Lý luận hình thái kinh tế - xã hội do Mác - Ăngghen phát hiện ra vào những năm 40 của thế kỷ 19, được V.I.Lênin kế thừa và phát triển hay nói đúng hơn là vận dụng lý luận này vào CM tháng 10 Nga.
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội do Mác - Ăngghen phát hiện ra nhằm mục đích tìm hiểu quy luật chung nhất, sự vận động và phát triển của loài người. Những nhà XHHDT cho rằng lịch sử loài người bắt đầu từ chúa trời Các nhà triết học Mác lại thấy rằng: lịch sử loài người không bắt nguồn từ bàn tay của chúa trời, mà nó được bắt đầu từ kinh tế, từ SXVC. Khi SXVC phát triển tới một trình độ nhất định, tất cả các quan hệ khác (văn hóa, tư tưởng, chính trị ) cũng phải thay đổi theo => XH nhất định sẽ tiến lên CNCS.
I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHÂN KỲ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI.
1. Quan điểm của Liên Hợp Quốc.
Với mục đích thúc đảy sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia, tổ chức LHQ trong những năm 70 của thế kỷ XX đã phân chia các quốc gia thành các trình độ khác nhau. Tổ chức này thống nhất với nhiều quan điểm cho rằng, thời kỳ đầu tiên của xã hội loài người là thời kỳ mông muội - tức là thời kỳ mà chúng ta thường gọi là xã hội cộng sản nguyên thủy, cuộc sống của con người chủ yếu dựa vào tự nhiên, khai thác sản vật sẵn có của tự nhiên.
57 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận hình thái kinh tế - Xã hội với sự nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
VỚI SỰ NHẬN THỨC CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
MỤC LỤC
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội do Mác - Ăngghen phát hiện ra vào những năm 40 của thế kỷ 19, được V.I.Lênin kế thừa và phát triển hay nói đúng hơn là vận dụng lý luận này vào CM tháng 10 Nga.
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội do Mác - Ăngghen phát hiện ra nhằm mục đích tìm hiểu quy luật chung nhất, sự vận động và phát triển của loài người. Những nhà XHHDT cho rằng lịch sử loài người bắt đầu từ chúa trời Các nhà triết học Mác lại thấy rằng: lịch sử loài người không bắt nguồn từ bàn tay của chúa trời, mà nó được bắt đầu từ kinh tế, từ SXVC. Khi SXVC phát triển tới một trình độ nhất định, tất cả các quan hệ khác (văn hóa, tư tưởng, chính trị) cũng phải thay đổi theo => XH nhất định sẽ tiến lên CNCS.
I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHÂN KỲ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI.
1. Quan điểm của Liên Hợp Quốc.
Với mục đích thúc đảy sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia, tổ chức LHQ trong những năm 70 của thế kỷ XX đã phân chia các quốc gia thành các trình độ khác nhau. Tổ chức này thống nhất với nhiều quan điểm cho rằng, thời kỳ đầu tiên của xã hội loài người là thời kỳ mông muội - tức là thời kỳ mà chúng ta thường gọi là xã hội cộng sản nguyên thủy, cuộc sống của con người chủ yếu dựa vào tự nhiên, khai thác sản vật sẵn có của tự nhiên.
Thời kỳ thứ hai gồm những nước không những từ xưa mà còn cả những nước hiện nay còn sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Họ gọi thời kỳ này là thời kỳ nông nghiệp.
Thời kỳ thứ ba gồm những nước đã bát đầu thoát khỏi một phần phụ thuộc vào nông nghiệp. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ công nghiệp. Tuy có sự tham gia của công nghiệp nhưng những nước này vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Thời kỳ thứ tư gồm những nước ít phụ thuộc vào nông nghiệp và họ gọi là thời kỳ công nông nghiệp. Tức là sản phẩm công nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong đời sống của người dân các nước này.
Thời kỳ thứ năm gồm những nước công nghiệp. Thời kỳ này tuy không thiếu sản phẩm nông nghiệp nhưng sự phát triển của công nghiệp chi phối các nước này, sự giầu có, sức mạnh, năng lực của một quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của công nghiệp. Hiện nay các nước G7 (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Canada, Italya, Nhật Bản là những nước công nghiệp phát triển) được liên hợp quốc liệt hết vào nước công nghiệp. Họ gọi thời kỳ này là thời kỳ công nghiệp.
