Metastock dành cho newb

Với mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người, được sự khích lệ và giúp đỡ của bác Stockpro, tôi sẽ viết các bài hướng dẫn sử dụng MetaStock để có thể giúp những ai yêu thích phân tích kỹ thuật tiếp cận nhanh và hiệu quả phần mềm rất mạnh này. Thông tin phục vụ cho các bài viết được lấy chủ yếu từ MetaStock Help, MetaStock Manual và các trang web nước ngoài có liên quan. Vì có nhiều thuật ngữ bằng tiếng Anh khó chuyển sang nghĩa tiếng Việt tương đương nên tôi không dịch hoặc dịch chưa sát nghĩa (do trình độ có hạn), mong các bạn góp ý thêm. 1/. Cấu trúc dữ liệu và cách thức cập nhật dữ liệu cho MetaStock 1.1. Cấu trúc dữ liệu của MetaStock: Để có thể vẽ biểu đồ và thiết lập các chỉ báo phân tích, dự đoán cho chứng khoán bạn phải có dữ liệu. Dữ liệu cho MetaStock được lưu trữ theo từng ngày và từng loại chứng khoán bao gồm các thông tin sau: Ticker, Date, Open, High, Low, Close, Volume, (Mã chứng khoán, Ngày, Giá mở cửa, Giá khớp lệnh cao nhất , Giá khớp lệnh thấp nhất, Giá đóng cửa, Khối lượng giao dịch, ) MetaStock có thể sử dụng nguồn dữ liệu được lưu trữ trong máy tính cá nhân của bạn (Local Data) hoặc dữ liệu RealTime Online được cung cấp qua Internet. Cách thông thường có thể áp dụng được ở Việt Nam là dùng Local Data. Để có dữ liệu, bạn sẽ phải tự cập nhật-convert thông tin theo kết quả giao dịch hàng ngày của các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc DownLoad dữ liệu đã được convert sẵn từ các website: www.bsc.com.vn, phantichcophieu.com, Dữ liệu cho MetaStock thường được cập nhật vào file dạng ASCII Text hoặc Excel. Sau đó sẽ được convert vào MetaStock bằng The DownLoader. Về cơ bản, dữ liệu cho MetaStock chỉ cần 2 thông tin là DATE và CLOSE. Tuy nhiên để có đầy đủ thông tin phục vụ cho việc lập biểu đồ, thống kê, phân tích và dự báo thì nên cập nhật đủ các nội dung sau: Ticker, Date, Open, High, Low, Close, Volume.

doc32 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3365 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Metastock dành cho newb, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MetaStock - Dành cho NewB Với mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người, được sự khích lệ và giúp đỡ của bác Stockpro, tôi sẽ viết các bài hướng dẫn sử dụng MetaStock để có thể giúp những ai yêu thích phân tích kỹ thuật tiếp cận nhanh và hiệu quả phần mềm rất mạnh này. Thông tin phục vụ cho các bài viết được lấy chủ yếu từ MetaStock Help, MetaStock Manual và các trang web nước ngoài có liên quan. Vì có nhiều thuật ngữ bằng tiếng Anh khó chuyển sang nghĩa tiếng Việt tương đương nên tôi không dịch hoặc dịch chưa sát nghĩa (do trình độ có hạn), mong các bạn góp ý thêm. 1/. Cấu trúc dữ liệu và cách thức cập nhật dữ liệu cho MetaStock 1.1. Cấu trúc dữ liệu của MetaStock:       Để có thể vẽ biểu đồ và thiết lập các chỉ báo phân tích, dự đoán cho chứng khoán bạn phải có dữ liệu. Dữ liệu cho MetaStock được lưu trữ theo từng ngày và từng loại chứng khoán bao gồm các thông tin sau: Ticker, Date, Open, High, Low, Close, Volume, … (Mã chứng khoán, Ngày, Giá mở cửa, Giá khớp lệnh cao nhất , Giá khớp lệnh thấp nhất, Giá