng là một trong những kĩ năng cơ bản cần luyện tập và kích thích cho trẻ. + Khả năng nhận biết, phân biệt sự vật, hiện tượng qua tranh, ảnh, hình họa: Trẻ khiếm thị sử dụng thị giác để quan sát các đặc điểm, chi tiết trong tranh, ảnh, hình họa từ đó nhận biết được tranh, ảnh, hình họa đó nói về cái gì, phân biệt sự giống và khác nhau cơ bản nhất giữa các tranh, ảnh, hình họa. 236 Luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi + Khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc [1]: Trẻ khiếm thị sử dụng thị giác còn lại để nhận biết các màu sắc cơ bản nhất, nhận biết màu sắc của các đồ vật và phân biệt chúng với nhau. Đối với trẻ khiếm thị chưa biết nói, trẻ có thể sử dụng thị giác để nhìn về phía màu sắc, đồ vật có màu sắc được yêu cầu. Trẻ cũng có thể với, bò, đi đến các đồ vật đó. 2.2.2. Thị giác – vận động - Thị giác – vận động là khả năng trẻ khiếm thị sử dụng thị giác còn lại để nhận biết, phân biệt được sự thay đổi, chuyển động của các sự vật, hiện tượng trong môi trường (Hyvarinen, 1994 & Glass, 1993) [5]. Đối với trẻ khiếm thị 3-6 tuổi, khả năng thị giác – vận động thường rất hạn chế. Trẻ không biết cách sử dụng thị giác còn lại để có thể nhận ra sự vật, hiện tượng khi chúng chuyển động hoặc khi trẻ di chuyển. Điều này tác động mạnh mẽ đến việc tham gia vào các hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. - Thị giác – vận động bao gồm: + Khả năng nhận biết, bắt chước các cử chỉ, động tác của người khác: trẻ khiếm thị sử dụng thị giác để nhận biết ra các cử chỉ, động tác của người khác như (thay đổi nét mặt, lắc đầu, gật đầu, vẫy tay) và bắt chước lại [4]. + Khả năng nhìn dõi theo: Là khả năng trẻ có thể quét mắt, dõi theo sự di chuyển của các sự vật, hiện tượng trong môi trường [1]. Ví dụ trẻ có thể dõi theo sự chuyển động của quả bóng lăn, nhìn theo một vật bị rơi và nhặt lên,. . . + Khả năng kết hợp tay – mắt: Là khả năng trẻ có thể sử dụng thị giác kết hợp với các cử động của tay để tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày [4]. Ví dụ: Trẻ dùng búa để đập vào đồ vật, dùng bút để vẽ, tô màu, tháo lắp các đồ vật, phân loại các đồ vật, với lấy đồ vật nhìn thấy,. . . 2.3. Một số hoạt động luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị 3 - 6 tuổi 2.3.1. Hoạt động nhận biết ánh sáng - Mục đích: Nếu trẻ có thể nhận biết được ánh sáng, phân biệt sáng – tối, giáo viên tổ chức hoạt động để trẻ dựa vào nguồn sáng xác định rõ ngày – đêm, xác định hướng phát ra ánh sáng, xác định cửa sổ, cửa ra vào, bóng của cây, bức tường,. . . Việc nhận biết được nguồn sáng giúp trẻ có thể định hướng an toàn hơn trong không gian [1]. - Một số bài tập luyện tập: + Bài tập nhận biết cửa sổ, cửa ra vào dựa vào ánh sáng. + Bài tập xác định hướng ánh sáng của nến, đèn pin. + Dùng gương thay đổi hướng sánh sáng và yêu cầu trẻ dõi mắt theo + Sử dụng đồ vật phát ra ánh sáng và yêu cầu trẻ định hướng, di chuyển để lấy đồ vật đó. 2.3.2. Hoạt động nhận biết, phân