Mô hình quỹ tín thác trường đại học Hoa Kỳ và khả năng áp dụng tại các trường đại học Việt Nam

Tóm tắt: Quỹ tín thác hay quỹ quyên tặng xuất hiện đầu tiên từ đế chế La Mã nhưng chỉ thực sự thành công khi các trường đại học của Hoa Kỳ xây dựng và phát triển nó với tư duy quản trị tiên tiến. Quỹ tín thác tạo ra sự ổn định về nguồn thu và đòn bẩy cho các nguồn thu khác đáp ứng những mục tiêu dài hạn của tổ chức. Nghiên cứu hai mô hình tiêu biểu về quỹ tín thác tại Hoa Kỳ và đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng vào các trường đại học ở Việt Nam. Bài viết cũng đề xuất các giải pháp nhằm triển khai mô hình quỹ tín thác tại các trường đại học của Việt Nam

pdf20 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình quỹ tín thác trường đại học Hoa Kỳ và khả năng áp dụng tại các trường đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 48-67 48 Review Article University Endowment Funds in the United States and the Application in Vietnam Le Thi Thu Ha, Ho Nhat Le Foreign Trade University, 91 Chua Lang, Hanoi, Vietnam Received 16 September 2020 Revised 29 October 2020; Accepted 30 October 2020 Abstract: Endowment funds or charitable gifts first appeared back in the period of Roman Empire, yet have become a real success only since universities in the United States established and developed them with a progressive management mindset. Endowment funds assure income stability and leverage new sources of revenue. The present research sheds light on the two popular models of university endowment funds in the United States taking into account the advantages and disadvantages of university endowment establishment in Vietnam. Also, suggestions for the application in Vietnam are provided. Keywords: Endowment fund, university education. ________ Corresponding author. Email address: ha.le@ftu.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4268 L.T.T. Ha, H.N. Le / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 48-67 49 Mô hình quỹ tín thác trường đại học Hoa Kỳ và khả năng áp dụng tại các trường đại học Việt Nam Lê Thị Thu Hà, Hồ Nhật Lệ Trường Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 16 tháng 9 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 29 tháng 10 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 10 năm 2020 Tóm tắt: Quỹ tín thác hay quỹ quyên tặng xuất hiện đầu tiên từ đế chế La Mã nhưng chỉ thực sự thành công khi các trường đại học của Hoa Kỳ xây dựng và phát triển nó với tư duy quản trị tiên tiến. Quỹ tín thác tạo ra sự ổn định về nguồn thu và đòn bẩy cho các nguồn thu khác đáp ứng những mục tiêu dài hạn của tổ chức. Nghiên cứu hai mô hình tiêu biểu về quỹ tín thác tại Hoa Kỳ và đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng vào các trường đại học ở Việt Nam. Bài viết cũng đề xuất các giải pháp nhằm triển khai mô hình quỹ tín thác tại các trường đại học của Việt Nam Từ khóa: Quỹ tín thác, giáo dục đại học. 1. Mở đầu Quỹ tín thác trường đại học (university endowment) xuất hiện ở Anh từ khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XVI [1] và thực sự được phát triển, hoàn thiện trong các cơ sở giáo dục bậc cao tại Hoa Kỳ [2]. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận khác ở Hoa Kỳ cũng đã triển khai và duy trì các quỹ tín thác, điển hình là các nhà thờ, bệnh viện, bảo tàng, trường trung học tư thục và các nhóm văn hóa và nghệ thuật biểu diễn [3]. Tuy nhiên, thành công nhất vẫn là mô hình quỹ tín thác của các trường đại học, đặc biệt là các trường thuộc khối Ivy League như Harvard, Yale hay Stanford và đã dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư đa tài sản trong hơn hai thập kỷ với giá trị lên đến hàng chục tỷ USD [4]. Nguồn lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư của các quỹ tín thác đang dần trở thành nguồn tài chính trọng yếu cho sự vận hành của các trường đại học [5]. Thành công trong cách thức xây dựng, huy động, quản lý, đầu tư và chi tiêu của các quỹ tín thác trường đại học Hoa Kỳ ________ Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: ha.le@ftu.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4268 không chỉ thu hút sự quan tâm của các tổ chức phi lợi nhuận, các mô hình giáo dục tự chủ mà còn nhận được nhiều sự chú ý từ các định chế đầu tư tài chính [6]. Tại Việt Nam, tự chủ trong giáo dục, đặc biệt là trong giáo dục bậc cao đang được đẩy mạnh. Ý tưởng về việc xây dựng mô hình đại học tự chủ đã được Thủ Tướng Chính phủ nêu ra trong Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg vào 2003: “Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính Phủ ban hành “Về việc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020” một lần nữa nhấn mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý này. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết L.T.T. Ha, H.N. Le / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 48-67 50 định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính. Điều này cũng được khẳng định trong Luật giáo dục đại học năm 2012. Tuy nhiên, dù đã có được một hành lang pháp lý tương đối hoàn thiện và rõ ràng cho quyền tự chủ ở bậc đại học, việc thay đổi mô hình quản lý bộ máy tài chính, nhân sự và tuyển sinh ở các trường đại học tại Việt Nam vẫn diễn ra khá chậm chạp, nhất là trong vấn đề tự chủ tài chính. Quỹ tín thác trường đại học liệu có thể trở thành một hướng đi giúp các cơ sở giáo dục bậc cao tại Việt Nam đạt được thế chủ động trong quá trình xây dựng, quản lý, phân bổ nguồn tài chính của mình không ? Nghiên cứu Mô hình quỹ tín thác trường đại học Hoa Kỳ và khả năng áp dụng tại các trường đại học Việt Nam phần nào giải đáp cho câu hỏi trên. 2. Khái niệm Quỹ tín thác hay còn gọi là quỹ quyên tặng là các quỹ được tích lũy bởi các tổ chức để hỗ trợ, tài trợ cho các hoạt động của chính tổ chức đó [1]. Quỹ tín thác còn được sử dụng phổ biến trong các tổ chức phi lợi nhuận như bệnh viện, bảo tàng, thư viện, và cả các trường cao đẳng và đại học [3]. Về mặt pháp lý, quỹ tín thác có thể được xây dựng như một bộ phận của một trường đại học, hoặc là một đơn vị riêng biệt của các tổ chức phi lợi nhuận [1]. Trong khuôn khổ giáo dục đại học, các khoản tài trợ là một nguồn thu được các trường cao đẳng hoặc đại học sử dụng để đầu tư và hỗ trợ sứ mệnh giáo dục lâu dài của chính các trường đó [7]. Quỹ tín thác bao gồm hàng trăm hoặc hàng ngàn khoản tài trợ cá nhân, cho phép các nhà tài trợ đầu tư các nguồn tài chính cá nhân, riêng lẻ cho các mục đích công với sự đảm bảo rằng tài trợ của họ sẽ phục vụ các mục đích dài lâu của tổ chức trong điều kiện tồn tại vĩnh viễn. Quỹ tín thác trường đại học cho phép hiện thực hóa các cam kết trong tương