Thời kỳ thứ sáu gồm những nước phát triển chủ yếu dựa vào công nghệ tự động. Tức là quá trình sản xuất vắng bớt bóng con người, với 80% qua trình sản xuất được thực hiện bằng công nghệ tự động, đời sống của đa số con người có bước phát triển. Cho đến nay, một số ngành, một số lĩnh vực đã đạt đến trình độ công nghệt ự động song chua có quốc gia nào đạt đến trình độ đó. Thời kỳ này thời kỳ công nghệ (một số học giả còn gọi là hậu công nghiệp).
2. Quan điểm phân kỳ lịch sử lấy tôn giáo là tiêu chuẩn.
Vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX, một số nước phương tây đã dựa vào tôn giáo để phân chia nhân loại thành các vùng và đôi khi họ còn gọi là “nền văn minh”. Theo các học giả này thời kỳ đầu tiên của con người là thời kỳ mông muội. Thời kỳ này tôn giáo chưa được hình thành, dưới hình thức sơ khai của mình, với những niềm tin chủ yếu dựa vào thần, tôn giáo còn mang tính nguyên thủy. Khi những tôn giáo lớn trên thế giới được ra đời với không chỉ niềm tin mà còn có cả một hệ thống giáo lý đồ sộ, một số tổ chức giáo lý chặt chẽ thì loài người cũng bắt đầu phân chia theo sự chi phối của tôn giáo mà chủ yếu là các tôn giáo lớn.
Nền văn minh cơ đốc giáo. Niềm tin, giáo lý và tổ chức của Cơ đốc giáo cũng nhưu các hệ phái của nó chi phối đời sống của hầu hết các nước Âu - Mỹ hay còn gọi là phương Tây. Thế giới ngày nay là thế giói văn hóa phương tây. Họ cho rằng văn hóa phương Tây là chuẩn của văn hóa thế giới. Phương Tây văn minh hơn phần thế giới còn lại. Từ đây học đặt cơ sở cho việc tranh luận những lĩnh vực khác của đời sống con người - cả văn minh vật chất lẫn văn minh tinh thần.
Nền văn minh Hồi giáo. Hồi giáo có một bộ phận giáo dân không nhỏ của thế giới. Với những đặc thù của mình, tôn giáo này đang trỗi dạy và ngày càng thể hiện vai trò chi phối đời sống của con người. Thuộc về nền văn minh này là những quốc gia lấy hồi giáo làm quốc giáo hoặc là tôn giáo chủ yếu. Có một số nước tuy giáo dân không nhiều nhung chịu ảnh hưởng của niềm tin, giáo lý và cách thức tổ chức của giáo lý này cũng được học xếp vào nền văn minh này.
Nền văn minh Khổng giáo. Ngày nay, trên thế giới, ở tổ chức UNESCO của liên hợp quốc và các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Hồng Kông, người ta còn gọi nho học là nho giáo.
Ở Trung Quốc đa số giới học thuật đều gọi học thuyết do Khổng Tử sáng lập ra là Nho học. Những có người lại cho học thuyết đó là một tôn giáo. Giáo sư Nhậm Kế Dũ đã có nhiều bài viết chứng minh cho luận điểm này (“Bàn về sự hình thành của Nho giáo” - 1979; “Nho gia và Nho giáo”, Lại bình giá Nho giáo - 1982; Chu Hy và tô giáo” - 1982). Nói chung giới học thuật chưa tán thành quan điểm này.
Viện Tôn giáo thế giới thuộc viện hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc, bên cạnh các phòng Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo còn có phòng Khổng giáo.
Hội nghị khoa học quốc tế nhân dịp kỷ niệm 2545 năm sinh Khổng Tử diễn ra ở Bắc Kinh vào thàng 10/1994 với tên gọi là hội nghị “Nho học”, nhưng cũng có các đại biểu quốc tế nghiên cứu về Nho học là một tôn giáo.
