1. Đặt vấn đề
Mã kép (double code) là một trong những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa hậu
hiện đại. Thuật ngữ được đưa ra lần đầu bởi nhà phê bình kiến trúc Hoa Kỳ Charles
Jencks (1939– ). Ông cho rằng kiến trúc hậu hiện đại cần phải bao hàm trong nó
mã kép. Đó chính là sự trộn lẫn giữa các phong cách bác học và đại chúng, cũ và
mới, hiện đại và cổ điển. Nguyên tắc của việc tạo mã kép là nghệ sĩ phải bố trí sao
đó để tính chất “kép” được thể hiện trong một sự vật hiện tượng và ngay cùng lúc.
Đây cũng chính là những nguyên tắc nền tảng của “mã kép” trong văn chương.
Văn chương hậu hiện đại sử dụng mã kép, một mặt làm tăng thêm tính biểu
đạt cho hình tượng, mặt khác, quan trọng hơn là tạo nên cảm hứng mỉa mai (Irony)
cho lời văn. Bản chất của việc sử dụng mã kép là để chế giễu những cái cũ, cái bảo
thủ, không hợp thời, để ngăn ngừa những diễn ngôn tích cực đương đại có nguy
cơ trở thành đại tự sự. Mã kép được sử dụng trong nhại, nhằm tăng hiệu quả “đối
thoại” bên trong và ngoài văn bản, tăng sức mạnh đả phá những đại tự sự, tăng
tính liên văn bản, tạo khoảng trống cho trường liên tưởng của người đọc, để họ xâm
nhập sâu hơn vào bản chất của sự kiện, hình tượng trong văn chương hậu hiện đại.
“Mã kép” của hậu hiện đại gồm chứa trong nó tính năng kép: vừa xác lập
nghĩa và trường nghĩa của “mã”, đồng thời lại đưa ra cơ chế giải mã bằng cách “phi
mã” thông qua việc chế giễu, mỉa mai những ý nghĩa vừa được thiết lập. Các cơ chế
sinh nghĩa của văn bản hậu hiện đại đều được dừng ở mức độ “gợi” hoặc tạo đường
“link”, thậm chí là siêu kết nối (hyperlink) để người đọc tự xác lập các trường nghĩa
hoặc mỉa mai các trường nghĩa của mã.
Roland Barthes cũng quan tâm đến “mã” trong tác phẩm văn học. Ông chia
“mã” thành năm kiểu: mã văn hóa, mã giải thích, mã tượng trưng, mã kí hiệu, mã
trần thuật. Quan niệm “mã” của Barthes vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa cấu
trúc. Ông không cố định “mã” vào một nét nghĩa cứng nhắc như vốn có trước đó.
Ông xem “mã” chỉ là những “trường liên tưởng”, là cách tổ chức siêu văn bản của
những nét nghĩa, liên quan đến “cách hiểu” của sự giải mã (tức người đọc) trước
những khả năng liên kết tạo nghĩa nhất định.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mã kép trong hình tượng Aureliano của Gabriel Garcia Marquez, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 3-15
MÃ KÉP TRONG HÌNH TƯỢNG AURELIANO
CỦA GABRIEL GARCIA MARQUEZ
Lê Huy Bắc
Đại học Sư phạm Hà Nội
1. Đặt vấn đề
Mã kép (double code) là một trong những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa hậu
hiện đại. Thuật ngữ được đưa ra lần đầu bởi nhà phê bình kiến trúc Hoa Kỳ Charles
Jencks (1939– ). Ông cho rằng kiến trúc hậu hiện đại cần phải bao hàm trong nó
mã kép. Đó chính là sự trộn lẫn giữa các phong cách bác học và đại chúng, cũ và
mới, hiện đại và cổ điển... Nguyên tắc của việc tạo mã kép là nghệ sĩ phải bố trí sao
đó để tính chất “kép” được thể hiện trong một sự vật hiện tượng và ngay cùng lúc.
Đây cũng chính là những nguyên tắc nền tảng của “mã kép” trong văn chương.
