Để mô phỏng hệ thống nước dưới đất thì phương pháp mô hình toán thường được
sử dụng. Bên cạnh chức năng mô phỏng dòng chảy cho chuỗi thời gian hiện tại
thì các mô hình mô phỏng nước dưới đất còn có khả năng dự đoán các thay đổi
hay tác động đến các tầng chứa nước dưới đất trong tương lai. Trong bài báo này,
phần mềm GMS 10. được lựa chọn sử dụng để mô phỏng dòng chảy nước dưới
đất tại đảo Côn Sơn - huyện Côn Đảo. Dựa trên các số liệu quan trắc mực nước,
khai thác, bổ cập và bốc hơi theo thời gian kết hợp cùng với lý thuyết về mô hình
hóa dòng chảy theo Modflow thì mô hình dòng chảy nước dưới đất tại đảo Côn
Sơn được thiết lập.
Từ khóa: Mô hình nước dưới đất, GMS, Modflow.
14 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình dòng chảy nước dưới đất đảo Côn Sơn - Côn Đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 1
Phần I
THUÛY NOÂNG – MOÂI TRÖÔØNG
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
2 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 3
MÔ HÌNH DÒNG CHẢY NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐẢO CÔN SƠN - CÔN ĐẢO
GROUNDWATER MODELLING OF CON SON ISLAND - CON DAO
ThS. Nguyễn Thị Minh Trang, TS. Lê Đình Hồng,
Trường Đại học Bách Khoa – Tp.HCM
PGS. TS. Võ Khắc Trí
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
TÓM TẮT
Để mô phỏng hệ thống nước dưới đất thì phương pháp mô hình toán thường được
sử dụng. Bên cạnh chức năng mô phỏng dòng chảy cho chuỗi thời gian hiện tại
thì các mô hình mô phỏng nước dưới đất còn có khả năng dự đoán các thay đổi
hay tác động đến các tầng chứa nước dưới đất trong tương lai. Trong bài báo này,
phần mềm GMS 10. được lựa chọn sử dụng để mô phỏng dòng chảy nước dưới
đất tại đảo Côn Sơn - huyện Côn Đảo. Dựa trên các số liệu quan trắc mực nước,
khai thác, bổ cập và bốc hơi theo thời gian kết hợp cùng với lý thuyết về mô hình
hóa dòng chảy theo Modflow thì mô hình dòng chảy nước dưới đất tại đảo Côn
Sơn được thiết lập.
Từ khóa: Mô hình nước dưới đất, GMS, Modflow.
ABSTRACT
To simulate groundwater system, the method using mathematical models is
commonly used. Besides flow simulation functionality for existing time series,
groundwater models also have the ability to predict the changes or impacts to
groundwater aquifers in the future. In this paper, GMS 10. is used to simulate
groundwater flow in Con Son Island - Con Dao district. Based on the groundwater
level monitoring data, groundwater extraction data, recharge and
evapotranspiration over time combined with theory of groundwater flow modelling
MODFLOW, groundwater flow of Con Son island is established.
Keywords: Groundwater model, GMS, Modflow.
1. GIỚI THIỆU
Mô hình dòng chảy nước dưới đất được sử dụng để mô phỏng sự thay đổi mực
nước và lưu lượng dòng chảy trong cân bằng với điều kiện địa chất thủy văn được xác
định trong mô hình và có thể mô phỏng sự thay đổi này trong tương lai dựa vào sự thay
đổi áp lực trong các tầng chứa nước.
Trong bài báo này, phần mềm sử dụng để xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới
đất là Hệ thống mô hình nước dưới đất (Groundwater Modeling System - GMS) phiên
bản 10., đây là môi trường đồ họa tổng hợp để mô phỏng dòng chảy nước dưới đất.
