1. Căn cứ pháp lý: Luật, các văn bản pháp lý, các quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ v.v.
2. Căn cứ thực tế:
- Bối cảnh hình thành dự án.
- Mục tiêu đầu tư và năng lực đầu tư (trong trường hợp đầu tư liên doanh cần xác định rõ mong muốn của các bên, khả năng về vốn, công nghệ, về cung cấp và tiêu thụ v.v. của từng bên, quá trình đàm phán, nội dung chính các cam kết cần được thực hiện.).
3. Các nguyên tắc chỉ đạo cho toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự án.
21 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 6669 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mẫu lập dự án môn quản trị dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẪU LẬP DỰ ÁN
MẪU LẬP DỰ ÁN
Một dự án đầu tư thông thường phải trình bày với 17 nội dung (phần) chủ yếu sau đây:
Phần 1: Căn cứ xây dựng dự án.
1. Căn cứ pháp lý: Luật, các văn bản pháp lý, các quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ v.v...
2. Căn cứ thực tế:
- Bối cảnh hình thành dự án.
- Mục tiêu đầu tư và năng lực đầu tư (trong trường hợp đầu tư liên doanh cần xác định rõ mong muốn của các bên, khả năng về vốn, công nghệ, về cung cấp và tiêu thụ v.v... của từng bên, quá trình đàm phán, nội dung chính các cam kết cần được thực hiện...).
3. Các nguyên tắc chỉ đạo cho toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự án.
Phần 2: Sản phẩm
1. Giới thiệu sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm (dịch vụ) đã được lựa chọn đưa vào sản xuất kinh doanh theo dự án.
- Các đặc điểm chủ yếu (dấu hiệu phân biệt với các sản phẩm, dịch vụ cùng chức năng);
- Tính năng, công dụng;
- Quy cách, các tiêu chuẩn chất lượng;
- Hình thức bao bì.
2. Vị trí của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm dịch vụ trong danh mục ưu tiên của Nhà nước.
Phần 3: Thị trường
1. Các luận cứ về thị trường đối với sản phẩm được chọn.
- Nhu cầu hiện tại (trên địa bàn dự kiến thâm nhập, chiếm lĩnh).
- Dự báo nhu cầu trong tương lai (chú ý nêu rõ các phương pháp dự báo nhu cầu được sử dụng, đánh giá độ tin cậy của phương pháp chọn dùng, các dữ liệu dùng để dự báo để có thể kiểm chứng trong những trường hợp cần thiết). Số liệu về kết quả dự báo.
- Các nguồn và các kênh đáp ứng nhu cầu, mức đọ đáp ứng nhu cầu hiện tại. Dự báo về mức độ đáp ứng nhu cầu trong tương lai, các nguồn và các kênh chủ yếu.
- Dự báo về cạnh tranh, mức độ cạnh tranh, các đối thủ chủ yếu trong cạnh tranh. Các yếu tố chính trong cạnh tranh trực tiếp (qui cách, chất lượng bao bì, giá cả, phương pháp cung cấp, điều kiện thanh toán), khả năng xuất hiện hoặc gia tăng cạnh tranh gián tiếp, mức độ cạnh tranh gián tiếp (nếu có).
- Xác định khối lượng sản phẩm bán hằng năm. Dự kiến mức độ thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của dự án trong suốt thời gian hoạt động của dự án (địa bàn, nhóm khách hàng chủ yếu, khối lượng tối đa, tối thiểu).
3. Giải pháp thị trường:
- Chiến lược về sản phẩm, dịch vụ (quy cách, chất lượng, hình thức trình bày, dịch vụ sau khi bán);
- Chiến lược giá cả và lợi nhuận;
- Biện pháp thiết lập hoặc mở rộng quan hệ với thị trường dự kiến;
- Hệ thống phân phối, tổ chức mạng lưới tiêu thụ;
- Quảng cáo và các biện pháp xúc tiến khác.