Văn chương hậu hiện đại sử dụng mã kép, một mặt làm tăng thêm tính biểu
đạt cho hình tượng, mặt khác, quan trọng hơn là tạo nên cảm hứng mỉa mai (Irony)
cho lời văn. Bản chất của việc sử dụng mã kép là để chế giễu những cái cũ, cái bảo
thủ, không hợp thời, để ngăn ngừa những diễn ngôn tích cực đương đại có nguy
cơ trở thành đại tự sự. Mã kép được sử dụng trong nhại, nhằm tăng hiệu quả “đối
thoại” bên trong và ngoài văn bản, tăng sức mạnh đả phá những đại tự sự, tăng
tính liên văn bản, tạo khoảng trống cho trường liên tưởng của người đọc, để họ xâm
nhập sâu hơn vào bản chất của sự kiện, hình tượng trong văn chương hậu hiện đại.
“Mã kép” của hậu hiện đại gồm chứa trong nó tính năng kép: vừa xác lập
nghĩa và trường nghĩa của “mã”, đồng thời lại đưa ra cơ chế giải mã bằng cách “phi
mã” thông qua việc chế giễu, mỉa mai những ý nghĩa vừa được thiết lập. Các cơ chế
sinh nghĩa của văn bản hậu hiện đại đều được dừng ở mức độ “gợi” hoặc tạo đường
“link”, thậm chí là siêu kết nối (hyperlink) để người đọc tự xác lập các trường nghĩa
hoặc mỉa mai các trường nghĩa của mã.
Roland Barthes cũng quan tâm đến “mã” trong tác phẩm văn học. Ông chia
“mã” thành năm kiểu: mã văn hóa, mã giải thích, mã tượng trưng, mã kí hiệu, mã
trần thuật. Quan niệm “mã” của Barthes vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa cấu
trúc. Ông không cố định “mã” vào một nét nghĩa cứng nhắc như vốn có trước đó.
Ông xem “mã” chỉ là những “trường liên tưởng”, là cách tổ chức siêu văn bản của
3
Lê Huy Bắc
những nét nghĩa, liên quan đến “cách hiểu” của sự giải mã (tức người đọc) trước
những khả năng liên kết tạo nghĩa nhất định.
2. Nội dung nghiên cứu
Có thể khai thác mã kép ở bất kì tác phẩm văn chương hậu hiện đại nào.
Từ truyện ngắn Lớp học của Donald Barthelme đến tiểu thuyết in năm 1986 Foe
của M.J. Coetzee,... người đọc đều có thể thấy ngay cấu trúc này. Foe được lấy cốt
truyện xoay quanh câu chuyện về Robinson Crusoe của Daniel Defoe. Câu chuyện
được kể theo cái nhìn của Susan Barton, người tình cờ dạt lên đảo của Robinson
vào thời điểm anh đang sống cùng Thứ Sáu. Có kết cấu của một truyện kể khung
hệt như Robinson Crusoe. Khi trở về Anh quốc, Barton thuyết phục nhà văn Daniel
Foe giúp bà kể lại câu chuyện phiêu lưu của mình dưới dạng truyện hư cấu. Tập
trung chủ đề truyện và ngôn ngữ và quyền lực, cuốn tiểu thuyết bị các giới chức
chính trị Nam Phi chỉ trích vì những vấn đề liên quan đến họ.
Con gái của Susan Barton bị bắt cóc đưa sang Tân thế giới. Cô lên đường tìm
con và bị lạc đến đảo của Robinson. Đặt chân lên bờ, Barton gặp Robinson, người
lúc này dường như quên bẵng hết quá khứ của mình và Thứ Sáu không thể nói vì
bị những ông chủ nô lệ trước đây cắt mất lưỡi. Cả ba sống nơi đó trong khoảng một
năm trước khi được cứu thoát. Trên hành trình về lại Anh, Robinson qua đời. Chỉ
còn Thứ Sáu với Barton về đến đại lục. Barton nỗ lực kể lại chuyện phiêu lưu của
mình trên giấy nhưng bất lực trước ngôn từ. Do vậy, cô tìm gặp nhà văn Daniel Foe
nhờ ông viết ra câu chuyện của mình. Nhưng giữa họ có mối bất đồng, Foe không
đồng ý với những sự kiện phiêu lưu mà Barton đặc biệt yêu thích. Đặc biệt khi kể,
ông nhấn mạnh những sự kiện phiêu lưu của Robinson hơn là của Barton. Thời gian
sau, Foe trở thành người tình của Barton và thảm họa xảy ra với nhà văn. Ông mắc
nợ, không còn nhiều thời gian cho công việc sáng tạo và năng lực viết sa sút. Câu
chuyện của Barton dừng lại khi có một cô gái đến và nói cô chính là đứa con bị thất
lạc của cô.
