Vào những tháng đầu năm 2006, người Việt nam đã chứng kiến một cuộc đấu gay cấn, không kém bất cứ một cuộc đấu loại nào giữa các đội bóng để vào vòng chung kết. Đó là cuộc đấu thầu giữa các công ty truyền hình, các nhà quảng cáo, và công ty tin học FPT trong việc giành bản quyền truyền hình World cup 06. Theo các nguồn thạo tin, các đấu thủ nặng ký như VTC đã bị “bỏ quên” ngay tù những vòng đấu loại ban đầu. VTV đã đặt giá cao hơn nhiều so với World Cup 02; nhưng cuối cùng cũng để mất quyền truyền hình vào tay FPT, công ty duy nhất có thể chịu đượccái giá mà Kick Media (thay mặt cho Infront) đòi là 3 triệu USD. Nếu chỉ tính riêng tiền mua bản quyền là 2,2 triệu USD, thì FPT đã trả cao gấp hai lần số tiền VTV mua bản quyền World Cup 02, và gấp 55 lần số tiền mua bản quyền World Cup 78. Liệu sự tăng vọt giá mua bản quyền này là hợp lý - hay như lời ông Hoàng Minh Châu, phó tổng giám đốc FPT, nói là “chúng tôi đă mua với giá rất rẻ?”
Cần phải nói ngay rằng, việc mua bản quyền đắt hay rẻ, không phụ thuộc vào tiền trả bản quyền so với số dân; cũng không phụ thuộc vào việc mua rẻ hơn quốc gia khác tại ASEAN, có cùng điều kiện tương tự như Việt nam. Chẳng hạn, nếu so sánh tiền mua bản quyền truyền hình cho Olimpic mùa đông ở Calgary (1998), tổng khoản tiền trả bởi các quốc gia Tây Âu cho quyền phát truyền hình chỉ bằng 2% so với Mỹ. Một trong các nguyên nhân của sự khác biệt lớn đó là ở châu Âu, các đài truyền hình quốc gia chiếm ưu thế, còn ở Mỹ thì ngược lại, các kênh truyền hình thương mại , kiếm lời chủ yếu bằng quảng cáo chiếm ưu thế. Thêm vào đó, khác với Mỹ, châu Âu kiềm chế sự cạnh tranh giữa các đài truyền hình bằng cách lập ra một tổ chức duy nhất, Liên hiệp truyền hình châu Âu (European Broadcast Union), để đàm phán với các nhà tổ chức Olimpic. Điều đó gợi ý rằng, việc tăng quy mô thương mại qua truyền hình, và việc bên bán khai thác sự cạnh tranh giữa các bên mua bản quyền truyền hình là hai yếu tố quan trọng nhất đẩy mức giá thầu lên cao.
34 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong kinh doanh - Phần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?&@
Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong kinh doanh_ Phần 3
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm …..
Phần III: Thể chế tại Việt nam
Chương 11: FPT và bản quyền truyền hình World Cup 2006
11.1 Diễn biến của cuộc đua
Vào những tháng đầu năm 2006, người Việt nam đã chứng kiến một cuộc đấu gay cấn, không kém bất cứ một cuộc đấu loại nào giữa các đội bóng để vào vòng chung kết. Đó là cuộc đấu thầu giữa các công ty truyền hình, các nhà quảng cáo, và công ty tin học FPT trong việc giành bản quyền truyền hình World cup 06. Theo các nguồn thạo tin, các đấu thủ nặng ký như VTC đã bị “bỏ quên” ngay tù những vòng đấu loại ban đầu. VTV đã đặt giá cao hơn nhiều so với World Cup 02; nhưng cuối cùng cũng để mất quyền truyền hình vào tay FPT, công ty duy nhất có thể chịu đượccái giá mà Kick Media (thay mặt cho Infront) đòi là 3 triệu USD. Nếu chỉ tính riêng tiền mua bản quyền là 2,2 triệu USD, thì FPT đã trả cao gấp hai lần số tiền VTV mua bản quyền World Cup 02, và gấp 55 lần số tiền mua bản quyền World Cup 78. Liệu sự tăng vọt giá mua bản quyền này là hợp lý - hay như lời ông Hoàng Minh Châu, phó tổng giám đốc FPT, nói là “chúng tôi đă mua với giá rất rẻ?”