Phần 4: Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất.
1. Nguồn và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu (nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, bán thành phẩm, dịch vụ công cộng v.v...). Phân tích các thuận lợi, hạn chế và các ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra.
2. Phương án đảm bảo cung cấp ổn định từng yếu tố đầu vào cho sản xuất, đánh giá tính hiện thực (khả thi) của phương án.
Phần 5: Xác định qui mô và chương trình sản xuất.
Xác định qui mô và chương trình sản xuất: Các sản phẩm chính, sản phẩm phụ, dịch vụ cung cấp cho bên ngoài v.v... cơ sở để xác định là:
- Các kết luận của phần 2, phần 3 và phần 4.
- Phân tích qui mô kinh tế của các dây chuyền công nghệ và các thiết bị chủ yếu.
Phần 6: Công nghệ và trang thiết bị
1. Mô tả công nghệ được lựa chọn (các đặc trưng kinh tế, kỹ thuật cơ bản của công nghệ đã chọn). Sơ đồ các công đoạn chủ yếu của quá trình công nghệ.
Mô tả đặc trưng công nghệ cơ bản của các công đoạn chủ yếu.
2. Đánh giá mức độ hiện đại, tính thích hợp, các đặc điểm ưu việt và hạn chế của công nghệ đã chọn (có so sánh với một số phương án khác qua các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật quan trọng như: quy cách, chất lượng, giá bán sản phẩm, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, mức tiết kiệm ngoại tệ, năng suất lao động, điều kiện lao động của người lao động, mức độ bảo đảm an toàn sản xuất, vệ sinh công nghiệp, chống ô nhiễm v.v...)
3. Sự cần thiết chuyển giao công nghệ theo "hợp đồng chuyển giao công nghệ":Công đoạn có vấn đề cần đổi mới công nghệ, mục tiêu, phạm vi của đổi mới công nghệ, đối tượng cần chuyển giao (quyền sở hữu hay quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, "know - how", tri thức kỹ thuật chuyên môm, hỗ trợ kỹ thuật...), phương thức chuyển giao và lý do lựa chọn phương thức, giá cả và phương thức thanh toán...
4. Nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị (lý do lựa chọn nguồn cung cấp, đánh giá khả năng bảo đảm các yêu cầu đã đề ra, so sánh với các phương án có thể khác).
5. Danh mục và giá trang thiết bị (bao gồm: thiết bị công nghệ, thiết bị động lực, thiết bị vận tải, thiết bị phụ trợ khác, thiết bị văn phòng v.v...).
6. Yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế. Phương án đáp ứng và chi phí.
Phần 7: Nhu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, năng lượng, phụ tùng và các yếu tố đầu vào khác.
1. Trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật tương ứng với công nghệ đã chọn, tính toán chi tiết nhu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, năng lượng, nước và các yếu tố "đầu vào" khác (cho từng loại sản phẩm và cho toàn bộ sản phẩm sản xuất hàng năm).
2. Tính toán chi phí (tiền Việt Nam và ngoại tệ) cho từng yếu tố trong từng năm.
3. Xác định chương trình cung cấp, nhằm đảm bảo cung cấp ổn định, đúng thời hạn, đúng chủng loại và chất lượng các nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác. Đối với các nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhập từ nước ngoài, cần xác định rõ nguồn cung cấp, thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng, giá cả, phương án thay thế bằng nguồn sản xuất trong nước.
4. Tính toán nhu cầu vận tải, phương án vận tải lựa chọn.
Phần 8: Địa điểm
1. Luận chứng phương án địa điểm:
- Mô tả địa điểm: Khu vực hành chính, tọa độ địa lý.
- Các số liệu cơ bản: Diện tích, ranh giới.
- Các điều kiện cấu trúc hạ tầng (đường sá, điện, nước, thoát nước).
- Môi trường xã hội, dân cư, dịch vụ công cộng v.v...