lai vì nó tạo ra các nguồn lực để đáp ứng những yêu cầu sẵn có ở hiện tại [8]. Quỹ tín thác là một tổ chức đầu tư được điều chỉnh trong nhiều bộ luật của các quốc gia phát triển, trong đó điển hình là Luật thuế thu nhập của Hoa Kỳ (Income Tax Act § 149.1(2)(b)). Đến nửa sau của thế kỷ XX, khi hoạt động của các quỹ tín thác trường đại học Hoa Kỳ trở nên phổ biến, nhiều nghiên cứu về mô hình, cách thức gây quỹ và hiệu quả tài chính của quỹ tín thác trường đại học được tiến hành với mục tiêu tạo ra một dòng thu nhập thực tế dự kiến dài hạn. Cách thức tài trợ giáo dục này trở thành một tiêu điểm trong cả lĩnh vực giáo dục và đầu tư. 3. Vai trò của quỹ tín thác Bàn về mô hình quỹ tín thác trường đại học, Hansmann (1990) [1] đã đề cập đến những lợi ích của mô hình quỹ tín thác trường đại học, trong đó nhấn mạnh tính hiệu quả, tầm quan trọng của việc triển khai cũng như các dạng thức đầu tư để đạt lợi nhuận tối đa. Tiếp đó, Merton (1993) [8] đã dành một chương để phân tích và bàn luận về các chiến lược đầu tư tối ưu cho quỹ tín thác trường đại học. Bằng việc xây dựng các hàm tuyến tính với các biến số là các hoạt động của trường đại học như giáo dục, đào tạo, đầu tư và nghiên cứu cùng các tiêu chí xếp loại trường như số lượng sinh viên và tổng giá trị quỹ tín thác, Merton (1993) [8] đã rút ra những ảnh hưởng của nguồn lực tài chính của bản thân ngôi trường và việc sử dụng tài sản thay thế lên mức độ thành công của các quỹ tín thác trường đại học Hoa Kỳ. Gần đây hơn, Fishman (2014) [9] đã xem xét khuôn khổ pháp lý cho mô hình đầu tư quỹ tín thác trường đại học, chính sách đầu tư tài trợ, sự phát triển của chúng đối với các điều kiện phức tạp hơn và rủi ro hơn. Nhìn chung, các nghiên cứu đều ghi nhận quỹ tín thác phục vụ các tổ chức và cộng đồng bằng cách: i) Tạo ra sự ổn định về nguồn thu Doanh thu của trường cao đẳng và đại học dao động theo thời gian với những thay đổi trong học phí, số tiền tài trợ và hỗ trợ công cộng. Đối với quỹ tín thác, số tiền gốc luôn được bảo lưu và chỉ tiền lãi được ưu tiên sử dụng cho giáo dục L.T.T. Ha, H.N. Le / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 48-67 51 vì vậy tạo ra nguồn thu ổn định để cho cho hỗ trợ sinh viên, giảng viên, chương trình học tập sáng tạo, nghiên cứu y tế và thư viện. ii) Tạo đòn bẩy cho các nguồn thu khác Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đang trong tình trạng bất ổn, các cơ sở giáo dục phải tăng đáng kể chi tiêu hỗ trợ cho sinh viên. Trong bối cảnh đó, các trường đại học, cao đẳng sở hữu các quỹ tín thác giá trị lớn nhất cũng là những trường có nhiều khả năng tiếp nhận sinh viên mà không cần quá quan tâm đến khả năng tài chính, mà còn cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Khoản hỗ trợ cũng cho phép trường cao đẳng hoặc đại học nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo và với mức chi phí thấp hơn tương đối. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức công đã cắt giảm hỗ trợ từ ngân sách của nhà nước. Nếu không có các nguồn tài chính khác bù lại, nhiều tổ chức sẽ phải cắt giảm các chương trình hoạt động của mình, thậm chí là tăng mức học phí lên gấp nhiều lần so với dịch vụ đào tạo, đẩy gánh nặng tài chính lên vai của các bậc phụ huynh và các sinh viên. iii) Khuyến khích đổi mới và tăng tính linh hoạt Một khoản hỗ trợ trong khuôn khổ quỹ tín thác cho phép giảng viên và sinh viên tiến hành nghiên cứu sáng tạo, khám phá các lĩnh vực học thuật mới, áp dụng các công nghệ mới và phát triển các phương pháp giảng dạy mới ngay cả khi sự tài trợ không có sẵn từ các nguồn khác, bao gồm học phí, quà tặng, hoặc trợ cấp. Sự đổi mới và linh hoạt như vậy dẫn đến những thành tựu hoàn toàn mới các chương trình và những khám phá quan trọng trong khoa học, y học, giáo dục và các lĩnh vực khác. iv) Cho phép đáp ứng những mục tiêu dài hạn Không giống như những món quà được sử dụng khi nhận, quỹ tín thác mang giá trị thời gian. Về lâu dài, chúng không chỉ đem lại lợi nhuận qua hoạt đồng đầu tư, tài trợ, mà quỹ tín thác còn thể hiện danh tiếng, sự gắn kết trong cộng đồng cựu sinh viên, giảng viên. Các cơ sở giáo dục có thể có kế hoạch chiến lược để sử dụng một nguồn thu nhập đáng tin cậy hơn để tăng cường và nâng cao chất lượng của các chương trình của họ, thậm chí có những kế hoạch trong vòng nhiều năm được triển khai. Ví dụ chiến dịch Harvard để kêu gọi vốn cho quỹ tín thác đại học Harvard diễn ra trong vòng 5 năm liên tục và đạt được số tiền tài trợ rất lớn. Bằng cách đóng góp vào quỹ tín thác, cựu sinh viên và những người quyên tặng đã thực hiện trách nhiệm đảm bảo phát triển bền vững cho các trường cao đẳng và đại học; phần góp giúp cho các thế hệ sinh viên tương lai được hưởng lợi một nền giáo dục chất lượng cao hơn và cho phép các tổ chức này đóng góp nhiều hơn cho lợi ích công cộng. Mô hình quỹ tín thác trường đại học như một đơn vị độc lập Mô hình quỹ tín thác trường đại học dưới sự quản lý của nhà trường Hình 1. So sánh hai mô hình quỹ tín thác trường đại học phổ biến tại Hoa Kỳ. Nguồn: Nhóm nghiên cứu Trường đại học Hoạt động đào tạo Công ty quản lý Quỹ tín thác trường đại học Trường đại học Hoạt động đào tạo Công ty quản lý Quỹ tín thác trường đại học L.T.T. Ha, H.N. Le / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 48-67 52 Mô hình 1: Quỹ tín thác trường đại học như một đơn vị độc lập – Đại học Havard Tại nhiều trường đại học, quỹ tín thác được vận hành bởi một đơn vị độc lập với các hoạt động giảng dạy và đào tạo của trường đại học [10]. Công ty quản lý quỹ tín thác có điều lệ, nguyên tắc hoạt động và tổ chức nhân sự tách biệt với khối hành chính và đào tạo. Nhờ sự độc lập tương đối của đơn vị quản lý, các chương trình và chiến dịch gây quỹ được thực hiện ở một quy mô rộng và hướng đến nhiều đối tượng tài trợ hơn. Thành viên ban điều hành và nhân viên của công ty quản lý quỹ có thể bao gồm cả nhân viên trong trường lẫn những nhà đầu tư tài chính, giúp hoạt động đầu tư đạt hiệu quả cao trong khi chi phí nhân sự không bị tăng quá cao. Bên cạnh đó, mô hình quỹ tín thác như một đơn vị độc lập cũng có thể gặp rủi ro khi mối liên hệ giữa nhà trường và hội đồng quản trị quỹ gặp vấn đề. Nhìn chung, tài sản và tiền mặt đóng góp cho quỹ tín thác phần lớn đến từ các cựu sinh viên, các tổ chức, công ty và đơn vị tư nhân có mối quan hệ mật thiết với các khoa chuyên môn [11]. Do đó, để gọi được một số vốn đáng kể cho quỹ tín thì cả bộ phận điều hành quỹ và bộ phận sư phạm cần thống nhất mục tiêu, chiến lược và kết hợp nhuần nhuyễn trong quá trình triển khai. Ngoài ra, khi phân bổ chi tiêu quỹ tín thác, ban quản lý quỹ phải cần xem xét kĩ lưỡng, cân nhắc cẩn thận nhu cầu, định hướng phát