biệt màu sắc - Mục đích: Đối với trẻ thị lực kém hoặc thị trường hẹp cần tập cho trẻ nhận biết và phân biệt các màu sắc phong phú của thế giới xung quanh. Bài tập phân biệt màu sắc cần được tiến hành theo từng 237 Nguyễn Thị Thắm giai đoạn phù hợp với độ tuổi và khả năng thị giác của trẻ. Trẻ nhận biết màu đỏ, nhớ tên gọi sau đó đưa thêm các đồ vật có màu đỏ. Tiếp theo đưa thêm đồ vật có màu xanh để trẻ phân loại nhận biết màu đỏ. Các đồ vật còn lại là đồ vật có màu xanh để giúp trẻ nhận biết thêm màu xanh. Cứ như vậy luyện cho trẻ sử dụng thị giác để nhận biết các màu sắc cơ bản. Khi dạy về màu sắc cần chú ý đặt các đồ vật lên nền có độ tương phản cao để trẻ dễ nhận biết. - Luyện tập khả năng này thông qua các hoạt động sau: + Chọn vật theo màu, chọn màu theo tên gọi. + Chọn màu và tô màu. + Xếp đồ vật vào đúng màu (các loại hạt, các loại hình học, đồ chơi,. . . ). + Xâu hạt cùng màu, phối màu. + Xếp hình, lắp ghép theo màu,. . . 2.3.3. Hoạt động nhận biết, phân biệt đồ vật - Mục đích: Trẻ khiếm thị sử dụng thị giác còn lại để nhận biết được các đặc điểm của đồ vật và phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. Cho trẻ đồ chơi, đồ vật trẻ yêu thích và khuyến khích trẻ khiếm thị tập trung quan sát để khám phá về các đặc điểm của đồ vật như: hình dạng, kích thước, chất liệu, cấu tạo bên ngoài,. . . Khi trẻ có những nhận xét sai về đồ vật đó giáo viên không nên phán xét, phủ nhận gây mất hứng thú mà gợi ý để trẻ cố sử dụng thị giác quan sát lại [4]. - Một số hoạt động: + Chiếc túi kì diệu: yêu cầu trẻ lấy ra một đồ vật trong túi, nhìn xem đó là đồ vật gì? Hình dáng đồ vật (vuông, tròn, . . . )? Kích thước đồ vật (to, nhỏ, dài ngắn)? Các chi tiết về đồ vật đó như thế nào?,. . . + Phân loại các đồ vật dựa vào đặc điểm bên ngoài: phân loại đồ vật to – nhỏ, dài – ngắn,. . . + Quan sát tranh và nhận biết đồ vật. + Tìm đồ vật đúng với tranh, ảnh minh họa. + Tìm đồ vật đúng với mô tả của giáo viên. 2.3.4. Hoạt động phối hợp các khả năng thị giác [2] - Mục đích: Luyện tập cho trẻ khiếm thị phối hợp các khả năng thị giác với nhau trong quá trình hoạt động, thực hiện nhiệm vụ. - Một số hoạt động: Giáo viên tổ chức các hoạt động yêu cầu trẻ sử dụng phối hợp các khả năng thị giác: nhìn dõi theo, quét mắt, chú ý thị giác, thị giác vận động: + Chú ý vào quả bóng, đẩy quả bóng lăn yêu cầu trẻ dõi theo, đi đến quả bóng và nhặt quả bóng lên. + Yêu cầu trẻ chú ý vào đồ vật ngang tầm mắt, đưa đồ vật sang hai bên hoặc lên trên, xuống dưới và yêu cầu trẻ nhìn theo, chạm tay với lấy đồ vật. + Hoạt động tìm điểm giống và khác nhau của hai đồ vật thật, hai hình ảnh, hai bức tranh,. . . 238 Luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi 2.3.5. Hoạt động sử dụng thị giác phối hợp với các giác quan khác - Mục đích: Luyện tập cho trẻ khiếm thị sử dụng thị giác còn lại phối hợp với các giác quan khác như thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác. Với một số trẻ khiếm thị mà khả năng thị giác quá hạn chế, trẻ cần được hỗ trợ sử dụng các giác quan khác để thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên nên hướng dẫn trẻ sử dụng linh hoạt, phối hợp các giác quan trong mọi hoạt động. Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về hoa hồng, ngoài việc cho trẻ sử dụng thị giác để nhận biết về màu sắc, hình dạng của bông hoa, giáo viên yêu cầu trẻ sử dụng xúc giác để cảm nhận bề mặt cánh hoa, cành hoa, lá hoa; sử dụng khứu giác để nhận biết mùi hương. - Sử dụng các giác quan khác để kích thích trẻ sử dụng thị giác khám phá về thế giới xung quanh. Ví dụ: Để trẻ khám phá về quả bóng, giáo viên vỗ nhẹ vào quả bóng tạo ra âm thanh, khuyến khích trẻ tiến gần quả bóng, lấy quả bóng và nhìn để xác định hình dạng, màu sắc, kích cỡ,. . . của quả bóng đó. - Luyện tập sử dụng phối hợp các giác quan thông qua các trò chơi, hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở nhà và ở trường học. 2.4. Đồ dùng luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi Có nhiều đồ dùng giáo viên có thể lựa chọn để luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị như: đồ vật phát ra ánh sáng (đèn pin, đồ vật có gắn đèn), ánh sáng tự nhiên, đồ vật có màu sắc đa dạng, đồ dùng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Dựa vào mức độ khiếm thị cũng như dạng khuyết tật thị giác, giáo viên cần lựa chọn đồ dùng luyện tập thị giác phù hợp. Khi lựa chọn cần chú ý các yếu tố: + Kích thước của đồ vật: Lựa chọn kích thước phù hợp để kích thích khả năng nhìn của trẻ. Trong trường hợp kích thích hơi nhỏ so với trẻ, giáo viên có thể điều chỉnh bằng cách giảm khoảng cách nhìn. + Màu sắc của đồ vật: Chú ý đến màu sắc trẻ yêu thích, một số trẻ có vấn đề về cảm giác màu sắc. + Độ tương phản: Đối với trẻ sơ sinh khiếm thị cần sử dụng đồ dùng, đồ chơi có độ tương phản cao. Đôi khi giáo viên cũng cần cho trẻ tiếp xúc với đồ vật có độ tương phản thấp để luyện tập cho trẻ tăng dần ngưỡng nhạy cảm tương phản. 2.5. Nghiên cứu điển hình 2.5.1. Một số thông tin về trẻ Họ và tên: N.X.T.Đ Tuổi: 5 tuổi Giới tính: Nam Loại khiếm thị: ROP (Võng mạc do đẻ non) Tình trạng thị giác: MT: 0,06 MP: 0,08 N.X.T.Đ sinh ra trong gia đình có hai chị em. Bố, mẹ và chị gái của Đ không có vấn đề về mắt. Đ sinh khi mới được 29 tuần tuổi và nặng 1,5 kg. Khi 11 tháng tuổi, Đ đã được bố mẹ đưa 239 Nguyễn Thị Thắm sang Nga để làm phẫu thuật mắt. Sau khi phẫu thuật, Đ đã có khả năng nhìn được ở mức độ nhìn kém. Tuy nhiên, Đ không được khuyến khích sử dụng thị giác một cách thường xuyên khi ở nhà. Đến 4 tuổi, Đ được đưa đến trường học. Ở trường, giáo viên thấy Đ có thể nhìn được nhưng gần như Đ chỉ sử dụng xúc giác, thính giác để khám phá môi trường, thực hiện các hoạt động mà không sử dụng thị giác. Khi giáo viên yêu cầu Đ sử dụng thị giác thì Đ dừng hoạt động hoặc không tập trung chú ý, lảng tránh. 