Nghiên cứu xây dựng mô hình câu lạc bộ karatedo trong một số trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước

1.1. Lý do chọn đề tài Thể dục thể thao (TDTT) có vị trí quan trọng trong đời sống, hoạt động văn hóa của con người: góp phần cải thiện sức khỏe, nâng cao thể lực, tăng khả năng sáng tạo trong công việc, giảm bớt tệ nạn xã hội, bảo vệ tổ quốc và là chiếc cầu nối cho hòa bình, đoàn kết giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Karate là môn võ có nguồn gốc từ đảo Okinawa Nhật Bản, du nhập vào Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ XX do võ sư Suzuki sinh sống tại miền Trung giảng dạy. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Karate phát triển mạnh mẽ trên cả nước và đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của thể thao Việt Nam. Cùng với sự phát triển chung của Karate Việt Nam, Karate Bình Phước cũng có những thành tích nhất định và đặc biệt năm 2009 đội đã giành 5 huy chương vàng, 10 huy chương bạc và 20 huy chương đồng tại giải trong hệ thống thi đấu quốc gia. Với những thành tích đó, bộ môn được giao nhiệm vụ đào tạo vận động viên (VĐV) tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ XII - 2012 tại thành phố Cần Thơ. Bộ môn xác định phát triển hệ thống câu lạc bộ (CLB) Karate trong trường học để làm cơ sở tuyển chọn VĐV. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình CLB Karate trong một số trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh Bình Phước”.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình câu lạc bộ karatedo trong một số trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 106 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ KARATEDO TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC Nguyễn Khánh Long (SV năm 4, Khoa GD Thể chất) GVHD: ThS Phan Thành Lễ 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Thể dục thể thao (TDTT) có vị trí quan trọng trong đời sống, hoạt động văn hóa của con người: góp phần cải thiện sức khỏe, nâng cao thể lực, tăng khả năng sáng tạo trong công việc, giảm bớt tệ nạn xã hội, bảo vệ tổ quốc và là chiếc cầu nối cho hòa bình, đoàn kết giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Karate là môn võ có nguồn gốc từ đảo Okinawa Nhật Bản, du nhập vào Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ XX do võ sư Suzuki sinh sống tại miền Trung giảng dạy. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Karate phát triển mạnh mẽ trên cả nước và đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của thể thao Việt Nam. Cùng với sự phát triển chung của Karate Việt Nam, Karate Bình Phước cũng có những thành tích nhất định và đặc biệt năm 2009 đội đã giành 5 huy chương vàng, 10 huy chương bạc và 20 huy chương đồng tại giải trong hệ thống thi đấu quốc gia. Với những thành tích đó, bộ môn được giao nhiệm vụ đào tạo vận động viên (VĐV) tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ XII - 2012 tại thành phố Cần Thơ. Bộ môn xác định phát triển hệ thống câu lạc bộ (CLB) Karate trong trường học để làm cơ sở tuyển chọn VĐV. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình CLB Karate trong một số trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng mô hình CLB Karate trong các trường THCS trên địa bàn của tỉnh Bình Phước. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Mục tiêu 1: Tìm hiểu nhu cầu tập luyện Karate ở các trường THCS trên đại bàn tỉnh Bình Phước. - Mục tiêu 2: Xây dựng mô hình CLB Karate ở một số trường THCS trên đại bàn tỉnh Bình Phước. 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp tài liệu, - Phương pháp phỏng vấn gián tiếp qua phiếu phỏng vấn, Năm học 2010 – 2011 107 - Phương pháp quan sát sư phạm, - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu 4 trường THCS được chọn trên địa bàn tỉnh Bình Phước: Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Chơn Thành), Trường THCS Minh Thành (huyện Chơn Thành), Trường THCS Tiến Thành (thị xã Đồng Xoài), Trường THCS Bù Nho (huyện Bù Gia Mập). 1.5. Tổ chức nghiên cứu Từ tháng 9-2010 đến tháng 5-2011. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Đặc điểm môn võ Karate Môn võ Karate thành lập về sau này mang những đặc tính hiện đại biểu hiện thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đơn giản, khoa học. Các kỹ thuật được thực hiện đòn thế đơn giản, hợp lý. Đòn thường tung theo đường thẳng và đơn thuần từng đòn hoặc phối hợp ít đòn chứ không liên hoàn. Karate sử dụng chủ yếu là tay, phong phú nhất là việc sử dụng cạnh bàn tay (Shuto) thay cho lưỡi dao, mũi kiếm. Vì vậy, môn Karate rất chú trọng việc luyện tay nhất là bàn có sức công phá như sắt thép. Võ sinh khi mới tập phải tập đấm trụ (Makiwara). Đòn chân của Karate thường cao nhưng vì đòn tung ra rất nhanh, rất mạnh và liên hoàn nên không dễ đỡ và phản đòn. Về cách đi quyền, Karate chú trọng theo đường thẳng, sự kết hợp các thế căn bản một cách hợp lý. Một bài quyền là tổng hợp tất cả các đòn thế để chiến đấu với đông người, vị trí của ta và địch được xếp sẵn hợp lý. Ngoài ra cứ kỹ thuật của một đòn có thể biến hoá ra nhiều thế, nhiều chiêu khác. 2.2. Khái quát phong trào tập luyện võ thuật ở bậc THCS Võ thuật là một trong những thế mạnh của Bình Phước với các môn: Karate, Taewondo, Judo, Võ cổ truyền. Đây là mỏ vàng của thể thao Bình Phước trong các giải thi đấu quốc gia. Phong trào tập luyện võ thuật rất mạnh, hầu như tất cả các huyện, thị của tỉnh Bình Phước đều có các CLB võ thuật. Bên cạnh sự phát triển đó, các CLB võ thuật của Bình Phước vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm về khâu quản lý, huấn luyện và quảng bá hình ảnh nên hoạt động của các CLB không duy trì, làm phong trào chung lên xuống thất thường, không ổn định. Vấn đề đặt ra là phải có một mô hình CLB thể thao phù hợp để vừa thỏa mãn nhu cầu tập luyện lại phù hợp với yêu cầu về học tập trong thời đại mới. 3. Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu 3.1. Mô hình CLB Karate học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Bình Phước muốn tham gia Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 108 400 phiếu phỏng vấn được phát ngẫu nhiên trong giờ sinh hoạt dưới cờ cho học sinh 4 trường chọn nghiện cứu. Mục đích là tìm hiểu nhu cầu của các bạn học sinh về một mô hình CLB Karate phù hợp để tham gia. Kết quả phỏng vấn gián tiếp học sinh để tìm hiểu học sinh THCS của tỉnh Bình Phước muốn một mô hình CLB Karate mình sẽ tham gia như thế nào? TT Câu hỏi Phương án trả lời Tỷ lệ A. Thời gian tập hợp lý để đi học thêm. 80% B. Tiền học không quá cao. 90% C. Có sức khỏe, có sân chơi sau giờ học tập trên lớp. 60% D. Để biết được thêm điều mới mẻ và biết thêm nhiều bạn. 30% E. CLB thế nào cũng được, miễn là được tập luyện. 