Tính chất mã kép xuyên suốt câu chuyện ngay từ cái tên. Foe trong tiếng Anh
có nghĩa là kẻ thù. Những cái tên đó là một “trích đoạn” từ cái tên của đại văn hào
Defoe. Ta cũng chú ý tiếp đầu ngữ “de”. Trong tiếng Pháp đây là tiểu từ chỉ danh
hiệu quý tộc (Jean de la Fontaint). Trong tiếng Anh, đấy là tiếp đầu ngữ chỉ sự
đả phá, hủy bỏ, giải: Giải cấu trúc (deconstruction). “Defoe” hiểu theo nghĩa chiết
tự có nghĩa là “giải hận”, “thôi thù”... Ứng với lịch sử Nam Phi, thì câu chuyện này
đương nhiên có vấn đề về nạn phân biệt chủng tộc trước đó. Tiếp theo mã kép có
thể khai thác ở hình ảnh nhại Robinson của Barton hay chuyện cái lưỡi bị cắt cụt
của Thứ Sáu, điều trước đây không có trong tiểu thuyết của Daniel Defoe. Lấy đề
tài từ một câu chuyện đã trở thành lịch sử, thay đổi đôi chút về nhân vật và sự kiện,
nhà văn hậu hiện đại đã tạo nên nhiều lớp mã để đối thoại với nhãng vấn đề diễn
4
Mã kép trong hình tượng Aureliano của Gabriel Garcia Marquez
ra trong quá khứ và đặc biệt là những vấn đề nổi cộm ở thời ông.
*
Đại tá Aureliano là hình tượng tập trung nhất “mã kép” trong Trăm năm cô
đơn của Gabriel Garcia Marquez. Aureliano chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong
cốt truyện. Có thể nói, gần như hai phần ba câu chuyện được dùng để kể về ngài,
một con người âu sầu, cô đơn ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, có tài tiên tri,
trí tuệ, kiên định và lãng mạn... Đấy là những phẩm chất của một thiên tài, một
nghị lực lớn lao của thời đại. Thế nhưng, đại tá Aureliano còn là kết tinh của tất
thảy những nỗi bi hài của số phận. Ngài là hiện thân của đỉnh cao quyền lực, nhưng
đồng thời cũng là một con người rất đỗi bình thường; vinh quang và cay đắng phối
kết ngẫu nhiên hệt như sự nếm trải của bất kì con người nào từng sống trên cõi đời.
Tất cả những đặc tính đó đều xuất phát từ một căn nguyên, đấy là mã kép trong
kĩ thuật khắc họa ngài.
Ở Đại tá Aureliano luôn xuất hiện hai con người: một yếu nhân lịch sử và
một bình dân của đời thường. Hai kiểu người này luôn tồn tại trong xu thế đối thoại
và ngầm ẩn sự chế giếu, mỉa mai nhau. Thời thơ ấu của đại tá Aureliano trôi qua
trong bình lặng. Suốt ngày miệt mài bên cha trong xưởng kim hoàn, tự học là chính
nhưng bằng tài năng thiên bẩm của mình, đại tá Aureliano sớm trở thành một tay
thợ lành nghề. Cái nghề mà sau này, sau bao vinh quang, huyền thoại, vị đại tá già
lại cặm cụi làm những con cá vàng rất công phu rồi chỉ để nấu lại chúng rồi bắt đầu
một chu trình sản xuất hệt như ngày hôm trước. Hành động này của ngài đại tá
cũng là hành động mang tính ẩn dụ cho sự quanh quẩn của kiếp người, cho lí tưởng
không bao giờ được thực hiện vì thông thường cái ác, cái xấu luôn có sức mạnh tự
thân để áp chế cái tốt đẹp, cái cao cả trong đời.
Đại tá Aureliano yêu thích lao động. Ngoài việc phát động chiến tranh đánh
đổ cường quyền, thì niềm đam mê lao động là phẩm chất lớn nhất trong đời đại tá.