Có hai cách xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới đất trong GMS: (1) cách
tiếp cận lưới và (2) cách tiếp cận mô hình khái niệm. Bài báo này dùng cách tiếp cận mô
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
4 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
hình khái niệm. Các tiếp cận này liên quan đến việc sử dụng module bản đồ (Map
module). Vị trí của các nguồn, điểm, thông số của các lớp như hệ số thấm, các biên mô
hình, lượng bổ cập, bốc hơi và số liệu cần thiết khác cho mô hình được xác định dưới
dạng các bản đồ trong module này.
Mô hình khái niệm là cách thể hiện sơ đồ hóa hệ thống dòng chảy nước dưới đất
dưới dạng các bản đồ, sơ đồ khối, mặt cắt làm cơ sở để xây dựng mô hình số. Thực chất
của mô hình khái niệm là mô tả và tổ chức số liệu thực địa một cách thích hợp để mô
phỏng chính xác nhất hệ thống nước dưới đất. Số liệu trong mô hình khái niệm được tổ
chức thành các lớp có thuộc tính như sau:
- Lớp nguồn/điểm (Sources/Sinks coverages) thể hiện: Biên của các tầng chứa
nước, hình dạng và tương tác của sông, hồ, giếng khoan và lưu lượng khai thác, diện
tích của vùng lập mô hình.
- Lớp theo diện tích (Areal coverages) thể hiện: lượng bổ cập và lượng bốc hơi;
hệ số thấm (nằm ngang và thẳng đứng), hệ số nhả nước trọng lực, hệ số nhả nước đàn
hồi của các tầng chứa nước.
- Lớp các lỗ khoan quan trắc (Observation coverages) thể hiện: các lỗ khoan
quan trắc và cao trình tuyệt đối mực nước của chúng.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH DÒNG CHẢY NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(MODFLOW)
Mô hình dòng chảy nước dưới đất được thiết lập từ những hiểu biết mang tính
khái niệm của các vấn đề vật lý. Sau đó mô hình sẽ chuyển các vấn đề thuộc về vật lý
sang dạng toán học. Theo C.W. Fetter (1992), sự thay đổi độ cao mực nước của nước
dưới đất được biểu diễn bằng phương trình vi phân như sau:
t
hSW
z
hK
zy
hK
yx
hK
x szzyyxx ∂
∂=−∂
∂
∂
∂+∂
∂
∂
∂+∂
∂
∂
∂ )()()( (1)
Trong đó:
• Kxx, Kyy, Kzz: hệ số thấm theo phương x, y, z (m/ngày);
• h: cốt cao mực nước ở vị trí x, y, z (m) tại thời điểm t;
•
x∂
∂ ,
y∂
∂ ,
z∂
∂ : gradient thủy lực theo 3 phương x, y, z;
• W = W(x,y,z,t): modul dòng ngầm (lượng bổ cập hay thoát) của nước dưới
đất tại vị trí (x,y,z) và thời điểm t;
• Ss: hệ số nhả nước;
• Ss = Ss(x,y,z), Kxx = Kxx(x,y,z), Kyy = Kyy(x,y,z), Kzz = Kzz(x,y,z) là các hàm
phụ thuộc vào vị trí không gian x, y, z.
Sự vận động của nước dưới đất trong tầng chứa nước rất đa dạng vì cấu tạo của
tầng chứa nước có thể là đồng nhất hay không đồng nhất, đẳng hướng hay dị hướng,
phân lớp hay không phân lớp, đáy cách nước nằm ngang hay nghiêng, chiều dày tầng
chứa nước ổn định hay thay đổi, nước tầng chứa nước có áp hay không áp, có biên hay
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 5
Hình 1. Sơ đồ hóa vùng nghiên cứu
Hình 2. Điều kiện biên vùng nghiên cứu
không có biên, vận động ổn định hay không ổn định Vì vậy, phương trình vi phân vận
động của nước dưới đất trước đây mới chỉ giải quyết được một vài khía cạnh nêu trên.