2.5.2. Tiến hành thực nghiệm * Thời gian thực nghiệm: 3 tháng (1/8 – 31/10/ 2014). * Địa điểm thực nghiệm: Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập Khánh An. * Các hoạt động luyện tập thị giác: Giáo viên phối hợp cùng gia đình tổ chức các hoạt động luyện tập thị giác cho Đ: - Hoạt động phân biệt ánh sáng: Giáo viên đưa Đ vào phòng luyện tập thị giác, sử dụng đèn pin chiếu vào các hướng khác nhau, yêu cầu Đ chỉ vào đúng hướng, di chuyển về hướng có ánh sáng. Giáo viên mở cửa phòng và yêu cầu Đ xác định chỗ sáng nhất trong phòng. Ngoài ra thường xuyên yêu cầu trẻ xác định xem phòng học, các phòng ở nhà đang bật hay tắt đèn, phân biệt các loại ánh sáng của đèn điện: sáng trắng, sáng đỏ; phân biệt ánh sáng đèn hay ánh sáng tự nhiên. Ở lớp, giáo viên sử dụng các đồ vật phát ra ánh sáng để luyện tập cho trẻ. - Hoạt động nhận biết, phân biệt màu sắc: Hướng dẫn trẻ nhận biết các màu sắc cơ bản: xanh, đỏ, vàng, da cam, trắng, đen, tím, nâu. Tổ chức các hoạt động yêu cầu trẻ nhận biết, phân biệt các màu sắc: Lấy đúng đồ vật có màu sắc giáo viên yêu cầu, nhặt hạt có cùng màu vào rổ, đi về nhà theo đúng màu, tô màu,. . . - Hoạt động nhận biết, phân biệt đồ vật: lấy đúng đồ vật giáo viên mô tả, nhìn đồ vật trả lời câu hỏi về các đặc điểm của đồ vật đó, phân loại đồ vật, sắp xếp đồ vật theo thứ tự, so sánh các đồ vật giống hay khác, ghép hình, tìm hình bị thiếu, nhận biết đồ vật theo tranh, ảnh,. . . - Hoạt động phối hợp các kĩ năng thị giác: Yêu cầu trẻ di chuyển theo đồ vật đang lăn và nhặt đồ vật đó lên, quét mắt theo sự di chuyển của đồ vật, sử dụng kéo để cắt, vẽ các đường thẳng, hình cơ bản, nhìn hình mẫu và vẽ, lắp ghép theo,. . . - Tổ chức hoạt động yêu cầu Đ sử dụng phối hợp thị giác với xúc giác, thính giác, xúc giác và các giác quan khác. Sau khi áp dụng các hoạt động luyện tập thị giác cho Đ, sau 3 tháng Đ đã đạt được kết quả như sau: Bảng 1. Bảng kết quả khả năng sử dụng thị giác của Đ trước và sau thực nghiệm Stt Các kĩ năng thị giác Kết quả trướcthực nghiệm Kết quả sau thực nghiệm 1 Gọi tên 5 màu khi được xem mẫu • • 2 Nhớ được 4 đồ vật đã nhìn thấy trong tranh 3 Kể tên 4 đồ vật bị mất từ nhóm 5 đồ vật • 4 Gọi tên các điểm giống, khác của đồ vật, bức tranh • 5 Nói tên bộ phận bị mất của đồ vật, bức tranh 6 Dõi theo thứ tự từ trái qua phải, trên xuống dưới • 7 Sắp xếp được 3 bức tranh theo trình tự của 1 câu chuyện • 8 Phân loại, nhóm các đồ vật dựa vào màu sắc, hình dạng • 240 Luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi 9 Ghép được chữ cái, chữ số theo mẫu 10 Nhận được tên mình trong 2 - 3 tên của người khác 11 Tô màu các hình đơn giản không bị tràn ra ngoài • 12 Lắp ghép được 6 - 10 miếng ghép tạo thành bức tranh • 13 Hoàn thành miếng ghép gồm 10 – 12 mảnh ghép nhỏ • 14 Tạo các mẫu hình từ 6 - 8 khối gỗ dựa theo tranh mẫu 15 Sử dụng kéo cắt được các hình rộng 2 inch 16 Vẽ được đường chéo từ góc này đến góc kia • 17 Vẽ được đường thẳng theo các hướng khác nhau • 18 Nhìn mẫu và vẽ lại bằng bút nét đậm Tổng 1/18 11/18 Chú thích: • –Trẻ thực hiện được