Cần phải nói ngay rằng, việc mua bản quyền đắt hay rẻ, không phụ thuộc vào tiền trả bản quyền so với số dân; cũng không phụ thuộc vào việc mua rẻ hơn quốc gia khác tại ASEAN, có cùng điều kiện tương tự như Việt nam. Chẳng hạn, nếu so sánh tiền mua bản quyền truyền hình cho Olimpic mùa đông ở Calgary (1998), tổng khoản tiền trả bởi các quốc gia Tây Âu cho quyền phát truyền hình chỉ bằng 2% so với Mỹ. Một trong các nguyên nhân của sự khác biệt lớn đó là ở châu Âu, các đài truyền hình quốc gia chiếm ưu thế, còn ở Mỹ thì ngược lại, các kênh truyền hình thương mại , kiếm lời chủ yếu bằng quảng cáo chiếm ưu thế. Thêm vào đó, khác với Mỹ, châu Âu kiềm chế sự cạnh tranh giữa các đài truyền hình bằng cách lập ra một tổ chức duy nhất, Liên hiệp truyền hình châu Âu (European Broadcast Union), để đàm phán với các nhà tổ chức Olimpic. Điều đó gợi ý rằng, việc tăng quy mô thương mại qua truyền hình, và việc bên bán khai thác sự cạnh tranh giữa các bên mua bản quyền truyền hình là hai yếu tố quan trọng nhất đẩy mức giá thầu lên cao.
Cú nhẩy của giá mua bản quyền World Cup 06 là ngoài sự chờ đợi của hầu hết người Việt nam. Liệu đấy có phải là do công ty Kick Media đã thành công trong việc khai thác tính cạnh tranh giữa các nhà tham dự thầu hay không? Hay là do cái gì khác? Cuộc đấu thầu đã bắt đầu từ năm 2003. Đến tháng 8, 2005, về phía Việt nam, chỉ còn lại 3 tập đoàn lọt vào vòng trung kết là Công ty quảng cáo Đất Việt, VTV, và công ty FPT. Như ông Hoàng Minh Châu đã nêu, tham dự chung kết còn có một công ty nước ngoài, mà FPT đã trả cao hơn một chút để giành quyền thắng cuộc. Cần phải nói ngay rằng, việc một công ty nước ngoài tham dự đấu thầu đáng ra là không có ý nghĩa gì hết. Cứ cho rằng, phía Việt Nam để cho công ty nước ngoài nọ, thay vì FPT, thắng cuộc với giá mua trọn gói là 3 triệu USD, thì điều gì sẽ xảy ra? Điều có thể thấy ngay là công ty này sẽ gặp rủi ro lớn. Nó không có chân rết ở Việt nam; không có đội ngũ kỹ thuật viên và bộ máy hỗ trợ, không nắm được thị trường quảng cáo, và trên hết là không thông hiểu luật lệ và văn hoá Việt Nam để trực tiếp tiến hành khai thác lợi nhuận phát sóng. Khi đó, công ty này sẽ buộc phải tổ chức một cuộc đấu thầu khác với các đài truyền hình trong nước để nhượng quyền phát sóng. Nhưng khác với Kick Media, nó chỉ có thể may mắn nhất là hoà vốn, nếu không nói là cầm chắc bị thua lỗ nặng, vì nó đã trả mức giá cao nhất mà Kick Media yêu cầu là 3 triệu USD. Nhưng ta hăy tạm gác vấn đề này sang một bên và cứ xem như công ty nước ngoài đã ép FPT phải trả giá cao. Vậy thì xem ra Kick Media đã chẳng có chiến lược gì đặc biệt trong việc thúc đẩy sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà tham dự thầu. Cùng lắm nó chỉ có thể mở liên tiếp nhiều vòng đấu thầu kín và thông báo cho các bên tham dự giá mà đối thủ của họ đã đưa ra nhằm kích thích việc nâng giá bỏ thầu. Điều đáng ngạc nhiên duy nhất ở đây là diễn biến của cuộc chơi bị dẫn dắt bởi một cò mồi không có thực lực. Nói khác đi, giá mua bản quyền truyền hình World Cup 06 có thể là quá cao. Nhưng liệu là cao đến mức độ nào?