đóng cửa, Khối lượng giao dịch, …)       MetaStock có thể sử dụng nguồn dữ liệu được lưu trữ trong máy tính cá nhân của bạn (Local Data) hoặc dữ liệu RealTime Online được cung cấp qua Internet. Cách thông thường có thể áp dụng được ở Việt Nam là dùng Local Data. Để có dữ liệu, bạn sẽ phải tự cập nhật-convert thông tin theo kết quả giao dịch hàng ngày của các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc DownLoad dữ liệu đã được convert sẵn từ các website: www.bsc.com.vn, phantichcophieu.com, …       Dữ liệu cho MetaStock thường được cập nhật vào file dạng ASCII Text hoặc Excel. Sau đó sẽ được convert vào MetaStock bằng The DownLoader. Về cơ bản, dữ liệu cho MetaStock chỉ cần 2 thông tin là DATE và CLOSE. Tuy nhiên để có đầy đủ thông tin phục vụ cho việc lập biểu đồ, thống kê, phân tích và dự báo thì nên cập nhật đủ các nội dung sau: Ticker, Date, Open, High, Low, Close, Volume.       Dữ liệu dạng file ASCII Text có thể được tổ chức theo 2 cách: -         Có mô tả tên các trường (field name) dữ liệu: Dòng đầu tiên của file sẽ chứa tên các trường dữ liệu, từ dòng thứ 2 trở đi mới là dữ liệu chứng khoán. Bạn có thể không cần cập nhật hết các thông tin nhưng bắt buộc phải có ít nhất 3 thông tin: Ticker, Date và Close. Ví dụ: ,,,,,,,,, ACB,D,20061121,000000,120.0000,150.0000,119.0000,135.0000,56500,0 BBS,D,20061121,000000,27.5000,28.3000,27.5000,28.3000,13300,0 Mỗi dòng sẽ là dữ liệu của 1 chứng khoán, các cột số liệu phải được phân cách bằng dấu “,”. -         Không mô tả tên các trường (field name) dữ liệu. Nếu không mô tả tên trường thì bạn phải nhập dữ liệu theo đúng thứ tự và đủ các thông tin như ví dụ nêu trên.         Dữ liệu dạng file Excel bắt buộc phải có mô tả tên các trường dữ liệu. Ví dụ: TICKER DATE OPEN HIGH LOW CLOSE VOLUME ACB       5/25/2007 166 168 165 167.5 56300 BBS       5/25/2007 27.5 28.3 27.5 28.3 13300       Tên các trường dữ liệu phải được mô tả tại dòng đầu tiên và viết đúng chính tả như ví dụ trên. Dữ liệu phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của ngày (trường hợp dữ liệu nhiều ngày). Cột DATE phải là text và có dạng mm/dd/yyyy (tháng/ngày/năm).           Các trường dữ liệu tương ứng với kết quả giao dịch của các sàn giao dịch như sau OPEN HIGH LOW CLOSE VOLUME Sài Gòn Giá đợt 1 Giá cao nhất 3 đợt Giá thấp nhất 3 đợt Giá đợt 3 Lượng GD Hà Nội Giá mở cửa Giá cao nhất Giá thấp nhất Giá đóng cửa Lượng GD       - Trường hợp tự cập nhật kết quả giao dịch hàng ngày vào file Excel:         + Đối với sàn Hà nội thì lấy kết quả giao dịch từ trang web www.hse.org.vn copy vào Excel sau đó xử lý các cột giá có giá trị là “--” (tức không có giao dịch) bằng công thức IF(cột X=“--”, Cột giá tham chiếu, cột X); Khối lượng giao dịch bằng công thức IF(cột KL=“--”, 0, cột KL x 100) do sàn Hà Nội sử dụng lô khớp lệnh là 100.         + Đối với sàn Sài Gòn, bạn nên lấy kết quả từ bảng giá trực tuyến ở trang web www.vse.org.vn; Lập một số công thức: Cột HIGH=MAX(giá khớp lệnh đợt 1, giá KL đợt 2, giá KL đợt 3); Cột LOW=MIN(giá đợt 1, giá đợt 2, giá đợt 3) nhưng lưu ý phải xử lý thêm trường hợp có giá trong 1 đợt nào đó bằng 0/hoặc không có giá; Tương tự cũng phải xử lý giá OPEN, CLOSE nếu trong ngày có 1 chứng khoán nào đó không có giao dịch thì phải lấy bằng giá tham chiếu để khi vẽ đồ thị đường biểu diễn giá không bị tụt về 0; Khối lượng giao dịch x 10.       - Trường hợp sử dụng dữ liệu có sẵn từ các website: Dữ liệu convert của bsc.com được chứa trong file [.dat] có tên là StockDay hoặc MarketDay; hoặc được gộp nhiều ngày đến một ngày nào đó có tên là StockData hoặc MarketData (khác nhau chữ Day hoặc Data trong tên file). StockDay/StockData chứa dữ liệu chứng khoán; MarketDay và MarketData chứa dữ liệu của chỉ số VNINDEX. Dữ liệu phantichcophieu.com thường được để trong file nén [.zip/.rar] gồm có 4 file dạng text (.txt) hoặc excel (.xls) gồm:  HoSTC (dữ liệu cổ phiếu sàn Sài Gòn), HaSTC (cổ phiếu sàn Hà Nội), Fund (chứng chỉ quỹ) và Index (chỉ số Ha-Index và chỉ số VN-Index). Hiện tại ở website [] có công cụ lấy dữ liệu hàng ngày của cả 2 sàn tự động bằng cách sử dụng Excel do bạn Strade cung cấp miễn phí. Các bạn có thể download về sử dụng ở địa chỉ sau: + Sàn Sài Gòn GetHostc1.2_.rar: + Sàn Hà Nội GetHastc1.1.rar: 1.2. Cách thức cập nhật dữ liệu cho MetaStock:       Copy dữ liệu nguồn (do bạn tự cập nhật hoặc DownLoad từ các website nêu ở phần trên, trong trường hợp lấy từ phantichcophieu.com phải được xả nén) vào 1 thư mục bất kỳ trên máy tính của bạn. Để lưu dữ liệu cho MetaStock, bạn nên tạo các thư mục chứa dữ liệu cho MetaStock (thông thường nên tạo luôn các thư mục con trong thư mục mẹ \Metastock Data do MetaStock tạo ra trong quá trình cài đặt phần mềm). - Khởi động MetaStock - Chọn The DownLoader… từ menu Tools hoặc chọn biểu tượng từ toolbars (các chỗ có khoanh đỏ trong hình sau) - Chờ The DownLoader khởi động xong, bạn chọn Convert… từ menu Tools hoặc chọn biểu tượng từ Toolbars (các chỗ có khoanh đỏ trong hình sau). - Hộp thoại Convert Securities sẽ xuất hiện. Bạn phải nhập và khai báo các thông số: a.       Phần thông số của dữ liệu nguồn (Source), bạn thực hiện tuần tự các bước sau:  - File type (Kiểu dữ liệu nguồn): Bạn bấm vào mũi tên sẽ xuất hiện các kiểu file mà MetaStock có thể nhận dữ liệu. Bạn chọn Excel (file có đuôi là .XLS) hoặc ASCII Text (có đuôi là .DAT/.TXT) cho phù hợp với kiểu file đã DownLoad về. - Folder: Thư mục chứa các file dữ liệu mà bạn muốn convert. - File Name: Là tên file có chứa dữ liệu bạn muốn convert. Bạn có thể tìm và chọn file dữ liệu từ hộp thoại Choose Source Files bằng cách bấm nút chọn Browse… như hình dưới đây. b.       Phần thông số của dữ liệu đích (Destination)  -         File type (Kiểu dữ liệu đích): Chọn kiểu MetaStock khi convert dữ liệu. -         Folder: Thư mục chứa các file dữ liệu của MetaStock (tương tự như phần trên). -         File name: Bạn để trống (không cần khai báo gì cả). c.      Phần các thông số tùy chọn khác (Options…). Bạn chọn nút Options trong hộp thoại Convert Securities, hộp thoại Conversion Options sẽ xuất hiện.  