Giới học thuật nước ta thường nói đến khái niệm “Nho giáo” và “Tam giáo”. Nhiều cuốn sách xuất bản trước kia đều gọi là “Nho giáo”. Ở đây vừa là cách gọi theo thói quen, vừa có hàm ý Nho học là một tôn giáo.
Vậy, đạo Nho nên gọi là Nho học hay Nho giáo. Đạo đó là một học thuyết Triết học, chính trị - xã hội hay là một tôn giáo? Nếu cho nó là tôn giáo thì căn cứ vào đâu? Nếu cho đó không phải là tôn giáo thì có lúc nào nó biểu hiện như là tôn giáo? Sự hiện diện của học thuyết đó trong lịch sử chủ yếu là thuộc về triết học hay tôn giáo. Đó là vấn đề khá phức tạp. Các học giả phương Tây căn cứ ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Phương Đông đã coi Nho giáo như là một tôn giáo. Theo họ, mặc dù Phật giáo là một tôn giáo lớn, ra đời sớm nhất, có giáo lý khá đồ sộ nhưng cách tổ chức của Phật giáo thì không chặt chẽ nên không có sức mạnh như khổng giáo hay Nho giáo. Trong lịch sử tồn tại của mình gần như toàn bộ xã hội Phương Đông đều chịu sự chi phối của Khổng giáo và đến ngày nay vẫn còn ảnh hưởng rất lớn.
3. Quan điểm Phân kỳ lịch sử theo các nền văn minh.
Một số học giả phương Tây lại có cách phân chia xã hội loài người theo các nền văn minh. Quan điểm của các học giả này dựa trên sự phát triển lực lượng sản xuất của mỗi thời đại. Đương nhiên sự phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội nhưng không phải là tiêu chuẩn duy nhất. Trường phái này cũng thống nhất cách gọi giai đoạn đầu của xã hội loài người là Thời kỳ mông muội - tương ứng với cách gọi là xã hội nguyên thủy hay cộng sản nguyên thủy.
Nền văn minh thứ hai là nền văn minh nông nghiệp. Lực lượng sản xuất của nền văn minh này chủ yếu là công cụ thủ công, lao động thủ công với năng suất thấp, đời sống con người còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chưa ổn định, nạn đói vẫn còn diễn ra, con người chưa cải tạo thiên nhiên được bao nhiêu. Thời kỳ này kéo khá dài trong lịch sử.
Nền văn minh thứ ba là nền văn minh công nghiệp. Theo các học giả thuộc trường phái này, lực lượng sản xuất của thời kỳ này bắt đầu bằng việc phát minh ra máy hơi nước với sự mở đầu cho sự sản xuất cơ khí. Ngày nay các nước công nghiệp phát triển tiêu biểu cho nền văn minh này. Ở những nước này sản phẩm của nền sản xuất chủ yếu là từ sản xuất công nghiệp. Công nghiệp phát triển làm cho đời sống vật chất và tinh thần của xã hội vượt trội, tiêu biểu cho nền văn minh nhân loại hiện nay.
Nền văn minh thứ tư là nền văn minh hậu công nghiệp. Nếu như trước đây, trong các nền văn minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp thì giai cấp nông dân, giai cấp công nhân là chủ yếu đóng vai trò lãnh đạo thì ở đây (có học giả gọi là giai cấp) trí thức đóng vai trò lãnh đạo. Sản phẩm của sản xuất có hàm lượng trí tuệ là chủ yếu, xã hội phát triển vượt bậc. Lúc đó loài người sẽ “hội tụ” ở tri thức; giai cấp, dân tộc, nhà nước chỉ là hình thức lịch sử. Con người sẽ sống với nhau một cách hòa bình. Họ cổ vũ cho việc thực hiện nhanh những điều đó. Tuy vậy, hiện thực vẫn còn khác xa với ý tưởng.
4. Quan điểm phân kỳ lịch sử của các nhà sử học.
Đã từ lâu, trong giới sử học tồn tại một cách phân kỳ lịch sử mà cho đến ngày nay nó được mặc nhiên thừa nhận.