Sau khi giã từ binh nghiệp, đại tá Aureliano trở về xưởng kim hoàn sản xuất những
con cá vàng, không bận tâm đến những sự kiện chính trị đang diễn ra. Người ta cho
rằng “sở dĩ ngài đại tá không muốn hay biết gì về hoàn cảnh đất nước là vì ngài
đã làm giàu nhờ xưởng kim hoàn của mình”. Trong con mắt của Úrsula – mẹ ngài,
công việc đó được nhìn nhận theo cách khác: “cụ không thể hiểu được công việc kinh
doanh của ngài đại tá hết đổi những con cá vàng lấy những đồng tiền vàng, để rồi
sau đấy lại biến những đồng tiền vàng thành những con cá vàng và cứ thế luân hồi
mãi theo cách thức: càng phải lao động nhiều hơn khi bán được nhiều hơn để thoả
mãn cái vòng luẩn quẩn vô vọng” [1;287]. Người kể chuyện bình luận tính “kép mã”,
đúng hơn là vận dụng kiểu lời văn nửa trực tiếp để đọc suy nghĩ của đại tá: “Quả
thế thực, đối với ngài đại tá điều khiến ngài thích thú không phải là kinh doanh mà
là lao động. Ngài phải tập trung tư tưởng đến cao độ để xếp các vẩy, để khảm con
5
Lê Huy Bắc
ngươi vàng bé tí hin vào đôi mắt, để dát mỏng các vảy trước vây sau, để cắm đuôi
cho con cá, mà do đó trong tâm tưởng ngài không có chỗ trống cho nỗi thất vọng
vì chiến tranh lẫn vào” [1;28].
Là người trung thực, đại tá Aureliano sống với lí tưởng nhân văn của mình.
Đấy là tự do, dân chủ và bình đẳng cho mọi người. Khát vọng này giống hệt như
khát vọng của thầy trò Don Quixote trong pho tiểu thuyết nổi tiếng của Cervantes.
Cuộc đời chiến đấu đầy gian truân với nhiều vinh quang và cay đắng của hiệp sĩ
hậu hiện đại Aureliano cũng đâu có khác nhiều với chàng hiệp sĩ của Cervantes.
Phát động ba mươi hai cuộc nổi dậy, quân đội tự do dưới sự chỉ huy đầy can trường
của đại tá Aureliano nhiều phen làm quân bảo hoàng thất đảm. Thế nhưng, sau
bao nhiêu vinh quang đó, đại tá Aureliano bỗng nhận ra rằng đấy là trò đùa của
số phận, là ngón đòn tạo hoá bày ra để trêu ngươi con người. Chém giết không có
lợi cho bất kì ai, bởi sẽ luôn có những kẻ khua môi múa mép luôn đợi sẵn để hưởng
thành quả cách mạng. Việc kí hoà ước của đại tá chứng thực cho suy nghĩ ấy. Một
sự đối thoại sòng phẳng giữa các “mã”.
Các nhà hậu hiện đại nhận thức bản thể con người là cô đơn đến cùng tận.
Márquez để cho nhân vật trốn chạy nỗi cô đơn trong đạo lí làm người. Thời trai
trẻ, đại tá Aureliano không quan tâm đến chính trị. Chàng yêu Remedios, con gái
của thanh tra bảo hoàng Moscote. Những tưởng cuộc đời chàng sẽ bình dị trôi qua
trong hạnh phúc gia đình nhỏ nhoi ấy. Thế nhưng, hôn nhân của chàng bị huỷ hoại
vì cái chết bất ngờ của Remedios. Cái chết đó chỉ là sự ngẫu nhiên, nhưng lại là cú
sốc lớn trong đời chàng. Con đường chạy trốn cô đơn bằng cuộc sống gia đình của
chàng bị đứt gãy. Aureliano đến với chiến tranh.
Trước hết đấy là chính trị. Lúc đó ở Macondo, dưới sự thống trị hà khắc của
chính phủ bảo hoàng, những người theo phe tự do rục rịch đứng lên khởi nghĩa.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chống đối ấy là sự gian lận trong bầu cử. Trước
đó, thái độ của Aureliano là phớt lờ chính trị. Chàng chẳng quan tâm đến phái tự
do hay bảo hoàng. Trái lại các bạn chàng, đã nghe theo lời vận động của nhà cách
mạng Noguera trá hình dưới vỏ bọc là thầy thuốc đã ngấm ngầm chuẩn bị bạo động.
Bất bình trước sự gian lận phiếu bầu của bố vợ mình, Aureliano gia nhập
nhóm thanh niên cách mạng, hậu duệ của những người khai sáng ra Macondo.