triển của từng phòng ban, khoa chuyên môn trong trường. Điển hình cho mô hình này là Quỹ tín thác của Đại học Harvard. Quỹ tín thác của Đại học Harvard là tài sản tài lớn nhất của trường, hỗ trợ lâu dài và bền vững cho sứ mệnh giảng dạy và nghiên cứu của trường. Khoản tín thác của Harvard được tạo thành từ hơn 13.000 quỹ nhỏ hơn nhằm thực hiện hai hoạt động lớn nhất là hỗ trợ khoa chuyên môn và sinh viên, bao gồm đánh giá, nâng cao trình độ giáo sư và hỗ trợ tài chính cho sinh viên đại học, nghiên cứu sinh, cho cuộc sống và các hoạt động của sinh viên. Cách thức quản lý quỹ tín thác Havard Quỹ tín thác Havard được quản lý bởi công ty quản lý Harvard (Harvard Management Company - HMC) - một công ty con phi lợi nhuận thuộc sở hữu của Đại học Harvard. Đây chính là đơn vị đã quản lý danh mục đầu tư của trường từ năm 1974 được điều hành bởi một ban giám đốc gồm Chủ tịch và các Nghiên cứu sinh do Đại học Harvard bổ nhiệm. HMC có một nhiệm vụ duy nhất là tạo ra kết quả đầu tư tích cực để hỗ trợ các mục tiêu giáo dục và nghiên cứu của trường. HMC hoạt động để quản lý nguồn lực một cách bền vững đảm bảo cung cấp vốn cho các mục tiêu dài hạn của Harvard. HMC không chỉ quản lý hoạt động gọi vốn, đầu tư, mà còn phân bổ quỹ tín thác cho các hoạt động của đại học Harvard. Trên thực tế, chi tiêu của Harvard phải phân bổ cho hai nhu cầu: đảm bảo vận hành ổn định và có kế hoạch và duy trì giá trị dài hạn của tài sản tín thác sau khi hạch toán lạm phát. HMC giúp Harvard xác định các khoản phân bổ tài trợ hàng năm sau khi xem xét nhiều yếu tố, bao gồm kết quả thu được từ công thức tính toán phân bổ mà đưa ra nguồn thu nhập ổn định để hỗ trợ các nhu cầu hiện tại trong khi duy trì sức mua trong tương lai. Bảng 1. Phân bổ quỹ tín thác của Harvard cho những loại tài sản đầu tư và lợi nhuận trong năm 2018 (đơn vị: %) Phân loại tài sản Trọng số phân bổ (%) Lợi tức thực tế (%) Vốn chủ sở hữu công 31 14 Vốn chủ sở hữu tư nhân 16 21 Quỹ phòng vệ 21 6 Tài nguyên thiên nhiên 13 9 Trái phiếu 6 2 Tài nguyên thiên nhiên 8 1 Bất động sản và các khoản nợ cá nhân khác 2 1 Tiền mặt 3 0 Nguồn: Báo cáo tài chính Đại học Harvard, 2018 [12] L.T.T. Ha, H.N. Le / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 48-67 53 Theo nguyên tắc chung, Harvard đặt ra tỷ lệ xuất chi mục tiêu hàng năm từ 5,0% đến 5,5% giá trị thị trường. Tỷ lệ xuất chi thực tế của trường đã biến động tương đối mạnh trong 10 năm qua, từ mức thấp 4,2% trong năm tài khóa 2006 đến mức cao 6,1% trong năm tài khóa 2010. Sự bất ổn này xảy ra là bởi số tiền phân bổ cho năm tiếp theo được xác định trước khi bắt đầu năm tài chính và trước khi biết giá trị thị trường vào cuối năm. Harvard lựa chọn tính toán theo phương pháp này là để cho phép các trường và các đơn vị trực thuộc có đủ thời gian để lập kế hoạch tài chính. Việc sử dụng công thức xuất chi có nghĩa là tỷ lệ xuất chi hàng năm thường thấp hơn những năm có lợi tức đầu tư tương đối cao và cao hơn những năm sau khi mà lợi nhuận đầu tư thấp. Điều chỉnh có thể được thực hiện trong những năm tiếp theo, với điều kiện duy trì và đảm bảo các mục tiêu thanh toán dài hạn để cân bằng sự ổn định ngân sách với việc duy trì sức mua của nguồn lực. Kỷ lục về giá trị gọi vốn và lý do thành công Chiến dịch gây quỹ của Đại học Harvard đã trở thành một cột mốc quan trọng khi số vốn kêu