Trong Conversion Options có 2 TAB chứa các tham số tùy chọn tương ứng cho 2 phần dữ liệu nguồn (Source) và đích (Destination). -         Các thông số trong tab Source (thường để mặc định theo MetaStock mà không cần khai báo lại trừ trường hợp cần thiết): + Date Range: Bạn có thể nhập vào khoảng thời gian muốn convert dữ liệu (First date và Last date). Nếu chọn Use today’s date thì Last date sẽ có giá trị là ngày hiện hành của máy tính. + Periodicity: Thông thường bạn chọn là Daily (nếu chọn Intraday thì phải khai báo thêm thông số Minutes per bar).  + Traverse source folders: Đánh dấu chọn mục này nếu bạn muốn convert tất cả dữ liệu ở các thư mục con khác nhau trong một thư mục chính. Ví dụ: Nếu bạn đánh dấu check vào mục chọn này và nhập nội dung ô Folder là C:\MetaStock thì dữ liệu ở các thư mục con C:\MetaStock\A, C:\MetaStock\B, … đều được convert. Lựa chọn này thường được sử dụng trong trường hợp convert dữ liệu Source File type là TC2000. Nếu File type là MetaStock thì không thể chọn. -         Các thông số trong tab Destination gồm: + If file exists: Chọn lựa các cách cập nhật nếu file dữ liệu đã được tạo trước đó. Chọn “Append data to end of file” nếu bạn muốn dữ liệu từ file nguồn được nối tiếp vào cuối file đích. Chọn “Replace matching dates” nếu muốn thay thế các dữ liệu cùng ngày từ file nguồn vào file đích. Chọn “Replace existing file” nếu muốn thay thế toàn bộ dữ liệu file đích bằng file nguồn. + Include Open & Open Interest: Nếu chọn, dữ liệu được convert sẽ bao gồm cả 2 fields Open và OI. + Create new files: Nếu chọn mục này, khi convert dữ liệu có phát sinh mã chứng khoán mới thì file đích tương ứng sẽ được tạo ra trong Destination Folder. + Traverse Destination folders: Đánh dấu chọn mục này nếu bạn muốn dữ liệu được convert lưu trữ ở các thư mục con khác nhau trong một thư mục chính. Ví dụ: Nếu bạn đánh dấu check vào mục chọn này và nhập nội dung ô Folder là C:\MetaStock thì các chứng khoán có ký tự đầu là A sẽ được lưu trữ ở thư mục con C:\MetaStock\A, ký tự đầu là B được lưu ở C:\MetaStock\B, … Bạn nên bỏ chọn mục này để tất cả chứng khoán được lưu trữ chung ở thư mục được chỉ định. Ví dụ: Các chứng khoán sàn Sài Gòn sẽ được lưu ở thư mục HoSTC thay vì HoSTC\A, HoSTC\B, … Các chứng khoán sàn Hà Nội sẽ được lưu ở thư mục HaSTC, … + Fields to output: Chọn/Không chọn mục nào thì khi convert dữ liệu sẽ có/hay không có trường (field) dữ liệu tương ứng. Sau khi convert xong, MetaStock sẽ đưa ra bảng thông báo kết quả Conversion Report. Dấu X màu đỏ biểu thị các records bị lỗi (ví dụ: High vào mỗi mã chứng khoán bạn sẽ có kết quả convert chi tiết. Trường hợp muốn convert ngược dữ liệu từ MetaStock ra Excel hoặc ASCII Text để chia xẻ cho mọi người thì bạn chọn Source File type là MetaStock và Destination File type là Excel hoặc ASCII Text. Hướng dẫn sử dụng công cụ The Explorer MetaStock là phần mềm hỗ trợ phân tích kỹ thuật phổ biến, dễ sử dụng. Biểu diễn các biểu đồ phân tích trực quan và cho phép người dùng tự định nghĩa, tùy biến các System Trade là sức mạnh cốt lõi của MetaStock. MetaStock cho phép bạn sử dụng các System Trade từ các mô hình được cung cấp sẵn, hoặc tự xây dựng các mô hình mới phù hợp với tình hình thực tế. Từ các biến số, hàm số (Functions) do MetaStock cung cấp bạn có thể thiết lập các công thức (Formulas) phục vụ cho việc xây dựng từ: Expert Advisor, System Tester, Indicator, Explorer cho đến Commentary của Expert. Các