Nhưng khi biết mục tiêu hành động của nhóm này là khủng bố, ám sát những phần
tử thuộc phe bảo hoàng, trong đó có bố vợ mình Don Apolina Mocoste – một người
hiền lành, chứ không chịu làm cách mạng một cách lí tưởng triệt để, Aureliano
không tán thành và công khai đứng ra bảo vệ Moscote. Aureliano ý thức rất rõ,
rằng Mocoste là một người tốt và chỉ là một quan chức bù nhìn của bộ máy thống
trị kia mà thôi, giết Moscote không phải là mục tiêu đúng đắn của cách mạng.
Mâu thuẫn giữa những người ủng hộ phái tự do với phe bảo hoàng ngày một
lên đến cao trào khi cuộc nội chiến bùng nổ, các tướng lĩnh lực lượng tự do tập
6
Mã kép trong hình tượng Aureliano của Gabriel Garcia Marquez
trung lực lượng tấn công vào thành trì của đảng cầm quyền. Một trung đội lính
bảo hoàng mang theo hai cỗ pháo hạng nhẹ âm thầm đến làng Macondo và thiết
quân luật. Chúng thẳng tay áp bức và sát hại dân làng. Bác sĩ Noguera linh hồn
của những người tự do bị bắn chết. Cha xứ cũng bị chúng hành hung. Cuộc sống
của dân làng Macondo chưa bao giờ khốn đốn như bây giờ. Không thể khoanh tay
nhìn cái ác hoành hành, Aureliano phát lệnh khởi nghĩa. Bằng những vũ khí thô sơ,
hai mươi mốt đàn ông chưa đến ba mươi tuổi đã đánh úp trại lính, giết chết viên
đại uý và bốn tên lính tham gia sát hại dân thường. Aureliano tự phong làm đại tá,
dẫn đầu những người khởi nghĩa gia nhập lực lượng quân tự do. Đến đây, Aureliano
mang trong mình “mã yếu nhân lịch sử”.
Việc làm sau cùng trước khi Aureliano lên đường là trả tự do cho bố vợ Don
Apolina Moscote. Ông ta cứ ngỡ việc khởi nghĩa ấy là trò đùa vì không tin cậu
con rể lầm lì, cô độc của mình lại có thể hành động quyết liệt đến thế. Câu nói
của Aureliano dành cho bố vợ khẳng định sự trưởng thành tột bậc của chàng: “Đó
là chiến tranh thực sự. Xin bố đừng gọi Aureliano cộc lốc nữa, vì tôi đã là đại tá
Aureliano Buendía rồi” [1;159].
Vốn được xem là con người đa sầu đa cảm, Aureliano bao giờ cũng chuộng
nghi lễ đạo đức. Với chàng trên đời chỉ có hai hạng người: đạo đức và vô đạo đức.
Chàng là hiện thân của lòng quả cảm và sẵn sàng hành động vì chính nghĩa. Cuộc
đời binh nghiệp của Aureliano càng ngày càng khẳng định tài năng thiên bẩm ở con
người chàng. Dần dần chàng trở thành linh hồn của quân đội tự do. Trải qua nhiều
gian khổ, quân đội dưới trướng Aureliano đã lập nên những chiến công phi phàm,
gây cho phái bảo hoàng nhiều phen khốn đốn. Aureliano đã trở thành biểu tượng
của người anh hùng và là huyền thoại trong mắt của những người yêu chuộng tự
do. Bằng chứng sinh động cho điều này là việc mười bảy cô gái hâm mộ chàng đã
tự nguyện tìm đến sinh con với chàng để duy trì nòi giống của người anh hùng.
Nhưng chiến tranh và vinh quang dần làm cho con người chàng đổi khác. Một
“mã” thứ hai xuất hiện. Đương nhiên mã này luôn tiềm ẩn, chỉ chờ cơ hội. Nếu
trước đây khi mới manh nha ý định làm cách mạng, Aureliano cực lực phản đối chủ
trương khủng bố cá nhân của bác sĩ Noguera bằng thái độ thẳng thắn: “Ngài chẳng
phải là nhà tự do cũng chẳng phải là cái đếch gì, ngài là một tên sát nhân không
hơn không kém” [1;156], thì về sau, cùng với những thành công trên con đường binh
nghiệp và sự chém giết cũng như cái bả vinh quang đã biến Aureliano thành một
kẻ độc tài, kiêu ngạo, chỉ chiến đấu cho niềm kiêu hãnh của cá nhân mình. Đấy là
con đường chung của những kẻ nắm trong tay quyền lực tối thượng và có thể ban
phát sự sống và cái chết cho bất kì ai.