gọi được lên đến 9,6 triệu USD, trong khi mục tiêu ban đầu chỉ là 6,5 triệu USD. Việc gọi vốn thành công ngoài mong đợi đã nâng tổng giá trị quỹ tín thác Đại học Harvard lên 39,2 triệu USD, một con số chưa từng có của các quỹ từ thiện. Trong hơn năm năm, từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 07 năm 2018, Harvard đã nhận được tài trợ từ hơn 150.000 tổ chức, cá nhân và hộ gia đình, bao gồm 46.000 nhà tài trợ mới. Chiến dịch Harvard (The Harvard Campaign) thực sự là một thành công rất đáng học hỏi. Phân tích về nguyên nhân của số vốn kỷ lục mà Harvard huy động được, tác giả Heather Joslyn (2018) [13] đã chỉ ra các điểm sau đây: i) Sự lãnh đạo nhiệt tình: Drew Gilpin Faust, người đảm nhận chức chủ tịch Công ty quản trị Harvard (HMC) từ năm 2007, là chìa khóa để kết nối với các nhà tài trợ. Điều này được Tamara Rogers, Phó chủ tịch về phát triển và kết nối cựu sinh viên nhận định trong phỏng vấn với báo Philanthropy. Ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, bà Faust đã thường xuyên có những buổi gặp mặt, tiếp xúc với các trưởng khoa, chủ tịch các hội, nhóm sinh viên, học giả và cựu sinh viên để tạo lập các mối quan hệ. Cùng với đó, Rogers nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo qua việc thể hiện sự tin tưởng vào khả năng điều hành của Faust. ii) Nhu cầu truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số: Trước khi thực hiện chiến dịch gây quỹ, Harvard đã đưa ra những tuyên bố rất tích cực về quỹ tín thác. 6,5 triệu USD mục tiêu ban đầu là một con số không hề nhỏ, nhưng không vì vậy mà ngôi trường này bị tạo áp lực hay theo đuổi một cách gắt gao mục tiêu này. Thay vào đó, các con số được sử dụng một cách thông minh để tạo hiệu ứng truyền thông, thu hút sự chú ý của các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới. iii) Một cấu trúc vừa bao hàm vừa phi tập trung: Đây là chiến dịch đầu tiên liên quan đến tất cả trường học, khoa, bộ môn chuyên ngành trong Harvard. Mỗi ngành đào tạo đều có một mục tiêu. Mỗi trưởng khoa đã tìm ra nhu cầu của từng phân môn cụ thể, từ đó xác định các ưu tiên và nhà tài trợ tiềm năng. Những người đứng đầu các trường trực thuộc cũng đồng thời là thành viên của ủy ban điều hành chiến dịch và trong các nhóm hỗ trợ tự nguyện. Nhân sự thực hiện Chiến dịch Harvard được ví như một ma trận xuyên suốt toàn bộ. Khi mỗi trường trực thuộc đạt được mục tiêu đề ra cũng là khi Harvard thành công với chiến dịch gọi vốn của mình. iv) Đội ngũ nhân viên phát triển được đào tạo bài bản: Harvard đã cắt giảm nhân sự sau khi nguồn quỹ tín thác bị ảnh hưởng trong thời kỳ suy thoái tài chính vào năm 2007. Vào thời điểm chiến dịch gọi vốn được công bố rộng rãi tới công chúng, quy mô nhân sự trở về con số không. Thêm vào đó, các trường đại học đều thuê thêm nhân viên gây quỹ để thu hút những món quà L.T.T. Ha, H.N. Le / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 4 (2020) 48-67 54 hiến tặng trị giá 10 triệu USD trở lên nhằm mang lại lợi ích cho toàn bộ trường hoặc cho các dự án thuộc sự bảo hộ bởi các trường trực thuộc, chẳng hạn như dự án nghiên cứu tế bào gốc hay quỹ học bổng kinh tế học hành vi. Trong một thị trường việc làm đầy biến động, sự tiêu hao nhân lực luôn là một thách thức hiện hữu với các quỹ tài trợ. Những người đang làm tại Harvard có thể sẽ bị cá
Tài liệu liên quan