Khi các công ty truyền hình lớn quyết định mức giá bỏ thầu cao bao nhiêu, họ phải đánh bạc vào kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai. Kể từ lúc bắt đầu tham dự thầu là năm 2003, họ phải dự đoán thu nhập và chi phí vào 3 năm sau đó. Họ phải dự đoán nguồn thu nhập từ quảng cáo. Khoản tiền đó lại phụ thuộc vào số người xem truyền hình, mức độ người xem hâm mộ từng trận đấu cụ thể so với các trận đấu khác diễn ra đồng thời; và vào sự khác biệt về múi giờ. Chẳng hạn, World Cup 06 có đến 25 trận đấu phát vào lúc 8 giờ, 10 giờ, và 11 giờ tối. Đấy là yếu tố thuận lợi cho việc thu hút quảng cáo. Tuy nhiên những trận của các vòng đấu loại sau cùng lại diễn ra chủ yếu vào ban đêm, nên việc thu hút quảng cáo sẽ rất khó khăn. Để so sánh, hãy xét World Cup lần trước diễn ra tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Lúc đó, thời điểm diễn ra các trận đấu là rất đẹp: từ trận đầu tiên đến trận cuối cùng đều là giờ châu Á. Vậy mà theo ông Trần Đăng Tuấn, phó tổng giám đốc VTV, chưa có công ty nào tận dụng đuợc hết giờ quảng cáo mà họ đuợc phép. Ông Tuấn dự báo thêm rằng, số lượng quảng cáo lần này sẽ không khác so với lần trước. Nếu tính đến việc những trận đấu quan trọng nhất diễn ra vào đêm, thì rủi ro mà nhà thắng thầu FPT gặp phải sẽ là không nhỏ. Dĩ nhiên, ngoài nguồn thu nhập quảng cáo, FPT có thể tăng thu nhờ vào các nguồn khác. Chẳng hạn như việc bán lại quyền phát sóng cho các kênh truyền hình cáp. Những người xem các kênh truyền hình này phải trả một khoản phí cho những chương trình đặc biệt. Nếu số hộ gia đình đăng ký truyền hình cáp đủ đông, thì hợp đồng bán nêu trên sẽ làm giảm đáng kể gánh nặng rủi ro cho FPT. Ai cũng biết rằng VTC là một “ứng cử viên” sáng giá trong lĩnh vực này. Nó còn có một lợi thế quan trọng nữa là những người hâm mộ bóng đá muốn được xem các chương trình truyền hình do 2 bình luận viên nổi tiếng của nó là Vũ Quang Huy và Đức Hùng thực hiện. Tuy nhiên, như ông Hoàng Minh Châu đã nói, VTC đã chối từ lời chào mời của FPT. Và hợp đồng bán lại bản quyền truyền hình của FPT cho VTV và HTV, xem ra là lỏng, nhưng dường như rất khó cho FPT và VTC quay lại bàn đàm phán [Thannien 24/2].
11.2 Nhìn lại chiến lược đấu thầu của FPT
Những yếu tố trên đây khiến cho nhiều người có thể vội vã dự đoán rằng FPT đã trả giá quá cao cho việc giành quyền truyền hình trực tiếp World Cup 06. Nhưng mức độ rủi ro thực sự mà FPT phải gánh chịu lại tùy thuộc vào độ chênh lệch giữa giá nó thực sự trả cho Kick Media [mà ai cũng biết là được giữ kín] so với giá nó đã bán lại quyền truyền hình cho VTV và HTV là 3 triệu USD. Nếu FPT không quá lầm lẫn về thực lực của nhà thầu nước ngoài, thì sự tồn tại của mức chênh lệch này là có thật. Mức chênh lệch càng lớn, thì có nghĩa là rủi ro của việc thu lợi nhuận thấp từ quảng cáo sẽ được chuyển nhiều hơn từ vai FPT sang cho VTV và HTV gánh chịu. Ngược lại, nếu khoảng cách này càng co hẹp, tức là nếu giá FPT trả cho Kick Media càng gần mức 3 triệu USD (kể cả thuê bao vệ tinh), thì rủi ro mà FPT phải tự gánh vác càng lớn hơn. Có một điều cần nói rằng, FPT là một nhà khổng lồ trên thương trường và đã từng tham dự nhiều cuộc đấu thầu, mặc dù là diễn ra chủ yếu trên sân nhà. FPT hiểu là nó phải làm cái mà các nhà tham dự thầu World Cup 06 khác đều làm: họ cố dự đoán cùng một con số. Đó là giá trị của việc trúng thầu là bao nhiêu. Dĩ nhiên, những tay lọc lõi trong nghề như VTV hoặc VTC có thể có những đánh giá xác thực hơn FPT, chẳng hạn là về khả năng kiếm lời qua quảng cáo. Nhưng FPT có thể học được những con số đánh giá của họ qua việc xem ai còn lại ở trong cuộc sau mỗi vòng đấu thầu, và họ bỏ thầu là bao nhiêu [ như đã nêu, Kick Media, vì quyền lợi của nó, sẽ ngầm thông báo cho các bên giá mà các đấu thủ khác đã bỏ thầu]. Điều đáng nói ở đây là, các nhà tham dự thầu khác có thể đã nhìn thấy sức mạnh tài chính của FPT, và trên hết là tham vọng của nó muốn gia nhập ngành công nghiệp truyền hình - tự nó cũng là một dạng sức mạnh. Nếu khả năng tài chính và tham vọng của FPT là đủ lớn, thì việc nó thắng thầu là chuyện đương nhiên, mọi đấu thủ khác đều thấy. Nhưng mặt khác, FPT cũng tự nhận thấy rằng chỉ có các đài truyền hình mới có nguồn lực và kỹ năng để trình bày các màn đấu bóng thật hấp dẫn để thu hút nhiều người xem, dù là về đêm. Vì vậy quyền phát truyền hình nhất định sẽ phải được nhượng lại từ tay FPT cho một kênh truyền hình, mà nó có thể làm sinh lời lớn nhất từ việc sử dụng quyền phát sóng World Cup 06. Có thể một cách khách quan, VTV và HTV cộng sức lại sẽ trội hơn VTC đứng một mình. Vậy nên, việc FPT giành được quyền truyền hình World Cup, và việc VTV quyết đứng về quyền của các khán giả truyền hình để mua lại bản quyền của FPT, là một kết cục không phải là không tự nhiên. Và gánh nặng rủi ro của việc thu lợi nhuận thấp từ quảng cáo là cái giá FPT trả để vào học nghề dưới sự dẫn dắt của VTV - đối tác mà FPT đã chọn.
Như đã gợi ý, kết cục trên đây dựa trên một sự kiện mang tính pháp lý khá tinh tế: đó là việc VTC chối từ không tham gia cuộc chơi. Theo tin mới nhất, VTC nói rằng nó chưa bao giờ nhận được lời chào mời chính thức nào của FPT và đòi phải được trả lời ngay lập tức nguyện vọng nó được tham dự hợp đồng mua lại quyền phát hình World Cup. VTV mới đây nhất cũng đã phải chấp nhận chia sẻ quyền đó với VTC. Và thế là cái đối tác tay ba đó bước vào một cuộc thương lượng mới về giá chuyển nhượng khi chỉ còn có 3 tháng nữa là trái bóng đầu tiên được lăn trên sân cỏ. Khó mà biết được thỏa thuận mới sẽ là như thế nào? Và gánh nặng rủi ro của người thắng thầu FPT sẽ được “san sẻ” ra sao trong thỏa ước mới. Nhưng rõ ràng rằng, các bên sẽ có lợi hơn nhiều nếu họ biết hợp tác ngay từ đầu. Cho dù bây giờ là muộn mằn, có thể sự hợp tác tay ba trong kỳ World Cup tới sẽ cho thấy cái giá 3 triệu USD bỏ ra là xứng đáng. Trong hoàn cảnh ngược lại, các nhà thầu Việt Nam đã trả quá nhiều cho việc mua bản quyền phát truyền hình World Cup 06 - điều mà trong lý thuyết đấu thầu ngưòi ta gọi là winner’s curse.
