Tóm tắt
Sự ra đời của đào tạo trực tuyến trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ
tạo nên một bước ngoặt mới cho nền giáo dục Việt Nam. Việc học tập giờ đây sẽ
chuyển từ thụ động sang chủ động. Học sinh sẽ không bị gò bó thời gian đến trường
mà có thể học trực tuyến tại nhà qua Internet. Kiến thức đào tạo sẽ được chuyển hóa
qua 3 chủ thể, giảng viên – máy tính – học sinh/sinh viên. Đây có thể coi là một bước
phát triển mới của ngành giáo dục, là phương thức đào tạo để lựa chọn những nhân
tài để phát triển đất nước. Dẫu biết bất cứ một khởi đầu nào cũng đều gặp khó khăn,
nhất là trong thời kì công nghiệp 4.0 như hiện tại máy móc đang dần thay thế con
người thì đào tạo trực tuyến cũng gặp những cản trở lớn, về tài chính và cả những
nguồn dư luận trái chiều. Thế nhưng, cuộc sống luôn hoàn thiện và đi lên, cũng
giống như kinh doanh online, dự báo rằng đào tạo trực tuyến Việt Nam sẽ phát triển
mở ra nhiều cơ hội mới, chúng ta không những đào tạo ra nhiều nhân tài mà còn có
thể xuất khẩu tri thức ra ngoài thế giới.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình đào tạo trực tuyến - Thuận lợi và khó khăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
501
MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
ThS. Nguyễn Hồng Thái
Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Tóm tắt
Sự ra đời của đào tạo trực tuyến trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ
tạo nên một bước ngoặt mới cho nền giáo dục Việt Nam. Việc học tập giờ đây sẽ
chuyển từ thụ động sang chủ động. Học sinh sẽ không bị gò bó thời gian đến trường
mà có thể học trực tuyến tại nhà qua Internet. Kiến thức đào tạo sẽ được chuyển hóa
qua 3 chủ thể, giảng viên – máy tính – học sinh/sinh viên. Đây có thể coi là một bước
phát triển mới của ngành giáo dục, là phương thức đào tạo để lựa chọn những nhân
tài để phát triển đất nước. Dẫu biết bất cứ một khởi đầu nào cũng đều gặp khó khăn,
nhất là trong thời kì công nghiệp 4.0 như hiện tại máy móc đang dần thay thế con
người thì đào tạo trực tuyến cũng gặp những cản trở lớn, về tài chính và cả những
nguồn dư luận trái chiều. Thế nhưng, cuộc sống luôn hoàn thiện và đi lên, cũng
giống như kinh doanh online, dự báo rằng đào tạo trực tuyến Việt Nam sẽ phát triển
mở ra nhiều cơ hội mới, chúng ta không những đào tạo ra nhiều nhân tài mà còn có
thể xuất khẩu tri thức ra ngoài thế giới.
Từ khóa: Đào tạo trực tuyến, E-Learning, MOOC
1. Mô hình đào tạo trực tuyến
Đào tạo trực tuyến không còn là khái niệm mới mà hiện tại nó đang phát triển
và dần sẽ chiếm lĩnh phần lớn trong nền giáo dục Việt Nam. Đào tạo trực tuyến xuất
hiện đầu tiên vào tháng 10/1999 trong một hội nghị Quốc tế về CBT (Computer –
Based Training) và được gọi với thuật ngữ là “E-Learning”. Trước đó, khi chưa xuất
hiện Internet, các khóa học từ xa đã được Issac Pitman mang đến vào những năm
1840. Ông đã dạy cho các học sinh của mình phương pháp viết tốc ký thông qua hệ
thống mail và nhận lại các kết quả mà các học sinh đã hoàn thành.
Từ năm 2010 trở đi, với sự bùng nổ về công nghệ ứng dụng trên các nền tảng
di động hay sự phát triển vượt bậc của một thế hệ mạng xã hội lớn như Facebook,
Google Plus, Instagram đã khiến cho hệ thống tương tác thông tin với người sử
dụng trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Qua đó, các phương thức tương tác trên
môi trường đào tạo trực tuyến cũng có những chuyển biến thay đổi phù hợp với
người sử dụng.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có 2 mô hình đào tạo trực tuyến chính
là đào tạo E-Learning và MOOC.