Thời kỳ mông muội - Thời kỳ nguyên thủy. Thời kỳ này bắt đầu ở các quốc gia dân tộc khác nhau, tùy vào điều kiện hình thành của họ nhưng được kết thúc khi nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời.
Thời kỳ cổ đại. Thời kỳ này kéo dài đến thế kỷ thứ V. Cũng như thời kỳ thứ nhất, mối quốc gia đều có độ dài ngắn khác nhau, sự phát triển kinh tế xã hội cũng khác nhau. Điều giống nhau cơ bản nhà nước chiếm hữu nô lệ suy tàn. Thay vào đó là sự xuất hiện của nhà nước phong kiến. trong lịch sử mặc dù có những nhà nước không trải qua chế độ phong kiến nhưng tiến trình chung của lịch sử nhân loại là như vậy.
Thời kỳ trung đại (thế kỷ V - XV). Đây là thời kỳ tương đối thống nhất trên phạm vi thế giới. trong lịch sử, thời kỳ này được nhiều người gọi là thời kỳ trung cổ. Thời kỳ này đã xảy ra không ít bi thương mà đến ngày nay cách đánh gia của nó còn rất khác nhau.
Thời kỳ cận đại. Là thời kỳ cách mạng tư sản nổ ra và chủ nghĩa tư bản được thiết lập trên phạm vi toàn thế giới. tuy nhìn chung là vậy nhưng thời kỳ cận đại mang tính mở. càng tiến vào tương lai thì thời kỳ cận đại càng thay đổi.
Thời kỳ hiện đại (nửa sau thế kỷ XIX - thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa đế quốc). Nhưng theo thời gian thì hiện đại là để chỉ sự tồn tại của loài người ngày nay với bao biến đổi khôn lường.
5. Quan điểm phân kỳ lịch sử của CN Mác.
Theo quan điểm duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác phân chia quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người dựa trên cơ sở sản xuất vật chất. Hay còn gọi là hình thái kinh tế xã hội: HTKTXH cộng sản nguyên thủy, HTKTXH chiếm hữu nô lệ, HTKTXH phong kiến, HTKTXH tư bản chủ nghĩa, HTKTXH cộng sản chủ nghĩa.
=> Có thể nói, các cách phân chia lịch sử loài người của mỗi trường phái đều có tính hợp lý riêng của nó. Tuy nhiên, chỉ có cách phân chia theo CN Mác đã phần nào phản ánh được sự vận động và phát triển toàn diện của lịch sử xã hội loài người, cùng sự phát triển như vũ bão của sản xuất vật chất do cách mạng khoa học công nghệ hiện nay.
II. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI - NỀN TẢNG LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ.
CNDVLS là một hệ thống các quan điểm của triết học Mác-Lênin về xã hội. Nội dung chủ yếu là nhận thức về xã hội trong tính chỉnh thể và phát hiện những quy luật vận động, phát triển phổ biến của lịch sử. Là một trong những cống hiến to lớn của Mác CNDVLS là bước phát triển có tính cách mạng trong lịch sử triết học.
Học thuyết HTKTXH là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa DVLS và cũng là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là học thuyết vạch rõ những quy luật cơ bản của sự vận động xã hội và vạch ra phương pháp khoa học để giải thích lịch sử.
1. Cơ sở xuất phát đề C.Mác phân tích đời sống xã hội.
Khi xây dựng quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác và Ăngghen đã xuất phát từ các tiền đề sau:
1.1. Sự tồn tại của con người sống - con người hiện thực.
C.Mác (1818 - 1883). Sau khi tốt nghiệp ĐH vào năm 1839, C.Mác đăng ký làm nghiên cứu triết học tại ĐH Béclin - Đức. Mặc dù còn trẻ, song Mác đã tự xác định cho mình là phải biết kết hợp việc nghiên cứu triết học với tiến trình phát triển của lịch sử, bám sát lịch sử mới hiểu được lôgích tất yếu của nó. Theo hướng tiếp cận đó, C.Mác đi đến phân tích nhân tố cơ bản, đầu tiên thúc đảy lịch sử phát triển của xã hội loài người. Trong “hệ tư tưởng Đức” C.Mác nói: “Những công việc nghiên cứu của tôi đã dẫn tôi đến kết quả là: không thể láy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần con người để giải thích những quan hệ và hình thái đó, mà trái lại phải thấy rằng những quan hệ đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất”; hay “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì lẽ dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống”.