thông tin phục vụ cho bài viết này được lấy chủ yếu từ MetaStock Help và các trang web nước ngoài có liên quan. Những công thức của MetaStock gồm các thành phần cơ bản sau: Các hàm chức năng, các toán tử và các biến mảng dữ liệu. 1/. Các thành phần thường dùng để tạo công thức cho System Trade: -    Các biến mảng dữ liệu cơ bản: Volume, Open, Close, High, Low (lượng giao dịch, giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất của phiên giao dịch, giá thấp nhất …), khi dùng có thể viết tắt theo ký tự đầu của biến. -    Các hàm chức năng dựng sẵn: REF, MOV, AD, ADX, ADXR, AroonDown, AroonUp, BbandBot, BbandTop, CCI, DI, MACD, MarketFacIndex, MFI, OBV, OscP, OscV, ROC, RSI, SAR, HHV, LLV, MAX, MIN, SUM, IF, … -    Các toán tử: (+), (-), (*), (/); toán tử  logic AND, OR, … Một số ví dụ về công thức: + Mức chênh lệch giá cao và thấp nhất ngày: H – L + Mức chênh lệch giá đóng cửa hôm nay so với hôm qua: C – Ref(C, -1) + % tăng giảm giá đóng cửa hôm nay so với hôm qua: ROC(C, 1, %) + Giá đóng cửa trung bình 5 ngày gần nhất: MOV(C, 5, S) + Tính RSI 14 ngày: RSI(14) Nội dung và tính năng của các biến và hàm, bạn có thể xem thêm trong HELP của MetaStock. Việc vận dụng các hàm sẽ được minh họa trong từng mô hình cụ thể trong các phần sau.  2/. Xây dựng mô hình cho The Explorer và cách ứng dụng: a. Cách thiết lập công thức cho The Explorer: Có 2 cách -    Cách 1: Copy 1 mẫu có sẵn và sửa lại theo ý thích cá nhân Vào Menu Tools, chọn The Explorer … hoặc chọn Toolbar đánh dấu đỏ. Chọn 1 mẫu có sẵn để Copy, ở đây tôi chọn Equis - Binary Waves (1), Tiếp theo ấn nút chọn Copy (2), đặt tên cho mẫu bạn muốn tạo trong ô Name (3), viết ghi chú cần thiết để sau này dễ tra cứu trong ô Notes, thiết lập công thức cho các cột số liệu bằng cách chọn từng cột (4), gõ hoặc chỉnh sửa công thức (5), đặt tên cho cột ở mục Col. Name (6). Lưu ý, các bước thực hiện tuần tự từ trên xuống theo các vị trí khoanh tròn màu đỏ trong hình minh họa. -    Cách 2: Tạo mới hoàn toàn. Làm tương tự như trên, chỉ thay việc chọn nút Copy (2) bằng chọn nút New. Ví dụ minh họa về việc tự tạo một mẫu Explorer: Tạo một mẫu tìm kiếm các chứng khoán có giá đóng cửa trung bình 5 ngày gần đây có xu hướng tăng lớn hơn 10% so với giá trung bình 20 ngày 00 Average Price 5-20 Up     COLUMN FORMULAS     ---------------         ColumnA:    Mov(C,5,S)/Mov(C,20,S)         ColumnB:    C           ColumnC:   Mov(C,5,S)           ColumnD:   Mov(C,20,S)       FILTER SOURCE             (Mov(C,5,S)/Mov(C,20,S))>1.09 b. Giải thích công thức áp dụng: + Hàm Mov(C,5,S) or Mov(C,20,S): Tính giá đóng cửa (C) trung bình theo số ngày chỉ định (5 or 20) theo phương pháp giản đơn (S). + Cột A: Tỷ lệ tăng/giảm của giá trung bình 5 ngày so với giá trung bình 20 ngày, lớn hơn 1 là tăng / nhỏ hơn 1 là giảm (có thể dùng hàm ROC để tính toán nhưng vì đây chỉ là minh họa nên tôi chưa tối ưu công thức). + Cột B: Giá đóng cửa ngày gần nhất + Cột C/D: Giá trung bình 5 ngày và 20 ngày + Cột Filter: Lọc những CK thỏa mãn điều kiện giá trung bình 5 ngày tăng 10% so với giá trung bình 20 ngày. Kết luận: Như vậy bạn có thể tạo ra 1 mẫu Explorer tùy ý nhưng các bạn phải nhớ, nếu