Chương 12: Vấn đề về quyền sở hữu
Theo quan điểm kinh tế học, giá trị sản phẩm tạo ra được trả cho vốn, lao động, và phần còn lại là lợi nhuận được giữ lại bởi người chủ sở hữu phương tiện sản xuất. Marx chỉ ra rằng giá trị thặng dư được tạo ra từ sức lao động, nhưng người công nhân lại không được hưởng. Tức là, họ bị bóc lột. Vấn đề đó nẩy sinh là do quan hệ kinh tế luôn có tính hợp đồng. Giữa một bên là người, hay một tổ chức nắm giữ phương tiện sản xuất chủ yếu, khó thay thế; và bên kia, là người hay tổ chức nắm các yếu tố sản xuất không thiết yếu, dễ bị thay thế. Họ dễ bị chèn ép hay bị bóc lột. Điều đó đặt ra ba câu hỏi: (1) Ý nghĩa của quyền sỏ hữu là gì? (2) Tại sao có vấn đề chèn ép và bóc lột; nó có quan hệ thế nào với quyền sở hữu các phương tiện sản xuất chủ yếu. (3) Cấu trúc sở hữu phải như thế nào để đạt được lợi ích xã hội cao nhất. Câu hỏi cuối cùng này dẫn đến yêu cầu về thể chế tài chính và pháp lý nhằm giúp cho việc chuyển đổi cơ cấu sở hữu theo hướng tối ứu nhất về ích lợi xã hội. Thực chất đó là vấn đề xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế. Nhưng nó vượt quá phạm vi bài viết. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung vào ba câu hỏi đầu tiên.
12.1 Ý nghĩa của quyền sở hữu
Lý thuyết kinh tế nói rất nhiều về quyền sở hữu, đặc biệt là tại sao có sự khác biệt cơ bản giữa quyền sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng đối với phương tiện sản xuất. Nhưng các lý thuyết này ít thành công hơn trong việc diễn giải ý nghĩa của quyền sở hữu: ai nên sở hữu cái gì. Để hình dung, ta hãy sử dụng ví dụ nêu lên bởi Hart (ĐH Harvard): Nếu bạn muốn sử dụng một máy móc nào đó thuộc quyền sở hữu của cá nhân khác. Khi đó bạn có hai sự lựa chọn. Hoặc là mua lại của anh ta cái máy đó; hoặc là thuê của anh ta. Đối với sự lựa chọn thứ hai, bạn và anh ta có thể thảo một hợp đồng, quy định rõ bạn đuợc phép làm gì với cái máy; khi nào bạn có thể được sử dụng nó; và điều gì xẩy ra nêu cái máy bị hư hỏng, vân vân. Nếu hợp đồng là đầy đủ và rõ ràng, thì thực sự là chẳng có gì quan trọng ai sẽ là người sở hữu cái máy. Vì mọi quyền sở hữu có thể được chuyển giao một cách dễ dàng và đầy đủ thông qua hợp đồng cho thuê. Nói khác đi, chẳng có gì khác biệt cho lắm giữa thuê hay sở hữu cái máy.
Trên thực tế, hợp đồng không bao giờ là đầy đủ. Nó không thể quy định rõ ai sẽ có trách nhiệm gì trong mọi tình huống có thể xẩy ra trong tương lai. Do vậy, một quan điểm thực tiễn hơn là người chủ sở hữu cái máy sẽ có quyền quyết định trong mọi tình huống xẩy ra ngoài quy định của hợp đồng. Nếu như cái máy bị hỏng và hợp đồng không nói gì về điều đó, thì người chủ sở hữu, chứ không phải người đi thuê, có quyền quyết định xem cái máy sẽ đuợc sửa chữa như thế nào.
Bây giờ, rõ ràng rằng có sự khác biệt giữa việc bạn là người chủ sở hữu cái máy hay là người đi thuê. Nếu bạn là chủ sở hữu, còn đối tác của bạn là người đi thuê, thì bạn có quyền lực tuyệt đối trong những tình huống không được ghi trong hợp đồng. Bạn sẽ quan tâm hơn đối với việc săn sóc cái máy đó; đến việc sử dụng nó một cách hiệu quả hơn; đến việc gặt hái lợi ích sau khi đã bù đắp mọi chi phí ghi trong hợp đồng. Bạn muốn nó sinh lãi lớn hơn, nhiều giá trị thặng dư hơn.
12.2 Quyền sở hữu và vấn đề bóc lột
Hãy áp dụng quan điểm nêu trên vào một quan hệ cụ thể, khi một tổ chức hay một cá nhân thuê người làm cho công ty của họ. Vì doanh nghiệp không có khả năng giám sát người làm trong mọi thời điểm; hoặc không thể đánh giá trực tiếp nỗ lực của anh ta; nên kích thích phải được tạo ra bằng cách buộc thu nhập của người làm phụ thuộc một phần vào kết quả cuối cùng. Ví dụ như tiền hoa hồng trả cho người bán hàng. Nếu phần người làm được hưởng từ thành quả cuối cùng là đủ kích thích, thì sẽ không còn có sự khác biệt đáng kể về lợi ích giữa doanh nghiệp và người làm. Tức là, bóc lột không còn là vấn đề đáng quan tâm.