Xã hội dù tồn tại dưới hình thức nào cũng là sự liên hệ và tác động qua lại giữa người với người.
Các nhà tư tưởng trước Mác đã từng tiếp cận vấn đề con người dưới nhiều góc độ, đã có nhiều đóng góp quý báu và từ đó họ đã đưa ra những lý giải về mặt xã hội. Song do hạn chế lịch sử, họ chưa có cái nhìn đầy đủ về sự tồn tại của con người cũng nư của lịch sử xã hội loài người. Điều đáng chân trọng nhất là tất cả các nhà tư tưởng đó đã làm thành dòng chủ lưu của lịch sử văn hóa nhân loại, đó là chủ nghĩa nhân đạo.
Tiếp nối truyền thống đó, triết học Mác đã có những phát hiện mới và đóng góp mới: xuất phát từ con người hiện thực, Mác chỉ ra phương thức tồn tại của con người đó chính là hoạt động của họ. Cái quy định hành vi lịch sử đầu tiên và cũng là động lực thúc đảy hoạt động của con người là nhu cầu và lợi ích.
- Nhu cầu của con người được hình thành một cách khách quan, có nhiều thang bậc, mà trước hết là nhu cầu sống (Mác nói: “Muốn sống được thì trước hết phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa”), nhu cầu giao tiếp, sinh hoạt cộng đồng, nhu cầu phát triển tâm hồn, trí tuệ. Hơn nữa đây còn là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử à ngày nay cũng như hàng nghìn năm về trước), người ta phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ, chỉ nhằm để duy trì đời sống của con người.
- Kết quả hoạt động là nhằm thỏa mãn nhu cầu, đồng thời làm nảy sinh nhu cầu mới và điều kiện thực hiện những nhu cầu mới.
- Con người cá nhân - hiện thực (tồn tại đơn nhất) bao giờ cũng tồn tại trong thành phần những hệ thống xã hội như gia đình, tập thể, giai cấp, dân tộc (tồn tại đặc thù) và rộng hơn nữa là xã hội loài người (tồn tại phổ biến). Mác cho rằng: “cá nhân là một thực thể xã hội. Cho nên mọi biểu hiện sinh hoạt của nó là biểu hiện và sự khẳng định của sinh hoạt xã hội.
1.2. Sản xuất vật chất - cơ sở của đời sống xã hội.
“Đời sống xã hội, về thực chất là có tính thực tiễn”. Để tồn tại và phát triển, xã hội không ngừng hoạt động để tham gia vào: Sản xuất vật chất
Sản xuất tinh thần
Sản xuất ra bản thân con người
Ba quá trình đó tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong đó:
● Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải tiến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
● Vai trò của sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại xã hội.
Con người muốn tồn tại và phát triển phải có cơm ăn, áo mặc, nhà ở... và những các vật dụng cần thiết khác nhằm duy trì đời sống tự nhiên của con người. Những thứ đó ko có sẵn trong tự nhiên mà phải qua quá trình sản xuất vật chất. SXVC không chỉ tạo ra những tư liệu sinh hoạt đáp ứng nhu cầu sống của con người mà còn tạo ra những tư liệu sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất mà những tư liệu sản xuất còn là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại khác nhau. C.Mác đã chỉ rõ: “các thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng ản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”.
- Sản xuất vật chất sáng tạo ra con người và xã hội loài người
Trong quá trình lao động sản xuất vật chất, con người biến đổi cả về hình thể lẫn trí tuệ. Đồng thời trong quá trình này, con người sáng tạo ra mọi mặt của đời sống xã hội. Tất cả các hoạt động và các quan hệ xã hội về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo đều hình thành và biến đổi trên cơ sở SXVC.
- Sản xuất vật chất là động lực thúc đảy sự phát triển xã hội.