bạn đưa ra yêu cầu sai thì bạn có thể sẽ bị tổn thất về tài chính khi quyết định mua/bán dựa vào mẫu tìm kiếm tự tạo. c. Hướng dẫn sơ bộ cách sử dụng: -    Vào Menu Tools, chọn The Explorer … (như trên đã hướng dẫn) -    Từ các mẫu Explorer, chọn một mô hình cần thực hiện. Giả sử chọn mẫu 00 Average Price 5-20 Up do chúng ta vừa xây dựng ở trên. -    Chọn nút Explorer (đánh dấu đỏ trong hình) để thi hành. -    Sau đó, thực hiện lần lượt các bước sau: + Chọn các chứng khoán cần xem bằng cách ấn nút chọn Add Securities … + Trong bảng Add Securities vừa xuất hiện, chọn thư mục chứa dữ liệu chứng khoán ở mục Look in, chọn các chứng khoán ở phần dưới của bảng bằng cách nhấn phím Shift+mũi tên xuống, chọn xong nhấn nút Open. + Quay trở về bảng cũ (Select Securities), nhấn nút chọn OK. + MetaStock sẽ tính toán và hiện thông báo khi thực hiện xong ở bảng Exploration Completed. Bạn nhấn nút chọn Reports … để xem kết quả. Tại bảng kết quả, bạn có thể sắp xếp lại thứ tự hiển thị tùy ý bằng cách nhắp đúp chuột vào tiêu đề cột, mở đồ thị bằng nút Open Chart, in ra giấy bằng nút Print hoặc copy dữ liệu ra Ecxel. Lưu ý: Các mẫu thông thường bạn có thể sử dụng là các mẫu do Equis cung cấp sẵn trong MetaStock (có 5 chữ đầu là Equis); các mẫu khác do hãng thứ 3 hoặc các thành viên khác phát triển. Bạn có thể tìm kiếm các mẫu Explorer miễn phí rất nhiều  trên mạng (tuy nhiên vì miễn phí nên độ tin cậy không cao, bạn chỉ có thể dùng nó làm tư liệu tham khảo và sửa chữa, bổ sung theo ý riêng của mình cho phù hợp). Việc tạo một 1 mô hình tìm kiếm hay chọn lựa cổ phiếu theo giá và lượng cần rất nhiều kiến thức về phân tích kỹ thuật. Tôi không đủ khả năng hướng dẫn việc này. Tôi hy vọng Forum Vietstock hoặc các diễn đàn khác về chứng khoán của Việt Nam sẽ có định hướng tổ chức các chủ đề chuyên về nghiên cứu và xây dựng các mô hình phân tích kỹ thuật để mọi người có thể tham gia tìm hiểu và ứng dụng nó. d.      Dùng The Explorer vào việc gì? Khi dùng MetaStock có lẽ các bạn thường sử dụng Chart để xem xét và phân tích xu hướng giá của các cổ phiếu. Tuy nhiên để tìm ra cổ phiếu nào vừa xuất hiện tín hiệu nên mua hoặc nên bán trong hàng trăm cổ phiếu đang giao dịch bằng cách duyệt lần lượt qua chart của từng cổ phiếu thì quả là một cực hình phải không các bạn. Hoặc khi bạn đã lập được danh mục đầu tư, nếu chỉ nhìn chart thì bạn không thể thấy được tỷ lệ tăng giảm của cổ phiếu trong từng khoảng thời gian và bạn cũng khó có thể so sánh được cổ phiếu trong danh mục đã chọn với sự biến động của các cổ phiếu khác trên thị trường, V.v. và V.v… Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu ra, The Explorer có thể làm được rất nhiều điều cho bạn. Sau đây là một số gợi ý để các bạn áp dụng vào thực tế: Bạn có thể tìm nhanh cổ phiếu nào vừa xuất hiện tín hiệu nên mua hay nên bán bằng MACD, RSI, … mà không cần phải duyệt qua từng chart một. Bạn biết tín hiệu nên mua xuất hiện khi MACD(26,12) cắt đường tín hiệu 9 ngày từ dưới lên (đấy là kết quả nghiên cứu phân tích kỹ thuật đã được kiểm nghiệm và chứng minh, còn của ai thì các bạn hỏi các cao thủ như Stockpro, VC, … nhé) và ngược lại, tín hiệu nên bán xuất hiện khi