- Số liệu khảo sát về địa chất công trình.
2. Các phương án so sánh
3. Sơ đồ khu vực địa điểm.
Phần 9: Quy mô xây dựng và các hạng mục xây dựng
1. Tính toán nhu cầu diện tích mặt bằng cho các bộ phận sản xuất, phục vụ sản xuất, kho (nguyên liệu, nửa thành phẩm, thành phẩm, nhà hành chính quản lý, nhà để xe, nhà thường trực, bảo vệ v.v...)
2. Bố trí các hạng mục xây dựng có mái (nhà xưởng, nhà phụ xe, nhà văn phòng...)
3. Tính toán quy mô các hạng mục công trình cấu trúc hạ tầng trong khuôn viên xí nghiệp: Đường nội bộ, sân bãi, hệ thống cấp điện (động lực, chiếu sáng), hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc ( điện thoại, telex, fax), cổng tường rào, cây xanh v.v...
4. Các hạng mục cấu trúc hạ tầng cần xây dựng bên khuôn xí nghiệp (đường giao thông, đường dây thông tin liên lạc, đường dây dẫn điện, ống nước, cống thải nước v.v... nối với hệ thống chung của khu vực).
5. Sơ đồ tổng mặt bằng.
6. Khái toán các hạng mục xây dựng.
Phần 10: Tổ chức sản xuất kinh doanh.
1. Tổ chức các bộ phận trực tiếp sản xuất.
2. Tổ chức hệ thống cung ứng.
3. Tổ chức hệ thống tiêu thụ.
4. Tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp (chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận, quan hệ công tác...).
5. Sơ đồ tổ chức tổng quát.
Phần 11: Nhu cầu nhân lực
1. Nhu cầu nhân lực trong từng thời kỳ của quá trình thực hiện đầu tư và vận hành công trình (từng năm, quý hoặc tháng). Trong đó chia ra:
Theo khu vực + Trực tiếp
+ Gián tiếp
+ Quản trị, điều hành.
Theo trình độ lành nghề:
- Lao động kỹ thuật
- Lao động đơn giản.
Theo quốc tịch: + Người Việt Nam
+ Người nước ngoài.
2. Nguồn cung cấp nhân lực, nguyên tắc tuyển dụng, chương trình đào tạo , chi phí đào tạo.
3. Tính toán chi phí nhân công hàng tháng trong từng giai đoạn của dự án.
Phần 12: Tổ chức và tiến độ thực hiện đầu tư
1. Khái quát về phương án tổ chức thực hiện, dự kiến các đơn vị tham gia thực hiện hoặc đơn vị dự thầu, phương thức giao thầu. Các phương án đã cân nhắc, tính ưu việt của phương án được chọn.
2. Thời hạn thực hiện đầu tư (khởi công - hoàn thành), tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu (thiết kế, đàm phán ký kết hợp đồng, cung cấp thiết bị, xây dựng lắp đặt, đào tạo v.v...). Điều kiện để đảm bảo tiến độ thực hiện. Biện pháp đảm bảo các điều kiện cần thiết.
3. Biểu đồ tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu:
Công việc
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Thiết kế
...
...
Xây dựng
...
...
Mua sắm thiết bị
....
...
Lắp đặt
...
...
Đào tạo
4. Tiến độ sử dụng vốn:
Xác định nhu cầu sử dụng vốn theo thời gian (quý, tháng...). Trường hợp nhiều bên góp vốn hoặc đầu tư liên daonh với nước ngoài cần xác định trách nhiệm, thời hạn bắt đầu và hoàn tất việc góp vốn của mỗi bên, số vốn mỗi bên phải góp trong mỗi đợt, lịch trình sử dụng vốn v.v...