Tuy nhiên, thực tế không đơn giản đến như vậy. Vấn đề là ở chỗ, nếu thu nhập trả cho người làm được gắn trực tiếp vào hiệu suất công việc, thì việc đánh giá hiệu suất phải đuợc xác định một cách hợp lý. Nhưng điều này không phải bao giờ cũng thực hiện được. Chẳng hạn, nếu chỉ đơn thuần buộc tiền trả cho người quản lý phụ thuộc trực tiếp vào lợi nhuận, thì điều đó sẽ kích thích anh ta lái nguồn lực khỏi nỗ lực cải tiến kỹ thuật hoặc bảo trì. Thêm vào đó, rất nhiều các đánh giá về hiệu suất công việc không thể đưa được vào hợp đồng, bởi vì khó mà hình dung được trước, hoặc quá khó để liệt kê chúng một cách đủ chi tiết. Chẳng hạn như mức độ cẩn trọng trong việc sử dụng và giữ gìn máy móc; mức độ sáng tạo trong thiết kế sản phẩm mới; hay mức độ linh hoạt trong việc phản ứng đối với những tình huống bất trắc xẩy ra. Do đó, trên thực tế, hợp đồng hầu như không bao giờ là đầy đủ. Mỗi bên sẽ có một số quyền được ghi trong hợp đồng hay bản giao kèo. Nhưng tính không đầy đủ của nó bao hàm rằng còn có những quyền dư (residual rights of control) không được cụ thể hoá bởi hợp đồng. Khi các quyền đó gắn liền với việc sử dụng tài sản, thì cơ chế phân bổ quyền dư chính là quyền sở hữu. Tất cả mọi quyền chưa được ghi cụ thể trong hợp đồng đều thuộc vào một cá nhân được gọi là chủ sở hữu tài sản. Chẳng hạn, nếu cái ô tô bị rò rỉ xăng, và hợp đồng không nói gì về tình huống này, thì như đã nói, chỉ người chủ xe mới có quyền quyết định xem cái xe đó nên được sửa thế nào. Người chủ sở hữu có quyền lực đáng kể trong quan hệ kinh tế với đối tác. Anh ta có quyền chiếm đoạt ít ra là một phần giá trị thặng dư sau khi đã trả mọi chi phí theo quy định của hợp đồng. Ngược lại, người không nắm giữ phương tiện sản xuất chủ yếu phải chịu rủi ro không được trả lương cho những nỗ lực không ghi trong hợp đồng. Anh ta có thể bị bóc lột.
Trong công nghiệp du lịch, đôi khi các tour du lịch phải thay đổi tuỳ thuộc vào lượng khách, khí hậu, và điều kiện giao thông. Giả sử tuyến đường bị ách tắc do sạt lở hoặc mưa bão. Khi đó, hướng dẫn viên có thể phải làm việc cật lực hơn với trung tâm để chọn một phương án tour khác sao cho khách du lịch vẫn cảm thấy hài lòng. Người lái xe có thể phải lái nhiều chặng hơn, hoặc phải đi xuyên đêm, nếu không muốn lần sau bị cắt hợp đồng. Mặc dù làm việc cật lực hơn, nhưng anh ta vẫn phải dựa vào những giao ước đã ghi trong hợp đồng, hoặc “lòng tốt” của những người quản lý công ty để được chia sẻ lợi ích sinh ra từ kinh doanh. Nhưng chủ sở hữu của công ty đó lại không bị những rủi ro như vậy. Họ luôn có thể bác bỏ mọi sự phân chia thu nhập đi ngược lại ý nguyện của mình. Quyền sở hữu và giá trị thặng dư, do vậy, luôn đi kèm với nhau.