Sự băng hoại nhân tính trong tâm hồn đại tá Aureliano không phải đến từ
khi quyền lực của phái tự do rơi vào tay chàng mà từ chính những vinh quang và
tủi nhục mà đại tá Aureliano gánh chịu trên suốt chặng đường chinh chiến dài. Có
7
Lê Huy Bắc
lần chàng bị bắt giải về Macondo như một tội phạm chiến tranh. Người ta chuẩn bị
bắn chàng và chàng muốn được bản án thi hành ở Macondo. Lúc này Aureliano đã
trở thành huyền thoại trong lòng của bất kì một người dân nào chống chế độ bảo
hoàng của giới chức thối nát đương quyền. Người ta xem chàng như một vị thánh,
như một biểu tượng cao cả của tự do. Nhờ sự sùng bái và mê tín của dân chúng
thời đó mà Aureliano thoát chết. Đối diện với cái chết, Aureliano phát hiện ra trò
hề của sự sống, ấy vậy nên từng bước chàng càng rơi vào nỗi cô đơn khủng khiếp
của cuộc đời.
Nỗi cô đơn ấy gặm nhấm thể xác và cả linh hồn chàng cho đến lúc chàng
thấy mình là cái rốn của vũ trụ. Bất cứ nơi nào chàng đến nơi ấy là trung tâm và
chính giữa trung tâm ấy là chàng, một kẻ cô độc, ngạo mạn chưa từng thấy trên
đời. “Trong gần hai mươi năm chiến tranh, đại tá Aureliano Buendía đã nhiều lần
có mặt ở nhà, nhưng trạng thái vội vã mỗi lần chàng trở về, cái bộ máy quân sự ầm
ĩ theo chàng đi khắp các miền đất nước cũng như vầng hào quang huyền thoại ôm
toả hình ảnh chàng và ngay đối với hình ảnh của chàng trong ánh hào quang huyền
thoại ấy không ai cảm thấy gần gũi kể cả Úrsula, tất cả những cái đó biến chàng
thành một thứ lạ lẫm” [1;250].
Aureliano cho vẽ một cái vòng tròn xung quang mình và bất kì ai cũng không
được phép bước qua cái vòng tròn ấy kể cả mẹ đẻ ra ngài. Chàng quy định mọi
người phải đứng cách xa chàng ba mét bất cứ nơi đâu chàng đến khi đội cận vệ chưa
thiết lập được hành lang bảo vệ an toàn... Aureliano đích thực trở thành một tên
độc tài khốn khiếp.
Đỉnh cao của sự băng hoại nhân tính và đồng thời cũng là cú huých nhân
phẩm để Aureliano nhận thức được trò hề mà chàng đang theo đuổi bấy lâu ấy là
việc chàng ra lệnh tử hình người bạn chí cốt Gerineldo Márquez. Điều đó có nguyên
do sâu xa của nó.
Aureliano là thủ lĩnh của cuộc chiến, nhưng từ cái “mã” nhân văn khảm sâu
trong con người lao động của chính chàng đã khiến chàng luôn hoài nghi những giá
trị thực mà cuộc chiến đó mang lại cho nhân dân. Hai kiểu mã trong con người
chàng luôn đối thoại nhau. Một con người của lịch sử, gánh vác trách nhiệm cao
cả, nhưng lại vướng mắc với những thủ đoạn đê tiện của những kẻ xấu, nhân danh
lịch sử để trục lợi. Chàng ý thức được rằng những khái niệm tự do, cải cách dân
chủ rốt cuộc cũng chỉ là trò mị dân. Trong lúc chàng đang lăn lưng vào nơi nước sôi
lửa bỏng với khát vọng cao đẹp là mang lại lợi ích cho người lao động nghèo, thì có
sự câu kết giữa những người tự do giàu có từng ủng hộ chàng với những người bảo
hoàng, chỉ vì những cải cách của chàng động chạm đến quyền lợi của họ: “Các tay
địa chủ thuộc phái tự do, những người ngay từ lúc đầu ủng hộ cách mạng, đã ngầm
liên minh với các tay địa chủ thuộc phái bảo hoàng để chặn đứng cuộc cải cách
ruộng đất. Các chính khách từng tài trợ cho cuộc chiến tranh, ngay từ hải ngoại họ
8
Mã kép trong hình tượng Aureliano của Gabriel Garcia Marquez
đã công khai phản đối những quyết định táo bạo của chàng” [1;241]. Aureliano trở
thành người bị phế truất quyền lực ngay trên ghế quyền lực.