5. Kế hoạch huy động vốn từ các nguồn dự kiến để đảm bảo tiến độ.
Phần 13: Tổng kết yêu cầu về vốn đầu tư và các nguồn vốn
1. Xác định tổng số vốn đầu tư cần thiết cho dự án (kể cả ngoại tệ và tiền Việt Nam ), trong đó chia ra:
a) Theo thành phần vốn:
+ Vốn cố định
+ Vốn lưu động.
b) Theo nguồn vốn:
+ Vốn góp.
+ Vốn vay: - Ngắn hạn (lãi suất .....%)
- Trung hạn (lãi suất .....%)
- Dài hạn (lãi suất .....%)
c) Theo hình thái vốn:
+ Bằng tiền: - Tiền Việt Nam
- Ngoại tệ
+ Bằng hiện vật : Tổng số
trong đó
+ Bằng tài sản khác (Licence, "know-how"v.v...)
Phần 14: Phân tích tài chính
1. Vốn đầu tư
Năm thực hiện đầu tư
Thành phần đầu tư
0
1
2
3
4
5
6
A. Vốn cố định:
Gồm
-Chi phí chuẩn bị
-Chi phí ban đầu về đất đai
-Giá trị nhà xưởng sẵn có
-Chi phí nhà xưởng sẵn có và cấu trúc hạ tầng
- Chi phí về máy móc thiết bị dụng cụ, phương tiện vận tải
- Chi phí khác
B. Vốn lưu động
1. Vốn sản xuất
Gồm:
- Nguyên vật liệu
- Tiền lương
- Điện nước
- Nhiên liệu
- Phụ tùng
2. Vốn lưu thông
Gồm:
- Sản phẩm dở dang tồn kho
- Thành phẩm tồn kho
- Hàng hóa bán chịu
- Vốn bằng tiền
C. Vốn dự phòng
Tổng Vốn đầu tư (A+B+C)
trong đó:
- Vốn riêng của doanh nghiệp
- Vốn vay
2. Chi phí (giá thành) sản xuất dịch vụ
Năm hoạt động
Các yếu tố
0
1
2
3
4
5
6
1. Nguyên vật liệu:
Gồm
- Nguyên vật liệu chính
- Vật liệu bao bì
2. Bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài
3. Nhiên liệu
4. Năng lượng
5. Nước
6. Tiền lương
7. Bảo hiểm xã hội
8. Chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhà xưởng
9. Khấu hao:
- Khấu hao chi phí chuẩn bị
- Khấu hao máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải
- Khấu hao nhà xưởng và cấu trúc hạ tầng
- Khấu hao chi phí ban đầu về sử dụng đất (trường hợp xí nghiệp liên doanh)
10. Chi phí phân xưởng
11. Chi phí quản lý xí nghiệp
12. Chi phí ngoài sản xuất
trong đó:
- Chi phí bảo hiểm tài sản
- Chi phí tiêu thụ sản phẩm
13. Chi phí khác
3. Doanh thu
Năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
A. Doanh thu từ sản phẩm chính
trong đó:
1. Sản phẩm sản xuất hằng năm
2. Sản phẩm tồn đầu năm
3. Sản phẩm tồn cuối năm
B. Doanh thu từ sản phẩm phụ
C. Doanh thu từ thứ liệu, phế liệu.
D. Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài
Tổng doanh thu gộp
4. Bảng dự trù lãi lỗ:
Năm hoạt động
Các chỉ tiêu
0
1
2
3
4
5
6
1. Tổng doanh thu gộp
2. Thuế doanh thu
3. Tổng doanh thu thuần (1-2)
4. Tổng giá thành sản phẩm đã sản xuất
5. Giá thành sản phẩm tồn kho đầu năm
6. Giá thành sản phẩm tồn kho cuối năm
7. Giá thành sản phẩm bán ra (4-5+6)
8. Lợi nhuận gộp (3-7)
9. Thuế lợi tức
10. Lãi tín dụng
11. Lợi nhuận thuần (8-9-10)
12. Phân phối lợi nhuận thuần:
- Dự phòng pháp định
- Quỹ xí nghiệp
- Tái đầu tư hoặc bù lỗ năm trước
- Đem chia
Các tỷ lệ tài chính
- Vòng quay vốn lưu động:
(Doanh thu thuần/vốn lưu động)
- Lợi nhuận thuần/doanh thu thuần
- Lợi nhuận thuần/vốn riêng
-Lợi nhuận thuần/tổng vốn đầu tư
5. Bảng dự trù tổng kết tài sản
Năm hoạt động
Các tài sản và vốn
0
1
2
3
4
5
6
Tài sản có:
A. Tài sản cố định
1. Nhà xưởng và các hạng mục xây dựng
- Nguyên giá
- Đã khấu hao
- Giá trị còn lại
2. Chi phí ban đầu về sử dụng đất
- Nguyên giá
- Đã khấu hao
- Giá trị còn lại
3. Máy móc thiết bị
- Nguyên giá
- Đã khấu hao
- Giá trị còn lại
4. Tài sản cố định khác
- Nguyên giá
- Đã khấu hao
- Giá trị còn lại
B. Tài sản lưu động
1. Tài sản dự trù
-Tồn kho nguyên vật liệu
- tồn kho sản phẩm dở dang
- Tồn kho thành phẩm
2. Vốn bằng tiền
C. Tài sản thanh toán
- Khoản thanh toán do bán chịu thành phẩm
Cộng tài sản có
Tài sản nợ và vốn riêng
A. Tài sản nợ
1. Nợ ngắn hạn
- Nợ ngắn hạn phải trả
- Nợ trung hạn và dài hạn đến hạn trả
- Thuế lợi tức phải trả
2. Nợ trung hạn và dài hạn
B. Vốn riêng
- Vốn đã góp
- Dự trữ
- Các quỹ xí nghiệp
- Lợi nhuận chuyển sang
Cộng tài sản nợ và vốn riêng:
Các tỷ lệ tài chính:
1. Vốn lưu động/tổng số nợ
2.Vốn riêng/tổng số vốn đầu tư
3.Vốn riêng/tổng số nợ
4. Tổng số nợ/tổng số vốn đầu tư
5. Khả năng trả nợ
Khả năng trả nợ = (Lợi nhuận thuần + Khấu hao)/Nợ đến hạn phải trả
6. Bảng dự trù cân đối thu chi
Năm hoạt động
Các chỉ tiêu
0
1
2
3
4
5
6
A. Số tiền thu vào
1. Doanh thu thuần
2 Vốn góp
3. Vốn vay:
-Ngắn hạn
-Trung hạn
4. Thu do giải tỏa tồn kho
5 Các khoản mua chịu
6. Nhượng bán tài sản có.
7. Thu nợ
8. Thu khác
B. Số tiền chi ra
1. Chi phí sản xuất , điều hành
2. Trả vốn vay
3. Hoàn nợ gốc
4 Chi phí chuẩn bị
5. Mua sắm tài sản cố định
-Chi phí ban đầu về đất
- Máy móc thiết bị
- Xây dựng
6. Vốn lưu động
7. Thuế phải nộp
8. Chi phí bổ sung tài sản có khác
9. Các khoản chi làm tăng nợ phải trả
11. Chi khác
c. Số tiền tăng thêm trong năm
- Số tiền có đầu năm
- Số tiền có cuối năm
7. Điểm hoà vốn
7.1 Điểm hoà vốn lý thuyết
7.2 Điểm hoà vốn tiền tệ và điểm hoà vốn trả nợ (tính cho năm sản xuất ổn định, đạt công suất thiết kế)
8. Tỷ lệ chiết khấu được chọn
9. NPV (Net Present Value)
10. Tỷ lệ lợi ích trên chi phí (Benefits-Costs Ratio)
11. IRR (Internal Rate of Return)
12. Thời hạn thu hồi vốn (Pay Back (out) Period)
Phần 15: Phân tích kinh tế
1. Giá trị gia tăng của dự án
Năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
1. Giá trị gia tăng (Value Added)
2. Giá trị hiện tại của giá trị gia tăng
3. Tổng Vốn Đầu tư
4. Tiêu hao vật chất
Giá trị gia tăng
2. Việc làm và thu nhập của người lao động
Năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
1. Tổng số người lao động
2. Tổng số thu nhập của người lao động
3. Thu nhập bình quân của người lao động
4. Chi phí đầu tư cho một người lao động
3. Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước Việt Nam
Năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
1. Thuế doanh thu
2. Thuế lợi tức
3. Lệ phí chuyển tiền (nếu có)
4. Thuế nhập khẩu
5. Thuế đất
6. Các khoản khác
Cộng:
4. Thực thu ngoại tệ
Năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
1. Tổng thu ngoại tệ do bán hàng hóa và dịch vụ
2. Tổng chi bằng ngoại tệ
3. Ngoại tệ thực thu từ dự án
4. Chi bằng tiền Việt Nam cho một đơn vị ngoại tệ thực thu
5. Lợi nhuận bên nước ngoài được hưởng và chuyển bằng ngoại tệ ra nước ngoài.
Phần 16: Phân tích các ảnh hưởng xã hội và môi trường
Phần 17: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận, tổng quát về khả năng thực hiện dự án, các lợi ích tài chính, kinh tế, lợi ích xã hội và ảnh hưởng đối với môi trường của dự án.
2. Các thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư.
3. Kiến nghị
THAM KHẢO:
KỸ NĂNG LẬP DỰ ÁN NHỎ
Theo định nghĩa "Dự án là một tập hợp những hoạt động được sắp đặt theo lịch trình, có thời hạn, trong phạm vi ngân sách và không phải là hoạt động thường xuyên" (Lewis, 2001 ) thì một kế hoạch dự án cá nhân cũng được coi là một dự án - dự án mini.
Đặc trưng của dự án mini là nó do một người hoàn toàn chịu trách nhiệm từ bước phát kiến ý tưởng tới bước đánh giá tổng kết, tuy người này vẫn phối hợp với các đối tượng khác liên quan trong thời gian thực hiện dự án.
Thực tế cho thấy, các dự án mini thường có tính khả thi cao hơn so với nhũng dự án quy mô lớn, lý do rất đơn giản vì tính tự chủ của cá nhân cao hơn nhiều so với các dự án quy mó lớn. Tuy nhiên, dự án mini có điểm yếu là động cơ của sự tự giám sát và sức ép từ bên ngoài thường yếu hơn. Vì vậy, để một dự án mini được triển khai theo đúng tiến độ và yêu cầu thì nó cần dược thiết lập một cách khoa học với sự trợ giúp của công cụ lập kế hoạch phù hợp. Phần dưới đây đề cập một công cụ lập kế hoạch dự án mini theo quy trình 5 bước.
1) Tìm kiếm ý tưởng về dự án
Cá nhân bắt đầu bằng việc nêu ra các ý tưởng ban đầu. Câu hỏi giúp kích thích ý tưởng tốt là: "Điều gì là quan trọng đối với bản thân bạn hay đối với đơn vị, Công ty của bạn” và "Trong những điều quan trọng đó thì điều gì hiện tại còn chưa được như mong muốn”. Trả lời được hai câu hỏi này sẽ giúp bạn có được ý tưởng thiết thực và có tính khả thi nhất vì hơn ai hết, bạn hiểu biết rõ nhất về mình cũng như cóng việc mình đang làm. Bạn có thể đo lường độ quan trọng của một dự án bằng cách trả lời câu hỏi nếu dự án đó được thực hiện thì tính hiệu quả và cạnh tranh của bản thân hoặc tổ chức sẽ dược cải thiện ở mức độ nào.