502
Mô hình đào tạo “E-Learning”: Là hệ thống quản lý học tập LMS (Learning
Management System). Theo đó, người dạy, người học và người quản trị hệ thống đều
truy cập vào hệ thống này với những mục tiêu khác nhau đảm bảo hệ thống hoạt
động ổn định và việc dạy học diễn ra hiệu quả. Trong mô hình đào tạo E-Learning
còn có 5 mô hình nhỏ khác như:
• Mô hình CBT & WBT
• Mô hình Online learning
• Mô hình Distance learning
• Mô hình LMS
• Mô hình Blended Learning
Hình 1. Mô hình hệ thống E-Learning
Mô hình đào tạo trực tuyến MOOC (mô hình đào tạo trực tuyến mở đại trà):
Tương tự như đào tạo từ xa (distance learning), các khóa học MOOC được triển khai
và cung cấp qua Internet. Một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của MOOC so
với các khóa đào tạo từ xa truyền thống là số lượng người đăng kí (subscriber) có thể
lên đến hàng ngàn người học và thường không giới hạn hay ràng buộc về điều kiện
tham dự cũng như phí đăng kí.
503
Hình 2. Mô hình đào tạo MOOC
Hiện tại nhiều nước phát triển trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ mô hình đào
tạo trực tuyến trong hệ thống giáo dục chung trên cả nước, điển hình như Mỹ, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc, Hà Lan, Thụy Điển, Canada, Hong Kong,
Một nghiên cứu được tiến hành bởi tổ chức Babson Survey Research Group đã
cho thấy có trên 7 triệu sinh viên đăng ký tham gia học trực tuyến vào năm 2013. Có
đến 80% các tổ chức và trường đại học của Mỹ hiện nay đang cung cấp các khóa học
trực tuyến, các trường đại học hàng đầu như Đại học Harvard, Đại học California -
Berkeley và Đại học Chicago không nằm ngoài danh sách này. Và bất ngờ thay, 75%
phụ huynh người Mỹ cho biết họ có được sự an tâm và tin tưởng khi cho con học
trực tuyến bởi họ luôn được cập nhật đầy đủ về tình hình học tập của con em mình.
2. Ưu điểm của đào tạo trực tuyến
So với đào tạo truyền thống, đào tạo trực tuyến mang lại cho học viên nhiều lợi
ích như:
Thứ nhất, về sự thuận tiện: Học dựa trên E-Learning được thực hiện phù hợp
với tiến độ học tập và hoàn cảnh của người học, đảm bảo học mọi lúc, mọi nơi, hỗ
trợ hợp tác trong môi tường mạng. Với người quản trị, dễ dàng quản lý lớp học với
số lượng lớn.
Thứ hai, về chi phí và sự lựa chọn: Chi phí cho một khóa học trực tuyến không
cao, học viên có thể lựa chọn các khóa học phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của
bản thân.
Thứ ba, về sự linh hoạt: Khi tham gia một khóa học mới, người học có thể
không cần phải học tất cả nội dung, qua đó có thể đẩy nhanh tiến độ học tập. Các
khóa học dễ dàng được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.
504
Ở các nước phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của đào tạo trực tuyến khiến cho
nhiều người lo lắng cho sự an nguy của đào tạo truyền thống. Nhiều quan điểm cho
rằng sự ra đời của đào tạo trực tuyến là để triệt tiêu đào tạo truyền thống. Tuy nhiên
cũng giống như kinh doanh online, đào tạo trực tuyến ra đời với những ưu điểm để
lấp đầy hạn chế của phương pháp đào tạo truyền thống, hướng tới một mục tiêu
chung thúc đẩy nền giáo dục phát triển một cách toàn diện nhất. Đúng như câu nói
của bà Susan Hockfield, chủ tịch MIT: “Loại hình đào tạo trực tuyến không phải là
kẻ thù của hình thức truyền thống mà sẽ là một đồng minh mật thiết”.