MACD(26,12) cắt đường tín hiệu 9 ngày từ trên xuống. Vậy thì ta chỉ cần thiết lập công thức lọc cho toàn bộ các cổ phiếu là xong: -         Tín hiệu nên mua: cross(macd(), mov(macd(), 9, e)) -         Tín hiệu nên bán: cross(mov(macd(), 9, e), macd()) Dễ quá các bạn nhỉ, thế mà trước đây tôi cũng thường phải xem lần lượt từng chart một mới tìm ra cổ phiếu nào có tín hiệu mua/bán đấy. Trên diễn đàn VST, bạn thấy có rất nhiều lời khuyên khi mua/bán nên đặt các ngưỡng giá vào/ra để đảm bảo an toàn khi kinh doanh cổ phiếu. Ví dụ như: Bán cổ phiếu A khi nó đạt 20% lợi nhuận hoặc khi bị lỗ khoảng 8%. Bạn sẽ làm thế nào đây? Rất đơn giản: Tôi giả sử cổ phiếu A bạn mua vào với giá 50. -         Bán khi lãi 20%: (Close / 50) >= 1.2 -         Bán khi lỗ đến 8%: (Close / 50) <= 0.92 Tất nhiên bạn có thể lập bảng quản lý danh mục đầu tư bằng Excel, nhưng MetaStock có dữ liệu được cập nhật hàng ngày và cũng làm được điều này thì tại sao ta không tận dụng nhỉ? Đây chỉ là một số gợi ý nhỏ để bạn tham khảo. Bạn hãy suy nghĩ, sáng tạo và kiểm nghiệm các mẫu Explorer trước hết là cho chính việc kinh doanh của bạn, sau đó phổ biến cho mọi người, tại sao không? 2/. Biểu đồ phân tích-Công cụ cơ bản của MetaStock  2.1. Một số khái niệm chung: MetaStock cung cấp 3 cách quản lý biểu đồ là Charts, Smart Charts và Layouts. “Chart” là sự biểu diễn bằng đồ thị của chứng khoán trong một cửa sổ đơn lẻ (single window). Cửa sổ này có thể sẽ chứa một hoặc nhiều cửa sổ con biểu diễn các đối tượng khác nhau như: Các đồ thị về giá, các chỉ báo (RSI, MCD, …), diễn giải, ghi chú, … Tạo chart mới bằng cách chọn New Chart từ menu File. Để lưu trữ lại, chọn Save As trong menu File. Phần mở rộng của một file chart sẽ là [.mvc]. “Smart Chart” là chart được Save với tên chứng khoán cụ thể. Tất cả những thay đổi trong quá trình làm việc trên Smart chart sẽ được save lại 1 cách tự động khi bạn đóng Smart chart. Để mở 1 Smart chart, chọn Open từ menu File. Lần đầu tiên bạn mở  Smart chart thì 1 mẫu đặc biệt sẽ luôn được sử dụng có tên là Default.MWT. “Layout” là sự biểu diễn bằng đồ thị của một hoặc nhiều chứng khoán trong 1 hoặc nhiều cửa sổ kết hợp. Với layout, bạn có thể tạo 1 nhóm các chart của các chứng khoán giống hoặc khác nhau. Bạn có thể lưu layout cho lần sử dụng sau với phần tên file mở rộng được quy định là [.mvl]. 2.2. Tùy biến một số thông số và các thao tác chủ yếu khi sử dụng biểu đồ (chart): - Xem lướt qua đồ thị của từng chứng khoán (scanning charts): Có 4 cách xem + Chọn lệnh Change Security từ menu File (cách này dở lắm). + Sử dụng nút cuộn của chuột máy tính (Rotate Wheel) kết hợp nhấn và giữ phím ALT. + Nhấn kết hợp phím ALT+Mũi tên phải hoặc Mũi tên trái để chọn Next hoặc Previous tuần tự từng chứng khoán theo thứ tự đã sắp xếp. + Chọn nút Change Security Buttons ở góc phải dưới của màn hình làm việc. Các nút mũi tên là để chọn Next hoặc Previous tuần tự từng chứng khoán theo thứ tự đã sắp xếp; Nút còn lại để chọn nhanh một chứng khoán trong bảng chọn Choose a Security. - Tùy biến các thông số cho việc scanning charts: Bạn đã tạo được một mẫu biểu đồ riêng theo ý thích cá nhân bao gồm đường biểu diễn về g
Tài liệu liên quan