Biểu đồ 1. So sánh kết quả khả năng thị giác của Đ trước và sau thực nghiệm Nhận xét: Nhìn và Bảng và Biểu đồ ở trên chúng ta có thể thấy rằng số kĩ năng thị giác mà Đ đạt được là cao hơn rất nhiều so với trước khi thực hiện luyện tập (chiếm 61%). Trong đó kĩ năng nhận diện thị giác Đ đã thực hiện được 6/10, kĩ năng thị giác vận động đạt được 5/8. Đặc biệt trước khi thực nghiệm Đ gần như không sử dụng thị giác để thực hiện các nhiệm vụ trong học tập, sinh hoạt hàng ngày, vui chơi. Sau 3 tháng tiến hành các biện pháp luyện tập thị giác, Đ đã bước đầu xác định được các loại ánh sáng (tự nhiên, nhân tạo), định hướng được vị trí phát ra ánh sáng, cường độ ánh sáng. Đ đã phân biệt được màu xanh, đỏ, vàng, đen, cam, nhận biết được màu sắc của một số đồ vật khi được đặt trên nền có độ tương phản cao. Bên cạnh đó Đ đã sử dụng thị giác để xác định các đặc điểm của đồ vật về hình dạng, so sánh hai đồ vật với nhau thay vì sử dụng xúc giác như trước đây. Đặc biệt Đ có thể nhận ra được những chi tiết to, rõ nét trong bức tranh, ảnh. Đ cũng chủ động nhìn, quan sát các sự vật hiện tượng tự nhiên ở khoảng cách gần (khoảng 10 – 15 cm) so với mắt. 2.6. Những lưu ý khi luyện tập thị giác cho trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi - Cần cho trẻ khiếm thị tham gia vào chương trình luyện tập thị giác càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện ra trẻ có vấn đề về thị giác vì sẽ giúp khuyến khích hệ thống thị giác hoạt động và tiếp tục phát triển trong suốt giai đoạn sau này và thúc đẩy việc sử dụng thị giác trong tất cả các lĩnh vực phát triển, học tập. - Trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi cùng cần được khuyến khích sử dụng thị giác để khám phá cơ thể 241 Nguyễn Thị Thắm của mình. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng phát hiện, định thị, phân biệt và khả năng thị giác – vận động sau này (Hyvarinen, 1988) [5]. - Theo L. P. Grigorieva (2001), nên làm quen trẻ với các chuẩn: sáng – tối, màu, kích thước, hình dạng. - Linh hoạt sử dụng các phương pháp nhằm thu hút và duy trì sự chú ý của trẻ khiếm thị bằng cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, có màu sắc, độ tương phản cao, sử dụng lời nói, những tín hiệu từ các giác quan khác (Levack & Morse, 1991). - Lược bỏ những kích thích môi trường không quan trọng để trẻ khiếm thị có thể duy trì trạng thái tỉnh táo và chú ý vào các kích thích thị giác. - Theo Hall & Bailey (1989): Giáo viên nên thay đổi các mức độ kích thích để trẻ dần làm quen với điều kiện môi trường tự nhiên. Trẻ khiếm thị 3 – 6 tuổi cần học cách hoạt động hiệu quả với các kích thích thị giác đa dạng từ khó nhìn đến dễ nhìn. Cần phát triển các kích thích thị giác ngẫu nhiên cho trẻ khiếm thị như: khi trẻ chơi đùa, khi trẻ ăn, khi trẻ di chuyển [5]. - Hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhìn của trẻ khiếm thị: kích thước, vị trí, ánh sáng, độ tương phản, thời gian chú ý thị giác
Tài liệu liên quan