Tuy nhiên, phương trình (1) là mô tả động thái mực nước trong điều kiện môi trường
không đồng nhất và dị hướng, có thể giải quyết được vấn đề sự vận động của nước dưới
đất hợp lý nhất. Phương trình này cùng với các điều kiện biên, điều kiện ban đầu của
tầng chứa nước tạo thành một mô hình toán học về dòng chảy nước dưới đất.
Để giải phương trình trên, người ta phải tìm hàm số h (x, y, z, t), thỏa mãn (1) và
thỏa mãn các điều kiện biên. Sự biến động của giá trị h theo thời gian sẽ xác định bản
chất của dòng chảy, từ đó có thể tính được trữ lượng động của tầng nước cũng như tính
toán các hướng của dòng chảy.
Việc tìm ra hàm giải tích h (x, y, z, t) cho phương trình (1) thường là rất khó.
Trên thực tế, ngoại trừ một số rất ít trường hợp, phương trình (1) là phương trình không
thể giải được bằng phương pháp giải tích. Do đó người ta buộc phải giải bằng phương
pháp gần đúng. Một trong các phương pháp giải gần đúng ở đây được áp dụng cho bài
toán này là phương pháp sai phân hữu hạn.
3. MÔ HÌNH DÒNG CHẢY NƯỚC DƯỚI ĐẤT (MHDCNDĐ) ĐẢO CÔN SƠN
3.1. Sơ đồ hóa vùng nghiên cứu
Căn cứ điều kiện tự nhiên và đặc
điểm cấu trúc địa chất thủy văn (ĐCTV) của
đảo Côn Sơn, hệ thống nước dưới đất
(NDĐ) của đảo được sơ đồ hóa như sau:
- Vùng lập MHDCNDĐ được giới
hạn bởi bờ biển phía nam và đường phân
thủy của các núi đá ở các phía còn lại (xem
Hình 1).
- Các lớp tính toán: MHDCNDĐ
được xây dựng thành 2 lớp: Lớp trên mô
phỏng các trầm tích bở rời Kainozoi và lớp
dưới mô phỏng đá Mezozoi.
- Đặc điểm thủy lực và điều kiện
biên (xem Hình 2):
+ Lớp 1: Chiếm diện tích khoảng 6
km2 ở trung tâm vùng tính toán, được xem
như là lớp không áp hoặc có áp yếu cục bộ
không đồng nhất về tính thấm. Phần rìa phân
bố tiếp xúc với các đá Mezozoi bề dày vát
mỏng và được xem là biên không dòng chảy
(biên loại II - Q = 0) (xem Hình 3). Phần phía
nam tiếp xúc với biển, chủ yếu là thoát nước
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
6 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Hình 5. Điều kiện biên tổng hợp
của lớp 1 và lớp 2
và lượng nước thoát ra phụ thuộc chênh lệch áp lực của tầng chứa nước và mực nước biển
do đó sẽ được xem là biên tổng hợp (biên loại III - lưu lượng phụ thuộc mực nước).
+ Lớp 2: Chiếm toàn bộ diện tích vùng tính toán, được xem như là lớp không
hoặc bán áp không đồng nhất về tính thấm. Phần rìa của MHDCNDĐ dọc theo đường
phân thủy được xem như là biên không dòng chảy (biên loại II - Q = 0) (xem Hình 4).
Phần phía nam tiếp xúc với biển, chủ yếu là thoát nước và lượng nước thoát ra phụ
thuộc chênh lệch áp lực của tầng chứa nước và mực nước biển do đó sẽ được xem là
biên tổng hợp (biên loại III).
Hình 3. Điều kiện biên loại II của lớp 1 Hình 4. Điều kiện biên loại II của lớp 2
Ghi chú:
- Biên loại II là điều kiện biên dòng chảy được xác định trước (còn gọi là điều
kiện biên Neumann). Đó là các ô mà lưu lượng dòng chảy qua biên được xác định trước
trong suốt bước thời gian tính toán. Trường hợp không có dòng chảy như trong bài toán
này thì lưu lượng được xác định bằng không.