Tại Việt Nam, FUNIX trực thuộc hệ thống FPT Education là trường đại học
trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam được thành lập năm 2015. Trước đó năm 2010 đã có
đơn vị tiên phong và tìm kiếm cơ hội kinh doanh với mô hình E-Learning như
Violet.vn, hocmai.vn, TOPICA. Tính đến hiện tại đã có rất nhiều trường đại học sử
dụng mô hình đào tạo trực tuyến trong giảng dạy như Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, Đại học Mở Hà Nội, Đại học Trà Vinh, Đại học Thái Nguyên, Đại học
TP.HCM, ĐH Cần Thơ
3. Thuận lợi và khó khăn của đào tạo trực tuyến tại Việt Nam
Sau nhiều cuộc khảo sát để đánh giá thực trạng đào tạo trực tuyến của giảng
viên và học viên ở các trường đại học tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia đã phân tích
những điểm thuận lợi và khó khăn của đào tạo trực tuyến ở Việt Nam.
Thuận lợi
• Về thời gian và địa điểm học: Người học có thể thuận lợi sắp xếp thời gian cho
bản thân để vừa thuận lợi cho công việc, vừa thuận lợi cho việc học. Người học có thể
học ở bất kỳ nơi nào chỉ cần có mạng Internet, tự chủ động trong quá trình học;
• Về khả năng tiếp thu: Học viên dễ tiếp nhận nội dung bài học một cách dễ
dàng, phù hợp với tiến độ nhịp học.
• Về thời gian và chi phí: Người học không bị gián đoạn việc học tập nếu phải
đi công tác hay đi xa, thậm chí ra nước ngoài vì có thể truy cập vào bất cứ máy tính
nào, ở bất cứ đâu với một khoản chi phí không lớn, lại tiết kiệm được thời gian.
• Về khả năng kết nối: Giáo dục trực tuyến kết nối được người học với các
giảng viên giỏi, dù họ ở xa hay giờ giấc không trùng nhau. Việc này tiết kiệm thời
gian cho giảng viên, cho phép họ tập trung vào chuyên môn chính là giải đáp thắc
mắc, hướng dẫn thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, tạo động lực và khuyến khích
sáng tạo. Những thứ khác như bài giảng, chấm bài, theo dõi chuyên cần... đều được
ghi lại và trợ giúp bằng phần mềm.
505
• Về cách thức học tập: Người học được học cách phù hợp nhất với mình: qua
video có thể xem lại nếu cần, thầy không phải giảng lại. Việc tiếp thu kiến thức qua
nhiều công cụ khác như học liệu minh hoạ, sách, các ứng dụng trên điện thoại di
động... giúp họ tranh thủ và chủ động được thời gian.
• Về lộ trình học của từng cá nhân: Công nghệ và phần mềm hiện đại có thể
hiểu rõ từng học viên, biết điểm mạnh - yếu, lỗ hổng kiến thức, thời gian học tập
trung, dễ hiểu bài qua hình minh hoạ hay qua video bài giảng... Và dựa trên thống kê
của hàng triệu học viên khác, phần mềm sẽ đưa ra phương pháp, lộ trình học phù hợp
nhất với từng người. Một lợi thế khác là phần mềm có thể theo bạn suốt 17 năm đi
học, còn ở trường thì giáo viên giỏi cũng chỉ dạy bạn theo từng học kỳ, sau đó sẽ
thay người khác.
Một điểm thuận lợi nữa của đào tạo trực tuyến ở Việt Nam đó là nhu cầu học
tập và hiểu biết của học sinh ngày càng cao, nhất là trong thời đại cách mạng công
nghiệp 4.0, các ngành như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, nấu ăn... ngày
càng được nhiều sinh viên theo học.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì việc đào tạo trực tuyến ở Việt Nam cũng gặp phải
những khó khăn lớn:
Thứ nhất, đây là một nội dung còn khá mới mẻ đối với ngành giáo dục nói
chung, các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có quy
chế đào tạo trực tuyến sẽ là khó khăn lớn nhất ở các trường.