10% F. Cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu tập luyện. 70% 1 Bạn muốn một CLB Karate đáp ứng những yêu cầu nào? G. Ngoài những buổi tập chính thức còn được tham gia ngoại khóa, du lịch hoặc thi đấu giao hữu với các CLB khác. 70% A. 50.000đ. 40% B. 70.000đ. 55% C. 100.000đ. 5% 2 Bạn muốn học phí để tham gia tập luyện bao nhiêu? D. 120.000đ. 0% A. 1 buổi 10% B. 2 buổi 50% C. 3 buổi 40% 3 Bạn muốn tập luyện bao nhiêu buổi một tuần? D. 4 buổi 0% A. Sau giờ học chiều 80% B. Ngày cuối tuần 10% 4 Bạn muốn tập luyện vào khung thời gian nào? C. Buổi tối sau 18h 10% A. 1 giờ 35% B. 1 giờ 30 phút 60% 5 Bạn muốn thời gian một buổi tập dài bao lâu? C. 2 giờ 5% 6 Bạn có muốn sau một thời gian tập luyện, bạn được kiểm tra, A. Có 100% Năm học 2010 – 2011 109 chứng nhận trình độ và tham gia thi đấu giao hữu với các CLB khác không? B. Không 0% Chúng tôi đưa ra tiêu chí của một mô hình CLB mà các bạn học sinh THCS mong muốn dựa trên ý kiến số đông: – Thời gian: một buổi tập kéo dài 1 giờ 30 phút; – Khung thời gian: vào buổi chiều sau giờ học; – Số buổi tập một tuần: 2 buổi; – Sau quá trình tập luyện, học sinh muốn được kiểm tra và đánh giá trình độ và giao lưu học hỏi với các CLB khác. 3.2. Xây dựng mô hình CLB Karate ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Phước Từ những kết quả số liệu thu thập được kết hợp với nhu cầu các bạn học sinh THCS cần có một mô hình sinh hoạt phù hợp với thời gian, học tập và giải trí. Chúng tôi tiến hành xây dựng thí điểm mô hình CLB mang tên: CLB Karate Bình Phước. CLB Karate Bình Phước được xây dựng dựa trên các tiêu chí về: quản lý CLB, trình độ huấn luyện viên (HLV), chương trình giảng dạy và tổ chức CLB. Tiến trình xây dựng CLB như sau: TT Nội dung công việc Thời gian Địa điểm 1 Liên hệ công tác: – Bộ môn Karate tỉnh Bình Phước – Ban giám hiệu các trường được chọn thí điểm 02-12-2010 đến 30-12-2010 THCS Minh Thành THCS Lương Thế Vinh THCS Tiến Thành THCS Bù Nho 2 Tổ chức chiêu sinh 02-01-2011 đến 25-01-2011 THCS Minh Thành THCS Lương Thế Vinh THCS Tiến Thành THCS Bù Nho 3 Tổng hợp danh sách võ sinh, lên kế hoạch khai giảng 26-01-2011 đến 28-02-2011 THCS Minh Thành 4 Khai giảng 28-2-2011 THCS Minh Thành THCS Lương Thế Vinh THCS Tiến Thành THCS Bù Nho 5 Triển khai giảng dạy theo chương trình khung đã thống nhất. 28-02-2011 đến 30-5-2011 THCS Minh Thành THCS Lương Thế Vinh THCS Tiến Thành THCS Bù Nho Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 110 6 Tổ chức kiểm tra đánh giá theo bài kiểm tra chung 30-5-2011 THCS Minh Thành Kết quả bước đầu của CLB Karate Bình Phước: – CLB Karate Bình Phước đang giảng dạy theo chương trình chung, được thống nhất của Ban huấn luyện đội tuyển Karate tỉnh. – Đã xây dựng được bài kiểm tra kỹ thuật chi tiết cho võ sinh đai trắng (cấp đai đầu tiên khi tập luyện) khi kết thúc chu kỳ huấn luyện đầu tiên (3 tháng). – Sau 2 tháng thí điểm, số lượng võ sinh đã có sự phát triển rõ rệt và so với trước khi mô hình thí điểm ra đời. Số lượng võ sinh 4 tháng đầu năm 2011 tại 4 trường thí điểm xây dựng mô hình 0 5 10 15 2 0 2 5 3 0 3 5 4 0 Lương T hế V inh M inh T hành T iến T hành B ù N ho Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Chúng tôi đã tìm hiểu được nhu cầu một mô hình CLB thể thao đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau: – Thời gian tập luyện vào buổi chiều, sau giờ học. – Khối lượng và cường độ vận động phù hợp với các bạn học sinh THCS, đáp ứng nhu cầu tăng cường sức khỏe để phục vụ học tập là chủ yếu. – Chương trình tập luyện thống nhất, bài bản, bên cạnh đó còn có các chương trình ngoại khóa dưới hình thức thi đấu giao hữu, biểu diễn Một số tiêu chí đã áp dụng khi xây dựng mô hình CLB Karate Bình Phước ở 4 trường THCS của tỉnh Bình Phước: – Tiêu chí về chương trình huấn luyện. – Tiêu chí về CLB: CLB sinh hoạt 2 buổi/tuần, mỗi buổi 90 phút, thời gian vào sau giờ học buổi chiều (từ 17h đến 18h30) và học phí 70.000đ/tháng. – Tiêu chí về quản lý CLB: HLV trưởng các CLB chịu trách nhiệm về chuyên môn và tổ chức của CLB mình. Các CLB chịu sự quản lý chung của bộ môn Karate tỉnh Bình Phước. Năm học 2010 – 2011 111 – Tiêu chí về HLV: HLV phải đạt yêu cầu về tư cách đạo đức và đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn nhất định theo quy định: + HLV trưởng CLB: trình độ Huyền đai tam đẳng, trọng tài quốc gia, có chứng nhận tập huấn HLV Karate toàn quốc do Tổng cục TDTT cấp. + HLV: trình độ từ Huyền đai nhị đẳng trở lên, chứng nhận tập huấn HLV Karate toàn quốc do Tổng cục TDTT cấp hoặc chứng nhận tập huấn HLV Karate tỉnh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp. Thành công bước đầu của mô hình CLB Karate là: Thống nhất được sự quản lý từ bộ môn Karate tỉnh Bình Phước đến các CLB. Tất cả các CLB đã sử dụng chung một chương trình huấn luyện và đánh giá kết thúc chu kỳ huấn luyện. 4.2. Kiến nghị Chúng chúng tôi mong muốn bộ môn Karate, Ban huấn luyện đội tuyển Karate tỉnh Bình Phước tạo điều kiện cho mô hình có thời gian hoạt động để đánh giá tính hiệu quả và áp dụng đại trà nếu mô hình có tính hiệu quả cao. Do phạm vi thực hiện hạn chế của đề tài nên chúng chúng tôi chưa thể đi sâu vào nghiên cứu 2 vấn đề: “Quản lý võ sinh các CLB Karate ở tỉnh Bình Phước thông qua hồ sơ điện tử” và “Mở rộng nghiên cứu áp dụng mô hình CLB Karate Bình Phước đối với học sinh các trường THPT, các trường trung cấp và cao đẳng trong tỉnh Bình Phước” kính mong bộ môn Karate, Ban huấn luyện đội tuyển Karate tỉnh Bình Phước đầu tư nghiên cứu để nâng cao chất lượng quản lý võ sinh và phát triển sâu rộng hơn phong trào Karate của tỉnh Bình Phước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Hoàng Anh (2003), “Nguồn gốc, lịch sử phát triển của môn Karatedo Thế giới và Việt Nam”, Khoa học Thể dục Thể thao, (3). 2. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học Thể dục Thể thao, Nxb Thể dục Thể thao Hà Nội. 3. Lưu Quang Hiệp, Lê Quý Phương (2000), Y sinh học thể thao, Nxb Thể dục Thể thao Hà Nội. 4. Trần Tuấn Hiếu (2005), “Karatedo thực hành và thi đấu”, Khoa học Thể dục Thể thao, (3). 5. Quản lý Thể dục Thể thao, giáo trình dùng cho sinh viên khoa GDTC trường ĐHSP TP HCM. 6. Nguyễn Thiệt Tình (2000), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Thể dục Thể thao, Nxb Thể dục Thể thao Hà Nội. 7. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2002), Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao, Nxb Thể dục Thể thao Hà Nội. 8. Tổng cục Thể dục Thể thao (2009), Luật thi đấu Karate. 9. Đỗ Vĩnh, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, giáo trình dùng cho sinh viên khoa GDTC trường ĐHSP TP HCM.
Tài liệu liên quan