- Biên loại III là điều kiện biên lưu lượng
trên biên phụ thuộc vào mực nước (còn gọi là
điều kiện biên Cauchy hoặc biên hỗn hợp). Đối
với bài toán này, điều kiện biên được xem là biên
tổng hợp bởi do dòng chảy qua biên phụ thuộc
vào sự chênh lệch áp lực của tầng chứa nước và
mực nước biển. Biên tổng hợp cho phép dòng
thấm từ tầng chứa ra biển và ngược lại (xem
Hình 5).
Lưu lượng dòng thấm qua biên được tính
theo công thức:
Qb = Cb(hb - h)
Trong đó:
• Cb: hệ số sức cản thấm của biên tổng hợp;
• hb: mực nước hay mực áp lực của ô lưới (i, j, k), m;
• h: mực nước biển tại ô lưới (i, j, k), m.
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 7
3.2. Quy trình thực hiện MHDCNDĐ
Quy trình thực hiện một MHDCNDĐ được trình bày ở Hình 6.
Hình 6. Quy trình các bước thực hiện MHDCNDĐ
3.3. Lưới của mô hình
- Lưới tính toán hai chiều (2D Grid): vùng lập mô hình có diện tích 12,5 km2,
được phân thành 80 hàng và 102 cột, với các ô lưới có kích thước tương ứng là 50 x 50
m (xem Hình 7).
Sai số
Bước
Chu kỳ
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
8 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
- Lưới tính toán ba chiều (3D Grid): được phân thành 80 hàng và 102 cột và số
lớp là 2, được sử dụng để mô phỏng cấu trúc không gian của các tầng chứa nước (xem
Hình 8).
Hình 7. Lưới tính toán 2 chiều - 2D Grid Hình 8. Lưới tính toán 3 chiều - 3D Grid
3.4. Dữ liệu đầu vào mô hình
- Chiều sâu phân bố các lớp: Sử dụng bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10.000 đã được số
hóa. Các đường bình độ được chuyển thành điểm cao trình kết hợp cùng các điểm cao
trình sẽ được nhập vào MHDCNDĐ.
- Các thông số ĐCTV cần nhập vào MHDCNDĐ gồm: hệ số thấm (thẳng đứng
Kh và nằm ngang Kv), hệ số nhả nước (đàn hồi SS* và trọng lực Ss). Giá trị các thông số
được chọn từ kết quả bơm thí nghiệm từ các báo cáo trước kết hợp việc phân tích độ hạt
tại các lỗ khoan nghiên cứu trong vùng.
- Lượng bổ cập và bốc hơi: có giá trị ban đầu được chọn theo tài liệu lượng mưa
trung bình tháng của trạm khí tượng thủy văn Côn Đảo kết hợp độ hạt đất đá tại từng
khu vực, độ dốc của địa hình và thảm thực vật.
- Hệ thống lỗ khoan quan sát và
mực nước ban đầu: Hệ thống lỗ khoan
quan trắc tại Thung lũng Côn Sơn bao
gồm 12 vị trí quan trắc mực nước trong
lớp 1 (xem Hình 9). Mạng quan trắc tài
nguyên nước tại huyện Côn Đảo được
thực hiện ở 4 giai đoạn: 2005-2006;
2008-2009, 2011-2012 và 2014-2015.