Thứ hai, mặc dù cổng đào tạo trực tuyến của các trường cũng có module kiểm
tra đánh giá tích hợp trong hệ thống quản lý học tập, nhưng các công cụ hỗ trợ cho
hoạt động kiểm tra còn rất hạn chế như: thiếu module định hướng ôn tập cho học
viên, thiếu module phản hồi kết quả đánh giá cho học viên, thiếu module kết nối với
hệ thống học bạ điện tử để lưu trữ kết quả học tập nói chung và kết quả tự kiểm tra,
đánh giá của học viên
Thứ ba, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn về đào tạo trực tuyến.
Chưa xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá điện tử, module học tập Chưa có
hệ thống học bạ điện tử khi triển khai đào tạo trực tuyến.
Thứ tư, rào cảnh từ chính ý thức của học viên. Qua thực tế triển khai đào tạo
trực tuyến ở các địa phương cho thấy, nhiều học viên chưa có thói quen học trực
tuyến mà chỉ quen học tập trung, có thầy hướng dẫn.
Thứ năm, chất lượng đào tạo trực tuyến còn nhiều hạn chế, nhiều nơi vì thành
tích mà mở rộng cả “đầu vào” lẫn “đầu ra”, dẫn đến tâm lý hoài nghi về chất lượng
của đào tạo trực tuyến.
506
Mặc dù khởi đầu với những khó khăn, thế nhưng cũng không thể phủ nhận đào
tạo trực tuyến đã mang lại được nhiều thành quả:
Trường Đại học Cần Thơ
Khóa sinh viên đầu tiên liên thông từ cao đẳng lên đại học được đào tạo trực
tuyến qua hệ thống E-Learning đã tốt nghiệp. Hiện trường đang đào tạo cho khóa thứ
2 và tiến hành tuyển sinh khóa thứ 3
Hầu hết các giảng viên của khoa đều sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến để tải
bài giảng, tài liệu tham khảo, trao đổi thông tin kịp thời với sinh viên. Hiện tại trường
đã xây dựng được một ngân hàng câu hỏi khá phong phú.
Trường Đại học Đà Nẵng
Đại học Đà Nẵng là một trong những đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực đào
tạo qua mạng tại Việt Nam. Từ năm 2003, với sự giúp đỡ của Đại học TEXAS Hoa
Kỳ, một chương trình đào tạo qua mạng đã được triển khai tại Trung tâm CCE trực
thuộc Đại học Đà Nẵng. Cho đến nay, nhiều khoá học về phương pháp giảng dạy đại
học trực tuyến do phía bạn tổ chức; các chuyến đi tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu
thực địa cả tại Việt Nam và Hoa Kỳ đã đem lại kết quả là chương trình đào tạo. Cử
nhân ngành biên dịch tiếng Anh hoàn toàn qua mạng đã ra đời với trên 1500 SV theo
học (số liệu 10/2008). Các ê-kíp làm chương trình, giáo trình, phòng thu studiođã
được thành lập, các phần mềm tiện ích được thiết kế đã và đang giúp SV học tập một
cách hiệu quả.
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Trong một vài năm gần đây, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên
đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế và sử dụng các bài giảng E-Learning. Bước đầu thử
nghiệm triển khai hình thức đào tạo trực tuyến ở một số nội dung như học phần Hình
học sơ cấp (chuyên ngành Toán), bản đồ học (chuyên ngành Địa Lý) ở mức độ kết
hợp E-Learning với lớp học truyền thống. Sau một thời gian triển khai, đã có 440
sinh viên tham gia, trong đó có 180 sinh viên đã hoàn thành khóa học, 260 sinh viên
đang tiếp tục tham gia học tập ở học phần Hình học sơ cấp. Học phần Bản Đồ đa có
50 sinh viên đăng kí tham gia theo hình thức đào tạo trực tuyến ở học kì 2.