Điều đáng nói là những người không nắm giữ phương tiện sản xuất chủ yếu sẽ sợ bị bóc lột [sợ không được trả tiền cho những nỗ lực không ghi trong hợp đồng]. Họ sẽ làm việc ở dưới mức chăm chỉ hoặc tận tâm. Trên các tuyến tour du lịch Hạ long cho “tây ba lô”, khách du lịch thấy hướng dẫn viên chiếm bàn của khách để ngồi đánh bài, hút thuốc. Một vài hướng dẫn viên tự ý thay đổi thỏa thuận với khách về thuê phòng ngủ trên thuyền, do có một khách vãng lai khác mới xuất hiện, trả tiền cao hơn để được phép ở một mình trong phòng ngủ đó. Một số hướng dẫn viên khác lại thông đồng với chủ thuyền Kayak trên vịnh, gắn mái chèo vào cọc chèo bằng một thứ keo có độ bám dính yếu. Khách du lịch lúc ra đi hồ hởi vì được bơi thuyền trên vịnh, trở về với nỗi thất vọng vì một bên mái chèo đã mất. Nhưng chưa hết. Họ bị tấn công một cách khá thô bạo bởi người hướng dẫn viên, bắt họ phải trả tiền đền bù cho lỗi lầm không phải của họ. Khách du lịch khác đứng quan sát một cách âm thầm; nhưng họ sẽ không quay lại nữa; và sẽ không khuyên bạn bè họ đến tour Hạ long nữa. Đối với công ty, đó là sự mất mát lớn về lợi nhuận do không giữ được chữ tín. Đối với một quốc gia có tiềm năng về du lịch, đó là một sự mất mát lớn về cơ hội tạo việc làm và thu nhập.
12.3 Cấu trúc sở hữu tối ưu
Điều đáng tiếc xẩy ra ở trên vì công ty du lịch không nhận thức được rằng họ có quyền sở hữu về tài sản vật chất. Nhưng người hướng dẫn viên du lịch lại kiểm soát việc sử dụng tài sản đó như thế nào. Dĩ nhiên, nếu công ty có thông tin đầy đủ về nỗ lực của anh ta, thì những hệ quả bất lợi như trên sẽ được hạn chế. Công ty du lịch Handspan cung cấp một ví dụ. Họ sử dụng một giải pháp rất đơn giản là ghi trên vé du lịch địa chỉ email và hotline của công ty. Mọi phàn nàn của khách hàng có thể được chuyển trực tiếp về công ty; và đến lượt nó, công ty có thể tiến hành những giải pháp cần thiết. Handspan cũng giảm bớt sự tách biệt giữa quyền sở hữu danh nghĩa và việc sử dụng quyền đó trên thực tế bằng cách chia cổ phần với chủ tầu mà nó thuê. Vì lợi ích của mình, chủ tầu phải quan tâm đến việc làm hài lòng nhất khách du lịch đi trên tầu. Và do vậy, chủ tầu đòi hỏi hướng dẫn viên phải thể hiện phẩm giá nghề nghiệp. Hiện nay, Handspan đã trở thành một trong những công ty thành đạt nhất trên tuyến du lịch Hạ long. Nhưng kinh nghiệm của nó mang tính tổng quát cho nhiều loại hình giao dịch.
Vấn đề là Handspan đã nhận thức được tính bổ trợ giữa quyền sở hữu tài sản vật chất (physical assets) của công ty với quyền sở hữu tài sản tri thức (information assets) của người hướng dẫn viên du lịch, như kỹ năng giao tiếp, sự cẩn trọng, mức độ sáng tạo. Không một hoạt động du lịch nào có thể thiếu sự phối hợp của cả hai dạng tài sản này. Trong ví dụ nêu ở phần trên, vì công ty du lịch nắm giữ quyền sở hữu tài sản vật chất có tính thiết yếu; họ có thể chèn ép người hướng dẫn viên với nghiệp vụ nghèo nàn, dễ bị thay thế. Nếu anh ta làm việc cật lực và tạo thêm lợi nhuận, thì anh ta có cơ sẽ không được hưởng gì cả. Anh ta bị bóc lột. Do vậy, anh ta chỉ cố gắng ở mức trung bình. Thêm vào đó, công ty không có cách gì đánh giá trực tiếp hiệu suất công việc. Anh ta có thể lợi dụng sự thiếu thông tin của công ty mà làm tiền trên lưng khách du lịch; để mặc cho công ty gánh chịu tiếng xấu. Handspan, ngược lại, đã dùng sự phản hồi của khách hàng để đánh giá trực tiếp nỗ lực của nhâ