Cao trình mực nước ban đầu dùng cho
tính toán MHDCNDĐ sẽ được sử dụng
là trường dòng chảy tạo thành từ dữ liệu
cao trình mực nước đo được vào thời
điểm tháng 10/2005. Hình 9. Bản đồ vị trí các lỗ khoan quan trắc
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 9
4. KẾT QUẢ
4.1. Kết quả mô hình MHDCNDĐ Đảo Côn Sơn
MHDCNDĐ đã được hiệu chỉnh theo 79 bước tính toán (thời gian 1 tháng/
bước) từ thời điểm 10/2005 đến hết tháng 5/2015 với sai số từng bước được trình bày ở
mục 4.2 dưới đây cho thấy mức độ tin cậy của công tác mô phỏng hệ thống NDĐ ở Đảo
Côn Sơn – Huyện Côn Đảo. Kết quả đã xác lập trường dòng chảy cho từng bước tính
toán thể hiện trường mực nước thay đổi giữa hai mùa điển hình là mùa mưa (tháng 9) và
mùa khô (tháng 4) cho các năm tương ứng với 4 giai đoạn quan trắc lấy mẫu 2005–
2006; 2008–2010; 2011–2012; 2014–1015 (xem từ Hình 10 đến Hình 17).
Hình 10. Cao trình mực nước tầng
Pleistocen tháng 04/2006
Hình 11. Cao trình mực nước tầng
Pleistocen tháng 09/2006
Hình 12. Cao trình mực nước tầng
Pleistocen tháng 04/2008
Hình 13. Cao trình mực nước tầng
Pleistocen tháng 09/2008
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
10 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Nhận xét:
Kết quả tính toán mô phỏng và quan trắc động thái nước tại 12 trạm quan trắc
của đảo Côn Sơn cho thấy động thái của tầng chứa nước Pleistocen thay đổi theo mùa:
vào mùa mưa tức là từ tháng 5 do có lượng bổ cập, mực nước bắt đầu dâng cho đến hết
tháng 10, nhiều trạm quan trắc đạt mực nước cực đại vào tháng 10, còn một số khác đạt
mực nước cực đại sớm hơn vào tháng 9 (tại các trạm quan trắc CS1, CS7) và muộn hơn
vào tháng 11 (tại các trạm quan trắc CS2, CS4, CS5). Sau khi mực nước đạt cực đại thì
mùa khô bắt đầu, lượng mưa giảm dần và không mưa, nên mực nước giảm dần đều và
đạt cực tiểu vào cuối tháng 4 đến cuối tháng 5 và vượt qua vào đầu tháng 6. Như vậy
mùa khô có khi kéo dài hơn thường kỳ là 1 tháng (mùa khô 7 tháng). Hiện tượng này là
bất thường, có lẽ do ảnh hưởng của lượng khai thác nước dưới đất và sự biến đổi bất
thường của khí hậu.
4.2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình MHDCNDĐ
Mô hình được hiệu chỉnh bằng phương pháp thử dần để giảm sự khác biệt giữa
cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất quan trắc và cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất do
Hình 14. Cao trình mực nước tầng
Pleistocen tháng 04/2011
Hình 15. Cao trình mực nước tầng
Pleistocen tháng 09/2011
Hình 16. Cao trình mực nước tầng
Pleistocen tháng 09/2014
Hình 17. Cao trình mực nước tầng
Pleistocen tháng 04/2015
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 11
mô hình tính toán tại 12 lỗ khoan quan trắc. Trong quá trình hiệu chỉnh, hệ số thấm, hệ
số nhả nước đàn hồi và cao độ tuyệt đối mực nước tại các biên mực nước xác định được
điều chỉnh.
Mức độ tin cậy của mô hình sau khi hiệu chỉnh, được kiểm chứng bằng 2 cách:
Cách 1- So sánh giá trị chênh lệch giữa cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất quan
trắc và cao độ tuyệt đối mực nước dưới đất do mô hình tính toán tại 12 lỗ khoan quan
trắc. Nếu giá trị chênh lệch nằm trong khoảng ± 1,0 m thì mô hình có thể chấp nhận
được (xem Hình 18).
Cách 2- Giảm đến mức nhỏ nhất có thể các loại sai số: sai số trung bình; sai số
trung bình tuyệt đối; sai số trung bình quân phương (xem Bảng 1).
a. Sai số trung bình:
nhhME i
n
i
simob /)(
1
..∑
=
−=
b. Sai số trung bình tuyệt đối:
nhhMAE
n
ni
isimob /)(( .∑
=
−=
c. Sai số trung bình quân phương:
5,02
1
]/)([ nhhRMSE i
n
i
simob∑
=
−=
Trong các công thức nêu trên hob. và hsim. lần lượt là mực nước quan trắc và mực
nước tính toán; n là số điểm chỉnh lý.