Tồn tại một mâu thuẫn không thể nào giải quyết. Một mặt Aureliano muốn
đẩy nhanh cải cách để thực sự mang lại tự do dân chủ và bình đẳng xã hội cho mọi
người. Đấy là ý nghĩa chân chính từ hành động chiến tranh do chàng phát động.
Mặt khác chàng lại vấp phải sự chống đối ngấm ngầm của những người giàu có hiện
đang ủng hộ cuộc cách mạng của chàng với mục đích duy nhất là nắm chính quyền
còn mọi thứ vẫn để xảy ra y nguyên như trước. Chàng chán nản mọi thứ. Chàng
không ngó ngàng gì đến thơ ca hay đọc lại thơ mình, lúc này đã lên đến năm tập.
“Lẩn người trong chiếc áo khoác ngoài mặc dù đang lúc oi bức, chàng lặng lẽ trở về
không có lính hộ vệ, mang theo ba ả nhân tình” [1;240]. Chàng để mặc mọi chuyện
quốc gia đại sự và giao phó chúng cho đấng toàn năng. Chàng ăn, nằm và ngủ với
mấy cô nhân tình. “Lúc ấy, chỉ có chàng mới hiểu rằng trái tim sôi nổi của mình đã
vĩnh viễn bị đày vào cõi hỗn mang” [1;241].
Điều đó tạo nên sự ngao ngán tột cùng trong chàng. Tâm trạng đó của Aure-
liano được Gerineldo Márquez nhận định: “Anh đang mục ruỗng lúc còn đang sống”
[1;242]. Còn đây là những phần tử “cách mạng cốt cán” xung quanh chàng: “Chàng
tổ chức hội nghị lần thứ hai các tướng lĩnh khởi nghĩa chủ chốt. Chàng gặp mặt tất
cả: các nhà ảo tưởng có, những kẻ nặng hiềm thù cá nhân có, và ngay đến những tên
đầu trộm đuôi cướp cũng có. Cũng còn có một quan chức bảo hoàng đã chạy trốn
toà án vì biển thủ công quỹ. Rất nhiều người không biết gì, ngay cả vì sao mình
chiến đấu họ cũng không biết nữa” [1;242].
Như thế, quân đội được mệnh danh “tự do” này thực chất là đội quân ô hợp,
những kẻ nổi dậy không vì những mục tiêu lí tưởng cao cả mà chỉ để thoả mãn
những lợi ích tính toán cá nhân. Cái lí tưởng cao cả là thứ họ chỉ trương ra mị dân.
Thử hỏi một người giàu tâm huyết như đại tá Aureliano làm sao có thể chấp nhận
luận điểm của những kẻ mang danh cố vấn chính trị cho chàng: “Đầu tiên họ đề nghị
từ bỏ việc kiểm tra văn tự ruộng đất để lấy lại sự ủng hộ của cánh địa chủ tự do.
Sau đó họ đề nghị từ bỏ cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng của giáo hội để tranh thủ
sự đồng tình của giáo dân. Cuối cùng họ đề nghị từ bỏ lí tưởng bình đẳng quyền lợi
giữa con hoang và con đích để bảo vệ tôn ti trật tự trong gia đình.
“– Nghĩa là, – đại tá Aureliano Buendía mỉm cười khi các sứ giả ngừng đọc, –
chúng ta đang chiến đấu chỉ để giành chính quyền thôi” [1;245].
Ở đây có hai mục đích chiến đấu: vì dân và vì quyền lợi của cá nhân. Đa số
những người trong đảng khước từ lí tưởng vì quyền lợi của dân chúng lao khổ mà chỉ
vì bản thân họ. Đang trên đà băng hoại nhân tính và ngao ngán tất thảy, Aureliano
chấp nhận những luận điệu mang tính cải cách đó bằng một tr