Sản xuất vật chất là quá trình con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Quá trình sản xuất cũng không ngừng phát triển. Điều này quyết định sự phát triển của các mặt đời sống xã hội, quyết định sự phát triển xã hội từ thấp đến cao.
=> Nền sản xuất xã hội bao gồm nhiều mặt, nhiều mối liên hệ, trong đó nổi lên hai loại liên hệ cơ bản:
+ Thứ nhất, quan hệ kinh tế - kỹ thuật: biểu hiện ở cách thức năng lực, trình độ của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên để tạo ra sản phẩm cho xã hội. Quan hệ này được phản ánh trong khái niệm LLSX.
+ Thứ hai, quan hệ kinh tế - xã hội: thể hiện ở cách giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế, là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, trao đổi và tiêu dùng. Quan hệ này được phản ánh trong khái niệm QHSX.
Về mặt nhận thức luận: LLSX và QHSX là hai loại quan hệ (không phải hai bộ phận) trong một thực thể thống nhất cấu thành PTSX của xã hội. Nghĩa là, từ hai góc tiếp cận để xem xét một thực thể PTSX.
Nếu phân tích PTSX theo quan hệ giữa con người với tự nhiên thì đó là LLSX.
Nếu phân tích PTSX theo quan hệ giữa con người với con người thì đó là QHSX.
LLSX và QHSX nằm trong thể thống nhất của hai mặt đối lập trong PTSX xã hội nhất định. Chúng quy định chế ước lẫn nhau, tác động qua lại và thúc đảy nhau cùng phát triển theo quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Nghĩa là trong sự thống nhất bao hàm sự mâu thuẫn đó thì LLSX giữ vai trò quyết định sự vận động phát triển của QHSX, còn QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Sự thống nhất và mâu thuẫn không ngừng nảy sinh, tự giải quyết, là động lực vận động nội tại của PTSX, là cơ sở của lịch sử xã hội loài người.
1.3. Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử.
Không có tự nhiên không có lịch sử xã hội thì không thể có con người. Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh.
Lịch sử không phải do một nhân cách nào đó sử dụng con người làm phương tiện để đạt đến mục đích của mình, mà lịch sử xã hội loài người là lịch sử hoạt động của chính bản thân con người. Hoạt động của con người bao gồm sự thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan của quá trình lịch sử.
+ Sự thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan của quá trình lịch sử là một vấn đề hết sức phức tạp. Do tính phức tạp đó mà các nhà triết học trước Mác nhận thức và giải quyết vẫn còn nhiều hạn chế, sai lầm:
- Một là, nhấn mạnh vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động của con người đến mức cho rằng đạo đức, ý thức hoặc lý tính có thể quyết định lịch sử (Platon, Béccơli, Hêghen).
- Hai là, thừa nhận tính bị quy định của hoạt động con người nhưng lại không lý giải được tính khách quan nên đã sa vào quan niệm định mệnh về lịch sử.
+ Các nhà sáng lập ra CNDVLS đã làm sáng tỏ vấn đề mối quan hệ giữa mặt khách quan và mặt chủ qun của tiến trình lịch sử thông qua những lát cắt nhận thức luận khác nhau, những quan hệ gắn bó và bổ sung cho nhau. Đó là việc thông qua và giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, giữa quy luật lịch sử và hoạt động có ý thức của con người, giữa tự do và tất yếu, giữa tự phát và tự giác trong sự phát triển của lịch sử. Trong việc giải quyết vấn đề đó, Mác đã xác lập nguyên tắc có tính phương pháp luận là tồn tại xã hội thì quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội và tác động đến sự phát triển của tồn tại xã hội. Mác nhấn mạnh: “không phải ý thức con người quyết định sự tồn tại của họ, trái lại chính sự tồn tại của họ quyết định ý thức của họ”.
- Trên có sở nguyên tắc phương pháp luận đó, triết học Mác cho rằng xã hội là một bộ phận đặc thù của thế giới vật chất, vận động và phát triển tuân theo quy luật khách quan. Quy luật xã hội là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, lặp đi lặp lại của các quá trình, các hiện tượng của đời sống xã hội, đặc trung cho khuynh hướng co bản phát trien