Hình 18. Đồ thị so sánh giữa giá trị cao trình mực nước quan trắc và cao trình mực
nước tính toán tại trạm quan trắc CS2 điển hình trong mô hình Modflow
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
12 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Bảng 1. Thống kê các loại sai số của mô hình tại từng thời điểm tính toán
Thời điểm
tính toán
Các loại sai số
Thời điểm
tính toán
Các loại sai số
Sai số
trung
bình
Sai số
trung bình
tuyệt đối
Sai số trung
bình
quân phương
Sai số
trung
bình
Sai số trung
bình
tuyệt đối
Sai số trung
bình
quân phương
11/2005 0,19 0,42 0,52 11/2008 -0,43 0,50 0,61
12/2005 -0,05 0,43 0,50 12/2008 -0,29 0,48 0,57
01/2006 0,07 0,37 0,45 01/2009 -0,27 0,46 0,54
02/2006 0,26 0,46 0,55 02/2009 -0,10 0,36 0,42
03/2006 0,33 0,45 0,54 03/2009 0,08 0,40 0,49
04/2006 0,32 0,39 0,50 04/2009 0,22 0,49 0,53
05/2006 0,28 0,41 0,53 05/2009 0,30 0,48 0,54
06/2006 0,30 0,37 0,48 06/2009 0,39 0,47 0,55
07/2006 0,08 0,31 0,42 07/2009 0,39 0,55 0,64
08/2006 0,02 0,46 0,56 08/2009 0,22 0,54 0,56
09/2006 -0,11 0,47 0,54 09/2009 0,00 0,53 0,60
10/2006 -0,02 0,45 0,51 10/2009 0,02 0,54 0,61
03/2008 -0,15 0,40 0,48 11/2009 -0,17 0,57 0,63
04/2008 0,10 0,40 0,50 12/2009 -0,08 0,48 0,57
05/2008 0,25 0,41 0,46 01/2010 -0,27 0,52 0,59
06/2008 0,26 0,40 0,52 02/2010 -0,13 0,48 0,54
07/2008 0,14 0,54 0,73 03/2010 0,10 0,45 0,55
08/2008 -0,15 0,49 0,59 04/2010 0,24 0,54 0,59
09/2008 -0,17 0,50 0,59 05/2010 0,34 0,52 0,58
10/2008 0,19 0,42 0,52 06/2010 0,34 0,45 0,52
07/2010 0,29 0,45 0,56 03/2012 0,05 0,31 0,41
08/2010 0,14 0,47 0,51 04/2012 0,08 0,28 0,33
09/2010 -0,08 0,53 0,59 05/2012 0,16 0,27 0,33
10/2010 -0,06 0,57 0,62 06/2012 0,23 0,35 0,42
11/2010 -0,21 0,55 0,61 07/2012 0,27 0,45 0,56
12/2010 -0,13 0,39 0,48 05/2014 0,15 0,44 0,53
01/2011 -0,19 0,45 0,51 06/2014 0,33 0,52 0,66
02/2011 -0,06 0,39 0,47 07/2014 0,22 0,43 0,52
03/2011 0,14 0,38 0,48 08/2014 0,10 0,37 0,47
04/2011 0,18 0,31 0,37 09/2014 0,04 0,42 0,50
05/2011 0,28 0,30 0,42 10/2014 -0,02 0,46 0,53
06/2011 0,30 0,36 0,45 11/2014 0,03 0,42 0,50
07/2011 0,40 0,48 0,54 12/2014 0,02 0,38 0,44
08/2011 0,36 0,45 0,53 01/2015 0,00 0,36 0,45
09/2011 0,29 0,44 0,56 02/2015 0,06 0,40 0,47
10/2011 0,25 0,52 0,57 03/2015 0,12 0,38 0,44
11/2011 0,14 0,44 0,50 04/2015 0,19 0,31 0,39
12/2011 0,01 0,47 0,52 05/2015 0,15 0,35 0,42
01/2012 -0,13 0,42 0,50 06/2015 0,23 0,37 0,44
02/2012 -0,09 0,39 0,45
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 13
5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
5.1. Đánh giá động thái mực nước
Cao trình mực nước trung bình năm từ 1,49 m (CS7) đến 3,78 m (CS5), cao
trình mực nước Max từ 1,95 m (CS7) đến 4,53 m (CS8), cao trình mực nước Min từ
1,02 m (CS7) đến 3,29 m (CS5).