Theo các nhà phân tích cho rằng, thị trường đào tạo trực tuyến là một thị
trường lớn. Tuy nhiên những năm về trước do điều kiện về công nghệ thông tin còn
hạn chế, đào tạo trực tuyến gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Nhưng bước sang thời kì
Cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò và cái nhìn thực tế về đào tạo trực tuyến ngày
càng được khẳng định. Điều này có thể dự đoán đây chính là thời điểm “cất cánh”
của đào tạo trực tuyến.
507
4. Giải pháp cho sự phát triển đào tạo từ xa
Bước vào thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của đào tạo trực tuyến
ngày càng được đề cao. Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn, nhưng
chúng ta đã, đang và sẽ ngày càng hoàn thiện mô hình đào tạo. Để mô hình đào tạo
trực tuyến ngày càng hiệu quả chúng ta cần:
Thứ nhất, Chính phủ cần có chính sách và giải pháp liên bộ, ngành để giúp đào
tạo từ xa đạt được vai trò và vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân như: Xây dựng
và thực hiện chính sách tuyển dụng, đề bạt công khai, công bằng trên cơ sở đánh giá
năng lực thực tế của nguồn nhân lực, không để tồn đọng tình trạng phân biệt bằng
cấp giữa hình thức đào tạo từ xa hay không; Cần xây dựng các chính sách đầu tư, hỗ
trợ, đưa ra các giải pháp hiệu quả, tích cực nhằm giúp phát triển chủ trương học tập
suốt dời, xây dựng xã hội học tập thông qua đào tạo từ xa nhằm nâng cao chất lượng,
phát triển nguồn nhân lực có trình độ, năng lực cho đất nước;
Thứ hai, các cơ sở đào tạo từ xa cần chú trọng vào việc xây dựng kế hoạch tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đào tạo từ xa; Đa dạng,
nâng cao trình độ, kỹ năng biên soạn nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức
học tập đối với đào tạo từ xa, cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên ứng
dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc
quán lý đào tạo thường xuyên của các cơ sở giáo dục đại học.
Thứ tư, đối với học viên, cần rèn luyện cho mình khả năng độc lập, quản lý,
sắp xếp thời gian hiệu quả, khoa học để có thể chủ động học tập, rèn luyện thông qua
học trực tuyến.
Thứ năm, xây dựng, đảm bảo lộ trình học tập trực tuyến nghiêm túc, đảm bảo
từ đầu vào cho tới đầu ra.
5. Kết luận
Đào tạo trực tuyến là mô hình đào tạo thông minh đã áp dụng được sự phát
triển của khoa học công nghệ vào đào tạo mang tính bức phá vượt trội trong giáo
dục, rút ngắn thời gian học cho người học và mang nên giáo dục Việt Nam vượt ra
ngoài thế giới. Đồng thời, là một phương thức giáo dục tiên tiến, kết hợp nhuần
nhuyễn giữa khoa học công nghệ, phát triển khoa học kỹ thuật với người học, lấy tự
học là chủ yếu, có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, tài liệu hướng dẫn, băng
hình/tiếng, phương tiện truyền thanh/truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông;
có thể đồng thời có sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên của cơ sở đào tạo.
508
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học chủ động qua tình huống thảo luận tương tác trong môi trường
E-Learning (ThS. Phan Thanh Toàn)
2. Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại đại học bán công Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2005 - 2010.
3. Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo từ xa theo xu thế phát triển của khu vực và
thế giới” ngày 21/04/2017 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng giao cho Viện
Đại học Mở Hà Nội đăng cai tổ chức.
4. Nguyễn Quốc Long- Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: “Nghiên cứu sự hài lòng
của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Duy Tân”.
5. Nguyễn Thị Diễm Phi – Luận văn thạc sỹ Kỹ thuật: “Thiết kế và xây dựng hệ thống
đào tạo trực tuyến tại trường trung cấp nghề Quảng Nam”.
6. Tìm hiểu hệ thống đào tạo trực tuyến – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa công
nghệ thông tin Bộ môn hạng máy tính.
7.
8.
vien-trong-dao-tao-truc-tuyen-o-cac-truo-1862257.html
9.
10.
nh%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB%81u-c%E1%BA%A7n-
bi%E1%BA%BFt
11.
12.
cong-3318137/