2) Lựa chọn ý tưởng dự án
Do nguồn lực là có hạn, bạn cần thanh lọc các ý tưởng tương đối kém khả thi để lựa chọn ra ý tưởng dự án đáng thực hiện nhất. Để làm việc này, bạn hãy trả lời câu hởi: ở vị trí hiện tại, bạn có thể làm gì để cải thiện tình hình? Có rất nhiều ý tưởng hay nhưng nó vượt quá khả năng thực hiện của bạn và khả năng bạn thuyết phục dược người khác tham gia thực hiện cũng có nhiều rui ro. Chính vì vậy, kết quả đầu ra của bước lựa chọn là một dự án mà tính tự chủ của bạn là nhân tố cơ bản đảm bảo dự án được thực hiện thành công, các yếu tố rủi ro bên ngoài đã được giảm thiểu.
3) Chiến lược thực hiện
Câu hỏi cần trả lời trong bước này là: "Bạn dự định sẽ làm những gì?” Hãy liệt kê những hoạt động cần thực hiện. Điều quan trọng là bạn cần sấp xếp các hoạt động đó theo một trình tự logic về thời gian và mang tính hệ thống, kết quả của hoạt động trước là tiền đề cho việc triển khai hoạt động tiếp theo. Ở mỗi bước hoạt động, cần phải xác định cách thức tốt nhất để thực hiện hoạt động.
Hãy xác định rõ ai là người thực hiện từng hoạt động của dự án. Người thực hiện bao gồm một người chịu trách nhiệm và các bên liên quan. Trong dự án mini, người chịu trách nhiệm chính là bạn - chủ dự án, các bên liên quan thường chỉ đóng vai trò trợ giúp. Mỗi hoạt động trong chuỗi hoạt động của dự án cần dược đặt một thời hạn để thực hiện. Thời gian cần thiết để hoàn thành các hoạt riêng có độ dài ngắn khác nhau nên cần có sự ước lượng trước về thời điểm bắt đầu và thời hạn chót phải hoàn thành của từng hoạt động để có sự phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.
Tổng quát hóa cách thức thực hiện của tất cả các hoạt động trong dự án chính là chiến lược thực hiện dự án, bạn hãy dặt cho chiến lược đó một cái tên. Đến lượt nó, chiến lược sẽ là định hướng chủ đạo cho toàn bộ các hoạt động trong suốt thời gian thực hiện dự án.
4) Nguồn lực nào để sẵn sàng và những gì cần huy động thêm?
Ban cần trả lời cầu hỏi: Những tri thức, khoản tài chính và các mối quan hệ cua bạn sẽ được sử dụng như thế nào trong dự án. Tương ứng với mỗi hoạt động, hãy liệt kê những gì bạn đã tích lũy sẵn, bạn có sự tự chủ sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần xác định rõ những nguồn lực cần thiết nhưng cần phải huy động thêm từ bên ngoài. Đối với những nguồn lực ban còn thiếu, hãy tính tới phương án dễ nhất để huy động nguồn lực đó.
5) Đưa tất cả các yếu tố vào trong một bảng
Ở bước cuối cùng này, mọi chi tiết của một dự án mini sẽ được thể hiện dưới dạng bảng. Bảng này giúp bạn dễ dàng ghi nhớ các bộ phận cấu thành của dự án, nó cũng là công cụ hữu hiệu để bạn kiểm soát được tiến độ thực hiện từng hoạt động cũng như tiến độ chung của dự án. Ở bất kỳ thời điểm nào, bạn đều đánh giá được tiến độ thực tế so với kế hoạch và nếu có sự chậm trễ ở hoạt động nào thì ban sẽ nhanh chóng có được những điều chỉnh để mục tiêu cuối cùng là thực hiện hoàn thành mục tiêu dự án.
Hoạt động xây dựng dự án mini được sử dụng khá phổ biến trong các khóa đào tạo kỹ năng. Nó giúp cho học viên có được định hướng rõ ràng và có ý thức xây dựng một dự án thiết thực đối với công việc ngay từ ban đầu. Dự án này được t