Tại đảo Côn Sơn có hệ thống khai thác nước dưới đất gồm 20 giếng đặt ven hồ
Quang Trung 1. Lượng khai thác trung bình từ 2.162 m3/ngày đến 2.947 m3/ngày, trong
đó 5 giếng mới đưa vào khai thác từ tháng 5/2012 chiếm 1.109 m3/ngày. Như vậy, do
khai thác mà mực nước dưới đất hạ thấp và tạo thành một phễu hạ thấp xung quang hồ
Quang Trung. Ngoài ra mực nước hạ thấp mạnh vào cuối mùa khô còn bởi do không có
sự cung cấp của nước mưa, bốc hơi mạnh và sự thoát nước tự nhiên ra biển. Tuy nhiên
ở các khu vực bị ảnh hưởng của khai thác, mực nước hạ thấp không lớn và nằm trên
mực nước hạ thấp cho phép.
5.2. Đánh xu hướng thay đổi mực nước dưới đất ở giai đoạn từ 2005-2006 đến
2014-2015
Cao trình mực nước trung bình, cao trình mực nước đạt giá trị Max và Min ở các
trạm quan trắc trong giai đoạn 2014-2015 là cao hơn so với giai đoạn 2011-2012. Cao
trình mực nước trung bình cao hơn từ 0,03 m đến 0,41 m, giá trị mực nước Max cao hơn
từ 0,00 m đến 1,00 m, riêng trạm quan trắc CS4 và CS10 mực nước Max thấp hơn 0,01
m. Mực nước Min cao hơn từ 0,02 m đến 1,00 m. Điều này cho thấy có thể lượng khai
thác nước ổn định và cũng do lượng mưa năm 2014-2015 (1.447 mm) cao hơn giai đoạn
2011-2012 (1.372 mm). Như vậy với lượng khai thác ổn định xung quanh giá trị 2.500
m3/ngày thì mực nước trung bình trong tầng chứa nước Pleistocen sẽ ổn định nếu điều
kiện khí tượng không thay đổi đột biến. Tại hồ Quang Trung ở giai đoạn 2014-2015
mực nước trung bình cao hơn 0,16 m, nhưng ở hồ An Hải lại thấp hơn 0,04 m so với
giai đoạn 2011-2012.
So sánh cao trình mực nước trung bình, mực nước đạt giá trị Max và Min ở các
trạm quan trắc trong giai đoạn 2011-2012 với giai đoạn 2005-2006 cho thấy thấp hơn.
Cao trình mực nước trung bình thấp hơn từ 0,23 m đến 1,12 m, giá trị Max thấp hơn từ
0,03 m đến 1,32 m, riêng trạm quan trắc CS8 mực nước cao hơn 0,04 m. Mực nước Min
thấp hơn từ 0,27 m đến 2,23 m. Điều này cho thấy có thể lượng khai thác nước gia tăng
trong nhưng năm gần đây và cũng do lượng mưa năm 2011 (1.372 mm) giảm so với
lượng mưa trung bình từ 1995 - 2004 (2.099 mm). Do lượng mưa giảm nên mực nước ở
Hồ Quang Trung và An Hải cũng giảm.
So sá